Ôn tập hành chính đại cương

Câu 1: Tại sao nói tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp? - Trước hết nói tại sao tổ chức là một thức thể xã hội?Tổ chức là một thực thể xã hội vì theo khái niệm của tổ chức thì tổ chức thực hiện những chức năng nhất định trong xã hội, tổ chức gồm nhiều người, nhiều mối quan hệ trong xã hội, và điều tất yếu tổ chức tồn tại trong một xã hội nhất định , nó thuộc một xã hội nhất định, xã hội là môi trường cho sự hình thành tồn tại và phát triển của tổ chức, vì vậy tổ chức là một thực thể xã hội. - Tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp.Tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành trong mỗi yếu tố cấu thành đó lại có rất nhiều yếu tố cấu thành bé hơn và với mỗi yếu tố đó, mỗi bộ phận lại có sự khác nhau về cơ cấu, mục tiêu, cơ chế quyền lực, môi trường.Sự phức tạp của tổ chức do đó đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố để đạt được mục đích quản lý.Có thể nói gắn gọn các yếu tố cấu thành của tổ chức như sau: + Mục tiêu: Nó phụ thuộc vào quy mô của tổ chức và chức năng nhiệ m vụ của tổ chức được giao. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức thì mỗi tổ chức ngay từ ban đầu mỗi tổ chức đã đưa ra những mục tiêu cho tổ chức đó . Trong một tổ chức có rất nhiều loại mục tiêu trong đó có: mục tiêu chiến lược giành được cho cả tổ chức; mục tiêu phối hợp là mục tiêu của mỗi bộ phận nhằ m đạt được mục tiêu chiến lược. Phân loại theo thời gian có mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung và dài hạn.

pdf54 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập hành chính đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ôn tập hành chính đại cương 2 Chương 1 Câu 1: Tại sao nói tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp? - Trước hết nói tại sao tổ chức là một thức thể xã hội?Tổ chức là một thực thể xã hội vì theo khái niệm của tổ chức thì tổ chức thực hiện những chức năng nhất định trong xã hội, tổ chức gồm nhiều người, nhiều mối quan hệ trong xã hội, và điều tất yếu tổ chức tồn tại trong một xã hội nhất định , nó thuộc một xã hội nhất định, xã hội là môi trường cho sự hình thành tồn tại và phát triển của tổ chức, vì vậy tổ chức là một thực thể xã hội. - Tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp.Tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành trong mỗi yếu tố cấu thành đó lại có rất nhiều yếu tố cấu thành bé hơn và với mỗi yếu tố đó, mỗi bộ phận lại có sự khác nhau về cơ cấu, mục tiêu, cơ chế quyền lực, môi trường..Sự phức tạp của tổ chức do đó đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố để đạt được mục đích quản lý.Có thể nói gắn gọn các yếu tố cấu thành của tổ chức như sau: + Mục tiêu: Nó phụ thuộc vào quy mô của tổ chức và chức năng nhiệm vụ của tổ chức được giao. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức thì mỗi tổ chức ngay từ ban đầu mỗi tổ chức đã đưa ra những mục tiêu cho tổ chức đó .. Trong một tổ chức có rất nhiều loại mục tiêu trong đó có: mục tiêu chiến lược giành được cho cả tổ chức; mục tiêu phối hợp là mục tiêu của mỗi bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chiến lược. Phân loại theo thời gian có mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung và dài hạn. + Cơ cấu tổ chức: Mỗi tổ chức đều phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận trong tổ chức để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Chính vì vậy việc bố trí sắp xếp các vị trí trong tổ chức là rất quan trọng. Cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mô tổ chức, cùng nhiệm vụ của tổ chức. Tuỳ theo mỗi tổ chức khác nhau mà có thể sắp xếp cơ cấu khác nhau. + Nguồn lực của tổ chức: Mỗi tổ chức muốn tồn tại và phát triển được thì các yếu tố quyết định nhất đó là nguồn lực của tổ chức. Nguồn lực của tổ chức của tổ chức được chia thành: 3 Nguồn nhân lực , bất kỳ một tổ chức nào đều đòi hỏi được cung ứng về nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của tổ chức. Đây là nguồn lực quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nguồn cơ sở vật chất.Tổ chức muốn tồn tại và phát triển cần có cơ sở vật chất, vốn phương tiện, trang thiết bị máy móc , nhà xưởng..,. + Văn hoá của tổ chức: Các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách con người và đương nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức tồn tại trong môi trường văn hoá đó. Văn hoá của tổ chức bao gồm các yếu tố: Mối quan hệ các thành viên trong tổ chức Phối hợp làm việc Chấp hành nội quy tổ chức Mối quan hệ nhân viên thủ trưởng + Môi trường của tổ chức: Trong thời đại ngày nay mọi tổ chức muốn cạnh tranh thì cần có áp dụng về khoa học công nghệ mới nhằm cải tiến cách thức quản lý, cách thức sản xuất, trang thiết bị làm việc.. sự lạc hậu của khoa học công nghệ là yếu tố kìm hãm sự tồn tại của tổ chức. Có thể nói tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố rất phức tạp và có tác động qua lại lẫn nhau. Đòi hỏi người lãnh đạo trong tổ chức cần phải phối hợp không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đạt được mục tiêu của tổ chức. Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ, đưa ra ưu, nhược điểm và cho ví dụ minh họa về các loại cơ cấu của tổ chức? 1. Tổ chức trực tuyến: Lớp trưởng Tổ trưởng Tổ trưởng TV TV TV TV 4  Đặc trưng: - Là loại hình tổ chức đơn giản và tồn tại lâu nhất, trong đó, chỉ rõ cấp trên và cấp dưới trực tiếp. Mỗi nhà điều hành thực hiện quyền lực trực tuyến đối với thuộc cấp. Cá nhân thuộc một cấp nhất định độc lập với cá nhân khác cùng cấp. - Toàn bộ hoạt động tổ chức được lãnh đạo, điều hành theo tuyến thẳng đứng(chiều dọc) - Đây là loại tổ chức thích hợp với quy mô nhỏ, các hoạt động ổn định, nguồn tài chính không đủ sức chi trả cho các hoạt động tham mưu.  Ưu điểm: + Đơn giản, rõ ràng về quyền lực, trách nhiệm và hành vi. + Thuận lợi trong việc ra quyết định do tính đơn giản về cơ cấu tổ chức. + Dễ kiểm tra, kiểm soát. + Giải quyết hữu hiệu mâu thuẫn nội bộ.  Nhược điểm: + Ngăn cách, các bộ phận muốn phối hợp phải đi đường vòng, theo trật tự của tuyến ra mệnh lệnh. + Dễ có nguy cơ tập trung hoá quyền lực độc tài độc đoán, quan liêu. + Sếp phải có năng lực đa dạng, hạn chế phát triển chuyên môn hoá. 2. Tổ chức trực tuyến - tham mưu: Tr. Khoa Tr. Khoa NV NV NV NV Giám đốc Tr. Ban TCCB NV NV 5 - Là mô hình trực tuyến mở rộng (+ tham mưu) - Tham mưu: Tư vấn, phân tích cho người điều hành trực tuyến cấp trên mà không có quyền quyết định đối với người điều hành cấp dưới - Ưu điểm: + Đơn giản về quyền lực và trách nhiệm + Công việc được giải quyết tốt hơn - Nhược điểm: Mâu thuẫn giữa người tham mưu và người điều hành trực tuyến cấp dưới 3. Mô hình chức năng: * Đặc trưng: - Áp dụng triệt để nhất nguyên tắc phân công lao động theo mô hình chuyên môn hóa - Các biến thể: tổ chức theo nguyên tắc"quyền trong tay người chuyên môn" * Ưu điểm: - Phân chia nhiệm vụ rõ ràng, cho phép mức độ chuyên môn hoá cao. Phản ánh được logic các chức năng. - Cá nhân trong một bộ phận được chức năng hoá  thuận lợi trong bồi dưỡng, đào tạo, thừa kế kinh nghiệm cá nhân khác. - Tạo điều kiện giám sát thuộc cấp về sự thành thạo chức danh đảm trách. Thủ trưởng Người điều hành chức năng 1 Người điều hành chức năng 2 6 * Hạn chế: - Cá nhân phải chịu đựng quyền lực song trùng. Mỗi người phải chịu sự điều hành theo hệ thống dọc và hệ thống chuyên môn cấp quản lý cao hơn. - Quyền lực và trách nhiệm nhiều lúc chồng chéo, dễ xảy ra nguy cơ chuyển trách nhiệm sang cho người khác. - Khuynh hướng phát triển chuyên môn theo ngành hẹp, công việc lặp đi, lặp lại, dễ nhàm chán. Giảm sự phối hợp chức năng (tham khảo thêm- trang 308- Quản lý DN trong cơ chế TT) - Hạn chế sự phát triển của những người quản lý chung 4. Mô hình tổ chức ma trân  Đặc trưng: + Là loại tổ chức thích ứng với việc xây dựng chương trình và dự án phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều tổ chức, nhiều chuyên môn khác nhau thuộc nhiều Tổng giám đốc Nhà quản lý sản xuất Nhà quản lý tiếp thị Nhà quản lý tài chính Nhà quản lý nhân sự Nhà quản lý hành chính Dự án A Dự án B Dự án C Dự án D Sơ đồ 10: Cơ cấu tổ chức theo ma trận 7 ngành và lãnh thổ, địa phương khác nhau. Người ta thường sử dụng nó trong nghiên cứu triển khai + Các chuyên gia thuộc các đơn vị chức năng tuỳ theo hoạt động của tổ chức tại một thời điểm nào đó sẽ được phân công vào phục vụ cho một êkip một công việc nào đó, một dự án, một chương trình, một sản phẩm  Ưu điểm: + Tổ chức ma trận thường làm tăng khả năng thích ứng của các tổ chức trong quan hệ của nó với môi trường. + Phối hợp và kết hợp sức mạnh các cơ quan chức năng trên góc độ ngành và lãnh thổ nhằm thực hiện mục tiêu chung dựa trên hệ thống tổ chức hiện hành, không cần tổ chức riêng biệt. + Sử dụng linh hoạt, thông minh nguồn nhân lực(các chuyên gia giỏi có thể tham gia nhiều chương trình dự án)  Nhược điểm: + Loại tổ chức này thường mất nhiều thời gian vì có nhiều cuộc họp. + Sự thống nhất mệnh lệnh điều hành chỉ huy bị vi phạm, vì các thành viên có hơn một người điều hành, không thể thực hiện triệt để nguyên tắc một thủ trưởng. + Thường xuất hiện sự tranh chấp giữa tính trung thành và trách nhiệm đối với đơn vị (nơi con đường sự nghiệp của họ) thay đối với ê kip. Câu 3: Nêu khái niệm các yếu tổ môi trường của tổ chức? a. Các yếu tố về chính trị - pháp luật: - Đây là nhóm yếu tố khó xác định và tác động rất khác nhau đến các tổ chức. Môi trường chính trị-pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và những hoạt động của các cơ quan nhà nước có ảnh hưởng tới các tổ chức. - Môi trường chính trị- pháp luật tác động  tổ chức(thể hiện ở mục đích mà thể chế chính trị nhằm tới; giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội thông qua hệ thống pháp luật và Nhà nước- thực hiện sứ mệnh chính trị của Đảng cầm quyền); 8 - Một số thay đổi sau đây sẽ tác động đến các tổ chức + Sự thay đổi về thể chế chính trị + Thể chế nhà nước, đảng cầm quyền + Sự thay đổi lãnh đạo cao nhất + Sự thay đổi một chính sách quốc gia + Quan hệ quốc tế b. Các yếu tố kinh tế: - Nền kinh tế phát triển: là một quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng sản xuất và đời sống của nền kinh tế- xã hội nhằm đạt được sự thoả mãn các nhu cầu, mục tiêu do xã hội đặt ra (đủ khả năng cung cấp đầu vào cho tổ chức); VD: thể thao ở nước ta - Nền kinh tế phát triển yếu  tăng trưởng chậm  không thoả mãn các nhu cầu, mục tiêu do xã hội đặt ra  cung ứng các nguồn lực cho tổ chức bị hạn chế  ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức. - Lạm phát, thiểu phát (tổ chức vận động trong môi trường kinh tế kém ổn định  các bất trắc, bất thường luôn rình rập đối với các tổ chức  không thể lường trước các rủi ro đối với các tổ chức. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp: VD QĐ bán sản phẩm ra  tiền mất giá  không đủ tiền để mua nguyên vật liệu để sản xuất bằng số lượng sản phẩm đã bán ra  lỗ). - Cấm vận; I-Rắc; Ta: thời bao cấp- nay(Kinh tế thị trường) - Cạnh tranh kém. (VD: bữa ăn của người dân=đặc sản) c. Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ: - Công nghệ trở thành yếu tố cạnh tranh và phát triển của tổ chức(tổ chức nào không có khả năng tiếp nhận và thay đổi  cạnh tranh kém và ngược lại). - Công nghệ làm thay đổi cách thức tổ chức của một tổ chức - Công nghệ làm thay đổi cách chỉ huy hoạt động (thứ bậc); 9 d. Các yếu tố văn hóa: - Thông thường, khái niệm văn hoá ở cấp độ chung biểu thị trình độ phát triển mang tính lịch sử cụ thể của xã hội, của sức sáng tạo và những năng lực đặc biệt của con người thể hiện trong những kiểu loại, những hình thức khác nhau của cơ cấu đời sống; và giữa chúng lại có sự liên hệ chằng chịt, biện chứng, tác động lẫn nhau để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. - Các công trình kiến trúc, đền đài - Nhà cửa, đường sá, cầu cống - Thành phố, công viên, tượng đài - Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - Các hệ thống tư tưởng, tôn giáo, triết học. - Các sáng tác văn học, nghệ thuật - Những phẩm chất tinh thần, tâm hồn - Những chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán, lối sống. - Những yếu tố văn hoá  hình thành nhân cách con người  tổ chức tồn tại trong môi trường văn hoá(những nét phổ biến của một cộng đồng trong đó tổ chức tồn tại). e. Các yếu tố về thị trường: - Thị trường nhấn mạnh đến các yếu tố trao đổi trực tiếp với tổ chức và tác động đến quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức (thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường chất sám...). Thị trường luôn biến động, thay đổi (đòi hỏi thay đổi chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá và dịch vụ) f. Các yếu tố thuộc về khách hàng: VĂN Văn hoá vật chất Văn hoá tinh thần 10 - Khách hàng được hiểu là những con ngườ(tổ chức) mua(được thụ hưởng sử dụng) các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay các tổ chức có thẩm quyền cung cấp. - Trong xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, khách hàng là người dẫn dắt các tổ chức (kể cả tổ chức nhà nước- trong lịch sử phát triển nền hành chính của mọi quốc gia, các tổ chức hành chính không ngừng phát triển kể cả các tổ chức và nhân sự để đáp ứng yêu cầu của người dân- khách hàng của nền hành chính); - Khách hàng mang tính đa dạng và đòi hỏi thay đổi, gia tăng và khó dự đoán(ngày càng đòi hỏi cao hơn; sở thích khách hàng khác nhau...). những động thái nói trên của khách hàng luôn là những áp lực đối với không chỉ các doanh nghiệp mà cả đối với các tổ chức khác. g. Các yếu tố về đối thủ cạnh tranh: - Đối thủ cạnh tranh(biểu hiện ở cả dạng tiềm ẩn) là các tổ chức hay cá nhân có khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng  Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với mọi tổ chức. quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế. - Sự cạnh tranh giữa các tổ chức luôn tạo thành những áp lực đối với mọi tổ chức. Ngay ở trong khu vực công cũng xuất hiện cạnh tranh(dịch vụ đào tạo: ai làm tốt nhà nước giao; Mỹ: xây dựng nhà tù, cai quản phạm nhân do tư nhân đảm nhiệm) h. Các yếu tố nguồn nhân lực: - Nguồn nhân lực là một phần chính yếu trong môi trường cạnh tranh của các tổ chức(cần được cung ứng phù hợp với sự phát triển). Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của nguồn lực phi hình(danh tiếng, vốn con người, văn hoá tổ chức); - Yếu tố nguồn nhân lực là thước đo sự phát triển của nền kinh tế, xã hội (tạo cơ hội tổ chức áp dụng công nghệ kỹ thuật cao). i. Đô tin cậy, rủi ro, không chắc chắn của các yếu tố môi truờng. - Tình trạng chắc chắn: là sự kiện, nhân tố có độ tin cậy tuyệt đối; nghĩa là, những điều kiện có đầy đủ thông tin về vấn đề cần giải quyết hay các giải pháp và biết rõ về hậu quả cuả những giải pháp đó. - Rủi ro: là mức độ mà trong đó người ra quyết định có thể xác định được vấn đề cần giải quyết, đánh giá được tỷ lệ xác suất mà sự việc có thể xảy ra, nhận diện các giải pháp khác nhau và tỷ lệ xác suất về kết quả của mỗi giải pháp. 11 - Xác suất: là tỷ lệ phần trăm số lần xuất hiện kết quả trong tổng số lần ra quyết định.(VD: xác suất tung đồng xu 50% ngửa, 50% sấp) - Tính không chắc chắn: là những sự kiện không đo được xác suất; điều kiện người ra quyết định không có đủ thông tin cần thiết. Câu 4: Khái niệm về quyền lực trong tổ chức và các loại quyền lực trong tổ chức? a. Khái niệm quyền lực của tổ chức: Quyền lực là tiềm năng gây ảnh hưởng- là nguồn tạo điều kiện cho một người được những người khác phục tùng hay tuân thủ - Quyền lực của tổ chức Thuật ngữ quyền lực của tổ chức có thể hiểu là sức mạnh của tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra. Xét trên nghĩa đó, quyền lực của tổ chức có thể chia thành hai nhóm: + Quyền của tổ chức đối với thành viên của tổ chức - Sức mạnh của tổ chức tạo ảnh hưởng ra bên ngoài, buộc những tổ chức khác có thể có những hành vi nhất định. Đó cũng chính là khả năng ảnh hưởng của tổ chức đến các yếu tố bên ngoài. + Quyền lực/ sức mạnh của tổ chức thể hiện ở mức độ lệ thuộc lẫn nhau của các tổ chức. Trên nguyên tắc, một tổ chức bị lệ thuộc càng nhiều vào một cơ quan khác thể hiên sức mạnh/ quyền lực của cơ quan đó đối với tổ chức. b. Các loại quyền lực tổ chức: - Quyền lực địa vị : là chiều hướng người quản lý được quyền thưởng, phạt, kỷ luật cấp dưới = quyền hạn được sử dụng những phần thưởng và hình phạt được trao. Phải chăng quyền này xuất phát từ cơ quan tổ chức? Một số nhà nghiên cứu cho rằng nó xuất phát từ bên trên, và do đó không nhất thiết quyền lực là vốn có ở cơ quan. Thực tiễn, các nhà quản lý có cùng một vị trí trong một tổ chức có thể có nhiều hoặc ít quyền lực địa vị hơn người tiền nhiệm hay một người nào khác có vị trí tương tự. - Quyền lực cá nhân : là mức độ mà cấp dưới tôn trọng, quý mến và phục tùng người lãnh đạo của mình = là mức độ con người sẵn sàng tuân theo một nhà lãnh đạo). Quyền lực cá nhân là một hiện tượng biến động hàng ngày- nó có thể có được nhưng nó cũng có thể bị tước bỏ. 12 - Có thể phân 2 loại quyền lực nói trên thành 7 loại quyền lực(trong đó 3 loại quyền lực chuyên môn, thông tin, tư vấn thuộc quyền lực cá nhân; 4 loại quyền lực pháp lý, khuyến khích, liên kết, cưỡng bức thuộc quyền lực địa vị: 1.Quyền lực chuyên môn : Sự thừa nhận có học vấn, kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp với công việc. Những kiến thức, kỹ năng, chuyên môn được thừa nhận và đánh giá là quan trọng. 2. Quyền lực thông tin: Sự truy nhập và sở hữu được thừa nhận những thông tin hữu ích. Nguồn quyền lực này càng trở nên quan trọng trong quá trình bùng nổ kỹ thuật cao cùng với việc chú trọng lưu trữ và sử dụng dữ liệu. 3. Quyền lực tư vấn: Quyền lực tư vấn dựa trên cơ sở những năng lực cá nhân của người quản lý. Một nhà quản lý có quyền lực tư vấn cao thường được những người khác mến mộ. 4. Quyền lực pháp lý: quyền đưa ra các quyết định theo quyền hạn và vị trí của mình trong tổ chức. 5. Quyền lực khuyến khích: Khả năng được thừa nhận tạo ra những điều người ta mong muốn. Quyền lực này được tăng cường khi khen thưởng thích hợp. 6. Quyền lực liên kết: Một tổ chức có thế lực đã được thừa nhận. Mối liên kết được thừa nhận này có thể tạo thêm những ảnh hưởng đến những người khác 7. Quyền lực cưỡng bức: Khả năng được thừa nhận để tạo ra những hình phạt. CHƯƠNG 2 Câu 1: Phân biệt tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội? - Tổ chức hành chính nhà nước là thực hiện chức năng hành pháp đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt với các tổ chức khác như: tổ chức chính trị xã hội , đoàn thể - Tổ chức hành chính nhà nước là những tổ chức hoạt động vì lợi ích công cộng cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội, công dân mà không vì lợi nhuận - Các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thứ bậc cao, và thường áp dụng các biện pháp cưỡng chế, độc quyền, mệnh lệnh hành chính mang tính đơn phương. 13 - Các tổ chức không phải tổ chức hành chính nhà nước thường có ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ trong khi đó hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước xã hội rộng lớn. - Các sản phẩm dịch vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tạo ra không phải là sản phẩm mua bán, trao đổi trên thị trường, trong khi đó sản phẩm của các tổ chức kinh tế , tổ chức xã hội.. thường để mua bán, trao đổi trên thị trường vì mục tiêu lợi nhuận. - Do bị quy định bởi hành lang pháp lý về quyền hạn nhiệm vụ trong hoạt động mà tính linh hoạt thích ứng của các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế so với các tổ chức khác. Câu 2: Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước, phân tích một nguyên tắc quan trọng nhất? Mỗi một quốc gia đều có những nguyên tắc rất cơ bản cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức hành chính nhà nước nhằm đảm bảo cho việc quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. 1).Nguyên tắc nền hành chính phù hợp với những yêu cầu của chức năng thực thi quyền hành pháp. Tổ chức nền hành chính trước hết phải phù hợp với những yêu cầu của chức năng quản lý của chính phủ, phải dựa vào mục tiêu chức năng mà định ra thể chế và lập ra các bộ máy tổ chức tương ứng. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức nền hành chính. 2).Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất: Tổ chức hành chính nhà nước phải là một tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất. ở các nước hiện nay, dù thực hành theo chế độ nhà nước đơn nhất hay chế độ liên bang, thực hành chế độ tập quyền hay phân quyền trong quốc gia liên bang hay một quốc gia đơn nhất, hay một nước thành viên, chỉ có một chính phủ thực hành quyền quản lý, thống nhất quản lý nền hành chính nhà nước và bộ máy tổ chức. Chính phủ là một tổ chức hoàn chỉnh thống nhất. Bộ máy hành chính càng thể hiện rõ, đầy đủ nguyên tắc thống nhất. Bộ máy hành chính càng thể hiện rõ, đầy đủ nguyên tắc thống nhất, hoàn chỉnh thì càng phát huy tác 14 dụng, hiệu lực của nó. Đó là sự thể hiện quản lý tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa. 3).Nguyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận. Nền hành chính là một hệ thống quyền lực phức tạp, nó vừa phải hoàn chỉnh, thống nhất lại vừa phải thực hiện sự phân công quyền lực, phân định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và thẩm quyền cho từng cấp, từng bộ phận. Thẩm quyền hành chính nằm trong một hệ thống tổ chức thống nhất , nhưng có sự phân công, tức là một sự phân định thẩm quyền, phân giao quyền hạn, phân quyền quản lý một cách hợp lý. Phân công là sự tiến bộ của xã hội, phân quyền quản
Tài liệu liên quan