Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn triết học mác-Lênin

Trình độ nhận thức của một số lớn giáo viên không theo kịp tình hình thực tiễn của xã hội và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Triết học Mác-Lênin bản thân nó là biện chứng, có tính mềm dẽo, linh hoạt, sáng tạo. Nhưng một số cán bộ giảng dạy do trình độ yếu, do thiếu tâm huyết với nghề nghiệp nên không chịu đào sâu suy nghĩ để đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhiều giáo viên vẫn còn nói những điều rất cứng nhắc nên sinh viên khó chấp nhận. Đa số giáo viên ít am hiểu về khoa học nên chưa sử dụng được những thành tựu khoa học hiện đại để chứng minh cho những nguyên lý, quy luật của triết học. Trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên rất hạn chế. Trong khi công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống thì trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đa số thầy giáo Mác-Lênin chưa sử dụng được ngoại ngữ, vẫn dùng cái bảng và viên phấn làm phương tiện duy nhất để giảng dạy; còn sinh viên thì vẫn học theo lối cũ: ghi chép những điều thầy đọc trên lớp về học thuộc lòng. Điều này cầ được nhanh chóng khắc phục. Tình trạng thiếu giáo viên ở các trường đại học làm cho giáo viên phải dạy với một khối lượng giờ giảng lớn, ít có thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số giáo viên thoả mãn với bằng cấp và chức danh của mình, ít chịu khó vươn lên. Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có một số mgn khác hạn chế việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy. Đó là các trường thiếu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên, mục đích và thái độ học tập không đúng của một số không ít sinh viên hiện nay.

doc7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn triết học mác-Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TS Nguyễn Tấn Hùng (*) (Đăng trong Tạp chí Lý luận chính trị số 6 tháng 6-2002, tr. 77-80) Triết học Mác-Lênin là hạt nhân thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng và các khoa học nói chung. Tình hình khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây chẳng những không làm suy giảm tính hấp dẫn và vai trò quan trọng của triết học Mác-Lênin, mà trái lại còn khẳng định thêm tính đúng đắn và tính khoa học của nó. Việc giảm sút chất lượng dạy và học môn học này hiện nay ở một số giáo viên không phải do nguyên nhân nội tại của môn học này, mà chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định thuộc về điều kiện và phương pháp dạy học. Chúng ta cần vạch ra và tìm biện pháp tích cực để khắc phục những hạn chế đó. I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CÙNG NHỮNG HẠN CHẾ HIỆN NAY TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 1. Những điều kiện thuận lợi Triết học Mác-Lênin là một hệ thống lý luận có tính khoa học rất cao và tính lôgíc rất chặt chẽ hơn bất cứ một hệ thống triết học nào khác trong lịch sử. Nó là sự tổng kết, kế thừa có phê phán và phát triển sáng tạo tất cả những tinh hoa tư tưởng triết học của nhân loại. Nó đề cập và giải quyết những vấn đề tuy trừu tượng nhưng lại rất thiết thực và bổ ích trong cuộc sống, cho nên nó có tính hấp dẫn cao đối với người học. Trong quá trình giảng dạy triết học hơn 20 năm nay, chưa bao giờ tôi thấy người học có thái độ phản đối hay chán nản đối với môn học này, mặc dù có một số không ít sinh viên bày tỏ sự khó khăn, lúng túng của mình đối với yêu cầu phải nắm vững và tái hiện lại được những điều mình đã học. Kết quả thành công bước đầu trong công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trung Quốc; tình hình ổn định về chính trị, tư tưởng và đời sống nhân dân ở các nước xã hội chủ nghĩa; tình hình khủng hoảng, rối ren, tôn giáo cực đọan, bạo lực, khủng bố tràn lan diễn ra ở các nước không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa càng chứng tỏ những quan điểm triết học Mác-Lênin về những mục đích chính trị của chủ nghĩa xã hội, về vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội, về con người, về tôn giáo, v.v., vẫn còn sức sống mãnh liệt của nó, chứ không phải đã “lỗi thời” như một số nhà tư tưởng chống cộng đã từng khẳng định một cách huênh hoang và đắc thắng trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội khủng hoảng trước đây. Thành tựu của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện trang bị những phương tiện hiện đại cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn khoa học, trong đó có triết học Mác-Lênin. Trước đây, nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập triết học rất ít ỏi, chủ yếu lấy từ các sách báo ở Liên Xô. Ngày nay, mạng internet và các phần mềm tin học được soạn thảo trên các đĩa CDROM là những kho tư liệu đồ sộ, vô cùng phong phú và đa dạng, cùng với những phương tiện như máy chiếu, đèn chiếu là những phương tiện tuyệt vời góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chát lượng và hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn học này. Trước đây, chúng ta thường có một quan niệm không đúng rằng chỉ có thể tìm được những quan điểm duy vật, vô thần ở các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng ngày nay, qua mạng internet chúng ta có thể truy cập được hàng vạn những trích dẫn duy vật vô thần từ các nhà triết học, khoa học, hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội ở khắp các nước để làm phong phú cho chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ở Đại học Đà nẵng, học viên cao học và sau đại học là những người đã từng học qua nhiều chương trình triết học từ đại học trở lên, nhưng đều thừa nhận rằng tính hấp dẫn và tính thuyết phục của môn học này được nâng lên rõ rệt so với trước đây do việc đổi mới của bản thân triết học Mác-Lênin và các tiếp cận đối với các trào lưu triết học khác, do việc sử dụng máy tính, máy chiếu, thông tin cập nhật lấy từ sách báo, mạng internet đưa vào phục vụ giảng dạy. 2. Những khó khăn và hạn chế: Trình độ nhận thức của một số lớn giáo viên không theo kịp tình hình thực tiễn của xã hội và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Triết học Mác-Lênin bản thân nó là biện chứng, có tính mềm dẽo, linh hoạt, sáng tạo. Nhưng một số cán bộ giảng dạy do trình độ yếu, do thiếu tâm huyết với nghề nghiệp nên không chịu đào sâu suy nghĩ để đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhiều giáo viên vẫn còn nói những điều rất cứng nhắc nên sinh viên khó chấp nhận. Đa số giáo viên ít am hiểu về khoa học nên chưa sử dụng được những thành tựu khoa học hiện đại để chứng minh cho những nguyên lý, quy luật của triết học. Trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên rất hạn chế. Trong khi công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống thì trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đa số thầy giáo Mác-Lênin chưa sử dụng được ngoại ngữ, vẫn dùng cái bảng và viên phấn làm phương tiện duy nhất để giảng dạy; còn sinh viên thì vẫn học theo lối cũ: ghi chép những điều thầy đọc trên lớp về học thuộc lòng. Điều này cầ được nhanh chóng khắc phục. Tình trạng thiếu giáo viên ở các trường đại học làm cho giáo viên phải dạy với một khối lượng giờ giảng lớn, ít có thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số giáo viên thoả mãn với bằng cấp và chức danh của mình, ít chịu khó vươn lên. Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có một số mgn khác hạn chế việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy. Đó là các trường thiếu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên, mục đích và thái độ học tập không đúng của một số không ít sinh viên hiện nay. II. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 1. Cần xác định phương pháp giảng dạy đúng đắn trên cơ sở nắm vững đối tượng và đặc điểm của triết học Triết học là sự nhận thức, giải thích hiện thực bằng lập luận lôgíc. Đặc điểm này làm cho triết học khác với một số hình thái ý thức xã hội khác. Chẳng hạn, tôn giáo chỉ dựa vào niềm tin mù quáng. Nó đưa ra một hệ thống những quan niệm, quan điểm về hiện thực và những nguyên tắc cho nhận thức và hoạt động, bắt con người phải chấp nhận một cách vô điều kiện mà không cần chứng minh tính lôgíc của chúng. Trái lại, triết học nhận thức hiện thực bằng lý trí, bằng lập luận lôgíc. Triết học chứng minh quan điểm của mình dựa trên sự suy luận nhờ những nguyên tắc lôgíc hoặc dựa trên sự khái quát những thành tựu khoa học và thực tiễn xã hội. Việc nắm vững đặc điểm này của triết học sẽ đưa lại sự hứng thú và say mê cho người học, giúp ích thiết thực cho việc mở mang trí tuệ, nhất là khả năng tư duy, khả năng dùng lý trí và lập luận để giải thích, chứng minh, hay phản bác một vấn đề đặt ra. Vì không nắm vững đặc điểm này nên nhiều giảng viên khi dạy Lịch sử triết học chỉ đơn giản liệt kê ra một loạt các quan điểm của nhà triết học, các trường phái triết học, mà không chú ý đến những lập luận mà họ dùng làm cơ sở cho những quan điểm đó. Học triết học như vậy là bắt người học phải chấp nhận mà không hiểu tư tưởng đó đúng hay sai, đúng chỗ nào, vì sao đúng. Triết học nghiên cứu những nguyên lý chung nhất, những quy luật chung nhất của tồn tại và nhận thức. Do đó, các nhà triết học thường dùng phương pháp quy nạp. Thí dụ để chứng minh luận điểm “mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến” ta phải quy nạp từ kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học: toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, từ thực tiễn đa dạng, phong phú của xã hội trong quá trình phát triển lịch sử. Để áp dụng được phương pháp này, người giáo viên phải có kiến thức nhất định về nhiều lĩnh vực khoa học, về những thành tựu khoa học hiện đại liên quan đến các vấn đề triết học. 2. Cần kết hợp giảng dạy lý luận với giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức. Giảng dạy triết học Mác-Lênin không chỉ đơn thuần trang bị cho sinh viên một số kiến thức lý luận, mà còn có mục đích giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Đó là việc giáo dục tư tưởng duy vật, vô thần để khắc phục niềm tin mù quáng và sự cuồng tín tôn giáo, chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, nâng cao sự hiểu biết và niềm tin vào cón đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó khẳng định được những giá trị trong cuộc sống, biết lựa chọn lối sống chân chính có ích cho xã hội. 3. Bài giảng phải được chuẩn bị một cách công phu và thường xuyên cập nhật để đảm bảo sự chuẩn xác về kiến thức và gây được sự hứng thú cho người học. Tình trạng trì trệ trong giảng dạy hiện nay có một biểu hiện rất đáng được chú ý là cách giảng của giáo viên. Nhiều giáo viên sử dụng giáo án đã soạn và đã thuộc cách đây hơn mười năm, và không hề muốn bỏ thời gian và công sức để đổi mới. Hiện nay vẫn còn thầy giáo sử dụng cụm từ “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”, hoặc khi nói đến các thành phần kinh tế thì sử dụng những số liệu cũ. Theo chúng tôi, những quan điểm mà thầy giáo trang bị cho sinh viên phải là những quan điểm mới nhất, phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng. Thầy giáo cần phải có những thông tin và số liệu mới nhất phục vụ cho bài giảng của mình. Chẳng hạn, khi giảng vấn đề không gian, thời gian, tính thống nhất của thế giới ta có thể lấy các thông tin khoa học mới nhất về nguồn gốc của vũ trụ, về sự khám phá các thiên hà, các hành tinh, các hố đen, lấy quan điểm của các nhà khoa học có uy tín để chứng minh tính đúng đắn của triết học Mác (quan điểm của Albert Einstein, Stephen Hawking, Carl E. Sagan, Thomas Edison, Richard Dawkins, v.v..). Giáo viên phải phải có nhiều số liệu cập nhật khi cần thiết có thể đưa ra là bằng chứng. Thí dụ: số liệu về dân số, môi trường; về các doanh nghiệp lớn hiện nay trên thế giới; về các danh nhân văn hóa thế giới, về các giải thưởng Nobel; về các vụ khủng bố, các vụ tự sát tập thể do niềm tin mù quáng; số liệu về những thành quả của công cuộc đổi mới ở nước ta, ở Trung Quốc; bằng chứng về những âm mưu và hành động diễn biến hòa bình của kẻ địch trên các mặt kinh tế, tư tưởng, thế giới, v.v.. 4. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật trong giàng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học Nếu thầy giáo biết sử dụng máy tính và truy cập internet thì sẽ có được một khối lượng thông tin khổng lồ và cấp nhât. Hiện nay có những Bách khoa toàn thư được soạn trên đĩa CDROM hoặc cho truy cập miễn phí trên mạng internet, như Bách khoa Encarta của Microsoft, Bách khoa Britanica, Bách khoa Compton, v.v.. và có thể truy cập nhiều bách khoa triết học từ mạng internet để lưu vào máy tính làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy. CDROM Toàn tập Hồ Chí Minh đã thật sự giúp ta tra cứu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Chúng ta có thể truy cập một phần hay toàn bộ tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin bằng tiếng Việt trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài những tài liệu có sẵn, chúng ta có thể tự mình trích dẫn một số câu, đoạn văn cần thiết trong các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh; những số liệu, tư liệu đọc được trên các sách báo, đưa vào quản lý trong máy tính và khi cần có thể sao chép chúng vào bài viết hoặc bài giảng của mình. Hiện nay, các trường đều có phòng máy tính dành cho sinh viên. Tài liệu giảng dạy, tham khảo, hướng dẫn ôn thi, viết tiểu luận nên đưa lên mạng nội bộ để sinh viên tham khảo. Theo ý kiến chúng tôi, các khoa, bộ môn Mác-Lênin ở các trường đại học, các học viện nên có trang web riêng của mình. Các trang web của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Vụ Công tác chính trị Bộ Giáo dục và đào tạo phải thật sự đóng vai trò tham mưu, hướng dẫn việc giảng dạy các môn Mác-Lênin ở các trường đại học, cao đẳng, các phân viện, giới thiệu, cung cấp tư liệu cho các trường và cũng là nơi trao đổi thông tin, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên giữa các trường trong cả nước. Cán bộ giảng dạy đều nên có địa chỉ e-mail để tiện cho việc giao lưu giữa thầy giáo với nhau và giữa thầy giáo với sinh viên. 5. Từng bước sử dụng ngoại ngữ trong quá trình dạy và học môn triết học Một trong những nhược điểm quan trọng hiện nay trong giảng dạy và học tập môn triết học và nhiều môn khoa học xã hội khác là giáo viên không sử dụng được ngoại ngữ. Các khái niệm triết học đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, latin, và một số ngôn ngữ khác, cho nên nếu giáo viên không biết ngoại ngữ thì sẽ khó giải thích chúng, hoặc có thể giải thích sai. Chẳng hạn, để giải thích các thuật ngữ: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, biện chứng và siêu hình, thuyết nhất nguyên, thuyết nhị nguyên và thuyết đa nguyên, khuynh hướng duy cảm, duy lý, phi lý trong lịch sử triết học, cần nắm vững nguồn gốc của các thuật nhữ đó. Có một số thuật ngữ được dịch không chính xác, nếu giáo viên biết ngoại ngữ có thể hiệu đính trong khi giảng dạy cho sinh viên. Trong các giáo trình hiện nay có nhiều chỗ trích dẫn kinh điển hoặc viết tên tác giả sai, nhưng ít người chú ý tra lại bản gốc. Nếu có một trình độ ngoại ngữ nhất định, giáo viên có thể sử dụng vô số câu trích dẫn tư tưởng của các nhà triết học và khoa học trên thế giới giúp sinh viên tham khảo bài giảng thêm sinh động và hấp dẫn. + Về tổ chức và quản lý - Về tổ chức lớp học: không nên xếp lớp quá lớn vì như vậy không thể quản lý được người học, không thể giao lưu giữa thầy và trò, không thể sử dụng máy chiếu, đèn chiếu, v.v.. Cần có những quy định bắt buộc đối với sinh viên: như làm bài tập, viết tiểu luận môn học. Thầy giáo cần thường xuyên kiểm tra sự chuyên cần, tài liệu học tập và kết quả ghi chép, nắm bài của sinh viên. - Vụ Công tác chính trị cần lập ra một bộ phận chuyên gia làm tham mưu cho các trường về nội dung, phương pháp, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Cần bỏ ra một khoản kinh phí nhất định để chức sưu tầm, truy cập, biên dịch tài liệu tham khảo từ sách báo nước ngoài, từ mạng internet phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn lịch sử Triết học và triết học Mác-Lênin. - Các trường cần trang bị cho các khoa, bộ môn Mác-Lênin một tủ sách với đầy đủ sách giáo khoa, sách kinh điển, văn kiện Đảng, tạp chí, tài liệu tham khảo; trang bị máy và đèn chiếu sử dụng trong giảng dạy, trước mắt với một số lượng nhất định rồi dần dần phát triển lên. Bộ và các trường cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho những giáo viên đi tiên phong trong việc áp dụng phương pháp mới trong nghiên cứu và giảng dạy. - Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp trường của cán bộ giảng dạy Mác-Lênin không nên dừng lại ở những vấn đề lý luận chung chung, hoặc những vấn đề đã được nói và viết quá nhiều rồi, mà cần tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc về lý luận và thực tiễn, nhất là về phương pháp giảng dạy, học tập môn học. -------------- (1). Xem: Nguyễn Tấn Hùng, Góp phần đổi mới giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, T/c Giáo dục số 8 (7/2001). (2). Xem: Nguyễn Tấn Hùng, Sử dụng máy tính và mạng Internet trong nghiên cứu và giảng dạy lý luận Mác-Lênin và các môn khoa học xã hội khác, t/c Lý luận chính trị, số 10-2001