Câu hỏi 1: so sánh tính năng của máy cơ và máy kĩ thuật số
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của máy ảnh số về cơ bản giống như máy ảnh chụp phim, chỉ có 1 điểm khác biệt là máy ảnh số sử dụng thiết bị thu nhận hình ảnh (image sensor) thay cho phim.
Tiêu chí Máy
Máy ảnh cơ: - Lưu trữ ảnh -ảnh được lưu vào phim màu hay phim trắng đen, âm bản hay dương bản, phim APS hay phim lấy liền
-Bức ảnh được lưu lại vĩnh viễn trên mặt phim.
- Việc sử dụng phim nào được quyết định trước khi chụp ảnh. Hơn nữa, phim phải được tráng xong mới đánh giá được kết quả.
Máy số: - Bộ nhớ trong hoặc thẻ nhớ có gắn chíp, ổ đĩa cứng ổ quang hay đĩa mềm và CD-ROM
- Những bức ảnh có thể xem ngay sau khi chụp trên màn hình LCD của máy ảnh hoặc trên màn hình TV hay màn hình máy tính mà không cần tráng rửa.
- Để lưu ảnh lâu dài thì file ảnh phải đc lưu vào 1 ph.tiện lưu trữ khác.
Vận hành
Máy ảnh cơ: - Một số máy ảnh truyền thống vẫn còn sử dụng rất nhiều chức năng vận hành cơ học, mặc dù hiện nay, điện tử đã trở nên thông dụng và có mặt ở tất cả mọi nơi.
- Những công tắc cơ, và những bánh xe được lắp đặt đúng trật tự khiến cho chiếc máy trông chắc chắn và giảm thiểu tình trạng hư hỏng do va chạm.
- Máy ảnh với nhiều yếu tố vận hành thì nặng nề và cồng kềnh.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Ảnh báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN ẢNH BÁO CHÍ
Câu hỏi 1: so sánh tính năng của máy cơ và máy kĩ thuật số
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của máy ảnh số về cơ bản giống như máy ảnh chụp phim, chỉ có 1 điểm khác biệt là máy ảnh số sử dụng thiết bị thu nhận hình ảnh (image sensor) thay cho phim.
Tiêu chí Máy
Máy ảnh cơ: - Lưu trữ ảnh -ảnh được lưu vào phim màu hay phim trắng đen, âm bản hay dương bản, phim APS hay phim lấy liền
-Bức ảnh được lưu lại vĩnh viễn trên mặt phim.
- Việc sử dụng phim nào được quyết định trước khi chụp ảnh. Hơn nữa, phim phải được tráng xong mới đánh giá được kết quả.
Máy số: - Bộ nhớ trong hoặc thẻ nhớ có gắn chíp, ổ đĩa cứng ổ quang hay đĩa mềm và CD-ROM
- Những bức ảnh có thể xem ngay sau khi chụp trên màn hình LCD của máy ảnh hoặc trên màn hình TV hay màn hình máy tính mà không cần tráng rửa.
- Để lưu ảnh lâu dài thì file ảnh phải đc lưu vào 1 ph.tiện lưu trữ khác.
Vận hành
Máy ảnh cơ: - Một số máy ảnh truyền thống vẫn còn sử dụng rất nhiều chức năng vận hành cơ học, mặc dù hiện nay, điện tử đã trở nên thông dụng và có mặt ở tất cả mọi nơi.
- Những công tắc cơ, và những bánh xe được lắp đặt đúng trật tự khiến cho chiếc máy trông chắc chắn và giảm thiểu tình trạng hư hỏng do va chạm.
- Máy ảnh với nhiều yếu tố vận hành thì nặng nề và cồng kềnh.
- Khung ảnh được xác định rõ bởi khung ngắm quang học; trong trường hợp máy ảnh phản xạ, ảnh chụp sẽ thể hiện chính xác những gì thấy trong khung.
Máy ảnh số: - Máy ảnh số được chế tạo và điều khiển bằng điện tử ở mức tối đa cho phép, sử dụng menu để điều khiển.
- Máy ảnh số có rất nhiều chức năng để điều chỉnh trong bất cứ tình huống nào để cho ra một kết quả tốt nhất và làm cho việc chụp ảnh trở nên rất đơn giản.
Khung ngắm ảnh
Máy cơ: - Đối với máy ảnh phản xạ, khung ngắm và ảnh chụp là như nhau
- Mắt phải được đặt ngay vị trí khung ngắm.
Máy số: - Khung ảnh có thể xác định bởi khung ngắm quang học hoặc với màn hình LCD.
- Với màn hình LCD, khung ảnh có thể được xác định từ một khoảng cách nào đó mà không cần đưa sát vào mắt, điều đó làm cho việc chọn khung ảnh dễ dàng hơn.
- Những vật thể nhỏ có thể bị mờ nhạt trên màn hình LCD dưới ánh sáng chói trực tiếp.
Đánh giá và sử dụng ảnh
Máy cơ: - Đánh giá bức ảnh chụp xem bạn đóng khung có đúng không hoặc thời chụp có đúng không.
- Tất cả những bức ảnh chụp đều được giữ lại trên phim.
- Trừ trường hợp máy chụp lấy ảnh ngay, bạn phải đợi cho quá trình tráng rửa hoàn tất bạn mới đánh giá được bức ảnh đẹp hay không, và đôi khi ảnh bị lỗi cũng khá nhiều.
Máy số:- Bức ảnh có thể được đánh giá trên màn hình LCD ngay sau khi chụp hoặc trên màn hình máy tính của bạn sau khi file ảnh được chuyển vào máy tính và có thể đánh giá được thời chụp.
- Bạn có thể xem ảnh ngay lập tức sau khi chụp, từ đó bạn có thể quyết định xem là nên lưu ảnh lại hay xóa nó đi.
- Ảnh đã bị xóa đi thì thường không thể lấy lại được
Độ nhạy sáng
Máy cơ: - Bạn phải chọn loại phim sao cho phù hợp với điều kiện ánh sáng nơi bạn chụp. Có sẳn từ loại phim ISO 100 dành cho điều kiện ánh sáng thuận lợi đến loại phim 1600 dành cho những nơi ánh sáng yếu.
- Mỗi một loại phim dành riêng cho mỗi một trường hợp chụp ảnh khác nhau.
- Ngay khi phim được lắp vào máy, độ nhạy sáng xem như cố định, không thay đổi được
Máy số: -Nhiều loại máy ảnh số được cung cấp chức năng điều chỉnh độ nhạy sáng dựa theo thang ISO hoặc máy sẽ tự động chỉnh độ nhạy sáng cho phù hợp.
- Độ nhạy sáng có thể được điều chỉnh theo từng tấm ảnh.
- Nhìn chung, độ nhạy sáng thường thấp hơn máy ảnh dùng phim.
Tính năng phụ
Máy cơ: - Về cơ bản, thậm chí với máy ảnh loại truyền thống, có một số chức năng phụ như là hệ thống được dữ liệu trên phim hoặc các chế độ in ảnh thông minh của phim APS, để ghi những thông tin bổ trợ cho tấm ảnh.
Máy số:- Khác với kiểu chụp ảnh truyền thống, nhiều loại máy ảnh số có thể quay phim thành video clips. Hơn nữa, hình ảnh và phim video có thể được thêm vào tiêu đề hoặc âm thanh. Một số máy ảnh có thể sử dụng như là máy ghi âm hoặc nghe nhạc MP3.
Tối ưu hóa ảnh chụp
Máy cơ: -Những tấm ảnh được chụp bằng máy truyền thống có thể được chỉnh sửa trong quá trình tráng rọi để loại bỏ lỗi. Trong trường hợp bạn muốn rửa ảnh, thông thường việc chấm sửa sẽ được làm sau khi scan hình, sử dụng chương trình chỉnh sửa hình ảnh trong máy tính.
Máy số: - Ảnh gốc phải được bảo quản giống như bảo quản phim
- Muốn chỉnh sửa, bạn phải quét ảnh hoăc phim.
- Ảnh có thể được chỉnh sửa bằng chính máy ảnh đã chụp nó. Ví dụ như làm cho sắc nét ảnh hoặc thêm vào điểm ảnh như chip Super CCD hoặc sử dụng chương trình chỉnh sửa ảnh trên máy tính. Một số máy ảnh số cũng có chức năng đặc biệt để tạo hiệu ứng cho ảnh như là Tạo Tia hoặc Đơn Sắc.
- Ảnh được chỉnh sửa bằng chính máy ảnh đã chụp và sẳn sàng cho việc chỉnh sửa bằng máy tính.
- Tráng rọi ảnh -phim phải được mạng đến phòng lab để tráng rọi - hình ảnh được lưu vào các thiết bị lưu trữ và gửi đến phòng lab qua đường internet.
- bạn có thể in ảnh ở nhà nếu có máy in cá nhân ( máy in phun hoặc in nhiệt)
Tương thích với internet
Máy cơ: - Ảnh chụp hoặc phim slide phải được số hóa bằng máy scan với một độ phân giải thích hợp cho việc tải trên Internet.
- Phim có sẵn để rửa ra ảnh.
Máy số:- File ảnh được lưu trong máy ảnh với độ phân giải hợp lý để đưa lên Internet. Một số máy ảnh có chức năng tải ảnh trực tiếp lên Internet.
- Ảnh được chụp từ máy ảnh số có thể sử dụng trên Internet mà không cần phải chỉnh sửa thêm.
- Nếu ảnh chỉ để dùng trên Internet thì độ phân giải không đủ lớn để rửa ảnh.
Tiêu thụ năng lượng
- Các thành phần điện tử ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong máy ảnh dùng phim, làm cho nó tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, máy ảnh số không chỉ có vậy mà việc lưu giữ hình ảnh cũng bằng phương pháp điện tử cho nên tiêu hao rất nhiều năng lượng.
Máy ảnh cơ - Hình ảnh chủ yếu được dùng để in khổ ảnh lớn hoặc in poster
- Hình ảnh được lưu giữ trên phim lâu dài.
-- Chụp ảnh được trong những tình huống khó khăn như là dưới nước hoặc dưới ánh sáng cực yếu.
Máy ảnh số: - Hình ảnh có thể dùng để trình diễn slide-show.
- Hình ảnh được kiểm tra chất lượng và thể hiện ngay lập tức sau khi chụp.
- Nhanh chóng rửa ra thành ảnh nếu cần.
- Hình ảnh được xử lý chỉnh sửa ngay lập tức
- Chụp thật nhiều ảnh sau đó bạn có thể tha hồ lựa chọn tấm mà bạn thích.
- Đa số hình ảnh được sử dụng để tải lên Internet hoặc gởi đi bằng email.
- Chức năng quay phim cũng là một chức năng phụ mà nhiều người mong muốn.
Câu hỏi 2: Ảnh và những đặc điểm của ảnh trong đời sống hằng ngày
Năm 1939, nhiếp ảnh ra đời đã giúp cho con người có thêm một hình thưc phản ánh hiện thực mới, thay thế cho những bức tranh minh họa trên sách, báo.
Nhiếp ảnh có vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay:
Trong giao tiếp: tạo sự tin cậy, là phương thức cầu nối để trao đổi thông tin, khoảnh khoắc.
Trong nghệ thuật: thỏa mãn nhu cầu được xem cái đẹp, chiều sâu, cái hồn của sự vật, sự việc.
Trong báo chí: truyền tải thông tin, tăng thêm nội dung mà người viết muốn gửi đến nười xem; đảm bảo tính chân thực- khách quan,làm sinh động, làm dẫn chứng.
Bố cục trong nhiếp anh bao gồm: bố cục ánh sáng, bố cục màu sắc và bố cục vị trí các vật thể ( tuân theo quy tắc 1/3). Quy tắc 1/3 được tạo bởi hai đường ngang và hai đường dọc cắt vuông góc với nhau tạo thành 9 phần bằng nhau.
Bố cục ảnh bao gồm: bố cục ảnh so sánh kích thước ( Tòa nhà với ô tô); sự cân đối giữa các vật thể; tiết tấu tạo bởi hiệu ứng quang học ( điểm sáng phù hợp) làm bật lên vật thể; tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh; thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách; tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh; đặc tính về cân bằng và trạng thái; chụm vào và tản ra ( zoom); phản ánh chiều sâu không gian ( thể hiện được sự sống động và chân thực nhất, hồn của ảnh)
ảnh được phân chia ra làm 3 nhóm ảnh chính: ảnh sinh hoạt, ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí
Ảnh còn được chia ra làm nhiều thể loại ảnh:
Ảnh phong cảnh: là ghi lại một thiên nhiên mà con người trong ảnh (nếu có) không chiếm một vị trí quá lớn. Ảnh phong cảnh bao giờ cũng mang một ý đồ nghệ thuật, một nội dung tư tưởng rõ ràng. ảnh phải mang được cái hồn của đất nước, địa danh, hoặc xứ sở nào đó.
Ảnh Chân dung: Ảnh chân dung ngoài việc diễn tả con người với việc nhấn mạnh về nét mặt và hình dáng, qua đó làm cho người xem cảm nhận được tâm trạng của nhân vật. Ảnh chân dung phải phản ánh được đặc điểm, tính cách của con người, thể hiện rõ, tình cảm tư tưởng của đối tượng.
Ảnh chụp Marco, closup: là ghi lại những chi tiết nhỏ, cận cận một chủ thể nào đó như cận cảnh côn trùng, giọt sương,
Ảnh du lịch: là ghi lại những khoảnh khoắc, phong cảnh khi đi du lịch
Ảnh sự kiện: chụp các sự kiện diễn ra
Ảnh kiến trúc: là ảnh mô tả kiến trúc như nhà ở, đường phố, chùa chiền nhằm giới thiệu nét đẹp của kiến trúc.
Ảnh thể thao: Phản ánh phong phú bộ môn thể thao từ những buổi tập đến những cuộc thi đấu so tài.
Ảnh phóng sự: Là một tập hợp gồm từ 3 ảnh trở lên. Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng sinh động của báo chí, nó tạo cho người xem hình dung được sự kiện xảy ra.
Ảnh Nude Art : Ảnh nghệ thuật chụp hình khỏa thaan của người mẫu
Ảnh gia đình và những người thân yêu:
Ảnh cưới:
Ảnh đời thường:
Đặc điểm, công dụng của ảnh:
Ảnh sinh hoạt: là những bức ảnh ghi lại những khoảnh khoắc buồn vui trong cuộc sống để làm kỉ niệm
Ảnh nghệ thuật: là ảnh có nội dung tư tưởng, có giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa xã hội, truyền cảm xúc mạnh đến người xem, chứa đựng những suy nghĩ rộng lớn về cuộc sống, con người. Tính hình tượng và tính chân thật không thể thiếu trong ANT.
Ảnh báo chí: là một loại ảnh mang tính thời sự cao, có nội dung tư tưởng rõ ràng. Ảnh báo chí gồm nhiều thể loại: tin ảnh, phóng sự ảnh và ảnh tin.
Tiêu chí của hình ảnh:
Ảnh phải có nội dung phù hợp, có thông tin. VD: phóng sự về việc xả rác bừa bãi nhưng không thấy nhiều trong bức ảnh
Ảnh phải có sức sống và sức biểu cảm
Ảnh phải có ý nghĩa
Mỗi bức ảnh phải đáp ứng ít nhất 2/3 tiêu chí
Câu hỏi 3: những quy định trong ảnh BC
Tiêu chí hình ảnh
Ảnh phải có nội dung phù hợp, có thông tin. VD: phóng sự về việc xả rác bừa bãi nhưng không thấy nhiều trong bức ảnh
Ảnh phải có sức sống và sức biểu cảm
Ảnh phải có ý nghĩa.
Mỗi bức ảnh phải đáp ứng ít nhất 2/3 tiêu chí
Xử lý ảnh báo chí
Chỉ được cắt cúp những chi tiết thừa; cân bằng màu sắc ( lấy lại màu gốc); làm rõ nét hơn. Đặc biệt, không được chỉnh sữa nội dung, không thêm bớt chi tiết nội dung làm thay đổi ý nghĩa, thông điệp. VD: bức ảnh không có người xả rác nhưng cắt gép người thêm vào ảnh -> bức ảnh cho thấy có người xả rác.
Xử lý hình ảnh trong photoshop hoặc Accsess,
Đạo đức biên tập hình ảnh trên BC
Ảnh BC là tả thực, không phải tưởng tượng. Vì thế, ảnh BC không được dối trá, phải thể hiện được sự chân thực-khách quan. Điều chỉnh bức ảnh ở mức phù hợp, không vượt mức cho phép.
Khi biên tập ảnh luôn phải nghĩ đến các fact ( chi tiết thật). Nếu đó là ảnh nghệ thuật thì có thể tự do chỉnh sữa. Nhưng PV không phải là nghệ sỹ. Hình ảnh trong BC/ tin tức không phải là nghệ thuật, cần phải giữ yếu tố chân thực của nó.
Khi biên tập ảnh chỉ được phép chỉnh brightness, điều chỉnh màu, cắt cúp khung, tút lại cho rõ hơn
Tuyệt đối không được thêm, bớt, bỏ các chi tiết bên trong khung hình, thay đổi màu sắc thay vì phục hồi lại màu gốc, cắt cúp khuôn hình để thay đôit ý nghĩa của bức hình, đảo ngược hình ảnh ( đối tượng bên trái thành bên phải).
Không bao giờ dùng ảnh chồng lên nhau. Nếu buộc phải dùng thì tìm cách để không làm thay đôỉ ý nghĩa của bức ảnh
Không sử dụng các bức ảnh quá nhạy cảm
Các bức ảnh đăng trên báo phải có kích cỡ hợp lý, không quá to hoặc quá nhỏ-> người đọc dễ nhận diện thông tin
Chú thích ảnh
Cần phải chú thích ảnh ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao?
Các hình ảnh minh họa, chụp trong phòng chụp hoặc các bức hình thay đổi các chi tiết cơ bản cần được chú thích rõ là hình minh họa kèm theo tên của tác giả.
Ghi chú là hình minh họa với những bức hình bị thay đổi màu sắc làm thay đổi ý nghĩa và thông điệp của bức ảnh
Với ảnh tư liệu, cần chú thích tên tác giả, ảnh tư liệu lấy từ đâu ( tên cơ quan báo chí)
Câu hỏi 4: ưu và nhược điểm của ảnh báo chí
( tài liệu)
Câu hỏi 5: cấu trúc phóng sự ảnh
Phóng sự ảnh còn được gọi là Câu chuyện bằng ảnh là một bộ hay một loạt các bức ảnh báo chí dùng để kể một câu chuyện hoặc gợi lên nhiều cảm xúc ở người xem từ những sự kiện có thật. Một phóng sự ảnh thường thể hiện những hình ảnh ở những lát cắt điển hình và sâu sắc. Một phóng sự ảnh gồm 3 bức ảnh trở lên.
Như tất cả các tác phẩm báo chí khác, phóng sự ảnh bao gồm phần tít bài và nội dung tác phẩm. Có thể có hoặc không phần giới thiệu (Sa-pô). Nội dung của một bài phóng sự ảnh bao gồm 3 phần chính: Tóm tắt nội dung tác phẩm bằng lời, bộ ảnh và chú thích ảnh.
Tít của phóng sự ảnh cũng như tít của một bài báo, một phóng sự thông thường. Điểm chung ở những “cái tít” phóng sự hay là ngôn ngữ đư¬ợc dồn nén cô đọng, khúc triết, văn phong mềm mại, uyển chuyển, sử dụng các biện pháp tu từ gợi cảm và tạo đ¬ược nét duyên dáng, tinh tế dễ “bắt mắt” ngư¬ời đọc ngay từ đầu. Việc đặt “tít” với những câu từ “đắc địa” không chỉ là một cách “tiếp thị” để độc giả quan tâm, chú ý đến phóng sự ảnh mà còn góp phần làm nên “hồn cốt” của tác phẩm và diện mạo, phong cách của tác giả.
Sapo: được xem như là “ cái mũ” của một tác phẩm báo chí. Trong PSA cũng vây, SP có vai trò gợi mở, khơi gợi sự theo dõi của người xem. Đồng thời, SP cũng giúp cho tít được hoàn thiện hơn.
Nội dung: Phóng sự ảnh không đòi hỏi khái quát vấn đề, nhưng cần trình bày mạch lạc các bước phát triển theo trình tự xảy ra trong thực tế. Nói một cách rõ ràng nó là biên bản ghi chép có chọn lọc làm nổi bật nội dung cơ bản. Những sự kiện xảy ra có cái chính, cái phụ, người làm phóng sự cần phải chọn cho được cái chính và cái phụ, tức là nắm bắt được cốt lõi của sự kiện để lột tả bộ mặt thật của vấn đề. Vì thế người làm phóng sự không chỉ là người ghi chép những gì sự kiện xảy ra, mà trong đó chắt lọc lấy những nét điển hình làm nổi bật vấn đề mà người làm phóng sự quan tâm.
Trong cuộc sống thực tế sinh động hôm nay đòi hỏi người làm phóng sự cần phải có những yêu cầu sau:
Không có sự kiện không thể có phóng sự, nhưng không phải bất cứ sự kiện nào cũng làm được phóng sự. Phóng sự ảnh sinh ra từ sự kiện mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, những vấn đề hấp dẫn mà xã hội quan tâm. Ảnh phóng sự mang đến cho người xem hiểu một cách tường tận sâu sắc bản chất sự kiện để có nhận thức đúng.
Trong “dòng thác” sự kiện, phóng sự ảnh làm nổi bật và sâu sắc hơn những vấn đề mới mà xã hội đang quan tâm, tức là nhà nhiếp ảnh phải phát hiện những vấn đề cốt lõi điển hình của sự kiện. Trong phóng sự ảnh có sự đánh giá của phóng viên đối với những gì mà mình nhìn thấy. Muốn làm một phóng sự ảnh trước hết: phải xác định đề tài, xác định vấn đề cốt lõi, bản chất sự kiện sẽ xuất hiện ở đâu, vào lúc nào và tại sao
Bộ ảnh: Một bộ ảnh phóng sự ảnh phải đảm bảo việc không thiếu ảnh mà cũng không trùng ảnh. Phóng sự ảnh phải có từ 3 ảnh trở lên. Ảnh trong phóng sự hoàn toàn là những tác phẩm nhiếp ảnh được chụp bằng phương pháp phóng sự (không có sự can thiệp, sắp đặt của người chụp ảnh). Các bức ảnh phải kể liền mạch, xuyên suốt một câu chuyện mà tác giả muốn truyền tải và phải tạo được cảm xúc cho người xem. Các bức ảnh phải thực sự tiêu biểu và làm nổi bật được chủ đề mà tác giả muốn hướng đến. Đôi khi, trong một phóng sự ảnh, chỉ cần một bức ảnh đắt giá cũng tạo nên giá trị cho phóng sự ảnh.
Trình tự của một phóng sự ảnh có thể theo diễn biến thời gian, không gian (từ ngoài vào trong) hoặc cảm xúc (được sắp xếp một cách đặc biệt theo ý đồ của tác giả). Ngoài ra, một phóng sự ảnh có thể không tuân theo bất cứ trình tự nào, nghĩa là tác phẩm bao gồm một loạt những bức ảnh không được sắp đặt thứ tự, để có thể xem được tất cả trong một lúc hay được lựa chọn thứ tự bởi chính người xem.
Lời bình trong phóng sự ảnh: là sợi dây kết nối mạch cảm xúc của câu chuyện, mang tính chất cá nhân. Lời bình phải cung cấp những thông tin mà hình ảnh chưa thể hiện được. lời bình cũng phải có sự kết hợp logic với ảnh để tạo nên một câu chuyện xuyên suốt, mạch lạc và có cảm xúc. Bút pháp giàu chất văn học là phương tiện để viết lời bình trong phóng sự ảnh
Chú thích ảnh: cần phải thể hiện rõ ràng, cụ thể, không lặp lại thông tin mà hình ảnh đã diễn tả. Không đặt chú thích ảnh theo kiểu áp đặt chủ quan,.