Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài

Khái niệm nợ và các hình thức vay nợ  Phân loại nợ nước ngoài  Các chỉ tiêu đánh giá nợ  Đánh giá mức độ nợ theo nhóm chỉ tiêu  Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ và các biến số kinh tế vĩ mô  Tác động ngược của nợ đối với các biến số kinh tế vĩ mô  Quản lý nợ nước ngoài  Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số nước  Tình hình nợ và quản lý nợ tại Việt nam  Bài tập

pdf78 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5: NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI  Khái niệm nợ và các hình thức vay nợ  Phân loại nợ nước ngoài  Các chỉ tiêu đánh giá nợ  Đánh giá mức độ nợ theo nhóm chỉ tiêu  Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ và các biến số kinh tế vĩ mô  Tác động ngược của nợ đối với các biến số kinh tế vĩ mô  Quản lý nợ nước ngoài  Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số nước  Tình hình nợ và quản lý nợ tại Việt nam  Bài tập 1. Khái niệm nợ  Theo quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, (Ban hành kèm nghị định số 90/1998/NĐ/CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ VN) thì không gọi là nợ mà gọi là vay nước ngoài:  “vay nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn (có hoặc không có lãi) do nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (sau đây gọi là bên cho vay nước ngoài)”  Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). Khái niệm nợ  Theo 8 tổ chức quốc tế nghiên cứu thống kê nợ nước ngoài, gồm Ngân hàng thanh toán quốc tế, Ban thư ký Khối Thịnh vượng chung, Tổ chức Thống kê Châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Ban thư ký Câu lạc bộ Paris, Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc, nợ nước ngoài được thống nhất định nghĩa:  “Tổng nợ tại bất kỳ thời điểm nào, là tổng dư nợ của các nghĩa vụ nợ ở hiện tại, không bao gồm các nghĩa vụ nợ dự phòng, đòi hỏi người đi vay phải thanh toán nợ gốc có hay không có lãi trong tương lãi và khoản nợ này là nợ của người cư trú với người không cư trú trong quốc gia” Khái niệm nợ  Như vậy, theo định nghĩa được quốc tế thừa nhận rộng rãi này, nợ nước ngoài của một nước là tất cả các khoản nợ của nước đó với nước ngoài, bất kể người đi vay là Chính phủ, các Tổ chức của Chính phủ hay các doanh nghiệp tư nhân; các chủ nợ có thể là các Tổ chức quốc tế, Chính phủ, các Tổ chức thuộc Chính phủ hoặc các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Tín dụng nhà nước-Nợ của Chính phủ?  Tín dụng NN là phương thức huy động vốn để bù phần thiếu hụt ngân sách- Huy động vốn trong trường hợp này chính là vay nợ cho chi tiêu của chính phủ, cho đầu tư phát triển, và nhà nước phải trả lãi suất lẫn nợ gốc.  Tín dụng NN được thể hiện qua các hình thức huy động vốn trong nước và vay nợ nước ngoài  Các khoản vay nợ trong nước của Chính phủ thông qua phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu  Tín dụng ngắn hạn (dưới 1 năm)-qua phát hành tín phiếu Kho bạc (Phát hành vay của NHTW, và vay của các NHTM, các tổ chức, DN, cá nhân)  Tín dụng trung dài hạn (trên 1 năm)-Phát hành công trái, trái phiếu –có thể là các loại trái phiếu nội địa và trái phiếu quốc tế- Đây là công cụ nợ rủi ro thấp nên lãi suất thường thấp Tái cơ cấu nợ  Tái cơ cấu nợ hay tái tổ chức nợ có nhiều dạng:  (i) Thay đổi kỳ hạn nợ là hoãn trả nợ cho tới một thời điểm thuận tiện trong tương lai;  (ii) Xóa nợ là bất kỳ việc cắt giảm nào về giá trị của khoản nợ theo hợp đồng;  (iii) Giảm giá trị hiện tại của khoản nợ là bất kỳ biện pháp nào làm giảm giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tới hạn, ví dụ kéo dài thời gian ân hạn;  (iv) Giảm nợ là bất kỳ biện pháp nào có thể giảm giá trị khoản nợ của một quốc gia,ví dụ nợ có thể chuyển thành vốn sở hữu, mua lại nợ, hoặc chuyển thành trái phiếu dài hạn với một suất chiết khấu Các dòng vốn quốc tế và nợ quốc gia  Hình : Cơ cấu luồng vốn vào Tài trợ phát triển chính thức Vốn tư nhân Dòng vốn vào Viện trợ phát triển chính thức Tài trợ phát triển chính thức khác Viện trợ không hoàn lại Viện trợ có hoàn lại FDI Đầu tư gián tiếp Vay tư nhân Vay thương mại Tín dụng thương mại (XK) 2. Phân loại nguồn vốn theo tính chất gây nợ  Theo tính chất gây nợ, nợ nước ngoài tạo rủi ro cao hơn cho nước đi vay nhưng hứa hẹn lợi tức cao hơn.  Một dự án được tài trợ bằng nợ nước ngoài có kết quả tốt hay xấu nước đi vay cũng chịu cùng một nghĩa vụ trả nợ trong khi đó một khoản đầu tư được tài trợ bằng FDI nước tiếp nhận sẽ chia sẻ số lỗ với chủ đầu tư tương ứng với phần vốn góp  Theo tính chất này, luồng gây nợ bao gồm: nợ dài hạn, trái phiếu, nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại Phân loại nguồn vốn theo tính chất gây nợ  Luồng không gây nợ bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng, danh mục đầu tư (dạng mua cổ phiếu), viện trợ không hoàn lại chính thức trong đó không tính hợp tác kỹ thuật  ODA được xếp một phần vào luồng không gây nợ (phần cho không ) và một phần vào luồng gây nợ (khoản cho vay). Vì khoản này đã được liệt kê trong khoản mục ghi nhớ (memorandum item). Phân loại luồng vốn gây nợ  Có các cách phân loại sau:  theo tính chất đảm bảo,  theo thời hạn vay,  theo phía đi vay, phía cho vay,  điều kiện vay thị trường hay phi thị trường .  Phân loại theo tính chất đảm bảo được chia thành hai nhóm: nợ của chính phủ hoặc nợ tư nhân có đảm bảo của chính phủ và nợ tư nhân không đảm bảo Phân loại luồng vốn gây nợ  Phân loại theo điều kiện vay thị trường hay phi thị trường, theo định nghĩa của Uỷ ban Hỗ trợ phát triển, khoản vay ưu đãi là khoản vay trong đó yếu tố viện trợ từ 25% trở lên; yếu tố viện trợ của một khoản vay là giá trị cam kết của nó trừ đi giá trị dịch vụ nợ phải thanh toán theo hợp đồng (tính bằng giá trị hiện tại với suất chiết khấu theo thông lệ là 10% )  Phân loại theo thời hạn vay, nợ ngắn hạn từ 1 năm trở xuống và nợ dài hạn trên 1 năm. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế như kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng ở châu Á năm 1997 Phân loại luồng vốn gây nợ  Phân loại theo bên đi vay, nợ chính thức hay nợ chính phủ bao gồm bao gồm nợ của Ngân Hàng Nhà nước, của các tổ chức Nhà nước (đối với một liên bang thì gồm cả nợ của các bang trong liên bang) và nợ của cơ quan hành chính, tỉnh, thành phố.  Ngoài ra, các khoản nợ của khu vực tư nhân do nhà nước hoặc tổ chức chính thức bảo lãnh cũng được coi là nợ chính thức bởi nó cũng đặt dưới các quyết định và thủ tục như nợ trực tiếp của khu vực quốc doanh, hơn nữa nó liên quan đến sự cam kết về điều kiện của nhà nước. Nợ tư nhân thường là nợ trên thị trường trái phiếu, nợ ngân hàng thương mại và các tư nhân khác 3. Các chỉ tiêu đánh giá nợ -Các chỉ tiêu phản ánh mức độ nợ  Các chỉ tiêu thường dùng đánh giá nợ:  Nợ/ Xuất khẩu (bao gồm cả tiền của lao động XK)  Nợ/ GNI: tỷ lệ nợ so với thu nhập quốc dân tạo ra  Trả nợ/ Xuất khẩu hay còn gọi là tỷ lệ dịch vụ nợ (nợ gốc và lãi phải thanh toán so với giá trị XK)  Lãi/ Xuất khẩu: là tỷ lệ dịch vụ lãi hay tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả hàng năm so với kim ngạch XK  Lãi/ GNI: Tổng lãi phải trả so với GNI, phản ánh tiềm năng trả lãi của nước đi vay Các chỉ tiêu đánh giá nợ-Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ  Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm:  Nợ ngắn hạn/Tổng nợ: phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn  Nợ ưu đãi /Tổng nợ: tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ  Nợ đa phương/Tổng nợ: các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận Các chỉ tiêu đánh giá nợ- Các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản  Các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản gồm có:  Dự trữ quốc tế/Tổng nợ: phản ánh khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối để trả nợ của Ngân hàng Trung ương một nước.  Tỷ lệ dịch vụ nợ/Tổng thu ngân sách: có giới hạn an toàn từ 10% -12%  Dự trữ quốc tế/Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, theo tiêu chuẩn quốc tế, dự trữ quốc tế cần đạt tối thiểu ở mức 12 tuần nhập khẩu để có đủ tiềm lực can thiệp tỷ giá khi mở rộng biên độ, tiến tới thả nổi tỷ giá và nâng cao quy mô vay vốn nước ngoài trong giới hạn an toàn Các chỉ tiêu đánh giá nợ- Các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản  Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và phi kinh tế khác cũng được sử dụng để đánh giá rủi ro và mức độ nợ như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng cung tiền, tỷ lệ lạm phát- tỷ lệ lạm phát trong nước thấp có thể làm giảm mức sinh lời từ các công cụ vay nợ trong nước, tỷ lệ xuất khẩu/GDP, tỷ lệ đầu tư, mức độ nhập khẩu và phụ thuộc vào nông nghiệp, thâm hụt ngân sách và nhiều thước đo về cơ cấu chính trị và mức độ ổn định khác  Ngoài ra, nhân tố biến động kinh tế thế giới cũng góp phần tác động không nhỏ đến quy mô vay nợ của một quốc gia. Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nguồn thu từ xuất khẩu (nguồn trang trải nợ) của quốc gia cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Hoặc khi lãi suất trên thế giới tăng lên, quốc gia có thể phải giảm quy mô vay xuống, đồng thời nghĩa vụ trả nợ của quốc gia đó có thể tăng lên. 4. Đánh giá mức độ nợ theo nhóm chỉ tiêu  Nhóm chỉ tiêu nợ theo Ngân hàng Thế giới  Theo Ngân hàng Thế giới, từ năm 1989 đến năm 1992 các quốc gia mắc nợ được phân thành 3 nhóm:  Nợ quá nhiều, nợ vừa phải, nợ ít theo 4 chỉ tiêu Nợ/GNI, Nợ/Xuất khẩu, Trả nợ/ Xuất khẩu, Trả lãi/ Xuất khẩu tính theo giá trị danh nghĩa. Một quốc gia được xếp vào nhóm nợ quá nhiều nếu có 3 trong 4 chỉ tiêu rơi vào mức tới hạn được tóm tắt trong bảng 1.  Phân loại nợ theo mức độ nghiêm trọng được Ngân hàng thế giới thực hiện mỗi năm một lần vào đầu năm tài khoá, ngày 01/07 hàng năm. Bảng .1 : Phân loại nợ theo nhóm các quốc gia Hệ số Phân loại Nợ/GNI Nợ/Xuất khẩu Trả nợ/ Xuất khẩu Trả lãi/ Xuất khẩu Nợ quá nhiều >50% >275% >30% >20% Nợ vừa phải 30-50% 165-275% 18-30% 12-20% Nợ ít <30% <165% <18% <12% Bảng 2: Phân nhóm các quốc gia theo thu nhập Xếp loại thu nhập Giá trị hiện tại của Nợ/ Xuất khẩu >220% hoặc Giá trị hiện tại của Nợ/GNI>80 % 220%>Giá trị hiện tại của Nợ/ Xuất khẩu>132% hoặc 80%>Giá trị hiện tại của Nợ/GNI>48% Giá trị hiện tại của Nợ/ Xuất khẩu <132% hoặc Giá trị hiện tại của Nợ/GNI <48% Thu nhập thấp Nhóm nước thu nhập thấp nợ nghiêm trọng. Nhóm nước thu nhập thấp nợ trung bình Nhóm nước thu nhập thấp nợ ít Thu nhập trung bình Nhóm nước thu nhập trung bình nợ nghiêm trọng Nhóm nước thu nhập trung bình nợ trung bình Nhóm nước thu nhập trung bình nợ ít. Thu nhập cao không xếp loại tình trạng nợ Nhóm chỉ tiêu nợ theo theo sáng kiến các nước nghèo nợ nghiêm trọng (HIPCs) Bảng 3: Giá trị tới hạn nợ nghiêm trọng Chỉ tiêu Từ năm 1996 Từ năm 2001 Giá trị hiện tại của Nợ/XK >200-250%* >150%** Giá trị hiện tại Trả nợ/XK >20-25% >20-25% Giá trị hiện tại của Nợ/ Thu ngân sách >250% >280% * Đối với nền kinh tế mở (Xuất khẩu/GDP40% và thu ngân sách/GDP20%) có thể đối mặt với tình trạng nợ không bền vững thấp hơn giá trị tới hạn 200-250%. ** Đối với nền kinh tế mở (Xuất khẩu/GDP30% và thu ngân sách/GDP15%) có thể đối mặt với tình trạng nợ không bền vững thấp hơn giá trị tới hạn 150%. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nợ theo IMF  IMF đánh giá nợ qua một hệ thống chỉ tiêu gồm:  Chỉ số về gánh nặng nợ, tỷ lệ về gánh nặng nợ thường được sử dụng nhiều nhất là tổng số nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội theo giá thị trường. Nợ công được định nghĩa là tất cả các khoản nợ do Chính phủ đi vay (cả trong nước và nước ngoài). Tỷ lệ nợ công theo tiêu chuẩn của các nước châu Âu muốn gia nhập Liên minh theo theo Hiệp ước Maastricht là 60%.  Chỉ số về khả năng trả nợ so với tiền mặt, tỷ lệ này cho thấy nhu cầu tiền mặt cần để trả nợ trong tương lai gần: Trả nợ / Xuất khẩu và Trả nợ / Thu ngân sách Nhóm chỉ tiêu đánh giá nợ theo IMF  Các chỉ số về khả năng trả nợ theo giá trị hiện tại, các chỉ số về khả năng trả nợ theo giá trị hiện tại là một thước đo về khả năng của một đất nước trong việc thanh toán các khoản chi trả trong tương lai vào thời điểm hiện tại: Nợ/Xuất khẩu, Nợ nước ngoài của khu vực công/ Thu chính phủ.  Chỉ số về sự thay đổi mức độ bền vững nợ, chỉ số này cho thấy sự thay đổi về mức độ bền vững nợ do có sự thay đổi về các biến số kinh tế vĩ mô khác Nhóm chỉ tiêu đánh giá nợ theo IMF  Thước đo thường được sử dụng trong việc phân tích tính bền vững nợ là mức độ chênh lệch giữa tốc độ trăng trưởng GDP thực tế và lãi suất thực tế: gY - i; nếu (gY – i) >0, thì tình hình vay nợ vẫn còn được kiểm soát; nếu (gY – i) <0 thì Chính phủ cần phải điều chỉnh cán cân ngân sách cơ bản của mình đủ để có tình trạng nợ bền vững.  Các rủi ro về đồng tiền vay: cơ cấu đồng tiền chi trả nợ. Đối với một số khoản vay thì số tiền vay nợ có thể là bằng một loại đồng tiền, giải ngân bằng một loại đồng tiền khác và chi trả bằng một loại khác nữa. Rủi ro gắn liền với vay nợ đối với một quốc gia đi vay chính là về đồng tiền dùng để thanh toán chi trả nợ. Ngoài ra, việc lựa chọn cơ cấu tiền vay thích hợp còn hạn chế việc bùng nổ rủi ro hối đoái 5. Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ và các biến số kinh tế vĩ mô  Mô hình về mối quan hệ giữa tiết kiệm - đầu tư, tăng trưởng -mô hình Harrod- Domar –mô hình về mối quan hệ chặt giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư và được lượng hóa:  Trong đó ICOR là chữ viết tắt của Incremental Capital to Output Ratio (hệ số gia tăng vốn - sản lượng), gY là tốc độ tăng trưởng kinh tế, Y là sản lượng hay GDP, s là tỷ lệ tiết kiệm trung bình trong GDP. ICOR s g Y  Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ và các biến số kinh tế vĩ mô  Lý thuyết về mối quan hệ giữa tiết kiệm-đầu tư, tăng trưởng và vay nợ  Theo Lucia Hanmer (1995) nợ được vay để tài trợ cho chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu và tài trợ cho lãi phải trả của các khoản vay:  Dt - Dt-1 = iDt-1 + Mt- Xt   Dt = Mt - Xt + (1 + i)Dt-1 (1.1)  Trong đó D là dư nợ cuối năm, t là chỉ số thời gian, i lãi suất trung bình đối với nợ và dự trữ (giả sử rằng lãi suất này bằng nhau), i.Dt-1 + Mt là khoản phải trả cho nhập khẩu hàng hóa dịch vụ và khoản phải trả cho lãi vay nước ngoài, Xt là khoản thu được từ xuất khẩu. Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ và các biến số kinh tế vĩ mô  Lý thuyết về mối quan hệ giữa tiết kiệm-đầu tư, tăng trưởng và vay nợ  Trong phân tích giản đơn về cán cân vãng lai trong kinh tế vĩ mô ta có đồng nhất thức  Mt – Xt = (It – St) + (Gt – Tt)  Giả sử cán cân ngân sách cân bằng đẳng thức trên có thể viết lại  Mt – Xt = It – St (1.2)  Trong đó: I là tổng đầu tư, S là tiết kiệm, G là chi tiêu chính phủ, T là thuế ròng Lý thuyết về mối quan hệ giữa tiết kiệm-đầu tư, tăng trưởng và vay nợ  Thay đồng nhất thức (1.1) vào (1.2) và chia cả hai vế cho Yt, ta có:  Dt/Yt = It/Yt – St/Yt + (1 + i)Dt-1/Yt   Dt/Yt = It/Yt – St/Yt + (1 + i)Dt-1/Yt.Yt-1/Yt-1  (nhân với Yt-1/Yt-1 đẳng thức không đổi)   Dt/Yt = It/Yt – St/Yt + (1 + i)/(1 +gY)*Dt-1/Yt-1 (vì Yt = (1 + gY).Yt-1) (1.3)  Qua đẳng thức (1.3) ta thấy, chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước được xem là nguyên nhân của việc vay mượn từ bên ngoài. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tiết kiệm- đầu tư, tăng trưởng và vay nợ  Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu của Glick (1986) mối quan hệ tăng trưởng kinh tế lên nợ nước ngoài được thể hiện qua công thức sau:  dt = ICOR.gY – (1-Cm) + (1 +i – Cm.i)/(1+gY)*dt-1  Trong đó dt là tỷ lệ nợ/Y, Cm là khuynh hướng tiêu dùng biên, i là lãi suất.  Xem xét số hạng thứ nhất của đẳng thức ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế gY có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ. Tốc độ tăng trưởng càng cao, vay nợ càng nhiều. Trong số hạng thứ ba, gY là một số hạng nằm dưới mẫu số, vì vậy gY có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ; nợ nước ngoài sẽ giảm nếu gY > i(1-Cm). Lý thuyết về cán cân thanh toán và nợ  GDPmp = Cp + Ip + Cg + Ig + X – M= A + X – M  (với A là absorbtion: Hấp thụ trong nước)  GNImp = GDPmp + NIA  GNDI = GNImp + NCT và  = Cp + Ip + T = Cp + Sp + T  = Yd + T  Ghi chú: GNI=GNP (Thu nhập quốc dân); GNDI (Gross National Disposable Income)-Thu nhập quốc dân khả dụng; NCT (Net Current Transfer)-Chuyển nhượng ròng; T-Tax- Thuế; NIA (Net Income from Abroad)-Thu nhập ròng tử nước ngoài, mp (Market price)-Giá thị trường; Yd-Thu nhập quốc nội khả dụng Lý thuyết về cán cân thanh toán và nợ  Cán cân vãng lai được trình bày dưới nhiều góc độ  Cách thứ nhất, theo định nghĩa, tài khoản vãng lai bao gồm chênh lệch giữa xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cộng thêm thu nhập nhân tố ròng và chuyển nhượng ròng từ nước ngoài. Hiểu một cách đơn giản, tài khoản vãng lai (CA) thâm hụt là do thâm hụt cán cân thương mại và trả tiền lãi của nợ. Điều này cũng được là cách hiểu của Việt Nam trong hạch toán SNA:  CA = X – M + NIA + NCT Lý thuyết về cán cân thanh toán và nợ  Cách thứ hai, tài khoản vãng lai là chênh lệch giữa tổng thu nhập quốc dân khả dụng và tổng chi tiêu của nền kinh tế (khả năng hấp thụ của nền kinh tế). Như vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra là do chi tiêu vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế một quốc gia hay  CA = GNDI – A. Điều này có thể chứng minh thông qua các đồng nhất thức:  GDPmp = Cp + Ip + Ig + Cg + X – M (1.4)  GNImp = GDPmp + NIA (1.5)  GNDI = GNImp + NCT (1.6)  cộng (1.4), (1.5), (1.6) theo vế ta có:  GNDI = Cp + Ip + Ig + Cg + X – M + NIA + NCT  GNDI – (Cp + Ip + Ig + Cg) = X – M + NIA + NCT  GNDI – (Cp + Ip + Ig + Cg) = CA.   CA = GNDI – A (1.7) Lý thuyết về cán cân thanh toán và nợ  Cách thứ ba, thâm hụt cán cân vãng lai bằng chênh lệch giữa tổng tiết kiệm và tổng đầu tư hoặc bằng tài khoản vãng lai bằng tổng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của chính phủ với chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của khu vực phi chính phủ hay CA = S – I = (Sp – Ip) + (T – G).  Ta có thể chứng minh, theo phương pháp thu nhập – chi phí hay phân phối ta có:  GNDI = Cp + Cg + Sp + Sg (1.8);  Trừ (1.7) cho (1.8) theo vế ta có:  GNDI - GNDI = (Cp + Ip + Ig + Cg + X – M + NIA + NCT) – (Cp + Cg + Sp + Sg)   Sp – Ip + Sg – Ig = X – M + NIA + NCT  hoặc (Sp + Sg) - ( Ip + Ig) = X – M + NIA + NCT   S – I = X – M + NIA + NCT (1.9) Lý thuyết về cán cân thanh toán và nợ  Ta lại có:G = Cg + Ig (phương pháp chi tiêu)(1.10)  T = Cg +Sg (phương pháp thu nhập) (1.11)  Lấy (1.11) -(1.10) theo vế ta có:  T – G = Sg – Ig (1.12)  Thế (1.10) vào (1.9) ta có:  (Sp – Ip) + (T – G) = X – M + NIA + NCT   CA = (Sp – Ip) + (T – G)   CA = (Sp – Ip) + (Sg – Ig) (1.13) Lý thuyết về cán cân thanh toán và nợ  Từ phân tích trên ta thấy, nếu cán cân vãng lai thâm hụt, từ (1.13) ta có thể suy ra 3 trường hợp:  (Sp – Ip) >0; (Sg – Ig) │(Sp – Ip) │ Trường hợp này nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai là thâm hụt ngân sách.  (Sp – Ip) 0 và │(Sg – Ig)│< │(Sp – Ip) │ Trường hợp này nguyên nhân gây ra thâm hụt vãng lai lại do bùng nổ đầu tư tư nhân hoặc bùng nổ tiêu dùng.  (Sp – Ip) <0 và (Sg – Ig)<0. Trường hợp này nguyên nhân gây thâm hụt là do cả chênh lệch tiết kiệm đầu tư khu vực tư nhân lẫn thâm hụt ngân sách. Lý thuyết về cán cân thanh toán và nợ  Cách thứ tư, theo mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và dự trữ ngoại hối trong cán cân thanh toán, ta có tổng cán cân vãng lai cán cân vốn và dự trữ bằng không hay CA + NKA + RT = 0 hay  CA = - NKA - RT (1.14)  CA = - (FDI + NFB) – RT (1.15)  NKA (Net Capital And Financial Account) được gọi là luồng phi tiền tệ hay thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng của các định chế tài chính phi ngân hàng. NKA bao gồm FDI và các khoản vay nước ngoài ròng (NFB-Net Foreign Borrowing ).  RT (Reserve Asset Transactions)
Tài liệu liên quan