Tóm tắt: Dựa vào kết quả của một số nghiên cứu được thực hiện
trong những năm gần đây về trừng phạt thân thể và tinh thần
trẻ em, bài viết đưa ra một cái nhìn tổng quan về các vấn đề chủ
yếu mà các nghiên cứu đã đề cập tới. Với phạm vi nghiên cứu
rộng, sử dụng nhiều kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp với đối
tượng trẻ em; khái niệm trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em
ngày càng được định nghĩa một cách rõ ràng và đầy đủ hơn; đối
tượng trẻ em được khảo sát ở nhiều lứa tuổi và hoàn cảnh khác
nhau. Nhiều vấn đề cơ bản như hình thức và mức độ, hậu quả và
nguyên nhân của trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em đã
được phân tích. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn một số hạn
chế như thiếu một định nghĩa thống nhất về trừng phạt thân thể
và tinh thần trẻ em; việc phân loại các hình thức trừng phạt trẻ
em chưa rõ ràng, tác động khác nhau của trừng phạt thân thể và
tinh thần trẻ em đối với trẻ em gái, trẻ em trai cũng như đối với
những nhóm trẻ em ở lứa tuổi khác nhau chưa được xem xét kỹ;
hệ thống bảo vệ và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân còn ít được bàn
luận; hiện tượng trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em trong
một số môi trường đặc thù còn chưa được quan tâm.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Gia đình và Giới
Số 6 - 2009
Nghiên cứu về trừng phạt thân thể
và tinh thần trẻ em ở Việt Nam
Tóm tắt: Dựa vào kết quả của một số nghiên cứu được thực hiện
trong những năm gần đây về trừng phạt thân thể và tinh thần
trẻ em, bài viết đưa ra một cái nhìn tổng quan về các vấn đề chủ
yếu mà các nghiên cứu đã đề cập tới. Với phạm vi nghiên cứu
rộng, sử dụng nhiều kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp với đối
tượng trẻ em; khái niệm trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em
ngày càng được định nghĩa một cách rõ ràng và đầy đủ hơn; đối
tượng trẻ em được khảo sát ở nhiều lứa tuổi và hoàn cảnh khác
nhau. Nhiều vấn đề cơ bản như hình thức và mức độ, hậu quả và
nguyên nhân của trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em đã
được phân tích. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn một số hạn
chế như thiếu một định nghĩa thống nhất về trừng phạt thân thể
và tinh thần trẻ em; việc phân loại các hình thức trừng phạt trẻ
em chưa rõ ràng, tác động khác nhau của trừng phạt thân thể và
tinh thần trẻ em đối với trẻ em gái, trẻ em trai cũng như đối với
những nhóm trẻ em ở lứa tuổi khác nhau chưa được xem xét kỹ;
hệ thống bảo vệ và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân còn ít được bàn
luận; hiện tượng trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em trong
một số môi trường đặc thù còn chưa được quan tâm.
Từ khóa: Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em; Bạo lực đối
với trẻ em; Trẻ em.
Nguyễn Phương Thảo
Viện Gia đình và Giới
Khái niệm trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em
Có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong các nghiên cứu cùng
để chỉ hành vi xâm phạm thân thể và tinh thần trẻ em như: bạo lực trẻ em,
bạo hành trẻ em, xử phạt thân thể và tinh thần trẻ em, xâm phạm thân thể
và tinh thần trẻ em, lạm dụng thân thể và tinh thần trẻ em, ngược đi trẻ
em, hành hạ trẻ em và trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em, trừng phạt
thể chất và tinh thần trẻ em. Trong những nghiên cứu gần đây nhất, giới
nghiên cứu có xu hướng sử dụng thuật ngữ trừng phạt thân thể (thể chất)
và tinh thần trẻ em để đặt tên cho hành vi xâm phạm thân thể và tinh thần
trẻ em này.
Có thể thấy rằng, theo thời gian, không chỉ tên gọi hành vi xâm phạm
thân thể và tinh thần trẻ em có sự thay đổi mà nội hàm của những khái
niệm này cũng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện đầy đủ hơn.
Trong nghiên cứu của Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên
Việt Nam (SAVY) (2003) và UNICEF (2003), các thuật ngữ mới được xác
định một cách rất đơn giản với việc mô tả một số ít các hình thức xử phạt
hoặc lạm dụng. Thuật ngữ được SAVY dùng là xử phạt về tâm lý (quát
mắng, cấm đoán, bắt buộc) và xử phạt bằng roi vọt và xử phạt nặng bằng
roi vọt. UNICEF đưa ra khái niệm lạm dụng về thể chất trẻ được hiểu là
các hình thức trừng phạt về thân thể, thường là việc dùng tay, gậy hoặc
những dụng cụ đánh trẻ. Lạm dụng về tâm lý tình cảm trẻ bao gồm việc
chửi mắng, nhục mạ, và sỉ nhục trẻ em trước người khác.
Với nghiên cứu về Bạo hành đối với trẻ em gái trong môi trường học
đường, Action Aid đ đưa ra một định nghĩa tác nghiệp về bạo hành đối
với trẻ em dựa trên khái niệm bạo hành đối với phụ nữ (Liên hiệp quốc,
1995) là: “bất kỳ lời nói, cử chỉ hoặc hành động nào gây ra hoặc có thể
gây ra hậu quả xấu, làm tổn hại, gây đau khổ cho trẻ em gái về thể chất,
tâm lý hay tình dục xảy ra ở trường học, tại nơi học thêm hoặc trên đường
tới trường”, gồm các hình thức bạo hành về thể chất, bạo hành về vật chất,
bạo hành tình dục và bạo hành tâm lý tình cảm.
Viện Khoa học Dân số Gia đình và Trẻ em (KHDSGDTE) (2006) dùng
thuật ngữ lạm dụng thân thể và tinh thần để khảo sát thực trạng và nhận
thức về các hình thức xâm hại trẻ em. Theo đó,
4 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 19, số 6, tr. 3-15
- Lạm dụng thân thể trẻ em là hành vi của bố mẹ, người giám hộ hoặc
người khác có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em,
gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại về thân thể cho trẻ em. Hành vi
lạm dụng thân thể bao gồm việc đánh đập (có thể dùng dụng cụ hoặc
không dùng dụng cụ), hành hạ, gây đau đớn về thể xác (bắt nhịn đói, nhịn
khát, bắt phơi nắng...). Lạm dụng thân thể có thể gây thương tích cho trẻ
(như bỏng, gy/rạn xương, nghẹt thở...), nhưng cũng có khi không để lại
thương tích gì.
- Lạm dụng tinh thần trẻ em là hành vi của bố, mẹ, người giám hộ hoặc
người khác có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em,
gây tổn thương về tâm lý, tình cảm của trẻ em, biểu hiện ở những hành vi
như hạ thấp hoặc không coi trọng giá trị của trẻ (dùng lời lẽ mang tính
miệt thị, xúc phạm và hạ nhục trẻ trước mặt mọi người, nhận xét về hình
thức, trí tuệ, khả năng của trẻ bằng những lời lẽ gây tổn thương); đe doạ
trẻ, khiến cho trẻ thường xuyên sợ hi, lo lắng, làm cho trẻ không có cảm
giác an toàn; để cho trẻ chứng kiến các hành vi bạo lực trong gia đình, gây
nguy cơ làm mất an toàn cá nhân của trẻ; tỏ thái độ lạnh lùng, không biểu
lộ tình yêu thương đối với trẻ v.v...
Viện KHDSGDTE (2007) đ sử dụng khái niệm trừng phạt thân thể và
tinh thần trẻ em theo định nghĩa của tổ chức Cứu trợ trẻ em (2004). Trừng
phạt thân thể và tinh thần trẻ em là những hành vi gây ra đau đớn và tổn
thương đến thân thể và tinh thần, bao gồm việc sử dụng vũ lực, áp lực, lời
nói hoặc các hành vi khác nhằm gây ra đau đớn về thể chất và tinh thần
cho trẻ em. Những hành vi này được sử dụng như một biện pháp kỷ luật
và bao gồm hai hình thức sau:
- Hình thức trừng phạt về thể xác bao gồm việc đánh trẻ bằng tay hoặc
đồ vật (như roi, thắt lưng, giây...) đá, lắc, ném, véo, giật tóc, buộc trẻ phải
ngồi hay quỳ... trong các tư thế khó chịu hay nhục hình, buộc trẻ phải thực
hiện quá mức các bài tập thể dục, đốt, hay đe dọa người khác.
- Hình thức trừng phạt về tinh thần bao gồm việc sử dụng lời nói để sỉ
nhục, dọa dẫm, chửi bới, sỉa xói, mỉa mai, xa lánh hoặc bỏ mặc trẻ... để
hạ nhục, hạ thấp nhân phẩm của trẻ.
Cũng theo tổ chức Cứu trợ trẻ em (2004) thì trừng phạt thể xác và tinh
Nguyễn Phương Thảo 5
thần trẻ em cũng có nghĩa là trừng phạt thân thể vì từ “thân thể” thực chất
là nói đến cơ thể của con người. Vì thế tổ chức này sử dụng hai thuật ngữ
này với nội hàm tương đương nhau, với nghĩa là khi nói trừng phạt thân
thể chính là nói về trừng phạt thể xác và tinh thần.
Có lẽ dựa vào lý giải như trên của tổ chức Cứu trợ trẻ em mà các nghiên
cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển X hội và của Trung tâm Nghiên cứu
và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA)
đều sử dụng thuật ngữ trừng phạt thân thể trẻ em với hàm ý bao gồm cả
trừng phạt về thể xác và trừng phạt về tinh thần.
Báo cáo Phân tích, đánh giá chính sách, pháp luật Việt Nam về bảo vệ
trẻ em không bị trừng phạt thể chất và tinh thần (Plan, 2007) đ định nghĩa
trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em một cách đầy đủ và toàn diện nhất,
bao gồm việc xác định chủ thể và mục đích của hành vi trừng phạt, liệt kê
chi tiết các hình thức trừng phạt và hậu quả của những hành vi trừng phạt
nay. Tuy nhiên, lưu ý rằng báo cáo sử dụng thuật ngữ trừng phạt thể chất
và tinh thần trẻ em.
Có thể thấy rằng các khái niệm được sử dụng trong các nghiên cứu trên
đây có sự khác biệt ở ba vấn đề cơ bản.
- Thứ nhất là việc xác định các hình thức trừng phạt thân thể và tinh
thần trẻ em. Có khái niệm định nghĩa một cách hết sức chung chung và có
giới hạn những hành vi trừng phạt, ví dụ như trong nghiên cứu của SAVY
(xử phạt bằng roi vọt và xử phạt nặng bằng roi vọt) và UNICEF (dùng tay,
gậy hoặc các dụng cụ đánh trẻ). Nhưng cũng có nhiều khái niệm xác định
một cách rất rõ ràng, cụ thể các hình thức trừng phạt thân thể và tinh thần
trẻ em (Viện KHDSGDTE, Action Aid). Ví dụ, các hình thức trừng phạt
thân thể có dùng dụng cụ hay không dùng dụng cụ (thước kẻ, gậy, roi
v.v...); tác động trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể trẻ em hoặc tác động lên
bộ phận nào của cơ thể nạn nhân với những biểu hiện hết sức đa dạng.
- Thứ hai là việc xác định đối tượng gây ra hành vi trừng phạt thân thể
và tinh thần trẻ em. Đa số các định nghĩa đều chỉ nói đến những đối tượng
có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em như cha mẹ, thầy cô
giáo và những người lớn khác v.v... Nhưng trong định nghĩa của Action Aid
(2004) và của Viện Nghiên cứu Phát triển X hội (khảo sát ở Vân Hội,
6 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 19, số 6, tr. 3-15
2004) thì đối tượng gây ra hành vi trừng phạt này còn có thể kể đến các
học sinh và bạn bè của trẻ em.
- Thứ ba là việc xác định hậu quả của hành vi trừng phạt. Có định nghĩa
chỉ rõ tác động của hành vi trừng phạt đối với nạn nhân như không gây
thương tích, gây thương tích, đánh đòn nặng hay nhẹ nhưng cũng có nhiều
định nghĩa không đề cập tới vấn đề này.
Hình thức và mức độ trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em
Các nghiên cứu cho thấy có rất nhiều cách, biện pháp khác nhau đ
được sử dụng để trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em. Hành vi trừng phạt
thân thể trẻ em có thể bao gồm: các hình thức không dùng dụng cụ hay
dùng dụng cụ, tác động gián tiếp hay trực tiếp lên cơ thể trẻ em, không
gây thương tích hay gây thương tích, gây thương tích nhẹ hay gây thương
tích nặng cho trẻ em. Hành vi trừng phạt tinh thần trẻ em có thể là: không
quan tâm, mắng, quát, chửi, dọa, sỉ nhục v.v...
Có thể nhận xét rằng trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em là một hiện
tượng phổ biến trong x hội, không chỉ trong môi trường gia đình, cộng
đồng mà còn ngay cả trong môi trường giáo dục là nhà trường. Mức độ
phổ biến còn thể hiện ở chỗ trẻ em dù nhỏ tuổi (2 tuổi) hay lớn tuổi (18
tuổi), là trai hay gái, ở thành thị hay nông thôn, là người Kinh hay người
dân tộc đều có thể là nạn nhân của những hành vi trừng phạt thân thể và
tinh thần của người lớn. Ngoài ra, còn có thể kể đến hiện tượng trừng phạt
thân thể và tinh thần giữa các học sinh với nhau.
Một số kết quả của các cuộc nghiên cứu được nêu sau đây sẽ giúp hình
dung về mức độ cũng như các hình thức trừng phạt thân thể và tinh thần
trẻ em.
Cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên cho biết số trẻ em nói
rằng cha mẹ thường xuyên sử dụng hình phạt khi mình mắc lỗi chiếm
45,7%; đôi khi sử dụng: 50,1% và không xử phạt: 4,1% (Đặng Cảnh
Khanh, 2003).
Khảo sát về trừng phạt thân thể trẻ em thực hiện tại x Vân Nội (Vĩnh
Phúc) cho thấy có trên 90% số em học sinh cấp I và cấp II khi được hỏi
đ từng bị hay thường xuyên bị cha mẹ mắng mỏ và 73,5% số em cho biết
Nguyễn Phương Thảo 7
đ từng bị cha mẹ đánh đòn (Viện Nghiên cứu Phát triển X hội, 2005).
Với Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) (2006),
các trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ (2 tuổi) cũng là đối tượng để tìm hiểu, số liệu
cho biết 93,3% trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 14 đ bị mẹ/người chăm sóc hoặc
các thành viên khác trong hộ gia đình xử phạt về tâm lý (quát mắng, cấm
đoán, bắt buộc) hoặc xử phạt bằng roi vọt. Có 9,4% trẻ em đ bị xử phạt
nặng bằng roi vọt (Tổng cục thống kê, UNICEF, 2006).
Nghiên cứu của CSAGA (2004) đ đưa ra những con số rất cụ thể về
các hình thức xử phạt trẻ em ở nhà và ở trường: 68,8% bị mắng, 79,2%
phạt đứng trước lớp; 33,3% bị ném phấn, thước kẻ; 64,6% bị quật thước kẻ
vào tay; 45,8% bị cốc vào đầu. Ngoài ra, còn một loạt các biện pháp khác
được thực hiện ở trường nhằm trừng phạt học sinh như: chép phạt, chép nội
qui, úp mặt vào tường ở trong lớp, úp mặt vào tường ngoài hành lang, phạt
đứng góc lớp, đứng chỗ bác bảo vệ, ngồi bàn cuối một mình, đứng lên ngồi
xuống 100 lần, chạy vòng quanh sân trường, bắt chống đẩy, bị ném giẻ lau
bảng, tự tát vào mồm, đánh vào tay, đứng nắng, bắt xúc miệng 1 xô nước,
dọn nhà vệ sinh, lau nhà, lau cầu thang....
ở nhà các em phải chịu rất nhiều hình thức trừng phạt từ bắt buộc, cấm
đoán, không quan tâm (tinh thần) đến xâm phạm thân thể như: giao nhiều
bài tập, không cho đi học, đốt sách vở, rút tiền mừng tuổi, không cho tiếp
xúc với bạn trai, không cho đi chơi, giận hàng tháng, dọa đuổi ra khỏi nhà,
bắt tự bỏ cơm, phạt quỳ, úp mặt vào tường, trói chân tay đánh, nhúng vào
bể nước, véo tai, trói vào cột nhà, treo lên cây đánh, ném xuống ao, trói
vào gốc cây có tổ kiến, treo lên trần nhà đánh, đánh bằng vòi bơm, dây
điện, ôm cột, bắt quỳ gai mít, nhốt vào buồng. Đặc biệt 45,8% trẻ nói việc
cha mẹ mang khuyết điểm của các em ra kể trước mọi người gây tổn
thương rất nhiều cho trẻ.
Báo cáo của Viện KHDSGDTE (2007) đưa ra những con số rất đáng
báo động về tình trạng trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em: 94% trẻ em
trong mẫu khảo sát cho biết mình bị phạt thân thể và tinh thần tại nhà và
93% bị phạt tại trường. 82% trẻ em nói rằng các em phải chịu những hình
phạt thân thể ở khắp mọi chỗ trên cơ thể. Có một vài hình phạt có thể gọi
là tra tấn như: treo lên cây và đánh đến khi bất tỉnh, sử dụng điện làm giật,
8 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 19, số 6, tr. 3-15
đánh gẫy tay chân, xoắn tai, dí đầu thuốc đang cháy vào người, kéo lê sau
xe máy....
Về trừng phạt thân thể gây thương tích, kết quả điều tra SAVY (2003)
cho biết có một tỷ lệ thấp 2,2% thanh thiếu niên nói rằng đ từng bị người
trong gia đình đánh gây thương tích, tỷ lệ này cao gấp đôi ở nhóm nam
thành thị 14-17 tuổi (4,6%).
Nghiên cứu của Viện KHDSGDTE đối với các em có hoàn cảnh khó
khăn cho kết quả: 61,5% trẻ đ từng bị đánh, tỷ lệ thỉnh thoảng bị đánh là
50,8%, còn tỷ lệ bị đánh thường xuyên rất thấp, chỉ chiếm 7,8%.
Nghiên cứu của Action Aid (2004) còn đề cập tới hình thức bạo hành
giữa các học sinh với nhau. Đây cũng là hình thức bạo hành ít được nói tới
trong các nghiên cứu khác. Bạo hành về thể chất rất đa dạng, có thể chia
thành ba loại: loại thứ nhất gồm những hành động không tác động trực tiếp
vào thân thể như giật cặp, lục cặp, giật và dấu đồ dùng học tập, giật mũ,
áo, giầy dép, khăn đỏ, xịt lốp xe v.v... Loại thứ hai gồm những hành động
tác động trực tiếp vào thân thể nhưng không gây thương tích cho trẻ: dính
kẹo cao su lên tóc, cắt tóc, đổ nước lên đầu và người, gõ vào đầu, vai, đập
vào lưng, vào người, xô đẩy, dùng các đồ dùng học tập, đất, cát, sâu bọ
ném vào người. Và loại thứ ba là những hành động gây thương tích cho trẻ
như đánh, tát, ném gạch vào người v.v... Bạo hành tâm lý tình cảm từ phía
học sinh: một số hình thức trêu nghẹo có tác động xấu về mặt tinh thần
thường liên quan đến những lời nói có tính chất bình luận về hình dáng cơ
thể, cách ăn nói, đi đứng; hoặc gán ghép với bạn trai. Ngoài ra, còn có hiện
tượng doạ dẫm, bắt nạt nhau giữa các học sinh chỉ vì thấy các em ăn mặc
lạ hoặc diện, ép tóc, hoặc nhìn mình.
Giới tính và độ tuổi
Có sự khác biệt nhất định về hành vi trừng phạt thân thể và tinh thần
trẻ em đối với các em nam và các em nữ và đối với các em ở các lứa tuổi
khác nhau. Các em nam thường bị trừng phạt thân thể nhiều hơn và nặng
hơn các em nữ. Ngược lại, các em nữ thường bị trừng phạt về tinh thần
(mắng, chửi, sỉ nhục) nhiều hơn các em nam. Hành vi trừng phạt thân thể
trẻ em có xu hướng tỉ lệ nghịch với độ tuổi của trẻ em, có nghĩa là tuổi
càng lớn trẻ em càng ít bị đánh hơn so với khi tuổi còn nhỏ.
Nguyễn Phương Thảo 9
Các trẻ em nữ thường ít chịu hình phạt thô bạo hơn nam (nam 29,1%;
nữ 21,2%). Độ tuổi càng lớn thì hình thức mắng lại phổ biến hơn (dưới 11
tuổi là 58,2%; 12-13 tuổi là 66,9% và 14-15 tuổi là 72,2%. Việc sử dụng
hình phạt “đôi khi có” lại giảm theo chiều tăng của độ tuổi (dưới 11 là
47,2%; 12-13 tuổi là 45,2%; 14-16 tuổi là 43,6%) (Đặng Cảnh Khanh,
2003).
Trẻ em nam bị xử phạt bằng roi vọt cả nhẹ và nặng (94,7% và 11,6%)
đều cao hơn so với trẻ em nữ (91,6% và 6,6%) (Mics, 2006).
Các em nam dường như bị đánh nhiều hơn (80,4% số em nam trả lời có
bị đánh so với 66,7% em nữ); số em ở độ tuổi nhỏ (dưới 11 tuổi) bị đòn
cao hơn so với số em ở độ tuổi lớn hơn (tương ứng là 77,4% và 69,4%);
tương tự, tỷ lệ em học tiểu học bị đòn cao hơn tỷ lệ bị đòn của các em học
trung học cơ sở (tương ứng là 80% và 67,3%) (Viện NCPTXH, 2005).
Sự khác biệt về dân tộc và địa lý
Xem xét các kết quả nghiên cứu có thể nhận thấy tác động của yếu tố
dân tộc và địa lý tới hành vi trừng phạt thân thể và tinh thần đối với trẻ em
không thể hiện một xu hướng rõ ràng nào.
Mức độ sử dụng hình phạt cũng khác nhau trong các vùng miền: Thành
thị 50,8%; nông thôn 38,7% và miền núi là 41,8%. (Đặng Cảnh Khanh
2003).
Trẻ em người Kinh bị mắng chửi nhiều hơn trẻ em dân tộc thiểu số. Trẻ
em dân tộc thiểu số cho biết các em bị đánh, chửi mắng và sỉ nhục ở
trường nhiều hơn so với trẻ em người Kinh. Trẻ em nông thôn bị đánh đập
và chửi mắng nhiều hơn trẻ thành thị. Trẻ em thành thị có xu hướng bị
đánh ở trường nhiều hơn trẻ nông thôn, mặc dù trẻ nông thôn có vẻ hay bị
mắng chửi ở trường hơn trẻ thành thị (Viện KHDSGDTE, 2007).
Hậu quả của trừng phạt thân thể và tinh thần đối với trẻ em
Ngoài những tổn thương về thể chất có thể nhìn thấy và xác định một
cách rõ ràng thì hành vi trừng phạt thân thể và tinh thần đối với trẻ em còn
để lại nhiều hậu quả không dễ nhìn thấy và có thể có ảnh hưởng tiêu cực
lâu dài tới tâm lý tình cảm cũng như sự phát triển nhân cách của trẻ em
với những biểu hiện hết sức đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau.
10 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 19, số 6, tr. 3-15
Từ những tác động về tâm lý, tình cảm khi bị trừng phạt thân thể và tinh
thần sẽ dẫn đến những hành động không lường trước được và rất tiêu cực
của trẻ em. Sợ hi, xấu hổ, mặc cảm, tức giận là những cảm giác mà hầu
hết trẻ bị trừng phạt thân thể có. Buồn, mặc cảm sẽ dẫn đến tâm trạng chán
nản. Dần dần lòng tự trọng và tự tin sẽ bị suy giảm. Mặt khác, cảm giác
oan ức, tức giận, hận dễ đẩy các em tới những hành động bột phát, quyết
liệt. Không ít trường hợp, những phản ứng của trẻ mang màu sắc bạo lực
như đập phá lung tung, đập đồ đạc, gây gổ với bạn bè, nói hỗn với người
lớn, ci lại, đánh lại, tự nhốt vào buồng, tự rạch tay (CSAGA, 2004).
Các em có thể bị những chấn thương về tâm lý như căng thẳng, sợ hi,
cảm thấy bị hắt hủi; có thể thay đổi tính tình như trở nên mất tự tin, nhát,
hoặc ngược lại, không còn sợ đòn roi, dần dần trở nên khó bảo, cục cằn và
sẽ phát triển theo hướng tiêu cực như xa lánh bố mẹ, nói dối, học sút kém,
hoặc cực đoan hơn nữa, trẻ em có thể trở thành trẻ hư, bỏ nhà thành trẻ
lang thang (Viện NCPTXH, 2005).
Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em có thể ảnh hưởng xấu tới quá
trình hình thành nhân cách trẻ em. Bạo lực gia đình đối với trẻ không chỉ
là việc gây đau đớn về thể xác mà còn để lại di chứng khá nặng nề và lâu
dài về mặt tinh thần, khiến trẻ hoặc thiếu tự tin, rụt rè, lo sợ... hoặc trở nên
hung dữ, thường sử dụng bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ trong
gia đình và ngoài x hội, cả hiện tại và trong tương lai. Đáng lưu ý là việc
cha mẹ đánh đập con cái có khả năng tác động tới việc hình thành thái độ
và quan điểm chấp nhận trừng phạt thân thể trong thế hệ trẻ em và xa hơn
nữa là khả năng phát triển những hành vi bạo lực ở trẻ em (Viện NCPTXH,
2005).
Một trong những hậu quả nghiêm trọng của những hành vi bạo lực của
người lớn gây ra cho trẻ em có liên quan tới nạn tự tử. Theo kết quả điều
tra của SAVY thì 3,4% số các em trả lời là đ có ý định tự tử. Nghiên cứu
của Đặng Phương Kiệt và Đinh Văn Lượng về nạn tự tử tại địa bàn huyện
Xuân Trường, tỉnh Nam Định năm 2000 cho thấy mối liên quan giữa
những hành vi tự tử với những hành vi bạo lực trong gia đình. Trong số
những nạn nhân tự tử liên quan đến bạo lực gia đình thì vị thành niên (12-
20) chiếm 32,22%, lý do của tự tử hầu như do mâu thuẫn cha-con, mâu
thuẫn mẹ-con, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con (Viện NCPTXH, 2005).
Nguyễn Phương Thảo 11
Chính những người thực hiện hành vi trừng phạt thân thể và tinh thần
đối với trẻ em cũng ý thức được phần nào hậu quả của những hành động
này: trên 70% giáo viên được hỏi thừa nhận trừng phạt thân thể làm học
sinh chai sạn với các hình thức phạt, làm giảm lòng tự trọng và tự tin của
học sinh, để lại những thương tổn cơ thể, làm tăng nguy cơ bạo lực ở học
sinh, làm xấu đi mối quan hệ thầy trò. 64,3% cha mẹ cho rằng làm như thế
sẽ khiến trẻ chai sạn với các hình thức t