Quản lí hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường phổ thông

1. Mở đầu Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách. Để có được môi trường như vậy, một nhiệm vụ quan trọng của trường phổ thông (PT) là xây dựng văn hóa ứng xử (VHƯX) tốt đẹp trong nhà trường. Ứng xử (ƯX) tốt đẹp giữa người với người, một mặt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho học sinh phát triển; mặt khác, là tấm gương để học sinh noi theo, rèn luyện cách ƯX văn hóa với thầy cô, bạn bè, người thân,. Hoạt động xây dựng VHƯX trong nhà trường cần được sự quan tâm quản lí của hiệu trưởng. Sự tập trung quản lí sẽ đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện chủ động, theo kế hoạch. Quản lí tốt sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân trong nhà trường để xây dựng VHƯX; kiểm soát được các tình huống phát sinh và kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót. Bài viết này trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lí hoạt động xây dựng VHƯX ở trường PT; phân tích các tác động của hiệu trưởng thông qua các chức năng quản lí đối với từng hoạt động cụ thể mà trường PT thực hiện để xây dựng VHƯX; quản lí của hiệu trưởng đối với các nguồn lực thực hiện hoạt động xây dựng VHƯX. Những phân tích trong bài viết góp phần xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề quản lí hoạt động xây dựng VHƯX ở trường PT, có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho hiệu trưởng trường PT trong quản lí hoạt động này.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 6 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Mỵ Giang Sơn Trường Đại học Sài Gòn Email: mygiangson.sgu@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 01/3/2020 Accepted: 16/3/2020 Published: 20/4/2020 Behavioral culture is an important factor in school culture, but it has certain limitations. One of the reasons is that the management of building behavioral culture in school is not executed well. Principal’s management of building behavioral culture is the performance of management functions (planning, organizing, leading and inspecting), in order to comprehensively impact on 5 basic activities in building a behavioral culture: propaganda to raise awareness about building a behavioral culture; developing and implementing a Code of Conduct; educating behavioral culture for students; fostering to improve the competencies of cultural conduct and behavioral education for teachers and staffs at schools; coordinate with schools, families and society in building a behavioral culture. Principals at schools need to manage well the construction of behavioral culture, focus on managing human resources, facilities and finance for the construction of behavioral culture in the school. Keywords Management, behavioral culture, building behavioral culture, school. 1. Mở đầu Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách. Để có được môi trường như vậy, một nhiệm vụ quan trọng của trường phổ thông (PT) là xây dựng văn hóa ứng xử (VHƯX) tốt đẹp trong nhà trường. Ứng xử (ƯX) tốt đẹp giữa người với người, một mặt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho học sinh phát triển; mặt khác, là tấm gương để học sinh noi theo, rèn luyện cách ƯX văn hóa với thầy cô, bạn bè, người thân,... Hoạt động xây dựng VHƯX trong nhà trường cần được sự quan tâm quản lí của hiệu trưởng. Sự tập trung quản lí sẽ đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện chủ động, theo kế hoạch. Quản lí tốt sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân trong nhà trường để xây dựng VHƯX; kiểm soát được các tình huống phát sinh và kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót. Bài viết này trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lí hoạt động xây dựng VHƯX ở trường PT; phân tích các tác động của hiệu trưởng thông qua các chức năng quản lí đối với từng hoạt động cụ thể mà trường PT thực hiện để xây dựng VHƯX; quản lí của hiệu trưởng đối với các nguồn lực thực hiện hoạt động xây dựng VHƯX. Những phân tích trong bài viết góp phần xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề quản lí hoạt động xây dựng VHƯX ở trường PT, có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho hiệu trưởng trường PT trong quản lí hoạt động này. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khái niệm quản lí hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử - Hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử Theo Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về Phê duyệt Đề án “Xây dựng VHƯX trong trường học giai đoạn 2018-2025”, mục tiêu xây dựng VHƯX trong nhà trường là: “Tăng cường VHƯX trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ƯX văn hóa của cán bộ quản lí (CBQL), nhà giáo, nhân viên (NV), học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng GD-ĐT,...” (Thủ tướng Chính phủ, 2018). Trong Quy định về quy tắc ứng xử (QTƯX) trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục PT và cơ sở giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT (2019) cũng xác định: “Mục đích xây dựng Bộ QTƯX trong trường học là “Điều chỉnh cách ƯX của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mĩ tục của dân tộc...; xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường”” (Điều 2). Như vậy, hoạt động xây dựng VHƯX ở trường PT là các hoạt động mà trường PT thực hiện để tạo chuyển biến căn bản về ƯX văn hóa trong các mối quan hệ của CBQL, giáo viên (GV), NV, học sinh và cha mẹ học sinh phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mĩ tục của dân tộc, góp phần xây dựng văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 7 - Quản lí hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường phổ thông Theo tác giả Nguyễn Lộc (2010, tr 16), “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức”. Như vậy, bản chất của quản lí là phối hợp các nỗ lực của con người thông qua 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để đạt được các mục tiêu đề ra. Từ quan niệm này về quản lí, có thể hiểu, quản lí hoạt động xây dựng VHƯX ở trường PT là tập hợp các tác động của chủ thể quản lí nhà trường (hiệu trưởng) đến hoạt động xây dựng VHƯX; thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong nhà trường, để đạt được mục tiêu xây dựng VHƯX mà nhà trường đề ra. 2.2. Quản lí các hoạt động thực hiện trong trường phổ thông để xây dựng văn hóa ứng xử Hai văn bản pháp lí đã nêu trên (Thủ tướng Chính phủ, 2018; Bộ GD-ĐT, 2019) đề cập trực tiếp đến vấn đề xây dựng VHƯX trong nhà trường; ngoài ra, còn hai văn bản khác đề cập một cách gián tiếp là: Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường (Chính phủ, 2017, Điều 2, Khoản 3); Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục PT và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 (Bộ GD-ĐT, 2017, phần II, mục 3). Trên cơ sở tổng hợp các văn bản pháp lí của Nhà nước và ngành Giáo dục, có thể khái quát 5 hoạt động cơ bản sau đây mà trường PT cần thực hiện để xây dựng VHƯX trong nhà trường: (1) Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng VHƯX; (2) Hoạt động xây dựng và thực hiện Bộ QTƯX trong trường học; (3) Hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh; (4) Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX văn hóa và năng lực giáo dục VHƯX cho tập thể sư phạm nhà trường; (5) Hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội trong xây dựng VHƯX. Như vậy, hiệu trưởng trường PT quản lí hoạt động xây dựng VHƯX là thực hiện các chức năng quản lí đối với 5 hoạt động cơ bản nêu trên. 2.2.1. Thực hiện chức năng kế hoạch hóa Theo Phan Văn Kha (2007, tr 28), lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lí, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi hệ thống nói chung và các hoạt động cụ thể nói riêng. Lập kế hoạch trong quản lí sẽ cho phép chủ thể quản lí tập trung các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu, chủ động ứng phó với các tình huống phát sinh trong quá trình quản lí, phối hợp tốt giữa các bộ phận và cá nhân, quản lí được thời gian và tạo điều kiện cho khâu kiểm tra cuối cùng. Như vậy, quản lí việc xây dựng VHƯX trong nhà trường cũng không thể không có kế hoạch. Lập kế hoạch xây dựng VHƯX trong nhà trường bao gồm: a) Lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng VHƯX Bản kế hoạch hoạt động tuyên truyền cần xác định đầy đủ các mặt: - Các đối tượng cần tuyên truyền (CBQL, GV, NV; học sinh của trường; gia đình học sinh; chính quyền địa phương, người dân, các tổ chức xã hội;...). - Các nội dung cần tuyên truyền (mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng VHƯX; trách nhiệm của từng chủ thể trong xây dựng VHƯX ở trường học; về truyền thống VHƯX của dân tộc; các câu chuyện, tấm gương điển hình về ƯX văn hóa;...). - Các hình thức tuyên truyền (cuộc họp, hội thảo, báo cáo chuyên đề, website nhà trường, bảng tin, góc tuyên truyền, tài liệu, tờ rơi, các văn bản chính thức của nhà trường ban hành,...). b) Lập kế hoạch hoạt động xây dựng và thực hiện Bộ QTƯX trong trường học Bộ QTƯX trong trường học là những quy định cụ thể về những điều nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ƯX của các chủ thể trong nhà trường thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ƯX. Phần II mục 2 của Đề án “Xây dựng VHƯX trong trường học giai đoạn 2018-2025” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: “Bộ GD-ĐT ban hành quy định QTƯX trong trường học; trên cơ sở đó các cơ sở giáo dục xây dựng, thực hiện Bộ QTƯX với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan...” (Bộ GD-ĐT, 2019). Như vậy, quá trình xây dựng và triển khai Bộ QTƯX, từ khâu lập dự thảo, lấy ý kiến góp ý đến ban hành chính thức và triển khai thực hiện đều phải được xác định trước trong bản kế hoạch để chủ động tiến hành. c) Lập kế hoạch hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh Hoạt động giáo dục VHƯX trong trường PT là quá trình tác động của tập thể sư phạm nhà trường lên học sinh nhằm hình thành VHƯX cho học sinh phù hợp với các QTƯX mà nhà trường quy định, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mĩ tục của dân tộc. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 8 Hiệu trưởng triển khai công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh bao gồm: - Về phạm vi: Nhà trường lập kế hoạch chung về giáo dục VHƯX cho học sinh; trong đó, xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục VHƯX cho học sinh toàn trường. Từ kế hoạch chung này, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm xây dựng kế hoạch của tổ; các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên xây dựng kế hoạch phối hợp với nhà trường. Dựa vào kế hoạch chung của trường và tổ, mỗi GV chủ nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục VHƯX cho học sinh trong lớp chủ nhiệm, GV bộ môn lồng ghép trong các môn học... - Về thời gian: Các kế hoạch nói trên của trường, bộ phận, cá nhân cần được xây dựng cho năm học, từ đó xây dựng cho từng học kì và từng tháng. d) Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX văn hóa và năng lực giáo dục VHƯX cho tập thể sư phạm nhà trường Đối tượng cần bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX văn hóa và năng lực giáo dục VHƯX là toàn thể tập thể sư phạm của nhà trường. Hoạt động này nhằm nâng cao cho CBQL, GV, NV khả năng ƯX một cách tốt đẹp, hiệu quả trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội, bản thân; đồng thời có khả năng thực hiện các tác động giáo dục VHƯX một cách hiệu quả đối với học sinh. Kế hoạch bồi dưỡng cần xác định cụ thể: - Các nội dung cần bồi dưỡng cho CBQL, GV, NV (về các quy tắc ƯX đối với từng chủ thể; về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục VHƯX cho học sinh phù hợp đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh). - Các hình thức bồi dưỡng mà nhà trường sẽ thực hiện với CBQL, GV, NV (cử đi học, tham dự hội thảo, mở lớp tập huấn tại trường, học tập qua văn bản, tài liệu, video clip,...). e) Lập kế hoạch hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội trong xây dựng VHƯX Hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội là một nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng VHƯX trong nhà trường. Phần kế hoạch này cũng cần xác định cụ thể các nội dung và hình thức mà nhà trường sẽ phối hợp với gia đình, với chính quyền địa phương, với các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường để xây dựng VHƯX cho học sinh của trường. 2.2.2. Thực hiện chức năng tổ chức Harold Koontz và cộng sự (1998, tr 224) định nghĩa: “Tổ chức là để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau một cách có hiệu quả trong việc hoàn thành các mục tiêu, cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác”. Như vậy, hiệu trưởng trường PT thực hiện chức năng tổ chức trong quản lí hoạt động xây dựng VHƯX, tức là xây dựng được cơ cấu bộ máy thực hiện với vai trò và trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận và cá nhân; xác định rõ các mối quan hệ quản lí và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHƯX trong nhà trường. Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch của 5 hoạt động xây dựng VHƯX đã nêu ở phần trên, cụ thể như sau: a) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền Hiệu trưởng có thể thành lập Ban tuyên truyền về xây dựng VHƯX, bao gồm một thành viên trong Ban giám hiệu, CBQL các tổ chuyên môn, văn phòng, CB Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Đại diện Hội cha mẹ học sinh. Mặt khác, cũng cần xác định rõ trách nhiệm của GV chủ nhiệm, GV bộ môn, NV trong tuyên truyền xây dựng VHƯX; xác định rõ mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong trường và Hội cha mẹ học sinh về hoạt động tuyên truyền. b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng và triển khai Bộ QTƯX Để xây dựng được Bộ QTƯX trong nhà trường, hiệu trưởng cũng có thể thành lập Ban soạn thảo Bộ QTƯX của trường; cần phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban giám hiệu, các trưởng bộ phận và GV, NV trong quá trình thực hiện: khâu xây dựng bản dự thảo; khâu lấy ý kiến góp ý, tổng hợp và chỉnh sửa, ban hành chính thức; khâu triển khai; khâu theo dõi và kiểm tra việc thực hiện. Từng công đoạn đều phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, xác định các mối quan hệ phối hợp chặt chẽ. c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh Đối với hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh, hiệu trưởng cũng cần phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên Ban giám hiệu trong quản lí hoạt động này; trách nhiệm của các tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm, GV bộ môn trong giáo dục VHƯX cho học sinh; trách nhiệm phối hợp của các bộ phận và cá nhân khác trong trường như văn phòng, giám thị, bảo vệ, y tế, vệ sinh,... d) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX văn hóa và giáo dục VHƯX cho tập thể sư phạm VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 9 Hiệu trưởng cần phân công rõ trong Ban giám hiệu và đội ngũ tổ trưởng về trách nhiệm quản lí, theo dõi việc thực hiện các nội dung và hình thức bồi dưỡng đã xác định trong kế hoạch; xác định rõ trách nhiệm của GV và NV trong tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, học tập tài liệu, viết thu hoạch,... e) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội trong xây dựng VHƯX Tương tự các hoạt động trên, để mỗi bộ phận và cá nhân biết được trách nhiệm cụ thể của mình trong việc thực hiện, hiệu trưởng cũng cần phân công rõ nhiệm vụ trong Ban giám hiệu, các trưởng bộ phận, GV và NV trong hoạt động phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong trường và ngoài trường để xây dựng VHƯX trong nhà trường. 2.2.3. Thực hiện chức năng lãnh đạo Sau khi lập kế hoạch và sắp xếp tổ chức, chủ thể quản lí phải lãnh đạo thực hiện, tập trung chỉ đạo, điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Theo Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và cộng sự (2015, tr 37), “các chỉ thị, yêu cầu, chỉ đạo các hoạt động cụ thể được đưa ra bởi các chủ thể quản lí có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng các kênh truyền đạt thông tin khác”. Như vậy, chỉ đạo xây dựng VHƯX trong nhà trường tức là chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn cho các bộ phận và cá nhân trong trường thực hiện đúng nhiệm vụ mà họ được phân công. Hình thức chỉ đạo có thể là hình thức trực tiếp thông qua các cuộc họp, hội nghị,...; tuy nhiên, phổ biến và hiệu quả là hình thức gián tiếp - thông qua văn bản, tài liệu chính thức ban hành cho các bộ phận và cá nhân. Nội dung chỉ đạo việc xây dựng VHƯX trong nhà trường bao gồm chỉ đạo thực hiện 5 hoạt động: a) Chỉ đạo thực hiện hoạt động tuyên truyền Hiệu trưởng cần chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận và cá nhân liên quan về đối tượng, nội dung và hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng VHƯX trong nhà trường. b) Chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng và triển khai Bộ QTƯX Cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về quy trình, cách thức và nội dung soạn thảo; quy trình và cách thức triển khai Bộ QTƯX trong nhà trường. c) Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh Cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho GV về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục VHƯX cho học sinh. d) Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX văn hóa và năng lực giáo dục VHƯX cho tập thể nhà trường Cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận và cá nhân liên quan cách thực hiện các nội dung và hình thức bồi dưỡng đã đề ra trong kế hoạch. e) Chỉ đạo thực hiện hoạt động phối hợp với gia đình và xã hội trong xây dựng VHƯX Cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận và cá nhân liên quan về các đối tượng mà nhà trường cần phối hợp, cách thực hiện các nội dung và hình thức phối hợp đã đề ra trong kế hoạch. 2.2.4. Thực hiện chức năng kiểm tra Trần Kiểm (2014, tr 80) cho rằng, “kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lí với các quyết định quản lí đã lựa chọn”. Như vậy, hiệu trưởng kiểm tra việc xây dựng VHƯX trong nhà trường tức là theo dõi, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân được phân công trong hoạt động này. Kiểm tra việc xây dựng VHƯX trong nhà trường, bao gồm kiểm tra toàn diện cả 5 hoạt động: 1) Hoạt động tuyên truyền; 2) Quy trình xây dựng và triển khai Bộ QTƯX; 3) Giáo dục VHƯX cho học sinh; 4) Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯXVH và năng lực giáo dục VHƯX; 5) Hoạt động phối hợp với gia đình và địa phương, các tổ chức bên ngoài nhà trường về xây dựng VHƯX. Đối với từng hoạt động nêu trên, cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng và cụ thể. Việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện thường xuyên. Kết quả kiểm tra cần được thể hiện trong các báo cáo sơ kết, tổng kết từng giai đoạn (tháng, học kì, năm học) để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn và đạt được mục tiêu đã đề ra. 2.3. Quản lí các nguồn lực thực hiện hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường phổ thông Hiệu trưởng trường PT cần quản lí các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất và tài chính để thực hiện hoạt động xây dựng VHƯX trong nhà trường. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 10 Tập thể sư phạm nhà trường bao gồm đội ngũ CBQL của trường, đội ngũ GV và NV; học sinh toàn trường và cha mẹ học sinh là chủ thể chủ yếu xây dựng VHƯX trong nhà trường. Chủ thể hỗ trợ hoạt động xây dựng VHƯX là các tổ chức chính trị xã hội trong trường, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường. Hiệu trưởng quản lí nguồn nhân lực của hoạt động xây dựng VHƯX chính là thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng VHƯX trong nhà trường; thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của từng thành viên trong nhà trường nhằm huy động, phối hợp tối đa sức mạnh của họ trong xây dựng VHƯX và phối hợp tốt với các tổ chức bên trong và bên ngoài nhà trường để xây dựng VHƯX. Mặt khác, hiệu trưởng cần lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng tài chính và đầu tư cơ sở vật chất nhằm tạo được các điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng VHƯX trong nhà trường: cổng trường, sân trường, lớp học... khang trang; các góc tuyên truyền đẹp đẽ, sáng sủa về VHƯX; in ấn tờ rơi, tài liệu phong phú về chủ đề VHƯX; tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho học sinh; tổ chức các hội thảo, chuyên đề cho GV, học sinh, cha mẹ học sinh. 3. Kết luận Xây dựng VHƯX là nhiệm vụ quan trọng của trường PT, góp phần tạo môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho cả người dạy và người học. Hiệu trưởng trường PT quản lí công tác xây dựng VHƯX trong nhà trường tức là thực hiện các chức năng quản lí (xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra) đối với 5 hoạt động cơ bản: hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng VHƯX; hoạt động xây dựng và thực hiện Bộ QTƯX; hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh; hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯX văn hóa và năng lực giáo dục VHƯX cho tập thể nhà trường; hoạt động phối hợp với gia đình và xã hộ
Tài liệu liên quan