Tóm tắt: Mô hình kị khí hiếu nhiệt dòng chảy liên tục (Thermo_UASB) được
thiết lập để thử nghiệm xử lý độ màu của thuốc nhuộm Brilliant Blue trong nước
thải, một trong những loại thuốc nhuộm phổ biến trong quy trình nhuộm vải quân
đội. Nghiên cứu được thực hiện tại 2 điều kiện nhiệt độ khác nhau là 45oC và 55oC;
ngưỡng giới hạn thử nghiệm độ màu và COD đầu vào tương ứng 2.490 Pt-Co và
1.600 mg/L. Kết quả cho thấy, hiệu quả khử màu và COD tốt nhất khi độ màu ban
đầu nhỏ hơn 1.830 Pt-Co. Tại nhiệt độ phản ứng 55oC, hiệu quả khử màu và COD
tương ứng xấp xỉ 75% và 87%. Trong khi đó, với môi trường phản ứng 45oC, hiệu
quả khử màu và COD chỉ đạt 68% và 75%, thấp hơn hẳn so với điều kiện thử
nghiệm 55oC. Tỷ lệ BOD/COD cũng đã được ghi nhận đạt 0,75 trong cả 2 môi
trường phản ứng. Trong giới hạn nghiên cứu, kết qủa đã chứng minh rằng, vi khuẩn
kị khí hiếu nhiệt có khả năng thích nghi và phân giải chất hữu cơ tốt hơn vi khuẩn
ưa nhiệt trung bình, rất thuận lợi cho việc xử lý nước thải phát sinh từ công đoạn
nhuộm vốn dĩ có nhiệt cao.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải có chứa thuốc nhuộm Brilliant Blue bằng công nghệ kị khí hiếu nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
P. H. Tuân, N. T. Thủy, N. V. T. Huy, “Nghiên cứu xử lý nước thải kị khí hiếu nhiệt.” 232
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ CHỨA THUỐC NHUỘM
BRILLIANT BLUE BẰNG CÔNG NGHỆ KỊ KHÍ HIẾU NHIỆT
Phạm Hồng Tuân*, Nguyễn Thị Thủy, Ngô Văn Thanh Huy
Tóm tắt: Mô hình kị khí hiếu nhiệt dòng chảy liên tục (Thermo_UASB) được
thiết lập để thử nghiệm xử lý độ màu của thuốc nhuộm Brilliant Blue trong nước
thải, một trong những loại thuốc nhuộm phổ biến trong quy trình nhuộm vải quân
đội. Nghiên cứu được thực hiện tại 2 điều kiện nhiệt độ khác nhau là 45oC và 55oC;
ngưỡng giới hạn thử nghiệm độ màu và COD đầu vào tương ứng 2.490 Pt-Co và
1.600 mg/L. Kết quả cho thấy, hiệu quả khử màu và COD tốt nhất khi độ màu ban
đầu nhỏ hơn 1.830 Pt-Co. Tại nhiệt độ phản ứng 55oC, hiệu quả khử màu và COD
tương ứng xấp xỉ 75% và 87%. Trong khi đó, với môi trường phản ứng 45oC, hiệu
quả khử màu và COD chỉ đạt 68% và 75%, thấp hơn hẳn so với điều kiện thử
nghiệm 55oC. Tỷ lệ BOD/COD cũng đã được ghi nhận đạt 0,75 trong cả 2 môi
trường phản ứng. Trong giới hạn nghiên cứu, kết qủa đã chứng minh rằng, vi khuẩn
kị khí hiếu nhiệt có khả năng thích nghi và phân giải chất hữu cơ tốt hơn vi khuẩn
ưa nhiệt trung bình, rất thuận lợi cho việc xử lý nước thải phát sinh từ công đoạn
nhuộm vốn dĩ có nhiệt cao.
Từ khóa: Kị khí hiếu nhiệt; Khử màu; Nước thải nhuộm; Brilliant blue.
1. MỞ ĐẦU
Remazol Brilliant Blue Reactive (RBBR) là thuốc nhuộm hoạt tính thuộc nhóm
Anthraquinone, dạng thuốc nhuộm phổ biến thứ 2 sau nhóm azo, được sử dụng rộng rãi
trong ngành nhuộm, bởi vì bên cạnh đặc tính sáng màu còn bền màu, có khả năng chống
chịu cao với môi trường [1]. Thuốc nhuộm nhóm Anthraquinone có dải màu rộng nhưng
thường được sử dụng để nhuộm màu tím, xanh dương và xanh lá cây. Vì thế, Remazol
Brilliant Blue là thuốc nhuộm sử dụng phổ biến trong quân đội. Dòng thải từ các bể nhuộm
thường có nhiệt độ từ 40oC -70oC và chứa 20-25% hàm lượng thuốc nhuộm dư thừa [2]. Sự
hiện diện của thuốc nhuộm trong môi trường nước sẽ làm giảm ôxy hòa tan, cản trở sự
quang hợp của hệ thực vật thủy sinh nên việc xử lý nước thải có chứa thuốc nhuộm là rất
cần thiết [3]. Nước thải chứa thuốc nhuộm có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác
nhau như hấp phụ, keo tụ-tạo bông, ôxy hóa, điện hóa và sinh học [1, 4].
Việc loại bỏ màu do thuốc nhuộm RBBR đã nghiên cứu với nhiều giải pháp khác nhau
bao gồm từ việc sử dụng các enzyme xúc tác [5-8]; ôxy hóa nâng cao bằng ozone, H2O2,
xúc tác kết hợp siêu âm/UV [9-14] cho đến công nghệ sinh học [15-17]. Tuy nhiên, việc
loại màu của thuốc nhuộm nhóm Anthraquinone bằng công nghệ kỵ khí hiếu nhiệt vẫn
chưa được nghiên cứu nhiều [18].
Bản chất quá trình kị khí gồm 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn thủy phân: Các enzym ngoại bào được sản xuất ra bởi các vi khuẩn thủy
phân (hydrolytic bacteria) phân hủy các phân tử lớn thành phân tử nhỏ hơn. Tuy nhiên,
quá trình thủy phân xảy ra tương đối chậm và có tốc độ phụ thuộc nhiều vào mức độ tiếp
xúc của enzyme với cơ chất.
- Giai đoạn acid hóa: chuyển hóa đường, acid amin, acid béo thành acid hữu cơ.
- Giai đoạn acetate hóa: bẻ gãy các acid béo và rượu thành acetate, hydro và carbon
dioxide, sinh khối mới.
- Giai đoan methane hóa: chuyển hóa sản phẩm cuối cùng của phản ứng acetate hóa
thành khí methane và carbon dioxide. Vi khuẩn methane tăng trưởng chậm. Đây là lý do
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 233
chính tại sao quá trình phân huỷ kỵ khí đòi hỏi thời gian lưu sinh khối cao.
Trong nghiên cứu này, mô hình ứng dụng công nghệ sinh học kị khí hiếu nhiệt đã được
thiết lập để thử nghiệm xử lý nước thải có chứa thuốc nhuộm RBBR.
Hình 1. Công thức hóa học của thuốc nhuộm RBBR.
Công nghệ sinh học kỵ khí hiếu nhiệt với ưu điểm là tận dụng được nguồn nhiệt của
các loại nước thải có nhiệt độ cao. Một số chủng vi khuẩn kỵ khí, chẳng hạn loài
Methanosarcina có thể phát triển ở điều kiện tốt nhất là 50 – 57oC hay loài Methanothrix
có thể phát triển ở nhiệt độ 70oC [19]. Nhóm vi khuẩn Hydrogenotrophic methanogenesis
cũng được tìm thấy ở nhiệt độ cao là 97oC [20].
Cơ chế phân hủy thuốc nhuộm trong điều kiện kị khí cho đến nay vẫn đang là vấn đề
được tranh luận và nghiên cứu sâu. Trong điều kiện kị khí với thế ôxy hóa khử thấp (< -50
mV) là điều kiện cận thiết cho quá trình phân hủy thuốc nhuộm. Trong môi trường này,
các electron điện tử được sinh ra từ quá trình thủy phân bởi enzyme ngoại bào vi sinh vật
được sử dụng để cắt mạch phân tử thuốc nhuộm thành các sản phẩm amin trung gian,
thuốc nhuộm đóng vai trò là chất nhận điện tử:
(R1-N=N-R2) + 2e
-
+ 2H
+
R1-NH - NH-R2
(R1-N - N-R2) + 2e
-
+ 2H
+
R1-NH2 + NH2-R2
Các sản phẩm amin lại tiếp tục được phân hủy kị khí thành các chất hữu cơ có cấu trúc
phân tử nhỏ hơn, dễ phân hủy sinh học hơn.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất
Nước thải mô phỏng chứa thuốc nhuộm Brilliant Blue được pha chế bằng cách hòa tan
thuốc nhuộm Brilliant Blue vào trong nước tương ứng với các liều lượng 0,05 mg/L; 0,1
mg/L; 0,15 mg/L. Cơ chất là glucose (C6H12O6.H2O) hàm lượng 1mg/l tương đương với
980 mgCOD/l.
Nguyên tố đa lượng: NH4Cl (280mg/l), K2HPO4 (250 mg/l), MgSO4.7H2O (100mg/l),
CaCl2 .2H2O (10 mg/l), NaHCO3 (60mg/l) .
Nguyên tố vi lượng: 1ml/l: H3BO3(50mg/l), FeCl2·4H2O (2.000mg/l), ZnCl2 (50mg/l),
MnCl2·4H2O(500mg/l), CuCl2·2H2O (38mg/l), (NH4)6Mo7O24·4H2O (50mg/l),
AlCl3·6H2O (90mg/l), CoCl2·6H2O (2.000mg/l), NiCl2·6H2O(92mg/l), Na2SeO3·5H2O
(162mg/l), EDTA (1000mg/l).
2.2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu thử nghiệm xử lý nước thải chứa thuốc nhuộm Brilliant Blue được
mô tả như hình 2.
3
-
-
-
-
-
COO
SO3
HSO
O
OHNH
-
-
O
- SO
OH
O
3
SO
COO
2
SO 3
COO
COO
COO
3 -
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
P. H. Tuân, N. T. Thủy, N. V. T. Huy, “Nghiên cứu xử lý nước thải kị khí hiếu nhiệt.” 234
Hình 2. Mô hình nghiên cứu kị khí hiếu nhiệt:
1) Cột phản ứng kị khí 7,5 lít; 2) Lớp vỏ kép; 3) Phễu tách khí; 4) Nền bùn; 5) Bình tam
giác đựng HCl 10%; 6) Bình tam giác chứa NaOH 30%; 7) Ống đựng Silicagel; 8) Bình
Mariotte; 9) Điện cực pH; 10) Hệ thống kiểm soát pH; 11) Dung dịch NaOH hoặc HCl;
12) Bể điều nhiệt; 13) Bơm hồi lưu; 14) Bơm cơ chất; 15) Dung dịch cơ chất; 16) Bơm
dinh dưỡng; 17) Dung dịch dinh dưỡng; 18) Van lấy mẫu.
2.3. Điều kiện thử nghiệm
Mô hình thử nghiệm được thiết lập vận hành liên tục 90 ngày với 3 mức tải trọng đầu
vào tăng dần theo thời gian, mỗi mức tải trọng được theo dõi kết quả trong 30 ngày. Mức
1: COD = 600 mg/l, độ màu = 1.670 Pt-Co; Mức 2: COD = 1.000 mg/l, độ màu = 1.830
Pt-Co; Mức 3: COD = 1.600 mg/l, độ màu = 2.490 Pt-Co.
Môi trường nhiệt độ thử nghiệm: 45oC và 55oC được lựa chọn dựa trên kết quả nghiên
cứu trước đó của Trần Minh Chí và cộng sự [21].
Các kết quả được ghi nhận để đánh giá hiệu quả thử nghiệm gồm có:
- Sự biến thiên pH trong quá trình thử nghiệm;
- Tỷ lệ BO/COD;
- Hiệu quả khử màu và COD tại nhiệt độ 45oC và 55oC;
- Nồng độ VSS được duy trì ổn định ở mức 13.500 mg/L;
- Thời gian lưu thủy lực: 24h.
2.4. Lấy mẫu và các phương pháp phân tích
Để đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình thử nghiệm, mẫu nước thải sau xử lý được
phân tích các thông số với tần suất như mô tả trong bảng 2.
pH được đo bằng thiết bị đo pH meter. Độ màu được xác định bằng phương pháp so
màu với thiết bị Hach DR2010. COD được xác định theo Stadard Method SMEWW
5220D. BOD được xác định theo Stadard Method SMEWW 5210B: 2012. VSS được xác
định theo phương pháp 2540 (Standard Method).
3. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
3.1. pH trong quá trình xử lý kị khí hiếu nhiệt
Nước thải đầu vào mô hình có pH nằm trong khoảng trung tính (pH=7,3). Kết quả ghi
nhận sự thay đổi về độ pH trong quá trình xử lý sinh học kị khí hiếu nhiệt được thể hiện trong
hình 3. Kết quả gần như là tương đương giữa 2 chế độ vận hành ở nhiệt độ 45oC và 55oC.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 235
Hình 3. Sự thay đổi giá trị pH trong quá trình thử nghiệm với mô hình kị khí hiếu nhiệt
ở nhiệt độ 45oC và 55oC.
Trong thời gian thích nghi, pH giảm do hệ vi sinh bị ức chế với độc tính của thuốc
nhuộm và chưa thích nghi với môi trường, vì vậy, quá trình xử lý mới chỉ đến giai đoạn
sinh axetate, quá trình kỵ khí chưa xảy ra hoàn toàn. Ngày thứ 12, pH = 7,2 và duy trì đến
ngày thứ 30. Khi tăng độ màu nước thải lên 1.830 Pt-Co, pH giảm xuống 6,4 (ngày 34) và
đến ngày 46, pH tăng lên 6,71; pH tiếp tục tăng và ổn định tại pH = 7,12 (ngày 62). Kết
quả tương tự khi tăng độ màu lên 2.490 Pt-Co.
3.2. Tỷ lệ BOD/COD trong quá trình xử lý
Nước thải mô phỏng tiến hành thí nghiệm có tỉ lệ BOD/COD dao động trong khoảng
0,410,42.
Hình 4. Tỷ lệ BOD/COD trong quá trình sinh học kị khí hiếu nhiệt.
Tại thang nhiệt độ 45oC, sau thời gian mô hình chạy liên tục 30 ngày, tỉ lệ BOD/COD
tăng dần từ 0,42 tăng lên 0,76; 0,41 tăng lên 0,78; 0,44 tăng lên 0,6 tương ứng với dòng
vào COD = 600 mg/l, Độ màu = 1670 Pt-Co; COD = 1000 mg/l, Độ màu = 1830 Pt-Co và
COD = 1600 mg/l, Độ màu = 2490 Pt-Co,
Trong khi đó, với thang nhiệt độ 55oC, tỷ lệ BOD/COD có phần cao hơn so với thang
nhiệt độ 45oC, rõ nhất là trong giai đoạn vận hành với nồng độ COD dòng vào 1.600 mg/L
(từ ngày 61 đến ngày 90), tỷ lệ BOD/COD tăng từ 0,44 lên 0,74. Kết quả cũng ghi nhận tỉ
lệ BOD/COD gần như là xấp xỉ với cả 3 mức tải trọng. Điều này cho thấy, hiệu quả hoạt
động của quần thể vi khuẩn kị khí hiếu nhiệt tại nhiệt độ 55oC cao hơn so với môi trường
nhiệt độ 45oC.
3.3. Hiệu quả khử màu thuốc nhuộm và xử lý COD với mô hình thử nghiệm tại thang
nhiệt độ 45oC
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
6.00
6.20
6.40
6.60
6.80
7.00
7.20
7.40
0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 68 72 76 80 84 88 92
Đ
ộ
m
àu
(
P
t-
C
o
)
p
H
Thời gian (ngày) pH Độ màu- vào
0.20
0.25
0.30
0.35
0.40
0.45
0.50
0.55
0.60
0.65
0.70
0.75
0.80
0.85
0 4 8 12 16 20 24 28 31 34 38 42 46 50 54 58 61 64 68 72 76 80 84 88
T
ỷ
l
ệ
B
O
D
/C
O
D
Ngày
45oC 55oC
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
P. H. Tuân, N. T. Thủy, N. V. T. Huy, “Nghiên cứu xử lý nước thải kị khí hiếu nhiệt.” 236
Hình 5. Hiệu suất khử màu và xử lý COD của mô hình kị khí hiếu nhiệt
tại nhiệt độ 45oC.
Kết quả thử nghiệm tại nhiệt độ 45oC cho thấy thời gian thích nghi của vi khuẩn kị khí
hiếu nhiệt khoảng 15 ngày. Thời gian thích nghi và tăng trưởng của vi khuẩn trong nghiên
cứu này phù hợp với kết quả ghi nhận từ nghiên cứu của Jules B. Van Lier [22].
Hiệu quả xử lý ở ngưỡng ổn định đạt 85% độ màu, 71% COD tương ứng với dòng vào
COD 600 mg/L và độ màu 1.670 Pt-Co. Tuy nhiên, khi tăng tải lượng dòng vào, hiệu suất
khử màu và COD giảm xuống còn khoảng 70% và 62%. pH ghi nhận được như hình 3 là
7,2 trong khoảng thời gian xử lý ổn định cho cả 3 mức tải trọng, điều đó cho thấy tuy hiệu
suất khử màu và COD có giảm do ảnh hưởng của dòng vào, nhưng vi khuẩn kị khí hiếu
nhiệt vẫn duy trì được mật độ ổn định trong cột phản ứng kị khí.
3.4. Hiệu quả khử màu thuốc nhuộm và xử lý COD với mô hình thử nghiệm tại thang
nhiệt độ 55oC
Kết quả ghi nhận cho thấy hiệu quả xử lý đạt ngưỡng ổn định sau 14 ngày thích nghi,
tương ứng xấp xỉ 87% đối với độ màu và 75% đối với COD. Khi chuyển qua giai đoạn xử
lý với mức tải trọng 2 và 3, hiệu quả vẫn đạt ngưỡng ổn định như trên. Điều đó cho thấy
tại 55oC, hiệu quả khử màu và COD cao hơn sao với thang nhiệt độ 45oC. Vi khuẩn kị khí
hiếu nhiệt phát triển tốt và tăng tốc độ phân giải chất hữu cơ, hấp phụ màu. Kết quả phù
hợp với nghiên cứu của Van Lier [23] và có thể giải thích tại môi trường nhiệt độ cao hơn,
tốc độ phân giải chất ô nhiễm của vi khuẩn kị khí tăng dẫn đến nồng độ các chất trung gian
sinh ra từ quá trình axêtat hóa thấp. Nhiệt độ 45oC được xem là nhiệt độ thích hợp để dần
thay thế quần thể nhiệt độ thường sang quần thể hiếu nhiệt [22].
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
2,000
2,200
2,400
2,600
0
20
40
60
80
100
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95
H
iệ
u
s
u
ấ
t
l
o
ạ
i
m
à
u
(
%
)
Đ
ộ
m
à
u
(
P
t
-C
o
)
Thời gian (ngày)
E%-màu Độ màu-vào Độ màu
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
0
20
40
60
80
100
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95
H
iệ
u
s
u
ấ
t
l
o
ạ
i
C
O
D
(
%
)
C
O
D
(
m
g
/l
)
Thời gian (ngày)
E%- COD COD-vào COD
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 237
Hình 6. Hiệu suất khử màu và xử lý COD của mô hình kị khí hiếu nhiệt tại nhiệt độ 55oC.
Ở chế độ nhiệt 55oC, vi sinh hiếu nhiệt đã bắt đầu thích nghi được và tăng trưởng nên
hiệu quả loại COD cao hơn ở chế độ 45oC. Hiệu quả loại COD của chế độ này là 75%. Kết
quả này khá tương đồng với nghiên cứu của TS. Trần Minh Chí tiến hành trên nước thải
nhuộm [21]. Trong nghiên cứu của tác giả, hiệu quả loại COD ở nhiệt độ 55oC dao động
trong khoảng 50 - 69%.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, công nghệ kị khí hiếu nhiệt có hiệu quả đáng kể trong
việc xử lý độ màu và COD trong nước thải có chứa thuộc nhuộm Brilliant Blue. Nghiên
cứu được thực hiện với 2 thang nhiệt độ là 45oC và 55oC. Tải trọng xử lý được nâng tăng
dần theo 3 mức: tải trọng 1 (COD 600mg/L, độ màu 1.670 Pt-Co); tải trọng mức 2 (COD
1.000 mg/L, độ màu 1.830 Pt-Co); tải trọng mức 3 (COD 1.600 mg/L, độ màu 2.490 Pt-
Co). Nồng độ bùn sinh khối được duy trì ở mức ổn định 13.500 mgVSS/L. Thời gian lưu
thủy lực trong cột phản ứng kị khí là 24h.
Thời gian thích nghi của vi khuẩn kị khí hiếu nhiệt 14 ngày, trong giai đoạn này pH
giảm nhẹ do quá trình axít hóa. Từ ngày 15 trở đi, vi khuẩn hiếu nhiệt tăng trưởng, hiệu
quả xử lý dần ổn định, pH ổn định ở mức 7,0 0,2.
Hiệu quả khử màu và COD với mô hình nghiên cứu tại thang nhiệt độ 55oC tưởng ứng
là 87% và 75% cao hơn so với kết quả thử nghiệm tại thang nhiệt độ 45oC. Hiệu quả khử
màu và COD tại nhiệt độ 45oC chỉ đạt 68% và 75%.
Kết quả ghi nhận tỉ lệ BOD/COD trong quá trình kị khí hiếu nhiệt tăng từ 0,44 lên xấp
xỉ 0,77 cho thấy, công nghệ kị khí hiếu nhiệt không chỉ có hiệu quả nhất định trong việc
xử lý COD mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
xử lý nước thải bằng quá trình hiếu khí.
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
2,000
2,200
2,400
2,600
2,800
0
20
40
60
80
100
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95
Đ
ộ
m
à
u
(
P
t-
C
o
)
H
iệ
u
s
u
ấ
t
lo
ạ
i
m
à
u
(
%
)
Thời gian (ngày)
E%-màu Độ màu-vào Độ màu
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95
H
iệ
u
s
u
ấ
t
l
o
ạ
i
C
O
D
(
%
)
C
O
D
(
m
g
/l
)
Thời gian (ngày)
E%-COD COD-vào COD
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
P. H. Tuân, N. T. Thủy, N. V. T. Huy, “Nghiên cứu xử lý nước thải kị khí hiếu nhiệt.” 238
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Esther Forgacs, Tibor Cserháti, and Gyula Oros. "Removal of synthetic dyes from
wastewaters: a review". Environment International, 2004. 30(7): p. 953-971.
[2]. DM Lewis, AH Renfrew, and AA Siddique. "The synthesis and application of a new
reactive dye based on disulfide-bis-ethylsulfone". Dyes and pigments, 2000. 47(1-2):
p. 151-167.
[3]. King-Thorn Chung, S Edward Stevens, and Carl E Cerniglia. "The reduction of azo
dyes by the intestinal microflora". Critical reviews in microbiology, 1992. 18(3): p.
175-190.
[4]. Tim Robinson, et al. "Remediation of dyes in textile effluent: a critical review on
current treatment technologies with a proposed alternative". Bioresource technology,
2001. 77(3): p. 247-255.
[5]. T. Mechichi, N. Mhiri, and S. Sayadi. "Remazol Brilliant Blue R decolourization by
the laccase from Trametes trogii". Chemosphere, 2006. 64(6): p. 998-1005.
[6]. P-P Champagne and JA Ramsay. "Reactive blue 19 decolouration by laccase
immobilized on silica beads". Applied microbiology and biotechnology, 2007. 77(4):
p. 819-823.
[7]. Tayfun Deveci, Ali Unyayar, and Mehmet A. Mazmanci. "Production of Remazol
Brilliant Blue R decolourising oxygenase from the culture filtrate of Funalia trogii
ATCC 200800". Journal of Molecular Catalysis B: Enzymatic, 2004. 30(1): p. 25-32.
[8]. K Shin, I Oh, and Ch Kim. "Production and purification of Remazol brilliant blue R
decolorizing peroxidase from the culture filtrate of Pleurotus ostreatus". Applied and
environmental microbiology, 1997. 63(5): p. 1744-1748.
[9]. F Herrera, et al. "Photochemical decoloration of Remazol Brilliant Blue and Uniblue
A in the presence of Fe3+ and H2O2". Environmental science & technology, 1999.
33(18): p. 3145-3151.
[10]. Carlos AK Gouvea, et al. "Semiconductor-assisted photocatalytic degradation of
reactive dyes in aqueous solution". Chemosphere, 2000. 40(4): p. 433-440.
[11]. Zhiqiao He, et al. "Mineralization of CI Reactive Blue 19 by ozonation combined
with sonolysis: Performance optimization and degradation mechanism". Separation
and purification technology, 2008. 62(2): p. 376-381.
[12]. Enes Şayan and M Esra Edecan. "An optimization study using response surface
methods on the decolorization of Reactive Blue 19 from aqueous solution by
ultrasound". Ultrasonics sonochemistry, 2008. 15(4): p. 530-538.
[13]. Shuang Song, et al. "Effect of operational parameters on the decolorization of CI
Reactive Blue 19 in aqueous solution by ozone-enhanced electrocoagulation".
Journal of hazardous materials, 2008. 152(1): p. 204-210.
[14]. A Rezaee, et al. "Photochemical oxidation of reactive blue 19 dye (RB19) in textile
wastewater by UV/K2S2O8 process". Journal of Environmental Health Science &
Engineering, 2008. 5(2): p. 95-100.
[15]. Zümriye Aksu and Gönül Dönmez. "A comparative study on the biosorption
characteristics of some yeasts for Remazol Blue reactive dye". Chemosphere, 2003.
50(8): p. 1075-1083.
[16]. H Duygu Özsoy, Ali Ünyayar, and M Ali Mazmancı. "Decolourisation of reactive
textile dyes Drimarene Blue X3LR and Remazol Brilliant Blue R by Funalia trogii
ATCC 200800". Biodegradation, 2005. 16(3): p. 195-204.
[17]. Gianna Palmieri, Giovanna Cennamo, and G Sannia. "Remazol Brilliant Blue R
decolourisation by the fungus Pleurotus ostreatus and its oxidative enzymatic
system". Enzyme and Microbial Technology, 2005. 36(1): p. 17-24.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 239
[18]. André B dos Santos, et al. "Effect of different redox mediators during thermophilic
azo dye reduction by anaerobic granular sludge and comparative study between
mesophilic (30 C) and thermophilic (55 C) treatments for decolourisation of textile
wastewaters". Chemosphere, 2004. 55(9): p. 1149-1157.
[19]. Stephen H Zinder. "Conversion of acetic acid to methane by thermophiles". FEMS
Microbiology Reviews, 1990. 6(2-3): p. 125-137.
[20]. Karl Otto Stetter, et al. "Hyperthermophilic microorganisms". FEMS Microbiology
Letters, 1990. 75(2‐ 3): p. 117-124.
[21]. Trần Minh Chí. "Nghiên cứu xử lý nước thải chứa thuốc nhuộm bằng công nghệ sinh
học kỵ khí và công nghệ sinh học kết hợp". Trung tâm khoa học kỹ thuật và công
nghệ quân sự, 2004.
[22]. Jules B van Lier, et al. "Start-up of a thermophilic upflow anaerobic sludge bed
(UASB) reactor with mesophilic gr