I. MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam
cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là
một trong các vấn đề cơ bản, quan trọng, xuyên suốt của chủ nghĩa Mác - Lênin. Quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là cơ sở lý
luận, đặt nền móng tƣ tƣởng, lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết mối quan
hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc ở nƣớc ta hiện
nay. Bài viết khái quát những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ
giữa kinh tế và chính trị và sự vận dụng quan điểm đó của chủ nghĩa trong thực tiễn
cách mạng Việt Nam của Đảng ta.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin
|514
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
ThS. Đỗ Thị Yên*
ThS. Nguyễn Thị Hào**
Trường Đại học Hoa Lư
Tóm tắt
Bài viết khái quát những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan
hệ giữa kinh tế và chính trị. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, tìm hiểu sự vận dụng quan
điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới đất nước.
Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
I. MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam
cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là
một trong các vấn đề cơ bản, quan trọng, xuyên suốt của chủ nghĩa Mác - Lênin. Quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là cơ sở lý
luận, đặt nền móng tƣ tƣởng, lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết mối quan
hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc ở nƣớc ta hiện
nay. Bài viết khái quát những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ
giữa kinh tế và chính trị và sự vận dụng quan điểm đó của chủ nghĩa trong thực tiễn
cách mạng Việt Nam của Đảng ta.
II. NỘI DUNG
2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Theo C. Mác, kinh tế có vai trò hết sức to lớn đối với chính trị. Vai trò quyết định
của kinh tế đối với chính trị đƣợc thể hiện ở chỗ: Kinh tế tạo ra những cơ sở cho sự
*, **
Giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị, Trƣờng Đại học Hoa Lƣ
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
515|
xuất hiện giai cấp và đối kháng giai cấp; kinh tế tạo ra điều kiện để hình thành các
chính đảng của các giai cấp thông qua các cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời kinh tế
cũng là cơ sở cho sự ra đời của nhà nƣớc... Do đó, khi nói về vai trò quyết định của
kinh tế đối với những quan hệ chính trị, Ph. Ăngghen viết: "Từ đó, nhận thấy rất rõ
ràng rằng những sự kiện kinh tế mà từ trƣớc đến nay, những tác phẩm sử học cho là
không đúng một vai trò nào, hoặc có chăng nữa thì chỉ đúng một vai trò thảm hại, thì ít
nhất trong thế giới hiện đại, cũng đó là một lực lƣợng lịch sử quyết định" [3; tr.321].
Trƣớc hết, C. Mác và Ăngghen cho rằng, kinh tế là cơ sở xuất hiện giai cấp và đối
kháng giai cấp. Ph. Ăngghen viết: "Quan niệm duy vật về lịch sử xuất phát từ luận
điểm cho rằng, sản xuất và tiếp theo sau sản xuất là trao đổi sản phẩm của sản xuất, là
cơ sở của mọi chế độ, xã hội, rằng trong mỗi xã hội xuất hiện trong lịch sử, sự phân
phối sản phẩm và cùng với sự phân phối ấy là sự phân chia xã hội thành giai cấp hoặc
đẳng cấp đều đƣợc quyết định bởi tình hình: ngƣời ta sản xuất ra cái gì và sản xuất ra
bằng cách nào và những sản phẩm của sản xuất đó đƣợc trao đổi nhƣ thế nào" [2; tr.371].
Nhƣ vậy, theo Ph. Ăngghen, kinh tế - sản xuất và trao đổi là cơ sở của sự xuất hiện giai
cấp trong xã hội. Vì vậy, cần tìm nguyên nhân của sự xuất hiện giai cấp, của những
biến đổi xã hội, đặc biệt là những biến đổi về chính trị, ở ngay trong kinh tế chứ không
phải ở những lực lƣợng thần bí, hay ở ý thức chủ quan của con ngƣời nhƣ các nhà xã
hội học trƣớc C. Mác đó làm. Ph. Ăngghen viết: "Phải tìm những nguyên nhân cuối
cùng của tất cả những biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị không phải trong đầu
óc ngƣời ta, không phải ở nhận thức ngày càng tăng thêm của ngƣời ta,... mà là trong
những biến đổi của phƣơng thức sản xuất và phƣơng thức trao đổi; cần phải tìm những
nguyên nhân đó không phải trong triết học, mà là trong kinh tế của thời đại tƣơng ứng"
[2; tr.371].
Trong đấu tranh giai cấp, tất yếu các giai cấp phải lập ra chính đảng của mình để
lãnh đạo phong trào. Nhƣ vậy, kinh tế cũng là cơ sở gián tiếp của sự hình thành các
chính đảng của các giai cấp và cuộc đấu tranh chính trị giữa các chính đảng đó với
nhau. Thêm vào đó, sự ra đời của nhà nƣớc, sự xuất hiện các quan điểm chính trị của
một giai cấp nhất định có tác dụng chi phối hoạt động của giai cấp, của nhà nƣớc trong
xã hội,... đều bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế.
Nhà nƣớc ra đời cùng sự ra đời của chế độ tƣ hữu và sự phân chia xã hội thành
các giai cấp đối kháng. Giai cấp thống trị không thể duy trì địa vị thống trị nếu không
dựa vào bộ máy bạo lực và các công cụ của nó nhƣ quân đội, pháp luật... Tất cả những
cái đó đều bắt nguồn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ những nguyên nhân kinh tế.
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin
|516
Do đó, Ph. Ăngghen đã khẳng định: "Tất cả mọi quyền lực xã hội và tất cả mọi bạo lực
chính trị đều bắt nguồn từ những tiền đề kinh tế, từ phƣơng thức sản xuất, trao đổi của
mỗi một xã hội nhất định trong lịch sử" [2; tr. 303]. Vì vậy, sự ra đời, tồn tại và tiêu
vong của Nhà nƣớc khụng phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân của một giai cấp
nào, mà trái lại, là một tất yếu khách quan, do yêu cầu phát triển tất yếu của các quan
hệ kinh tế.
Không những giai cấp, đảng phái, nhà nƣớc và đấu tranh giai cấp đều có nguồn
gốc từ kinh tế mà hệ tƣ tƣởng chính trị chi phối mọi hoạt động chính trị nhƣ đấu tranh
giai cấp, hoạt động của Nhà nƣớc, của các chính đảng... cũng đều là biểu hiện của kinh
tế. Mặc dù chƣa trực tiếp chỉ ra rằng, hệ tƣ tƣởng chính trị là biểu hiện của kinh tế
nhƣng khi nói về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trỳc thƣợng tầng của một xã
hội nhất định, C. Mác, Ph. Ăngghen đều coi chính trị (gồm có hệ tƣ tƣởng chính trị và
các thiết chế tƣơng ứng cũng nhƣ mối quan hệ nội tại giữa chúng) là một bộ phận của
kiến trúc thƣợng tầng đƣợc sinh ra từ quan hệ kinh tế nhất định và phản ánh những
quan hệ kinh tế đó.
Vì lẽ đó, những mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị bao giờ cũng là sự phản ánh
của những mâu thuẫn về kinh tế, và ngƣợc lại, những mâu thuẫn trong kinh tế tất yếu sẽ
dẫn đến đấu tranh giai cấp. Đúng nhƣ C. Mác đã khẳng định, mâu thuẫn gay gắt giữa
lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất cuối cùng sẽ dẫn đến cuộc cách mạng xã hội.
Do đó, khi nghiên cứu những cuộc đảo lộn trong xã hội thì bao giờ cũng phải phân biệt
cuộc đảo lộn vật chất trong những điều kiện kinh tế của sản xuất với những hình thái
pháp lý, chính trị, tôn giáo... Tóm lại, với những hình thái tƣ tƣởng, trong đó con ngƣời
ý thức đƣợc cuộc xung đột ấy và đấu tranh để giải quyết nó [1; tr.15].
Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị không chỉ biểu hiện ở chỗ, kinh tế
sinh ra chính trị, mà còn biểu hiện ở chỗ, những biến đổi căn bản trong kinh tế sớm
muộn sẽ dẫn đến những biến đổi căn bản trong chính trị.
Theo Ph. Ăngghen, kinh tế là cái có trƣớc, còn chính trị là cái có sau và là sự biểu
hiện của kinh tế; kinh tế là tính thứ nhất, còn chính trị là tính thứ hai, cho nên sự biến
đổi của chính trị bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi trong kinh tế. Nhƣng không phải
cứ có sự biến đổi nào về kinh tế thì ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi về chính trị...
Song, sự biến đổi của kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chính trị.
Chính trị đƣợc sinh ra từ những nguyên nhân kinh tế và mọi sự biến đổi của nó
đều do kinh tế quyết định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhƣng chính trị không phải
là yếu tố thụ động mà có tác động trở lại kinh tế. Khẳng định điều đó Ph. Ăngghen viết:
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
517|
"Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,... đều
dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhƣng tất cả chúng cũng có ảnh hƣởng lẫn nhau và
ảnh hƣởng đến cơ sở kinh tế" [5; tr.271].
Trong tất cả các nhân tố của chính trị, nhà nƣớc đúng một vai trò hết sức quan
trọng và có tác dụng to lớn đối với kinh tế. Đƣợc nảy sinh trên một cơ sở kinh tế nhất
định, nhà nƣớc tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy, trong xã hội
có giai cấp đối kháng, các giai cấp đấu tranh với nhau để giành, giữ chính quyền cũng
là để tạo cho giai cấp mình một sức mạnh kinh tế. Vì thế, khi nói về cuộc đấu tranh
chính trị của giai cấp vô sản, Ph. Ăngghen viết: "Chúng tôi đấu tranh cho chuyên chính
chính trị của giai cấp vô sản để làm gì, nếu quyền lực chính trị bất lực về kinh tế? Bạo
lực (tức là quyền lực nhà nƣớc) - cũng là một lực lƣợng kinh tế" [4; tr.683]. Dựa vào nhà
nƣớc, giai cấp nắm chính quyền không ngừng phát triển lực lƣợng kinh tế của mình
ngày càng vững mạnh. Khi kinh tế phát triển lại là cơ sở đảm bảo cho quyền lực nhà
nƣớc càng đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ. Có nhƣ vậy, địa vị và quyền lực kinh tế của giai
cấp nắm chính quyền nhà nƣớc luôn luôn đƣợc đảm bảo vững chắc. Nghĩa là cơ sở
kinh tế của một xã hội nhất định đƣợc ổn định và vững chắc là phần lớn nhờ vào sự
vững mạnh của chính quyền nhà nƣớc tƣơng ứng.
Sự tác động của chính trị đối với kinh tế không chỉ đƣợc thể hiện thông qua sự tác
động của nhà nƣớc mà cũng thể hiện ở vai trò của hệ tƣ tƣởng chính trị - một nhân tố
quan trọng của chính trị. Nhƣng hệ tƣ tƣởng chính trị tự nó chƣa có vai trò gì đối với
kinh tế. Vai trò tác động của hệ tƣ tƣởng chính trị đối với kinh tế đƣợc thực hiện thông
qua thực tiễn chính trị của nhà nƣớc, của chính đảng của một giai cấp nhất định. Chỉ
thông qua những hoạt động đó, hệ tƣ tƣởng chính trị mới có tác dụng to lớn trong việc
bảo vệ hoặc xóa bỏ chế độ kinh tế hiện đang tồn tại.
Cũng nhƣ sự tác động của nhà nƣớc, hệ tƣ tƣởng chính trị của một giai cấp tác động
đến kinh tế theo hai chiều. Nếu hệ tƣ tƣởng chính trị phản ánh một cách khoa học và đƣợc
cụ thể hóa trong các cƣơng lĩnh, đƣờng lối của các chính đảng, trong pháp luật và các
chính sách của nhà nƣớc của giai cấp nắm chính quyền thì sẽ có tác dụng bảo vệ và thúc
đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng. Ngƣợc lại, sẽ cản trở sự phát triển của kinh tế.
Nhƣ vậy, thông qua sự tác động của hệ tƣ tƣởng chính trị của một giai cấp nhất
định trong xã hội, thông qua hoạt động của nhà nƣớc, chính đảng của giai cấp đó, chính
trị có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế, ở một mức độ nhất định, chính
trị có thể làm thay đổi cơ sở kinh tế. Vai trò của chính trị đối với kinh tế có thể tác
động theo hai chiều hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Chính trị sẽ có tác động tích cực, nếu
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin
|518
nó tác động cùng chiều với các quy luật phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trái lại, sự tác động ngƣợc chiều của chính trị đối với các quy luật kinh tế sẽ dẫn đến
sự xung đột giữa kinh tế và chính trị, lúc đó chính trị là chƣớng ngại vật cản trở sự phát
triển của kinh tế.
Quá trình giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ quá độ ở
nƣớc Nga, V.I. Lênin đã có nhiều đóng góp quan trọng vào lý luận về mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị.
Theo V.I. Lênin, khi giai cấp vô sản chƣa giành đƣợc chính quyền, chƣa nắm đƣợc
quyền lực nhà nƣớc thì giai cấp vô sản chƣa có quyền lực kinh tế. Giai cấp vô sản chỉ
có đƣợc quyền lực ấy khi hoàn thành nhiệm vụ chính trị là lật đổ chính quyền của giai
cấp tƣ sản và thiết lập nền chính quyền của giai cấp vô sản.
Trong tác phẩm Làm gì, Lênin viết: "Từ chỗ quyền lợi kinh tế đóng một vai trò
quyết định, tuyệt nhiên không thể kết luận đƣợc rằng cuộc đấu tranh kinh tế (có tính
chất nghiệp đoàn) lại có một tầm quan trọng bậc nhất, với những quyền lợi chủ yếu,
"quyết định" của cuộc giai cấp nói chung, chỉ có thể thỏa mãn đƣợc bằng những cuộc
cải biến chính trị căn bản; còn quyền lợi kinh tế trọng yếu của giai cấp vô sản nói riêng,
chỉ có thể thỏa mãn đƣợc bằng cuộc cách mạng chính trị thay thế chuyên chính của giai
cấp tƣ sản bằng chuyên chính vô sản" [6; tr.59]. Theo V.I. Lênin, trong bất cứ cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, giai cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành chính
quyền thì tất nhiên có một nhiệm vụ căn bản khác đƣợc đề lên hàng đầu, đó là thiết lập
một chế độ xã hội mới cao hơn chủ nghĩa tƣ bản. Để thực hiện nhiệm vụ đó, giai cấp vô
sản phải đề ra đƣợc cách tổ chức lao động cao hơn, tức là nhiệm vụ kinh tế [7; tr.228].
Do đó, sau khi giai cấp vô sản giành đƣợc chính quyền nhà nƣớc, mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị biểu hiện ở chỗ, giai cấp vô sản đã thiết lập đƣợc bộ máy nhà nƣớc
của mình, có quyền sử dụng bộ máy nhà nƣớc đó để giải quyết những nhiệm vụ tiếp
theo trong lĩnh vực kinh tế, tổ chức lại và phát triển kinh tế quốc dân, quản lý sản xuất.
Vì thế, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chính trị giữ địa vị phụ
thuộc so với nhiệm vô kinh tế. Khẳng định điều đó, V.I. Lênin viết: "nhiệm vụ quản lý
nhà nƣớc trƣớc hết và trên hết đƣợc quy lại thành nhiệm vụ thuần túy kinh tế, hàn gắn
những vết thƣơng do chiến tranh gây ra trên đất nƣớc, khôi phục lại các lực lƣợng sản
xuất, tổ chức công tác kiểm soát đối với việc sản xuất và phân phối sản phẩm, nâng cao
năng suất lao động. Nói tóm lại, nhiệm vụ đã đƣợc quy thành nhiệm vụ tổ chức lại nền
kinh tế" [7; tr. 63].
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị
còn biểu hiện ở chỗ, nhu cầu phát triển khách quan của nền kinh tế quyết định phƣơng
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
519|
hƣớng hoạt động của đảng, của nhà nƣớc của giai cấp vô sản, quyết định tính chất và
khả năng ảnh hƣởng của nhà nƣớc đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là, chính trị là sự
phản ánh tập trung của kinh tế. Sự phản ánh đã biểu hiện thông qua việc hình thành các
tổ chức chính trị, những chính sách, từ đó giải quyết những vấn đề, quyết định mục tiêu
và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Theo quan điểm của V.I. Lênin, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế
và chính trị là hai lĩnh vực của đời sống xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau,
trong đã kinh tế, xét đến cùng, là nhân tố quyết định sự hình thành phát triển của chính
trị, song chính trị, có vai trò hết sức to lớn, nó tác động trở lại đối với sự phát triển của
kinh tế. Điều này thể hiện trƣớc hết là ở chỗ; mọi hoạt động kinh tế, mọi sự phát triển
của nền kinh tế không chỉ gắn liền với việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các
giai cấp, các dân tộc, mà còn là điều kiện đảm bảo cho hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa vững mạnh, đảm bảo cho chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đƣợc thực hiện trong
thực tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó cũng chính là cơ sở vững chắc
cho sự thắng lợi của chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa đối với chế độ xã hội
cũ. Tất cả những điều đó có ý nghĩa chính trị to lớn. Ngƣợc lại, chính sách kinh tế của
Đảng cộng sản, sự quản lý của nhà nƣớc,... đối với kinh tế đều tạo ra động lực thúc đẩy
cho kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì
thế, V.I. Lênin quan niệm rằng, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế và chính
trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Đó là hai kết luận cơ bản của
Lênin về biểu hiện của sự tác động biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhƣ vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, kinh tế vẫn luôn đóng vai trò quyết định đối với chính trị và các quan hệ xã hội
khác. Song, chính trị có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế. Nhƣng chính trị phải phản ánh trên cơ sở tính tất yếu kinh tế mới có tác dụng tích
cực đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ đổi mới.
2.2.1. Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng
tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị
Thời kỳ trƣớc đổi mới, trong mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị, ở nƣớc ta có hạn chế: chúng ta đã nhấn mạnh quá mức vai trò kiến trúc thƣợng tầng,
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin
|520
coi chính trị là thống soái, quyết định kinh tế và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
chƣa đánh giá đúng vai trò của kinh tế trong quan hệ với chính trị; nhận thức một cách
đơn giản về tác động của kiến trúc thƣợng tầng chính trị đối với cơ sở kinh tế. Chính trị
can thiệp quá sâu vào các quá trình kinh tế - xã hội bằng hệ thống những mệnh lệnh chủ
quan của các cơ quan quản lý các cấp; bộ máy hành chính còn quan liêu, cửa quyền,
cồng kềnh, kém hiệu quả. Đại hội VI của Đảng (1986) xác định: “Đảng phải đổi mới về
nhiều mặt: đổi mới tƣ duy, trƣớc hết là tƣ duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ
cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác” [17; tr.124]. Từ khi đổi mới đến nay,
về quan điểm Đảng ta chủ trƣơng “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới
chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bƣớc đổi mới chính trị”
[10; tr.71]. Đây là nhận thức đúng cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn.
Để giữ vững ổn định chính trị, tƣ tƣởng trong Đảng, trong nhân dân, Nghị quyết
số 06-NQ/HNTW ngày 29/3/1989 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VI)
quyết định các nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo toàn bộ quá trình đổi mới theo đúng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa: “Đổi mới tƣ duy là nhằm khắc phục những quan niệm không
đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng
sáng tạo vào phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác -
Lênin” [18].
Về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, Nghị quyết số 06-
NQ/HNTW ngày 29/3/1989 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VI) đã chỉ rõ:
“Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bƣớc đổi mới tổ chức
và phƣơng thức hoạt động của các tổ chức chính trị. Không thể tiến hành cải cách hệ
thống chính trị một cách vội vã khi chƣa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới
hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định
về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới” [11]. Một bƣớc đi cực kỳ đứng đắn và
thể hiện đƣợc bản lĩnh chính trị của Đảng ta biểu hiện bằng nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VI), ngày 15/8/1989 bàn
về một số vấn đề cấp bách trong công tác tƣ tƣởng trƣớc tình hình trong nƣớc và quốc
tế hiện nay: “Chế độ chính trị của chúng ta là chế độ làm chủ của nhân dân lao động
dƣới sự lãnh đạo của Đảng... Chúng ta không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên chính trị,
không để cho các tổ chức chống đối chủ nghĩa xã hội ra đời và hoạt động, không coi
việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần là thực hiện chủ trƣơng đa nguyên
về kinh tế” [12; tr.17].
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
521|
Chủ trƣơng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị
đƣợc tiếp tục nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII
(tháng 6/1991): “Phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp
bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành
thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời, với đổi mới kinh tế, phải từng
bƣớc đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày
càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội” [13; tr.54]. Kinh nghiệm thành công của sự kết hợp đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị đƣợc Đại hội đại biểu