TÓM TẮT
Đội ảo thường được sử dụng trong các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa của nhân
viên. Trong khi đó, học tập không chính thức là một hiện tượng xã hội có ảnh hưởng đến kết quả
làm việc trong các tổ chức học tập. Hiểu được hành vi học tập không chính thức cùng với các tiền
tố và kết quả quan trọng của nó là cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh làm việc từ xa thông qua
phương tiện truyền thông điện tử như đội ảo. Bài báo này đề xuất và kiểm định một mô hình có
cấu trúc mô tả các mối quan hệ giữa chất lượng quan hệ với đồng nghiệp, sự trao quyền tâm lý,
hành vi học tập không chính thức, thành quả công việc và sự hài lòng công việc của thành viên
đội ảo. Kết quả là: (i) thành quả công việc ảnh hưởng tích cực lên sự hài lòng công việc; (ii) hành
vi học tập không chính thức ảnh hưởng tích cực lên thành quả công việc, (iii) sự trao quyền tâm lý
ảnh hưởng tích cực lên hành vi học tập không chính thức, (iv) chất lượng quan hệ với đồng nghiệp
ảnh hưởng tích cực lên sự trao quyền tâm lý. Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp, sự trao quyền
tâm lý và hành vi học tập không chính thức giải thích được 30,3% phương sai của thành quả công
việc, cho thấy vai trò của học tập không chính thức và các tiền tố của nó đối với kết quả làm việc
của thành viên đội ảo.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số tiền tố và kết quả của hành vi học tập không chính thức trong đội ảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(SI):SI14-SI23
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
Khoa Quản lý Công Nghiệp – Trường
Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia
TPHCM
Liên hệ
Huỳnh Thị Minh Châu, Khoa Quản lý Công
Nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa – Đại
học Quốc gia TPHCM
Email: htmchau@hcmut.edu.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 30/6/2019
Ngày chấp nhận: 15/9/2019
Ngày đăng: 31/12/2019
DOI : 10.32508/stdjelm.v3iSI.607
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Một số tiền tố và kết quả của hành vi học tập không chính thức
trong đội ảo
Huỳnh Thị Minh Châu*, NguyễnMạnh Tuân, Trương Thị Lan Anh
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Đội ảo thường được sử dụng trong các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa của nhân
viên. Trong khi đó, học tập không chính thức là một hiện tượng xã hội có ảnh hưởng đến kết quả
làm việc trong các tổ chức học tập. Hiểu được hành vi học tập không chính thức cùng với các tiền
tố và kết quả quan trọng của nó là cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh làm việc từ xa thông qua
phương tiện truyền thông điện tử như đội ảo. Bài báo này đề xuất và kiểm định một mô hình có
cấu trúc mô tả các mối quan hệ giữa chất lượng quan hệ với đồng nghiệp, sự trao quyền tâm lý,
hành vi học tập không chính thức, thành quả công việc và sự hài lòng công việc của thành viên
đội ảo. Kết quả là: (i) thành quả công việc ảnh hưởng tích cực lên sự hài lòng công việc; (ii) hành
vi học tập không chính thức ảnh hưởng tích cực lên thành quả công việc, (iii) sự trao quyền tâm lý
ảnh hưởng tích cực lên hành vi học tập không chính thức, (iv) chất lượng quan hệ với đồng nghiệp
ảnh hưởng tích cực lên sự trao quyền tâm lý. Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp, sự trao quyền
tâm lý và hành vi học tập không chính thức giải thích được 30,3% phương sai của thành quả công
việc, cho thấy vai trò của học tập không chính thức và các tiền tố của nó đối với kết quả làm việc
của thành viên đội ảo.
Từ khoá: Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp, đội ảo, học tập không chính thức, sự trao quyền
tâm lý
ĐẶT VẤNĐỀ
Đội ảo là cách sắp xếp công việc mà các thành viên bị
phân tán địa lý, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, làmviệc phụ
thuộc lẫn nhau thông qua phương tiện truyền thông
điện tử nhằm đạt mục tiêu chung1. Đội ảo được cho
là cách hữu hiệu để làm gia tăng kết quả làm việc và
đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong doanh
nghiệp 2. Mặc dù đội ảo hứa hẹn thay thế đội truyền
thống, nhưng trong một số trường hợp, kết quả làm
việc theo đội ảo vẫn chưa như mong đợi3. Vì vậy,
nâng cao kết quả làm việc của thành viên đội ảo là
vấn đề đáng quan tâm.
Hoạt động đào tạo và phát triển của doanh nghiệp
ngày nay chuyển từ trọng tâm “đào tạo” sang trọng
tâm “học tập”, làm gia tăng sự quan tâm nghiên cứu
về hiện tượng học tập không chính thức4, tức là học
tập từ công việc, một hình thức được sử dụng thường
xuyên nhất tại nơi làm việc5. Học tập không chính
thức tại nơi làm việc đề cập đến các hành động và
suy nghĩ lặp đi lặp lại, mang tính tự phát hoặc có chủ
ý, diễn ra dưới hình thức tự học tập, học tập cùng
nhau, học tập từ nhau, nhằm thu nhận kiến thức và
kỹ năng một cách không chính thức trong lúc đang
làm việc6. Thứ nhất, theo Jeong & cộng sự6, học tập
không chính thức ở cấp độ đội liên quan đến các quá
trình năng động xã hội giữa các cá nhân trong đội,
chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa các thành viên,
trong đó có mối quan hệ ngang hàng giữa các đồng
nghiệp với nhau. Trong số nhiều yếu tố đề cập đến
mối quan hệ ngang hàng giữa các đồng nghiệp, chất
lượng quan hệ với đồng nghiệp là nhận thức của mỗi
cá nhân về các trao đổi xã hội mà người đó có được
với đồng nghiệp, liên quan đến sự đóng góp qua lại
của các ý tưởng, phản hồi, hỗ trợ7, còn sự trao quyền
tâm lý là nhận thức của mỗi cá nhân về việc có thể
chủ động định hình vai trò của mình trong công việc,
được phản ánh bởi 04 khía cạnh: ý nghĩa, năng lực,
tác động, tự quyết8. Thứ hai, theo Cerasoli, Alliger9,
thành quả công việc (kết quả về mặt nhiệm vụ) và sự
hài lòng công việc (kết quả về mặt thái độ) là 02 trong
số các kết quả quan trọng của hành vi học tập không
chính thức.
Nghiên cứu về hành vi học tập không chính thức là
cần thiết, đặc biệt là khi các cá nhân phải làm việc từ
xa thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Tuy
nhiên, các bài tổng hợp lý thuyết gần đây về học tập
không chính thức (ví dụ:6,9) cho thấy hiện nay còn ít
nghiên cứu thực nghiệm về hành vi này và các tiền
tố, các kết quả của nó trong bối cảnh của các tổ chức
học tập. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là hành vi
học tập không chính thức của các thành viên đội ảo
Trích dẫn bài báo này: Châu H T M, Tuân NM, Anh T T L.Một số tiền tố và kết quả của hành vi học tập
không chính thức trong đội ảo. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. LawManag.; 3(SI):SI14-SI23.
SI14
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(SI):SI14-SI23
chịu ảnh hưởng như thế nào bởi các tiền tố (như chất
lượng quan hệ với đồng nghiệp, sự trao quyền tâm lý)
và ảnh hưởng như thế nào lên các kết quả (như thành
quả công việc, sự hài lòng công việc)? Bài báo này
được tiến hành để trả lời câu hỏi trên.
MÔHÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên lý thuyết về động lực nhóm10, lý thuyết học
tập xã hội11, lý thuyết tổ chức học tập12, lý thuyết trao
đổi xã hội13, các bài tổng hợp lý thuyết của Jeong,
Han6 và Cerasoli, Alliger9 , bài báo này tập trung
vào mục tiêu đề xuất và kiểm định một mô hình có
cấu trúc mô tả ảnh hưởng của chất lượng quan hệ với
đồng nghiệp, sự trao quyền tâm lý, hành vi học tập
không chính thức, thành quả công việc và sự hài lòng
công việc của thành viên đội ảo (xem Hình 1 – mô
hìnhnghiên cứu sau khi đã kiểmđịnh). Các giả thuyết
nghiên cứu được biện luận sau đây:
Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp
Khi các thành viên trong đội có cơ hội tham gia vào
quyết định chung thì được tăng cường sức mạnh tâm
lý14,15. Nếu các thành viên có quyền truy cập vào
tài nguyên bên trong và bên ngoài đội, bên trong và
bên ngoài tổ chức, sự trao quyền tâm lý được tăng
cường16. Khi đội được hỗ trợ về mặt chính trị xã hội
và có thể phối hợp với đội khác, các thành viên sẽ trải
nghiệm sự trao quyền tâm lý ở mức độ cao hơn17.
Những người được cung cấp nguồn lực, công cụ, được
khuyến khích, hỗ trợ cảm xúc từ đồng nghiệp sẽ được
cải thiện sự trao quyền tâm lý18. Sự hợp tác đa kênh
có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa đối với sự trao
quyền tâm lý19. Sự năng động của các mối quan hệ
dẫn đến sự trao quyền tâm lý trong đội20. Các mối
quan hệ có chất lượng cao sẽ đóng góp đáng kể vào
sự trao quyền tâm lý trong bối cảnh làm việc căng
thẳng21. Do đó, có cơ sở hình thành giả thuyết (H1)
Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng tích cực
lên sự trao quyền tâm lý của thành viên đội ảo.
Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp và học
tập không chính thức
Mối quan hệ giữa các cá nhân là phương tiện cho các
quá trình và kết quả học tập không chính thức 22,23. Vì
nhân viên vốn dĩ thích giao tiếp và chia sẻ thông tin tự
do với nhau, nên những mối quan hệ chuyên nghiệp
sẽ tạo điều kiện cho học tập không chính thức 6. Học
tập không chính thức được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ
từ lãnh đạo và đồng nghiệp24,25. Các hoạt động xây
dựng quan hệ như tiệc trà, tán gẫu hay họp chuyên
môn cũng đồng thời giúp tăng cường hành vi học tập
không chính thức26–28. Do đó, có cơ sở hình thành
giả thuyết (H2) Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp
ảnh hưởng tích cực lên hành vi học tập không chính
thức của thành viên đội ảo.
Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp và
thành quả công việc
Theo Sherony & Green29, một số nghiên cứu về sự
trao đổi với đồng đội30,31 và sự trao đổi trong nhóm
làm việc32 cho thấy sự trao đổi với đồng đội và sự
trao đổi trong nhóm làm việc có liên quan tích cực tới
thành quả công việc của thành viên trong đội. Thành
quả công việc được tăng cường khi các thành viên
phát triển quan hệ bạn bè và liên minh với nhau33.
Tồn tại ảnh hưởng tích cực của tương tác ngang hàng
giữa nhân viên với đồng nghiệp lên thành quả công
việc21,34,35. Trong bối cảnh đội ảo, các thành viên
phải thực hiện nhiệm vụ từ xa và gián tiếp thông
qua phương tiện truyền thông điện tử nên càng đòi
hỏi thông tin thông suốt và sự tin cậy, tôn trọng lẫn
nhau36 và việc thiếu thông tin, thiếu cộng tác và phối
hợp, thiếu tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành
viên đội ảo có thể khiến họ làm việc kém hiệu quả 1.
Do đó, có cơ sở hình thành giả thuyết (H3) Chất lượng
quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng tích cực lên thành
quả công việc của thành viên đội ảo.
Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp và sự
hài lòng công việc
Tồn tại mối liên hệ tích cực giữa sự hỗ trợ của đồng
nghiệp và sự hài lòng công việc 37–40. Quan hệ giữa
các thành viên trong đội có thể ảnh hưởng đến cách
mà họ cảm nhận về đội và về công việc 41,42. Đội ảo
gồm các thành viên cách ly về địa lý, có thể đa dạng về
các đặc điểm nhân khẩu học và các đặc điểm không
quan sát được như giá trị, tính cách, dẫn đến khó
khăn khi phối hợp, giảm tin cậy và thiếu hội nhập
xã hội43,44. Khi chất lượng quan hệ với đồng nghiệp
tăng, có thể kỳ vọng các thành viên cảm thấy hài lòng
hơn45. Do đó, có cơ sở hình thành giả thuyết (H4)
Chất lượng quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng tích
cực lên sự hài lòng công việc của thành viên đội ảo.
Sự trao quyền tâm lý và học tập không
chính thức
Sự trao quyền tâm lý là một hiện tượng có liên quan
nhiều đến học tập không chính thức 6. Những đồng
nghiệp có học thức sẽ đóng vai trò tạo cơ hội học
tập không chính thức, tạo không gian học tập không
chính thức, là người phát triển, làmhìnhmẫu, khuyến
khích chấp nhận rủi ro, hiểu được tầm quan trọng của
việc chia sẻ kiến thức và phát triển người khác, đưa
ra phản hồi và sự công nhận46. Sự hỗ trợ của đồng
SI15
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(SI):SI14-SI23
nghiệp được chứng minh là tạo điều kiện cho học tập
không chính thức 25,47,48. Ngoài ra, có bằng chứng
cho thấy học tập không chính thức tăng lên khi các cá
nhân có nhiều lựa chọn hơn49 và tự chủ hơn46. Do
đó, có cơ sở hình thành giả thuyết (H5) Sự trao quyền
tâm lý ảnh hưởng tích cực lên hành vi học tập không
chính thức của thành viên đội ảo.
Học tập không chính thức và thành quả
công việc
Tồn tại ảnh hưởng tích cực của học tập không chính
thức lên kết quả làm việc, bao gồm nâng cao năng
suất và tiết kiệm chi phí của tổ chức, đồng thời nâng
cao kiến thức, kỹ năng của nhân viên50,51. Tham gia
các hoạt động học tập không chính thức giúp nhân
viên củng cố niềm tin hoặc thay đổi quan điểm 52, có
nhiều kiến thứcmới, thực tế hơn48,53, tăng cường khả
năng thíchứng với thay đổi, từ đó tăng thànhquả công
việc 54–57. Do đó, có cơ sở hình thành giả thuyết (H6)
Hành vi học tập không chính thức ảnh hưởng tích cực
lên thành quả công việc của thành viên đội ảo.
Thành quả công việc và sự hài lòng công
việc
Sự hài lòng công việc là kết quả của thành quả công
việc 58. Nhiều học giả cho rằng thái độ theo sau hành
vi, và mối quan hệ nhân quả của thành quả công việc
và sự hài lòng công việc xuất phát từ giả định rằng
thành quả công việc dẫn đến những kết quả có giá trị
hay những phần thưởng khiến các cá nhân cảm thấy
hài lòng (xem:59–67). Do đó, có cơ sở hình thành giả
thuyết (H7) Thành quả công việc ảnh hưởng tích cực
lên sự hài lòng công việc của thành viên đội ảo.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bảng câu hỏi trình bày 02 câu hỏi về thông tin nhân
khẩu (độ tuổi, vị trí trong đội) và 39 câu hỏi đo lường
được kế thừa từ các nghiên cứu đi trước và hiệu chỉnh
bằng phỏng vấn sơ bộ (xem Bảng 2). Sử dụng thang
Likert 5 điểm cho các câu hỏi đo lường. Tiến hành
nghiên cứu định lượng với mẫu được lấy thuận tiện
phi xác suất, cỡ mẫu 177 gồm các thành viên đội ảo
thuộc các doanh nghiệp có cơ sở tại Việt Nam, đạt
yêu cầu cho phân tích PLS-SEM68. Dữ liệu được xử
lý bằng SPSS và SmartPLS qua các bước: (1) thống kê
mô tả, (2) kiểm định sơ bộ độ tin cậy và độ giá trị của
thang đo bằng Cronbach’s Alpha và EFA (phép quay
Promax), (3) kiểmđịnhmôhình đo lường vàmô hình
cấu trúc bằng CFA và SEM.
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
Thống kêmô tả
Trong số 177mẫu hợp lệ thu được từ 06 doanh nghiệp
có cơ sở tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, có 20
đáp viên sinh trước 1965 (11,3%), 83 đáp viên thuộc
thế hệ X (46,9%), 62 đáp viên thuộc thế hệ Y (35%),
12 đáp viên thuộc thế hệ Z (6,8%); có 37 đáp viên là
trưởng đội (20,9%) và 140 đáp viên là thành viên bình
thường của đội (79,1%) (xem Bảng 1).
Kiểm định thang đo vàmô hình
Từ 39 biến đo lường, phân tích Cronbach’s Alpha, lần
lượt loại 13 biến do tương quan biến – tổng < 0,3 và hệ
số Cronbach’s Alpha của thang đo tăng khi loại biến.
Còn 26 biến, chạy EFA 02 lần, loại 01 biến do tải lên 02
nhân tố với hiệu số tải < 0,3, tập dữ liệu còn 25 biến có
hệ số tải đều > 0,7, KMO= 0,7882 [0,5;1] (p = 0,000 <
0,05). Có 08 nhân tố hình thành với hệ số Cronbach’s
Alpha của thang đo đều > 0,7. Tổng phương sai trích =
76,013% > 50%, giải thích tương đối tốt sự biến thiên
của dữ liệu69. Phân tích CFA cho 08 nhân tố bậc 01,
loại 01 biến do hệ số outer loading < 0,5, 24 biến còn
lại có hệ số outer loading từ 0,718 à 0,951 đều > 0,7
(p < 0,05), phương sai trích trung bình (AVE) của các
nhân tố đều > 0,5 nên thang đo đạt độ giá trị hội tụ70,
và hệ số tin cậy tổng hợp (CR) của các nhân tố đều >
0,7 nên thang đo đạt độ tin cậy68 (xem Bảng 2).
AVE củamỗi nhân tố (trên đường chéo) lớn hơn bình
phương hệ số tương quan giữa nhân tố đó với các
nhân tố khác, thang đo đạt độ giá trị phân biệt69 (xem
Bảng 3).
Kết quả phân tích SEM như Hình 1, giá trị SRMR =
0,0767 < 0,1 nên mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên
cứu73, 03 nhân tố ECRQ, EMP và LEARN giải thích
được R2= 30,3% biến thiên của JP. Phân tích boot-
strapping lặp lại 5.000 lần kết quả, hệ số gốc và giá
trị trung bình đều nằm trong khoảng tin cậy 95%, các
ước lượng trong mô hình là đáng tin cậy. Có 03/07
giả thuyết bị bác bỏ do |t-value| < 1,96 (xem Bảng 4).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thảo luận kết quả
Dựa trên lý thuyết về động lực nhóm10, lý thuyết học
tập xã hội11, lý thuyết tổ chức học tập12, lý thuyết
trao đổi xã hội13, các bài tổng hợp lý thuyết của Jeong,
Han6 và Cerasoli, Alliger9, bài báo này đề xuất một
mô hình nghiên cứu có cấu trúc, mô tả mối quan hệ
của chất lượng quanhệ với đồngnghiệp, sự trao quyền
tâm lý, học tập không chính thức, thành quả công việc
và sự hài lòng công việc của thành viên đội ảo. Từmô
hình nghiên cứu đề xuất, kết quả khảo sát định lượng
SI16
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(SI):SI14-SI23
Bảng 1: Mô tảmẫu
Doanh
nghiệp
Địa
điểm
Số mẫu
hợp lệ
Độ tuổi Tổng Vị trí trong đội Tổng
Trước
1965
X Y Z Trưởng
đội
Thành
viên
1 TP.HCM 42 4 21 15 2 42 4 38 42
2 TP.HCM 36 3 15 14 4 36 6 30 36
3 TP.HCM 28 2 14 9 3 28 5 23 28
4 TP.HCM 24 5 11 7 1 24 8 16 24
5 Bình
Dương
30 4 14 12 0 30 12 18 30
6 Đồng
Nai
17 2 8 5 2 17 2 15 17
Tổng 177 20 83 62 12 177 37 140 177
Hình 1: Kết quả phân tíchmô hình cấu trúc tuyến tính.
trên 177mẫu thu được từ 06 doanh nghiệp có cơ sở tại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã giúp khẳng định
tầm quan trọng của học tập không chính thức và các
tiền tố của nó đối với kết quả làm việc của thành viên
đội ảo.
Thứ nhất, thành quả công việc (kết quả về mặt nhiệm
vụ) có ảnh hưởng tích cực lên sự hài lòng công việc
(kết quả về mặt thái độ) (H7, b = 0,2470), cho thấy
trong bối cảnh làm việc từ xa thông qua phương tiện
truyền thông điện tử, đánh giá của thành viên đội
ảo về những gì mà họ đóng góp cho đội thông qua
quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ ảnh hưởng tích cực
lên đánh giá của họ về khả năng mà công việc trong
đội đáp ứng các nhu cầu của họ. Thứ hai, chất lượng
quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng tích cực lên sự
trao quyền tâm lý (H1, b = 0,2690), cho thấy việc
tăng cường chia sẻ, tôn trọng, cư xử có qua có lại giữa
các thành viên trong đội ảo sẽ giúp họ cảm nhận tốt
hơn về ý nghĩa và năng lực bản thân, khả năng tác
động và quyền tự quyết trong đội ảo. Thứ ba, sự trao
quyền tâm lý ảnh hưởng tích cực lên hành vi học tập
không chính thức (H5, b = 0,2348) trong khi đó giả
thuyết (H2) không được ủng hộ, cho thấy trong bối
cảnh đội ảo, chất lượng mối quan hệ giữa các thành
viên không ảnh hưởng lên mức độ mà họ học tập, mà
chính những cảm nhận của họ về vai trò của bản thân
SI17
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(SI):SI14-SI23
B
ản
g
2 :
K
iể
m
tr
a
đ
ộ
ti
n
cậ
y
và
đ
ộ
h
ội
tụ
củ
a
th
an
g
đ
o
N
hâ
n
tố
M
ã
hó
a
Ng
uồ
n
gố
c
th
an
gđ
o
Số
b
iến
b
an
đầ
u
Số
b
iến
sa
u
ph
ỏn
g
vấ
n
sơ
bộ
EF
A
CF
A
Số
b i
ến
cò
n
lại
H
ệs
ố
tả
i
Số
b i
ến
cò
n
CR
AV
E
Ch
ất
lư
ợn
g
qu
an
hệ
vớ
iđ
ồn
g
ng
hi
ệp
EC
RQ
7
07
08
05
lại
0,7
56
→
0,
80
9
05
0,8
88
6
0,6
07
4
Ý
ng
hĩ
a
EM
P
M
EA
N
8
03
03
03
0,8
59
→
0,
86
1
03
0,8
56
8
0,7
46
6
Nă
ng
lự
c
CO
M
P
03
03
02
0,8
55
;0
,87
3
02
0,9
03
0
0,7
50
3
Tá
cđ
ộ n
g
IM
P
03
03
02
0,8
60
;0
,87
1
02
0,7
10
1
0,7
60
2
Tự
qu
yế
t
SE
LF
03
03
02
0,8
99
;0
,90
7
02
0,9
38
5
0,8
27
2
H
ọc
tậ
p
kh
ôn
gc
hí
nh
th
ức
LE
AR
N
71
08
08
04
0,8
94
7
0,7
41
6
Th
àn
h
qu
ảc
ôn
gv
iệc
JP
72
07
07
04
0,7
83
2
0,5
97
7
Sự
hà
il
òn
gc
ôn
gv
iệc
JS
7
03
04
03
0,8
68
→
0,
90
1
04
0,8
71
→
0,
90
2
03
0,8
37
→
0,
89
5
03
0,8
70
8
0,7
60
1
Tổ
n g
số
bi
ến
37
39
25
24
SI18
Sự
tra
o
qu
yề
n
tâ
m
lý
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(SI):SI14-SI23
Bảng 3: Kiểm tra độ phân biệt của thang đo
Nhân tố JP JS LEARN ECRQ MEAN COMP IMP SELF
JP 0,5977
JS 0,0596 0,7601
LEARN 0,2865 0,0515 0,7416
ECRQ 0,0265 0,0007 0,0056 0,6074
MEAN 0,0454 0,0013 0,0510 0,0507 0,7466
COMP 0,0115 0,0062 0,0233 0,0133 0,0588 0,7503
IMP 0,0027 0,0000 0,0062 0,0501 0,0760 0,0732 0,7602
SELF 0,0090 0,0036 0,0325 0,0276 0,1196 0,1199 0,1196 0,8272
Bảng 4: Kết quả bootstrapping và kiểm định giả thuyết
Quan hệ Giả
thuyết
Hệ số
gốc
Trung
bình
SE t-value 2,5% 97,5% Kết luận
ECRQ! EMP H1 0,2690 0,2783 0,0939 2,8657 0,0531 0,4366 Ủng hộ
ECRQ !
LEARN
H2 0,0195 0,0232 0,1032 0,1885 -0,1828 0,2281 Bác bỏ
ECRQ! JP H3 0,1279 0,1300 0,0678 1,8879 -0,0079 0,2649 Bác bỏ
ECRQ! JS H4 -0,0150 -
0,0190
0,0931 -0,1613 -0,2059 0,1594 Bác bỏ
EMP! LEARN H5 0,2348 0,2462 0,0806 2,9122 0,0753 0,3911 Ủng hộ
LEARN! JP H6 0,5246 0,5306 0,0667 7,8606 0,3971 0,6507 Ủng hộ
JP! JS H7 0,2470 0,2569 0,0820 3,0105 0,0967 0,4139 Ủng hộ
trong đội mới có dẫn tới việc học tập. Tương tự, các
giả thuyết (H3), (H4) không được ủng hộ cũng làm
giảm nhẹ tầm quan trọng của chất lượng mối quan
hệ giữa các thành viên khi họ làm việc trong đội ảo.
Thứ tư, hành vi học tập không chính thức ảnh hưởng
tích cực lên thành quả công việc (H6, b = 0,5246), và
có 30,3% sự biến thiên thành quả công việc được giải
thích bởi chất lượng quan hệ với đồng nghiệp, sự trao
quyền tâm lý và hành vi học tập không chính thức,
cho thấy hành vi học tập không chính thức và các tiền
tố của nó có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả làm việc
của thành viên đội ảo.
Về mặt lý thuyết, bài báo này đóng góp thêm một
tài liệu nghiên cứu thực nghiệm cho chủ đề học tập
không chính thức trong bối cảnh làm việc hiện đại
như đội ảo. Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu
nêu trên có thể giúp nhà quản lý nhận ra rằng để nâng
cao kết quả làm việc của thành viên đội ảo, vẫn cần
quan tâm đến các hiện tượng xã hội trong đội (như
hành vi học tập không chính thức, chất lượng quan hệ
với đồng nghiệp, sự trao quyền tâ