Những luận điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa

Những quan điểm mang tính lý luận khi bàn về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là sự kế thừa, tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời là sự vận dụng, phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Những quan điểm sáng tạo và hết sức độc đáo về văn hóa của Người cho đến nay vẫn là những chỉ dẫn thiết thực, sâu sắc, còn vẹn nguyên tính thời sự có giá trị định hướng vững bền cho quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng và công cuộc chung sức dựng xây một xã hội văn minh, tiến bộ, vì con người của nhân loại nói chung.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những luận điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 1 S Ố 0 4 N Ă M 2 0 18 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tư tưởng, lý luận vô cùng to lớn và sâu sắc. Tư tưởng của Người đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người, có tư tưởng về văn hóa. Tư tưởng văn hóa của Người là một trong nhiều lĩnh vực phong phú và sâu sắc nhất, có giá trị bền vững. Các giá trị tư tưởng đó không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn là tài sản của hiện tại và tương lai. Nó lan tỏa và vạch hướng, chỉ đường đi lên cho sự phát triển của dân tộc và có ý nghĩa vươn tầm thời đại. Hồ Chí Minh khẳng định vai trò soi đường của văn hóa trong quá trình phát triển - nền tảng tinh thần của xã hội, gắn văn hóa với phát triển Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn vì Người đã có những đóng góp giá trị vào sự phát triển của văn hóa nhân loại. Người đã sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước, coi văn hóa là một mặt trận và anh chị em cán bộ hoạt động trên lĩnh vực đó là những chiến sĩ văn hóa. Vừa giành lại được độc lập dân tộc, Người đã tìm cách nâng dân tộc mình lên một tầm cao mới: Phát động chiến dịch diệt giặc dốt - coi dốt nát là một thứ giặc - giặc nội xâm, giặc trong lòng; đề ra chiến lược xoá nạn mù chữ, thành lập Nha Bình dân học vụ; phát động phong trào đời sống mới; xây dựng và phát triển các thuần phong mỹ tục mới trong nhân dân,... Công lao to lớn của Hồ Chí Minh là đã đưa văn hóa đi sâu vào quần chúng, tác động như một sức mạnh vật chất, biến đổi phong hoá, cải tạo con người. Những luận điểm sáng tạo của về vai trò của văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ThS. LÊ ĐỨC THỌ Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Những quan điểm mang tính lý luận khi bàn về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là sự kế thừa, tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời là sự vận dụng, phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Những quan điểm sáng tạo và hết sức độc đáo về văn hóa của Người cho đến nay vẫn là những chỉ dẫn thiết thực, sâu sắc, còn vẹn nguyên tính thời sự có giá trị định hướng vững bền cho quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng và công cuộc chung sức dựng xây một xã hội văn minh, tiến bộ, vì con người của nhân loại nói chung. KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN2 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G Kế thừa tư tưởng của C.Mác, Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” [1, tr. 246]. Người còn bổ sung thêm: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [1, tr. 246], tức là khẳng định sứ mệnh chiến đấu của cán bộ văn hóa: “Nay ở trong thơ nên có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong” [2, tr. 451]. Trên mặt trận văn hóa ấy, vũ khí của người chiến sĩ văn hóa là cây bút, tác phẩm văn hóa: “Cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng” [3, tr. 540]. Người chỉ ra các chức năng cao cả của văn hóa: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi (nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết), “văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” [4, tr. 71] (bồi dưỡng tinh thần vì nước quên mình). “Văn hóa phải sửa đổi được tham ô, lười biếng, phù hoa, xa xỉ” [4, tr. 72] (xây dựng, hoàn thiện đạo đức con người). Như vậy, xây dựng văn hóa chính là xây dựng nền tảng của xã hội, đó là sự đan kết của nhiều yếu tố: tâm lí, luân lí, chính trị, xã hội, kinh tế. Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là chính trị, chính trị hiểu theo chiều sâu là văn hóa. Nó luôn đan cài, hoà quyện vào nhau chứ không phân biệt, tách bạch rạch ròi, đâu là văn hóa, đâu là chính trị. Hồ Chí Minh chỉ ra các chức năng cao cả của văn hóa: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” Người coi dốt nát là một thứ giặc - “giặc nội xâm”, nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm, từ đó Người chủ trương thực hiện chiến dịch “xóa nạn mù chữ” và nhiệm vụ nâng cao dân trí. Theo Hồ Chí Minh, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [5, tr. 7], dốt nát là nguyên nhân cơ bản của yếu hèn và sai lầm: “Dốt thì dại, dại thì hèn”. Sau khi đất nước vừa giành được độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới, trong đó có 2 nhiệm vụ về giáo dục, đó là “mở một KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 3 S Ố 0 4 N Ă M 2 0 18chiến dịch để chống nạn mù chữ” và “giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” [5, tr. 7]. Người chỉ rõ: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí, bởi không một quốc gia nào có thể tiến hành xây dựng một chế độ xã hội mới và bảo vệ Tổ quốc thành công trong điều kiện văn hóa, dân trí, đạo đức, tinh thần xã hội thấp kém. Chưa đầy một tuần sau ngày độc lập, ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục đã được Người ký và ban hành: Sắc lệnh 17-SL, thành lập Nha Bình dân học vụ, Sắc lệnh 19- SL, quy định mọi làng phải có lớp học bình dân, và Sắc lệnh 20-SL, cưỡng bách học chữ Quốc ngữ không mất tiền. Một nền giáo dục mới - nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập được Người nêu rõ trong Thư gửi các học sinh: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em,... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [5, tr. 35]. Cũng ngay trong ngày 8/9/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thừa ủy quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ để triển khai nhanh chóng chiến dịch chống nạn mù chữ. Đầu tháng 10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học”. Lời kêu gọi đã nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí của mọi người, bất luận già, trẻ, lớn, bé, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần giai cấp, làm cho ai ai cũng đều thấy rõ chính sách ngu dân của thực dân Pháp, làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc, đoàn kết tất cả mọi tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhất để thực hiện nhiệm vụ của người công dân là chỉ trong vòng một năm, ai ai cũng biết đọc biết viết. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, Đảng và Chính phủ vẫn không quên lãnh đạo toàn dân tiếp tục chiến thắng giặc dốt. Năm 1950, Quốc hội khóa II đánh giá cao thắng lợi to lớn về xóa mù chữ: Cũng như thành tích chống giặc ngoại xâm và thành tích chống giặc đói, thành tích bình dân học vụ chống giặc dốt rất vĩ đại. Học tập và vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong đổi mới và phát triển đất nước hiện nay Ngày nay, cơ chế thị trường đã kéo theo sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, đem lại cho xã hội nhiều biến đổi to lớn. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đương nhiên kéo theo sự thay đổi đời sống vật chất và tinh thần. Điều đó có nghĩa là văn hóa có vai trò to lớn. Văn hóa lành mạnh và không lành mạnh cùng ồ ạt thâm nhập vào. Một số phần tử vì chạy theo lợi nhuận mà không hiểu tác hại của văn hóa không lành mạnh đã đưa vào Việt Nam, thâm nhập vào giới trẻ. Nó làm cho một số bộ phận thanh thiếu niên tụt dốc về văn hóa, đồng thời nó làm suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, cả cán bộ có chức có quyền. Đó là sự phai nhạt về lý tưởng, không thật sự tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của con đường cách mạng mà Bác Hồ, Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn - con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là căn bệnh chủ nghĩa cá nhân khá phổ biến dẫn tới cơ hội, thực dụng, quan liêu, lãng phí, tham ô, chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp,... Hiện nay, Đảng ta xác định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là quan trọng. Trong nhiệm vụ xây dựng Đảng, cùng với việc xây dựng chính trị, tư tưởng, tổ chức, phải tập trung xây dựng Đảng về văn hóa, xây dựng văn hóa trong KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN4 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G Đảng, văn hóa cầm quyền. Xây dựng kinh tế trước hết xây dựng con người có văn hóa, có đạo đức có trí tuệ, điều mà từ trước tới nay chúng ta ít quan tâm. Coi xây dựng kinh tế là trung tâm là đúng, nhưng phải hướng tới văn hóa và mục tiêu cuối cùng là vì mục tiêu văn hóa, đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Chúng ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, trong đó phải đặc biệt chú ý xây dựng văn hóa, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người với trình độ tri thức, đạo đức và thể lực, thẩm mỹ ngày càng cao. Nghiên cứu những luận điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là đóng góp quan trọng vào việc bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận thế giới, kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, đây là những chỉ dẫn cụ thể, sâu sắc cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chủ trương và thực thi chính sách, về văn hóa. Vận dụng những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về văn hóa trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi cần chú ý mấy điểm sau đây: Phải xác định nhiệm vụ xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa - con người với tư cách là sản phẩm của nền văn hóa mới, là mục tiêu và động lực của sự phát triển - là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công cuộc đổi mới. Hồ Chí Minh thường nói “lấy dân làm gốc” tức là phải lấy nhu cầu độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu, lấy lợi ích chính đáng của con người (cả vật chất và tinh thần) làm động lực. Trong khi nhận thức sâu sắc, đầy đủ vai trò động lực của con người thì phải thấy mối quan hệ biện chứng giữa con người mục tiêu và con người động lực. Càng chăm lo cho con người mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ phát huy con người động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người động lực thì sẽ nhanh chóng đạt mục tiêu cách mạng. Phải xác định xây dựng nền văn hóa mới là sự nghiệp của toàn dân. Hồ Chí Minh đã từng xác định rõ ràng “không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng” và “không có nhân dân thì không có Bác” [5, tr. 64]. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII nhấn mạnh việc xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Sau này, nghị quyết Trung ương 9 khóa XI cũng tái khẳng định: “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 5 S Ố 0 4 N Ă M 2 0 18thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa vừa có tài năng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ vừa có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất tốt. Để đáp ứng được những yêu cầu này, thiết nghĩ quay trở lại với những điều Hồ Chí Minh đã căn dặn từ thế kỷ trước: cán bộ Việt Nam phải đi sâu đi sát vào quần chúng nhân dân, phải hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, phải rèn luyện cho lập trường vững vàng, tư tưởng đúng... là điều rất quan trọng và đúng với mọi hoàn cảnh. Giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập với thế giới. Để không đánh mất cái cốt lõi trong bản sắc văn hóa dân tộc mình mà vẫn chọn lọc, tiếp nhận được các giá trị văn hóa - văn minh của nhân loại, phải trở về với tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh, làm “bộ lọc” cho mỗi người dân Việt Nam, làm tăng sức đề kháng để không bị lóa mắt trước những cái gọi là “mới”, là “hiện đại” nhưng thực chất chỉ là cặn bã của cái gọi là “văn minh phế thải” của phương Tây mà ngay các nhà văn hóa chân chính ở đó đã lên án từ lâu. Cảnh giác, ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, các “đế quốc văn hóa”, các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ hóa về chính trị”, “tự do hóa về kinh tế” để thổi lên những luồng gió độc, phủ nhận quá khứ, hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, gây mất niềm tin vào tương lai của chủ nghĩa xã hội,... nhân danh quyền con người để áp đặt cho các nước nhỏ những thị hiếu và lối sống phản động theo quan điểm của họ. Phương pháp bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh là xây dựng và bồi dưỡng những điển hình tích cực về văn hóa, từ phong trào “người tốt, việc tốt”, “xây dựng gia đình văn hóa mới”, “làng văn hóa”... đến xây dựng những thuần phong mỹ tục mới cho toàn xã hội, đó là con đường vững chắc và hiệu quả để tạo ra sức đề kháng, bảo vệ văn hóa dân tộc chống lại sự thẩm thấu độc hại của văn hóa ngoại lai. Phát triển văn hóa phải đi đôi với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân phải gắn với thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao đời sống vật chất của nhân dân đồng thời phải nâng cao đời sống tinh thần, khi đó con người mới có điều kiện để phát triển toàn diện. Đặc biệt, trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phải chú ý đảm bảo tính văn hóa và môi trường văn hóa, tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận kinh tế mà quên đi lợi ích của cộng đồng: buôn gian, bán lận, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường,... Kinh tế phát triển phải đi đôi với văn hóa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước cũng như của mỗi cá nhân. Tóm lại , nghiên cứu những luận điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa có ý nghĩa sâu xa, đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước hiện nay. Nó không chỉ là mục tiêu phấn đấu vươn tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống mà còn có vai trò nền tảng, là sức mạnh động lực hết sức to lớn trong phát triển đời sống kinh tế - xã hội. Văn hóa dân tộc là sức sống của sự phát triển kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sống của con người./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2]. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3]. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4]. Diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc, khai mạc ngày 24/11/1946 tại Hà Nội, Về công tác văn hóa, văn nghệ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971. [5]. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.