Một số biện pháp hỗ trợ hoạt động nhận thức cho học sinh đầu cấp tiểu học trong dạy học Toán

Abstract: Pedagogical psychology has confirmed, the psychological development of people must go through many stages. Those stages are closely linked to the development of human activities. For preschoolers, play is the key activity. For primary school students, learning is a key activity. When children move from one age to another, there are always new psychological constructs that have never appeared in the previous period. These new structures alter the child's cognitive development process, which causes difficulties in cognitive activities, especially in learning Math. Therefore, there should be pedagogical effects on cognitive activities for elementary school students to help them overcome the psychological difficulties they may face. The article provides some measures to support awareness for students at the beginning of primary school level in teaching Maths.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ hoạt động nhận thức cho học sinh đầu cấp tiểu học trong dạy học Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 47-51 47 Email: haihn.spdn@yahoo.com MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH ĐẦU CẤP TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN Hoàng Nam Hải, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Ngày nhận bài: 16/10/2019; ngày chỉnh sửa: 30/10/2019; ngày duyệt đăng: 08/11/2019. Abstract: Pedagogical psychology has confirmed, the psychological development of people must go through many stages. Those stages are closely linked to the development of human activities. For preschoolers, play is the key activity. For primary school students, learning is a key activity. When children move from one age to another, there are always new psychological constructs that have never appeared in the previous period. These new structures alter the child's cognitive development process, which causes difficulties in cognitive activities, especially in learning Math. Therefore, there should be pedagogical effects on cognitive activities for elementary school students to help them overcome the psychological difficulties they may face. The article provides some measures to support awareness for students at the beginning of primary school level in teaching Maths. Keywords: Awareness, student, at the beginning of primary school level. 1. Mở đầu Học sinh (HS) đầu cấp tiểu học được hiểu là HS ở giai đoạn đầu của lớp 1. Như chúng ta đã biết, sự phát triển tâm lí của con người trải qua nhiều giai đoạn (gọi là những giai đoạn lứa tuổi). Việc xác định chính xác các giai đoạn phát triển tâm lí, tìm ra quy luật đặc thù của sự phát triển tâm lí trong từng giai đoạn, cũng như quy luật và cơ chế chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác có ý nghĩa rất lớn về mặt lí luận và thực tiễn. Ở mỗi lứa tuổi, sự phát triển tâm lí diễn ra theo các quy luật đặc thù. L.X.Vygotsky đã căn cứ vào những thời điểm mà sự phát triển tâm lí có những đột biến để xác định thời kì phát triển tâm lí [1]. A.N.Lêonchiev chỉ ra rằng sự phát triển tâm lí gắn liền với sự phát triển hoạt động của con người trong thực tiễn, có một số hoạt động đóng vai trò chính (chủ đạo) trong sự phát triển, một số hoạt động khác giữ vai trò phụ. Sự phát triển tâm lí của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo. Các nhà tâm lí đã nêu rõ: - Hoạt động chủ đạo ở tuổi sơ sinh (từ 0-1 tuổi) là hoạt động giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn, trước hết là với cha mẹ; - Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3-6 tuổi); - Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi HS; - Hoạt động lao động và hoạt động xã hội là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành [2]. Mặt khác, tâm lí học nhận thức cho rằng: nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình cảm và hành động) [3]. Hoạt động nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan ở những mức độ khác nhau và đem lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan. Hoạt động nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Trong hoạt động nhận thức của con người, hai giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Như vậy, khi trẻ chuyển từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác bao giờ cũng xuất hiện những đặc điểm tâm lí mới. Do đó, khi trẻ chuyển từ bậc mầm non lên tiểu học luôn xuất hiện những khó khăn trong hoạt động nhận thức. Bài viết đưa ra một số biện pháp hỗ trợ hoạt động nhận thức cho HS đầu cấp tiểu học trong dạy học Toán, giúp các em khắc phục những khó khăn tâm lí và học tập môn Toán hiệu quả hơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động nhận thức của học sinh đầu cấp tiểu học 2.1.1. Khái niệm nhận thức Nhận thức là một hoạt động quan trọng của con người, là khởi nguồn của mọi sự hiểu biết. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng và ngược lại, nghĩa là nhận thức định hướng cho mọi hành động của con người. Theo Từ điển Triết học: nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền, không tách rời thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, hướng tới chân lí khách quan [4]. Theo Từ điển Giáo dục học: nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người [5]. Theo L.X. Vygotsky: nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính; chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích, tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội [1]. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 47-51 48 Như vậy, có thể hiểu: nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người thông qua các giác quan để tạo nên những hiểu biết về chúng. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lí tính. Nhận thức lí tính và nhận thức cảm tính có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động của con người. 2.1.2. Hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học Trên cơ sở lí luận về hoạt động nhận thức của J. Piaget, quá trình hình thành nhận thức của HS tiểu học có những điểm nổi bật sau [6]: - Tri giác của HS tiểu học. Tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và không ổn định. Do đó, HS phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, nhầm lẫn. Ở đầu cấp tiểu học, trẻ chưa có khả năng điều khiển tri giác, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ mỉ và chi tiết, tri giác ở thời điểm này thường gắn với hành động trực quan. Đến cuối cấp tiểu học, trẻ đã nắm được kĩ thuật tri giác, học cách nghe, nhìn, phân biệt được những dấu hiệu chủ yếu và quan trọng của sự vật, tri giác dần mang tính có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm bài tập từ dễ đến khó,). - Khả năng chú ý của HS tiểu học. Với trẻ ở đầu cấp tiểu học, sự chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này ở trẻ, chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định, trẻ thường tập trung chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn với nhiều tranh ảnh, trò chơi, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, khó tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Ở giai đoạn cuối tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong các hoạt động học tập như: học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát, Trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được một khoảng thời gian cho phép để thực hiện một nhiệm vụ nào đó và cố gắng hoàn thành đúng quy định. - Trí nhớ của HS tiểu học. Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic, vì ở lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất của HS tương đối chiếm ưu thế. Giai đoạn lớp 1, 2, ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều HS chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tập trung trí tuệ của HS, sự lôi cuốn của nội dung bài học, hứng thú của HS,... - Trí tưởng tượng của HS tiểu học. Trí tưởng tượng của HS tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng phong phú. Tuy nhiên, trí tưởng tượng của HS tiểu học vẫn có một số đặc điểm nổi bật sau: + Ở giai đoạn đầu (lớp 1, 2, 3): đặc điểm chung của trí tưởng tượng của HS ở giai đoạn này là hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản và dễ thay đổi. HS đã có khả năng tái hiện lại hình ảnh của đối tượng thực (trẻ còn bỏ sót nhiều chi tiết), các hình ảnh được cấu trúc thường ở dạng tĩnh. + Ở giai đoạn sau (lớp 4, 5): Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ có thể tái tạo ra hình ảnh mới. Ở giai đoạn này, tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển, trẻ đã bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, trí tưởng tượng của trẻ trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm. Trong quá trình tưởng tượng, số lượng các chi tiết, sự kiện được tái tạo tăng lên đáng kể. HS đã có thể hình dung được khá đầy đủ các trạng thái trung gian của cả quá trình vận động của đối tượng, dù chúng được thể hiện trực tiếp hay ngầm ẩn. Tính chủ định trong tưởng tượng đã tăng lên cơ bản. Điều này được thể hiện thông qua việc trẻ đã tái tạo lại cho mình các hình ảnh dựa theo tính chất bài học của từng môn học. Đồng thời, HS đã biết huy động trí tưởng tượng tái tạo vào việc sáng tạo ra các ý tưởng, nghĩa là dựa vào tưởng tượng tái tạo để phát triển tưởng tượng sáng tạo. - Tư duy của HS tiểu học. Theo Tâm lí học, tư duy của HS tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Sở dĩ có nhận định như vậy là do trẻ trong giai đoạn mẫu giáo và đầu cấp tiểu học, tư duy chủ yếu diễn ra trong hành động: hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của các giác quan). Bản chất của loại tư duy này là trẻ tiến hành các hành động để phân tích, so sánh, đối chiếu với các sự vật, hiện tượng. Trong giai đoạn trẻ từ 6-7 tuổi thì tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, cụ thể: + HS chủ yếu học tập thông qua phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc hình ảnh trực quan; + Việc khái quát của HS về sự vật, hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những dấu hiệu cụ thể của đối tượng hoặc dấu hiệu thuộc về công dụng và chức năng; + Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tổng thể; + Tư duy phân tích đã hình thành nhưng còn yếu. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 47-51 49 Trong giai đoạn tiếp theo, đa số HS ở lớp 3, lớp 4 đã chuyển được các thao tác cụ thể như phân tích, khái quát, so sánh,... từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong dựa vào các hành động với đối tượng thực. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này là HS đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi hình ảnh tri giác về chúng. Ở giai đoạn trẻ từ 8-12 tuổi, tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế, cụ thể: + HS nắm được các mối quan hệ của khái niệm; + Những thao tác về tư duy như: phân loại, phân hạng tính toán, không gian, thời gian, được hình thành và phát triển mạnh. 2.2. Những thay đổi của trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học được hiểu là giai đoạn bắt đầu trước khi trẻ vào lớp 1, thời điểm bắt đầu là bước vào lớp 1 và kết thúc khi trẻ đã thích nghi hoàn toàn với môi trường học tập mới [7]. Trong giai đoạn này, trẻ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi về tâm - sinh lí, về môi trường, phương pháp dạy và học. Những sự thay đổi này có thể khiến trẻ gặp không ít khó khăn trong quá trình nhận thức nói chung và nhận thức trong dạy học môn Toán nói riêng. 2.2.1. Thay đổi về môi trường lớp học Trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo nên không gian lớp học được trang trí theo sở thích của trẻ. Không gian phòng học cần rộng rãi, ít bàn ghế để trẻ được thỏa thích vui chơi. Ở trường mầm non, trẻ được học tập chủ yếu thông qua các hoạt động trải nghiệm, trò chơi. Trong khi đó ở trường tiểu học, trẻ phải tập trung chú ý trong suốt giờ học để lĩnh hội kiến thức, hoạt động chủ đạo là học tập. HS phải đạt được các chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình, không còn khái niệm học mà chơi như ở mầm non. Với nội dung học tập môn Toán cùng với chuẩn kiến thức, kĩ năng như vậy đã tạo nên không ít áp lực khiến HS gặp những khó khăn nhất định khi bước vào môi trường học tập mới. Với những sự thay đổi khiến HS đầu cấp tiểu học gặp những khó khăn nhất định khi bước vào môi trường học tập mới. 2.2.2. Thay đổi về các thói quen hàng ngày Ở trường mầm non, những quy định chỉ mang tính ước lệ đối với trẻ. Các nhu cầu vui chơi, học tập, ăn ngủ, đều được thỏa mãn. Trong khi đó, ở trường tiểu học các quy định mang tính nguyên tắc, bắt buộc. Trẻ phải đạt được các chuẩn kiến thức, kĩ năng cho từng môn học, từng tiết học. Điều này đã tạo nên những sự thay đổi tâm lí của trẻ trong các hoạt động vui chơi và học tập. 2.2.3. Thay đổi về nhận thức trong học tập Ở trường mầm non, trẻ được học tập thông qua con đường nhận thức trực quan sinh động, chủ yếu là nhận thức cảm tính. Trẻ được thao tác thông qua các đồ vật, vừa chơi vừa học. Khi chuyển lên đầu cấp tiểu học, trẻ phải học nhiều môn học với khối lượng kiến thức lớn. Quá trình nhận thức lúc này không chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính mà bước đầu hình thành nhận thức lí tính. Tóm lại, những thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp mà trẻ phải đối mặt là sự thay đổi môi trường học tập cả về phương pháp, hình thức dạy học và phương pháp học của trẻ, Do đó, nếu không được hỗ trợ tốt trong giai đoạn này, khi bước vào lớp 1 trẻ dễ cảm thấy bị hụt hẫng, biểu hiện thông qua các hành vi như: trẻ không thích đi học, tìm lí do để trì hoãn việc đi học, khóc vào mỗi buổi sáng khi đi học; trẻ sợ học toán, sợ phải tập viết, Chính những biểu hiện này khiến trẻ gặp những khó khăn nhất định khi bước vào cấp tiểu học. 2.3. Một số biện pháp sư phạm hỗ trợ hoạt động nhận thức cho học sinh đầu cấp tiểu học trong dạy học Toán 2.3.1 . Tập dượt cho học sinh nhận biết và sử dụng ngôn ngữ toán học * Mục đích: giúp HS nói và viết đúng các thuật ngữ, kí hiệu toán học được đề cập trong bài; ở các bài sau, các em biết liên kết các kí hiệu toán học đã biết một cách chính xác, hạn chế lỗi sai về cú pháp khi giải quyết các vấn đề toán học; thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học của HS, giáo viên (GV) sẽ kiểm soát được mức độ hiểu nội dung bài học của các em. Từ đó góp phần nâng cao hoạt động nhận thức và phát triển tư duy trừu tượng cho các em. * Cơ sở khoa học của biện pháp: Ngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Do đó, ngôn ngữ toán học ảnh hưởng đến nhận thức, tư duy và kết quả học tập môn Toán của HS. Ngôn ngữ toán học là công cụ để HS trình bày cách giải quyết vấn đề toán học và là phương tiện giao tiếp toán học trong quá trình học tập môn Toán. Vì vậy, việc hình thành vốn tri thức về ngôn ngữ toán học cho HS là rất cần thiết. * Nội dung và cách thực hiện biện pháp: Trong dạy học môn Toán, nếu chỉ hiểu ngữ nghĩa của kí hiệu, thuật ngữ trong ngôn ngữ toán học thì việc giải quyết các vấn đề toán học sẽ bị hạn chế. Bởi cả hai mặt ngữ nghĩa và cú pháp của ngôn ngữ toán học thể hiện mối liên hệ giữa nội dung và hình thức trong toán học. Nếu chỉ chú trọng đến mặt ngữ nghĩa thì HS sẽ không nắm được cách sử dụng các công cụ toán học, khả năng tư duy trừu tượng bị hạn chế; nếu chú trọng đến mặt cú pháp thì kiến thức toán học của HS chỉ mang tính hình thức, không vận dụng được vào thực tế [4]. Do đó, trong giờ học môn VJE Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 47-51 50 Toán, GV cần giúp HS sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học khi giải quyết vấn đề theo các bước sau: Bước 1: Hình thành kí hiệu toán học. Trong ngôn ngữ toán học, một kí hiệu có thể được diễn đạt bằng một từ hoặc cụm từ. Nếu HS áp dụng quy tắc, cách viết như trong ngôn ngữ tự nhiên thì sẽ không biết cách viết ngắn gọn theo các kí hiệu toán học. Để hình thành kí hiệu toán học cho HS, GV cần giới thiệu chi tiết cách viết, chuẩn bị bảng phụ có ghi cách viết đúng, cách viết không đúng để HS nhận biết, giúp khắc sâu hình ảnh về kí hiệu toán học. Sau khi HS đã lĩnh hội được cách viết kí hiệu toán học, GV cho HS thực hành cách viết vào bảng con, vào vở. GV tổ chức cho HS giải quyết các vấn đề toán học có sử dụng kí hiệu vừa hình thành và kí hiệu đã học. Từ đó, giúp HS thấy được mối liên hệ giữa kí hiệu vừa hình thành với các kí hiệu đã học, biết cách sử dụng kí hiệu trong các tình huống học tập. Bước 2: Liên kết các kí hiệu toán học. Các kí hiệu toán học đơn lẻ được liên kết theo những quy tắc nhất định của ngôn ngữ toán học. Ở bước này, GV cần giúp HS biết liên kết các kí hiệu toán học theo đúng cú pháp của ngôn ngữ toán học. Chẳng hạn, ở các lớp đầu cấp tiểu học (lớp 1 hoặc lớp 2), HS được làm quen với bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia). Khi làm quen cách viết các phép tính, HS cần nhận biết được dấu phép tính luôn ở giữa hai số, dấu bằng được đặt trước kết quả của phép tính. GV đưa ra cách viết đúng, cách viết sai để HS nhận biết và sửa lại cho đúng. Qua đó, HS nhận thấy được cách viết phép tính là sự liên kết của các kí hiệu toán học và tuân thủ theo quy tắc, của ngôn ngữ toán học. Đặc biệt, khi hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc, GV lưu ý về cách viết và yêu cầu HS vừa thực hành, vừa trình bày phép tính. Bước 3: Thực hành sử dụng ngôn ngữ toán học. GV cần giúp HS liên kết các kí hiệu toán học. Khi thực hành sử dụng ngôn ngữ toán học, GV cần gắn với những tình huống toán học cụ thể để HS sử dụng linh hoạt và viết đúng cú pháp. Ví dụ 1: Tổ chức cho HS nhận biết và sử dụng kí hiệu “<“ trong dạy bài: “Bé hơn. Dấu <“ (Toán 1; tr 17). Bước 1: Sau khi cho HS hoạt động với phương tiện trực quan để nhận biết “Ít hơn”; GV hình thành cách viết dấu “<“ một cách chi tiết cho các em; GV giới thiệu cách viết dấu bé hơn “<“, cho HS quan sát dấu “<“, sau đó HS thực hành viết dấu “<“. Bước 2: Liên kết các kí hiệu toán học. GV giới thiệu cách viết đúng dấu “<“ luôn ở giữa hai số. GV giới thiệu các kí hiệu toán học để được một kết quả có nghĩa: (số bé) (dấu <) (số lớn). Chẳng hạn với “1 bé hơn 2”, viết: “1 < 2”. Bước 3: Thực hành sử dụng ngôn ngữ toán học. GV đưa ra phát biểu và HS thực hiện chọn, sắp xếp đúng theo các kí hiệu toán học. Chẳng hạn, GV phát biểu “số một bé hơn số hai” thì HS cần viết đúng là 1 < 2. Sau đó, GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi, 1 HS phát biểu bằng lời và 1 HS viết kí hiệu, sau đó đổi nhiệm vụ cho nhau. 2.3.2. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học giải Toán * Mục đích của biện pháp: Giúp HS sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học trong quá trình giải toán; góp phần phát triển ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ toán học nói riêng; biết chuyển dịch từ ngôn ngữ tự nhiên, hình ảnh, hình vẽ trực quan sang kí hiệu toán học. * Cơ sở khoa học của biện pháp: Mục tiêu của môn Toán ở lớp 1 là hình thành và rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học cho HS nhằm rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng lời nói, chữ viết chính xác; thể hiện và phát triển nhận thức, bước đầu có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa. Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ toán học chính là giúp các em diễn đạt các vấn đề trong toán học và trong cuộc sống ở mức độ mạch lạc và tường minh. Điều này góp phần hỗ trợ phát triển nhận thức của trẻ. * Nội dung và cách thực hiện biện pháp: Giải quyết vấn đề đơn giản không chỉ giúp HS phát triển tư duy mà còn củng cố kiến thức, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ toán học. Khi giải quyết vấn đề đơn giản, HS phải huy động kiến thức đã biết để tìm ra cách lí giải, sử dụng ngôn ngữ toán học để trình bày cách giải sao cho chính xác, logic và chặt chẽ. Biện pháp đưa ra các bước rèn luyện cho HS sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học giải toán ở các lớp đầu cấp tiểu học gồm: Bước 1: Tìm hiểu nhiệm vụ/bài toán. GV tổ chức cho HS đọc kĩ đề bài v
Tài liệu liên quan