Tóm tắt
Đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục
đại học là nguyên tắc sống còn của các trường đại
học. Hiện nay, vấn đề chất lượng giáo dục của các
trường đại học nước ta đang là mối quan tâm lo
lắng của cả nước. Bởi lẽ trong nhiều năm qua, giáo
dục đại học nước ta đã tụt hậu so với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Trường ĐHXD Miền Trung cũng không nằm
ngoài bối cảnh đó. Trong những năm qua, nhiều
thế hệ cán bộ lãnh đạo, viên chức của Nhà trường
đều trăn trở tìm cách để giữ vững và nâng cao chất
lượng đạo tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội nhưng
kết quả đạt được chưa như mong muốn.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
6
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÃ
HỘI, YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NHÀ TRƯỜNG
Dương Văn Danh
Trưởng phòng Khảo Thí và Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục
đại học là nguyên tắc sống còn của các trường đại
học. Hiện nay, vấn đề chất lượng giáo dục của các
trường đại học nước ta đang là mối quan tâm lo
lắng của cả nước. Bởi lẽ trong nhiều năm qua, giáo
dục đại học nước ta đã tụt hậu so với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Trường ĐHXD Miền Trung cũng không nằm
ngoài bối cảnh đó. Trong những năm qua, nhiều
thế hệ cán bộ lãnh đạo, viên chức của Nhà trường
đều trăn trở tìm cách để giữ vững và nâng cao chất
lượng đạo tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội nhưng
kết quả đạt được chưa như mong muốn.
Từ khóa
Đảm bảo chất lượng, giáo dục, đào tạo
1. Chất lượng là gì?
Chất lượng là một khái niệm quá quen
thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại,
tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây
nhiều tranh cãi. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn
hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa
ra định nghĩa sau:
“Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc
tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình
để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các
bên có liên quan”.
Theo định nghĩa trên, chất lượng có 5
đặc điểm, trong đó đặc điểm thứ nhất: Chất
lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu
một sản phầm vì lý do nào đó mà không được
nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất
lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế
tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là
một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà
chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh
doanh của mình.
2. Thực trạng về chất lượng đào tạo của
Trường trong những năm qua
Thực hiện Kế hoạch số 68/KH-ĐHXDMT ngày
10/10/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHXD Miền
Trung về việc tổ chức khảo sát phục vụ công tác
mở mã ngành đào tạo, Chi bộ KT-KH và Chi bộ
CTHSSV đã tổ chức đi khảo sát các doanh nghiệp
ở một số tỉnh khu vực Nam Trung bộ và Tây
Nguyên. Kết quả được tổng hợp như sau
2.1 Nhận xét của doanh nghiệp
Đối tượng khảo sát: Sở Xây dựng, các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư,
thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế các
công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, cấp
thoát nước. 84 doanh nghiệp sử dụng 398HS –
SV của trường nhận xét:
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
7
Câu hỏi 1: HS-SV của trường được bố trí công
việc đúng chuyên môn có đảm nhiệm được
không?
1. Đảm nhiệm rất tốt: 48 (57,1%)
2. Đảm nhiệm được: 43 (51,2%)
3. Không đảm nhiệm được: 2 (2,4%)
4. Không có ý kiến: 3 (3,6%)
Câu hỏi 2: Doanh nghiệp cho HS – SV học
thêm về:
1. Kỹ năng nghề nghiệp: 84
2. Tin học: 22
3. Ngoại ngữ: 9
4. Pháp luật: 28
Câu hỏi 3: HS-SV do Trường đào tạo còn
những mặt yếu nào cần bổ sung?
1. Về kiến thức: 55
2. Về kỹ năng: 44
Câu hỏi 4: HS-SV do Trường đào tạo tiếp cận
công việc khi bắt đầu công tác tại Doanh
nghiệp như thế nào?
1. Kỹ năng mềm: Tốt: 12, Khá: 27,
Trung bình: 23, Không có ý kiến: 22
2. Chuyên môn:Tốt: 17, Khá: 40, Trung
bình: 06, Không có ý kiến: 21
3. Đạo đức: Tốt: 49, Khá: 15, Trung
bình: 00, Không có ý kiến: 20
2.2 Nhận xét của cựu HS-SV
Có 129 cựu HS-SV tham gia trả lời
Câu hỏi 1: Cảm nhận chung của bạn về chất
lượng đào tạo của khóa học:
1. Rất hài lòng: 33 (25,6%)
2. Hài lòng: 59 (45,7%)
3. Tương đối hài lòng: 20 (15,5%)
4. Không hài lòng: 2 (1,6%)
5. Không có ý kiến: 15 (11,6%)
Câu hỏi 2: Cảm nhận chung của bạn về chất
lượng của môi trường sống, học tập tại trường:
1. Rất hài lòng: 41 (31,8%)
2. Hài lòng: 66 (51,2%)
3. Tương đối hài lòng: 8 (6,2%)
4. Không hài lòng: 1 (0,8%)
5. Không có ý kiến: 2 (1,6%)
Câu hỏi 3: Theo bạn, có những môn học nào
trong chương trình đào tạo xét thấy không cần
thiết?
Các môn cơ bản, cơ sở đã học ở cao đẳng khi liên
thông lên đại học không cần học lại;
Câu hỏi 4: Theo bạn có những môn học nào
cần được bổ sung, tăng thời lượng?
Tiếng anh chuyên ngành, giao tiếp;
Tin học ứng dụng (các phần mềm về
kiến trúc, kết cấu XD;
Thực tập tay nghề;
Cần tổ chức cho sinh viên đi thực tế
nhiều hơn;
Kỹ thuật thi công, móng;
Các môn quản lý, trình tự để hoàn
thiện 1 dự án công trình XD;
Đồ án cần làm nghiêm túc trên cơ sở
giảng viên hướng dẫn kiểm tra kỹ;
Pháp luật về XD, tin học XD;
Đào tạo thêm về kỹ năng giao tiếp, xử
lý tình huống ngoài XH;
Các chuyên đề chuyên môn như:dự
toán, kết cấu;
Cần đào tạo thêm về thực tế: chống
thấm, xử lý nứt, lún;
Chuyên sâu về ngành nước, áp dụng
công nghệ nước phù hợp với thực tế.
Câu hỏi 5: Bạn cảm thấy thiếu những kỹ năng
nào khi mới đi làm?
1. Giải quyết vấn đề: 31 (24%)
2. Ngoại ngữ, tin học: 46 (35,7%)
3. Giao tiếp, thuyết trình, viết báo cáo: 33
(25,6%)
4. Làm việc nhóm: 16 (12,4%)
Câu hỏi 6: Bạn có kiến nghị gì với Nhà trường
về chương trình đào tạo và giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
Nhà trường cần tìm hiểu tiêu chuẩn
tuyển dụng của các doanh nghiệp để
đào tạo sát với nhu cầu của doanh
nghiệp;
Chú trọng các môn chuyên ngành, đào
tạo chuyên sâu kết hợp với thực tế;
Giao cho SV thực hiện nhiều chuyên đề
của môn học theo nhu cầu XH;
Cần tổ chức các buổi ngoại khóa trao
đổi giữa SV và chủ doanh nghiệp về
kinh nghiệm xin việc làm, kinh nghiệm
nghề nghiệp;
Mở rộng đầu vào nhưng đầu ra phải
chặt chẽ, đảm bảo SV ra trường phải
vững về kiến thức và kỹ năng thực tế;
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
8
Cần đào tạo thêm cho SV về các Thông
tư, Nghị định về nghề nghiệp để ra làm
việc SV bớt bỡ ngỡ;
Tăng cường thời gian thực tập tay
nghề, tăng cường đồ án vẽ tay;
Quản lý tốt hơn quá trình học tập của
SV. Kiểm soát tốt hơn nữa chất lượng
giảng dạy của giáo viên;
Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng
về tin học ứng dụng, tăng thời lượng
đồ án áp dụng kỹ năng tin học;
Đào tạo sát với thực tế, cần cho đi thực
tế nhiều.Người dạy cũng phải trải
nghiệm từ thực tế;
Dạy thêm 1 số tiết học về dự toán, kỹ
năng vẽ acad;
Mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
Qua kết quả khảo sát doanh nghiệp và cựu
HS-SV cho thấy: chất lượng đào tạo của Trường
đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của xã hội.
Những đề nghị của doanh nghiệp và cựu HS-SV
có điểm chung là cần cung cấp thêm cho người
học những kiến thức về chuyên ngành, thực tiễn
và các kỹ năng hỗ trợ cho công việc.
2.3 .Ý kiến của sinh viên về thái độ phục vụ của các đơn vị trực thuộc trường
Đối tượng khảo sát: 147 sinh viên đang học tập tại trường
Qua kết quả khảo sát đại diện sinh viên các khoa cho thấy: giáo viên của Trường được
sinh viên đánh giá cao về ý thức trách nhiệm đối với công tác giảng dạy. Một số điểm sinh viên
đánh giá chưa cao, đó là:
- Phương pháp dạy của giáo viên chưa phong phú, chưa linh hoạt;
- Công tác phục vụ đào tạo: Thời khóa biểu, lịch thi, thư viện, hoạt động phong trào của
Đoàn-Hội, khuôn viên nhà trường
Bảng 1: Ý kiến của sinh viên về thái độ phục vụ của các đơn vị trực thuộc trường
TT NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN
Khoa XD
102 SV
Khoa CĐ
17 SV
Khoa KTrúc
28 SV
I VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
Đồng
ý
Không
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
Đồng
ý
Không
đồng ý
I.1
Ngay từ lúc bắt đầu học,
Anh/Chị được các thầy cô cung
cấp thông tin về đề cương chi
tiết học phần, tài liệu tham khảo
và tài liệu học tập để phục vụ
quá trình học
99
97%
3
3%
16
94%
1
6%
28
100%
0
0%
I.2
Khoa/GV tổ chức cho SV tham
quan thực tế, kiến tập gắn liền
với học phần mình đang học là
cần thiết
80
78%
22
22%
13
76%
4
24%
17
61%
11
39%
I.3
Trong quá trình học, Khoa/Bộ
môn thường xuyên tổ chức sinh
hoạt chuyên đề về nội dung, kiến
thức trong chương trình đào tạo
theo ngành đến sinh viên
66
65%
36
35%
15
88%
2
12%
12
43%
16
57%
I.4
Trong quá trình học, Anh/Chị cảm
thấy các học phần đều cần thiết
trong chương trình đào tạo của
ngành mình.
62
61%
40
39%
15
88%
2
12%
19
68%
9
32%
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
9
I.5
Nhìn chung, Anh/Chị hài lòng về
chương trình đào tạo mà ngành
mình đang theo học tại Trường
95
93%
7
7%
17
100%
0
0%
24
86%
4
14%
II
VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN
II.1
Khi lên lớp, các GV có phương
pháp truyền đạt nội dung rõ
ràng, dễ hiểu, kết hợp thực tế và
lý thuyết, giúp SV đạt được kiến
thức môn học
81
79%
21
21%
15
88%
2
12%
22
79%
6
21%
II.2
GV giảng dạy đánh giá tốt, công
bằng về kết quả quá trình học tập:
chuyên cần/thái độ/kiểm tra/kết
thúc HP
93
91%
9
9%
17
100%
0
0%
24
86%
4
14%
II.3
Khi lên lớp, GV thường xuyên tổ
chức các buổi thuyết trình /thảo
luận theo nhóm
73
72%
29
28%
15
88%
2
12%
18
64%
10
36%
II.4
Thắc mắc của SV được GV trả lời
và phúc đáp đầy đủ sau giờ học
(thông qua e-mail/diễn đàn SV và
gặp trực tiếp với GV)
89
87%
13
13%
17
100%
0
0%
24
86%
4
14%
II.5
Khi làm các bài thi kiểm tra,
hoặc giao bài tập về nhà, GV trả
bài và sửa chữa bài tập đầy đủ
83
81%
19
19%
15
88%
2
12%
27
96%
1
4%
III
VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN
LÝ VÀ PHỤC VỤ SINH VIÊN
III.1
Công tác tổ chức thời khóa biểu
và lịch thi của Phòng Quản lý
đào tạo tạo hiện nay thuận lợi
cho SV
72
71%
29
29%
15
88%
2
12%
13
46%
15
54%
III.2
Công tác tổ chức thi hiện nay
được thực hiện nghiêm túc theo
qui chế và thông báo kết quả thi
kịp thời đến SV
84
82%
18
18%
16
94%
1
6%
23
82%
5
18%
III.3
Khi giải quyết các thủ tục, cán bộ
tại các phòng, ban và thư ký khoa
hướng dẫn và giải đáp tận tình.
75
74%
27
26%
15
88%
2
12%
20
71%
8
29%
III.4
Thư viện có đủ giáo trình/tài liệu
tham khảo cho hầu hết các môn
học để đáp ứng nhu cầu học tập
và nghiên cứu của Anh/Chị
59
58%
43
42%
12
71%
5
29%
19
68%
9
32%
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
10
2.4 Ý kiến của sinh viên đang học tập tại trường về tình hình sinh viên bỏ học
(Xem bảng 2)
Đối tượng khảo sát: 271 sinh viên đang học tập tại trường
Qua kết quả khảo sát cho thấy: có 03 lý do chính sinh viên nghỉ học là:
- Sức học yếu, lười học và không có phương pháp học;
- Thiếu hiểu biết về ngành nghề đang học
- Không có động cơ học tập.
Bảng 2: Ý kiến của sinh viên đang học tập tại trường về tình hình sinh viên bỏ học
TT NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN
Đồng
ý
Tỷ lệ
(%)
Không
đồng ý
Tỷ lệ
(%)
1 Vì công việc cá nhân/gia đình? 185 68.27 79 29.15
2 Vì ham chơi, nghiện game? 115 42.44 144 53.13
3 Vì chương trình học quá nặng? 100 36.90 156 57.56
4 Vì không thích ngành/nghề đang học? 75 27.68 184 67.89
5 Vì cơ sở vật chất không đảm bảo? 43 15.87 218 80.44
III.5
Hồ sơ sinh viên (gồm thông tin
cá nhân, kết quả học tập) của
Anh/Chị có được Nhà trường cập
nhật kịp thời trong suốt quá
trình học tập
77
75%
25
25%
16
94%
1
6%
20
71%
8
29%
IV VỀ SINH HOẠT VÀ ĐỜI SỐNG
IV.1
Các hoạt động/Phong trào của
Đoàn TN, Hội SV hiện nay tác
động thiết thực đến kết quả học
tập của Anh/Chị
56
55%
45
45%
14
82%
3
18%
19
68%
9
32%
IV.2
Nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu
về hoạt động thể dục, thể thao,
văn hoá, văn nghệ của SV
79
77%
22
23%
16
94%
1
6%
20
71%
8
29%
IV.3
Dịch vụ hoạt động y tế Nhà
trường hiện nay đã phục vụ hiệu
quả đến nhu cầu của SV
65
64%
36
36%
14
82%
3
18%
20
71%
8
29%
IV.4
Anh/Chị có hài lòng với công tác
tư vấn và trợ giúp của Nhà
trường trong suốt quá trình sinh
hoạt và học tập
74
73%
27
27%
15
88%
2
12%
23
82%
5
18%
IV.5
Khuôn viên Nhà trường chưa
thu hút SV ở lại trường để tự học
và trao đổi nhóm
80
78%
21
22%
15
88%
2
12%
18
64%
10
36%
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
11
6 Các hoạt động phong trào, vui chơi, giải trí ít? 84 31.00 172 63.46
7 Vì chất lượng giảng dạy của giáo viên không tốt?
46 16.97 209 77.12
8 Vì không hiểu rõ ngành/nghề đang học? 78 28.78 179 66.05
9 Vì học phí tăng? 135 49.82 129 47.60
10 Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn? 141 52.03 119 43.91
11 Vì nợ môn nhiều, chán nản? 154 56.83 108 39.85
12 Vì không thích môn học đang học? 101 37.27 154 56.82
13 Vì phải đi làm thêm nhiều nên mệt mỏi? 106 39.11 157 57.93
14 Vì thiếu động cơ học tập? 104 38.38 154 56.82
15 Vì chất lượng phục vụ của nhà trường không tốt? 42 15.50 213 78.60
16 Có nguyện vọng thi lại trường khác? 95 35.06 166 61.25
3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo
Qua số liệu khảo sát trên, có thể rút ra
một yếu tố chủ quan và khách quan ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo:
- Chất lượng đầu vào thấp, nhiều sinh viên
không có động cơ học tập, không có phương
pháp học tập. Kết quả học tập năm học 2015-
2016 nhiều học phần điểm thi <5 điểm chiếm
tỷ lệ rất cao;
- Thư viện của Trường chưa có nhiều đầu sách
và chưa được tổ chức theo hướng sinh viên có
thể lựa chọn tài liệu muốn mượn;
- Khuôn viên nhà trường còn thiếu nơi vui
chơi, giải trí, nơi tự học;
- Các hoạt động phong trào của Đoàn chủ yếu
là bề nổi, chưa có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ
cho sinh viên trong quá trình học tập;
- Cán bộ lớp chưa phát huy vai trò đầu tàu
gương mẫu;
- Việc sắp xếp lịch học, lịch thi đôi khi còn bất
cập;
- Đề cương chương trình của một số phần còn
chưa phù hợp, ví dụ như học về ngôn ngữ lập
trình Pascal là không cần thiết;
- Giáo viên dạy các môn chuyên ngành tuổi
đời còn trẻ, chưa tiếp cận nhiều với thực tiễn,
có ít kiến thức thực tiễn;
- Một số học phần sau khi thi xong mới được
trả đồ án hoặc bài kiểm tra giữa kỳ nên sinh
viên không được giáo viên giải thích, hướng
dẫn để thi tốt hơn;
- Việc làm đồ án, thực tập tốt nghiệp của sinh
viên chưa được quản lý và hướng dẫn kỹ.
4. Đề xuất các giải pháp
- Khoa chuyên ngành, giáo viên cố vấn cần
làm tốt công tác tư tưởng, định hướng nghề
nghiệp cho sinh viên ngay từ lúc nhập học:
cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình
học, thông tin về nghề nghiệp, thách thức và
cơ hội việc làm, vị trí việc làm sau khi tốt
nghiệp (có thể mời các doanh nhân nói
chuyện). Khoa chuyên ngành nên tổ chức hội
nghị học tốt để giúp cho sinh viên mới học
phương pháp học tập. Giáo viên chủ nhiệm,
cố vấn học tập cần quan tâm đến tâm tư, tình
cảm và hoàn cảnh gia đình của sinh viên để
có giải pháp giúp đỡ, tư vấn trong học tập, tư
vấn trong đời sống sinh hoạt; định hướng tư
tưởng cho sinh viên để sinh viên không dao
động với sự lựa chọn ngành nghề đang học và
cố găng hơn trong học tập.
- Cần quán triệt quan điểm: sinh viên là khách
hàng, Nhà trường cần phải cải tiến công tác
phục vụ sinh viên ngày một tốt hơn như: cải
tiến cách phục vụ của thư viện, thực hiện thư
viên mở để sinh viên có thể tự do lựa chọn,
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 1/2017 No. 1/2017
12
tìm tài liệu, đọc sơ bộ nội dung tài liệu trước
khi mượn; nên tăng số đầu sách và giảm số
lượng sách trên mỗi đầu sách để sinh viên có
nhiều tài liệu nghiên cứu, học tập. Nếu các
đầu sách số lượng ít có thể bố trí máy photo
có chức năng scan để khi sinh viên cần nội
dung trong tài liệu có thể nhờ photo hoặc
scan và sinh viên phải trả phí dịch vụ (có thể
cử cán bộ thư viện đi học tập một trường đại
học có mô hình tổ chức thư viện tốt); Cải tiến
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; Có
kế hoạch cải tạo khuôn viên nhà trường đẹp
hơn, xây dựng các sân thể thao, tạo ra nhiều
hơn nơi để sinh viên tổ chức học nhóm;
- Các hoạt động phong trào của Đoàn cần đi
vào chiều sâu, có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ
sinh viên trong quá trình học tập như: phối hợp
với giáo viên dạy học phần Kỹ năng giao tiếp
và làm việc nhóm tổ chức các cuộc thi về kỹ
năng mềm, tổ chức các nhóm học
tập.Khuyến khích sinh viên tham gia các
hoạt động trên bằng cách cộng điểm rèn
luyện
- Cần tổ chức nhiều hoạt động học thuật,
hoạt động chuyên ngành để sinh viên tham
gia sinh hoạt, học hỏi lẫn nhau;
- Trong học kỳ 1 của năm học thứ nhất, giáo
viên cố vấn phải theo dõi hoạt động của Ban
đại diện lớp. Nếu cảm thấy chưa đáp ứng được
yêu cầu về tư cách đạo đức và năng lực thì
phải kiên quyết tìm và thay Ban đại diện lớp
mới. Vì tư cách đạo đức và năng lực của Ban
đại diện lớp ảnh hưởng rất nhiều đến nề nếp,
chất lượng học tập rèn luyện của sinh viên
- Rà soát đề cương chương trình, tăng thời
lượng học các môn chuyên ngành, thay thế
phần kiến thức không cần thiết. Các môn
chuyên ngành nên tổ chức thi đề mở hoặc thi
vấn đáp, coi thi cần nghiêm túc;
- Khoa chuyên ngành nên thống nhất kế
hoạch làm đồ án từ đầu năm học phối hợp
với Phòng QLĐT lên lịch để sinh viên có đủ
điều kiện làm đồ án tốt nhất;
- Giảng viên cần tạo được hứng thú cho sinh
viên trong giờ học, thay đổi phương pháp
truyền đạt, nâng cao chất lượng bài giảng,
thân thiện với sinh viên, lắng nghe ý kiến của
sinh viên để công tác giảng dạy, phục vụ
ngày một tốt hơn.
- Cần phải sắp xếp thời gian và tạo điều kiện
để giáo viên dạy các môn chuyên ngành đi
tham quan, học hỏi thực tế. Khi về phải tổ
chức hội thảo trong bộ môn để trao đổi kiến
thức thu thập được từ thực tế;
- Phải tổ chức, quản lý thật tốt đợt thực tập
tốt nghiệp, ví dụ như:
+ Giảng viên giao nhiệm vụ cụ thể
cho sinh viên trước khi đi thực tập;
+ Kết thúc đợt thực tập, khoa tổ chức
vấn đáp về kiến thức sinh viên tiếp thu được
(thông báo trước cho sinh viên trước khi đi
thực tập).
5. Kết luận
Nâng cao chất lượng đào tạo là một
công việc hết sức khó khăn, phức tạp nhưng
nhất định phải được làm quyết liệt nếu muốn
nhà trường tồn tại và phát triển. Điều này chỉ
có thể thực hiện được nếu có sự thống nhất
và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo nhà
trường, sự nhất trí, đồng lòng của toàn thể
cán bộ, viên chức nhà trường./.