Hiện nay, khi mà đất nước đã có những cải thiện đáng kể về điều kiện kinh tế, xã hội, thì việc chạy theo số lượng dần được người dân bỏ qua, thay vào đó là việc quan tâm đến chất lượng cuộc sống ra sao, từ các sản phẩm dùng hàng ngày như tốt ra sao, độc như thế nào cho đến không khí để thở, nước để uống đó chính là nhu cầu về một cuộc sống chất lượng, hay nhu cầu về một môi trường chát lượng.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2983 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý chất thải nguy hại ngành sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM
Nhóm 1
Quản lý CTNH ngành sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Minh Phương
Thành viên nhóm
Nguyễn Chí Hiếu Lớp 50bCN Sinh Học MSV: 0953023615
Trần Thị Vinh Hạnh Lớp 51b1 KHMT MSV : 1053061657
Lê Hùng Cường Lớp 50b KHMT MSV: 0953065680
Hoàng Trung Anh Lớp 51b2 KHMT MSV: 1053066662
Nghệ An , ngày 9 tháng 11 năm 2012
I: Mở đầu
Chất thải nguy hại hiện nay phát sinh ngày càng nhiều bởi quá trình sản xuất công nghiệp, công tác quản lý , xử lý hiện nay đang còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường, việc quản lý và xử lý chất thải không an toàn, đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp nguy hại, để lại những hậu quả khôn lường về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng như các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệsinh, các bãi đổ chất thải của các nhà máy sản xuất…Vì vậy, quản lý và xử lý chất thải nguy hại nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay.
Trong các ngành sản xuất công nghiệp thì ngành công nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật ( BVTV) là một trong những ngành có lượng rác thải nguy hại có độc tính cao nhất, dễ gây ô nhiễm môi trường nhất bởi tính chất đặc thù trong các sản phẩm của ngành này là dễ phát tán và có tác dụng trực tiếp đến sinh vật ( gây chết, ngừng sinh trưởng, gây tê, liệt…)
Trong giai đoạn hiện nay khi quá trình công nghiệp hóa, đo thị hóa tăng cao làm cho diện tích đất canh tác dần bị thu hẹp, nhưng với áp lực về năng xuất nên ngành nông nghiệp đã phải sử dụng một lượng lớn phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật nhằm tăng năng suất cây trồng, chính vì vậy đâp lại là áp áp lực đặt lên ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật cần phải đáp ứng đủ nhu cầu của ngành nông nghiệp. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp thì hàng năm nước ta sử dụng đến 50.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, đó là một lượng rất lớn đòi hỏi nguồn cung từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất và cả các công ty nhập khẩu. Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật cùng với áp lực sản xuất đủ nhu cầu cho ngành nông nghiệp đã thải ra một lượng lớn chất thải từ quá trình sản xuất như sản phẩm thừa, sản phẩm tồn kho, chất dung môi, tẩy rửa, nước thải, bao bì…
Vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài “Quản lý chất thải nguy hại ngành sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật” để bước đầu tìm hiểu các mối nguy hại của chất thải nguy hại ngành công nghiệp này, cùng với đó là những nhóm giải pháp được đưa ra để quản lý tốt và hiệu quả lượng chất thải cần được sử lý.
II: Thực trạng ngành hóa chất bảo vệ thực vật.
II.1: Sơ lược về hóa chất bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…)
Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được. Là biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế lại dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp pḥòng trừ duy nhất.
Ngay từ khi mới ra đời thuốc BVTV đă được đánh giá cao và được coi là một trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật. Đến nay, thuốc BVTV đă để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại. Mặc dù ngày nay khoa học đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt như sinh thái học dịch hại, miễn dịch thực vật… nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại được áp dụng có hiệu quả như lại tạo các giống chống chịu sâu bệnh, tạo giống sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô, các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp… nhưng thuốc bảo vệ thực vật vẫn có vai trị to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp. Đặc biệt, đối với người nông dân, sử dụng thuốc BVTV được coi là phương pháp đơn giản và được áp dụng thường xuyên.
Hình 1 : một số nhãn cảnh báo có trên thuốc BVTV
Khi sử dụng thuốc BVTV, cần biết một số một số khái niệm liên quan để mua đúng thuốc và hiểu rõ hướng dẫn sử dụng.
Tên thuốc: Do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng này với hãng khác. Một loại thuốc có thể mang 3 tên khác nhau: tên hóa học, tên chung, tên riêng.
Hoạt chất: Là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công dụng của thuốc. Cùng một hoạt chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau.
Các chất phụ gia: Giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính tốt và loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất nhưng hiệu quả thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗi nhà sản xuất khác nhau.
Tính độc: Biểu thị bằng LD 50 là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể thí nghiệm (chuột bạch, thỏ, chó, chim hoặc cỏ…) tính bằng đơn vị mg/kg thể trọng. LD 50 càng nhỏ th́ì độ độc càng cao.
Thuốc BVTV là những chất độc; nhưng muốn là thuốc BVTV phải đạt một số yêu cầu sau:
- Có tính độc với sinh vật gây hại.
- Có khả năng tiêu diệt nhiều loài dịch hại (tính độc vạn năng), nhưng chỉ tiêu diệt các loài sinh vật gây hại mà không gây hại cho đối tượng không phòng trừ (tính chọn lọc). (Ví dụ như tiêu diệt rầy nâu nhưng không tiêu diệt ong mắt đỏ.)
- An toàn đối với người, môi sinh và môi trường.
- Dễ bảo quản, chuyên chở và sử dụng.
- Giá thành hợp lý
Không có một loại chất độc nào có thể thoả măn hoàn toàn các yêu cầu nói trên.Các yêu cầu này, thậm chí ngay trong một yêu cầu cũng có mâu thuẫn không thể giải quyết được. Tuỳ theo giai đoạn phát triển của biện pháp hoá học, mà các yêu cầu được đánh giá cao thấp khác nhau. Hiện nay, yêu cầu “an toàn với người, môi sinh và môi trường” được toàn thế giới quan tâm nhiều nhất, nhưng chính yêu cầu này lại bị coi nhẹ và vi phạm nhiều nhất.
II.2 : Thực trạng ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Hiện nay, có khá nhiều cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, đa phần có công nghệ khác lạc hậu do các nhà máy này sử dụng những dây truyền công nghệ cũ hoặc được nhập dây truyền đã được thải loại từ các nước tiên tiến,do công cuộc đầu tư vào ngành này cũng khá tốn kém, đã có nhiều nhà máy đầu tư công nghệ cao( hệ thống các nhà máy thuốc tập đoàn hóa chất Miền Nam) nhưng hiệu quả trong khâu sản xuất vẫn chưa cao, hậu quả là môi trường bị ô nhiễm nặng nề, do hệ thống sử lý chất thải của các cơ sở này đã cũ, lạc hậu, hoặc sơ sài , quá tải, công nghệ sử lý loại chất thải này khá phức tạp, chính vì vậy các nhà máy, xí nghiệp đã bỏ qua khâu xử lý, thậm chí nhiều nơi còn bỏ qua khâu này mà đổ trực tiếp ra môi trường, ra các bãi thải hoặc qua hệ thống nước thải đổ trực tiếp ra sông, hồ mà chưa qua sử lý, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường ngiêm trọng.
Đa phần các con sông, rạch dẫn qua các nhà máy sản xuất hóa chất BVTV này đều có các chỉ số như chất hữu cơ, BOD5, COD, NH4, N,P cao hơn chuẩn cho phép nhiều lần, nguy cơ nước sinh hoạt và ô nhiễm sản xuất ở các vùng có nhà máy sản xuất vì thế mà càng trở nên trầm trọng.
Như tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có nhiều cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật nhất, số lượng vi phạm sả thải từ các cơ sở này rất nhiều, các dòng kênh đi qua các cơ sở này lâu nay đã trở thành các dòng kênh nước đen hôi thối vì ô nhiễm do các chất hữu cơ phân hủy, Vụ khoảng 20 tấn cá chết tại Quận 7 –TP HCM là một trong những hệ lụy của việc không quản lý được việc sả thải bừa bãi của các cơ sở này.
Hình 2 : Lấy mẫu nước thải của nhà máy hóa chất Tân Bình
Nước biển ven bờ tại TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. Hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng, vi sinh, hóa chất bảo vệ thực vật ở một số nơi vượt tiêu chuẩn từ 2-5 lần, đặc biệt qua khảo sát của các nhà quản lý môi trường thì các khu vực này đều gần các nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, như nhà máy hóa chất quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Hàng ngày người dân xung quanh khu vực này thường xuyên tiếp xúc với mùi hóa chất khó chịu từ phía nhà máy này gây ra, đó là chưa kể tới những công nhân làm việc trực tiếp trong nhà máy.
Tại Miền Bắc thì số lượng nhà máy hóa chất BVTV ít hhơn ở Miền Nam, nhưng cũng có một số nhà máy hóa chất BVTV hoạt động, điển hình là nhà máy hóa chất BVTV Hòa Bình, đóng tại Thạch Thất – Hà Nội,từ khi nhà máy đi vào hoạt động năm 2008 thì người dân thôn Nội,thôn Bách Kim, xã Phú Kim không có một ngày bình yên. Đặc biệt vào ngày gió đông mùi thuốc sâu từ khu sản xuất của nhà máy bị đẩy thẳng vào thôn khiến nhà nào cũng phải đóng cửa, ngoài ra mùi thuốc bốc lên từ quá trình sang chiết, những chế phẩm phát sinh( bao gồm thùng nhựa chứa thuốc trừ sâu, những bao bì đựng thuốc đã qua sử dụng…) không được sử lý như chất thải nguy hại mà được nhà máy đưa ra đốt, tạo ra một mùi cực kỳ khó chịu, đã có hàng trăm người dân kéo đến nhà máy để phản đối tình trạng này nhưng tình trạng ô nhiễm giảm không đáng kể, ô nhiễm nghiêm trọng nhất phải kể đến ô nhiễm môi trường đất và nước, các ruộng lúa gần khu nhà máy bị nhiễm độc đến nỗi không thể canh tác được, gần 30ha nuôi trồng thủy sản bị nhiễm thuốc trừ sâu, tình trạng gà, vịt chết hàng loạt do nhiễm độc thuốc cũng sảy ra phổ biến. Thậm chí theo báo cáo của ngành y tế thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư của người dân trong làng cao đột biến từ khi nhà máy hoạt động. hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm cũng đã sảy ra, đều có nguyên nhân xuất phát từ nhà máy sang chiết thuốc trừ sâu Hòa Bình
Hình 3: Các thùng chứa hóa chất sang chiết để bừa bãi của nhà máy Hòa Bình
Hình 4 : Các thù ruộng lúa nhiễm thuốc BVTV từ nhà máy Hòa Bình
"Thực trạng đáng ngại là việc ngày càng lạm dụng thuốc BVTV, kinh doanh SX bừa bãi sẽ là hệ lụy ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, đe dọa sức khỏe, cộng đồng và cả nòi giống của chúng ta nếu không có các giải pháp kịp thời". Thiếu tướng - Cục trưởng Cục Cảnh sát PCTP về MT Nguyễn Xuân Lý nhấn mạnh.
Vi phạm về bảo vệ môi trường ngày càng nhiều trong lĩnh vực SX-KD và sử dụng thuốc BVTV nhưng đáng lo ngại là mọi việc dường như đang vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà quản lý. Phổ biến là tình trạng doanh nghiệp sản xuất, chế biến thuốc BVTV không báo cáo việc đánh giá tác động môi trường hay không chịu cam kết báo cáo. Có hệ thống xử lý nước thải nhưng vì lợi nhuận mà xả thẳng ra môi trường, không qua xử lý; hay chôn hệ thống ngầm xả thải dưới đất để đối phó cơ quan chức năng.
Thuốc bảo vệ thực vật tiềm ẩn nhiều nguy hại với môi trường.Thống kê, cả nước hiện có 98 cơ sở sản xuất thuốc BVTV, tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp phía Nam. Nhiều nhất là ở TP Hồ Chí Minh với 66 cơ sở. Nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất trong tình trạng gia công, sang chai, đóng gói ra thành phẩm thuốc BVTV, không có cơ sở nào trực tiếp sản xuất nguyên liệu thuốc BVTV, đa số nguyên liệu nhập khẩu và 90% là nhập từ Trung Quốc, rất khó kiểm soát thành phần.Khó hơn nữa là việc quản lý mạng lưới cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV. Hiện cả nước có 16.659 doanh nghiệp kinh doanh buôn bán thuốc BVTV, tức trung bình mỗi tỉnh có 265 cơ sở. Song nhiều cơ sở tại các khu vực đông dân cư xen kẽ thì không thể kiểm soát nổi.Qui trình hoạt động từ sản xuất như vận hành máy móc, cho tới các khâu vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị sản xuất thuốc BVTV đều phát tán vào môi trường nhiều chất thải nguy hại nhưng giám sát cho thấy, từ những khâu gia công, sang chiết, đóng gói thuốc BVTV ở các cơ sở đều thiếu ý thức hoặc có ý thức nhưng cố tình không chịu đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xả thẳng ra môi trường. Bên cạnh đó, các loại bao bì, vỏ chai, lọ, thuốc BVTV lại chưa được coi là chất thải nguy hại nên không được xử lý đúng qui trình. Trong nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật cho biết, lượng thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì trung bình chiếm tới 1,85 % tỉ trọng bao bì. Như vậy, dựa trên số lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm thì môi trường Việt Nam đã ngẫu nhiên "đón nhận" khoảng 195 tấn thuốc BVTV. Lượng chất độc này nếu đem ra cân đong đo đếm về tác hại tới sức khỏe con người là không thể tính được. Song cả nước hiện có duy nhất 1 công ty đảm nhiệm việc xử lý chất thải từ hóa chất độc hại này. Ngoài ra khi kiểm tra phát hiện không ít cơ sở sản xuất thuốc BVTV sử dụng nguyên liệu nhập trôi nổi, ngoài danh mục cho phép.Và rất phổ biến việc sử dụng công nghệ thiết bị lạc hậu, dây chuyền cũ kỹ, chắp vá và thiếu đồng bộ, phát triển tự phát. Đáng lo ngại là việc lạm dụng trong sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông dân vẫn tồn tại mà chưa thể khắc phục.Vẫn còn có từ 30-60% mẫu rau còn tồn dư lượng hóa chất BVTV vượt ngưỡng cho phép.
Đã có 300 vụ việc có hành vi SX phân bón giả, thuốc BVTV giả đã bị lực lượng QLTT xử lý năm 2011. Riêng lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường từ năm 2008 tới nay đã phát hiện và xử lý 237 cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, xử phạt 2,59 tỷ đồng. Nhưng số vụ vi phạm trên đây chỉ là rất khiêm tốn. Nhiều cơ sở sản xuất, hoạt động trong lĩnh vực nhỏ, rải rác thì rất khó nắm bắt. Trong khi việc phối hợp với địa phương còn nhiều khó khăn, xử lý cơ sở sai phạm còn chưa quyết liệt, thường xuyên, mang nặng tính hình thức dẫn đến tình trạng "chây ì" vi phạm.
Kết quả thanh kiểm tra SX-KD thuốc BVTV 2011 cho thấy, số thuốc BVTV cần tiêu hủy trong cả nước khoảng 70 triệu kg và trên 43 triệu lít thuốc BVTV; gần 70 triệu kg bao bì thuốc BVTV cần tiêu hủy… Tuy nhiên, cái khó là phải cần tới 63 tỉ đồng cho việc tiêu hủy các chất độc hại này.
III: Giải pháp quản lý CTNH ngành sản xuất hóa chất BVTV
Để nhằm từng bước cải thiện tình trạng chất thải nguy hại ngành sản xuất hóa chất BVTV thì chúng ta phải có những bước đi đúng đắn để làm sao có thể đạt được kết quả cao nhất, nhóm chúng tôi qua thảo luận đã đưa ra được các nhóm giải pháp sau.
Nhóm giải pháp đối với nhà sản xuất.
Nhóm giải pháp đối với người sử dụng.
Nhóm giải pháp đối với nhà quản lý.
Cùng với những nhóm giải pháp này mà có những mục tiêu hướng đến rõ ràng hơn.
III.1. Đối với nhà sản xuất và phân phối sản phẩm.
Quản lý chất thải nguy hại bắt đầu ngay từ quá trình sinh ra chất thải đến quá trình xử lý, và khâu cuối cùng là thải bỏ chất thải.Khi phát sinh chất thải, ta nghĩ đến các biện pháp để giảm lượng phát thải chất nguy hại nhất. Tuy chất nguy hại có được giảm thiểu, bản thân quá trình sản xuất luôn tạo ra một lượng chất thải nhất định, do đó người ta vẫn phải tìm cách xử lý lượng chất thải sinh ra để giảm tác động của chất nguy hại cho con người và cho môi trường. Sau xử lý, lượng chất thực sự phải thải bỏ cuối cùng cần được giải quyết để đảm bảo vệ sinh và an toàn. Do vậy ở mỗi giai đoạn phải có biện pháp quản lý thích hợp để giảm thiểu tối đa nguồn chất thải nguy hại
III.1.1. Quản lý nguồn phát sinh chất thải ( giảm thiểu tại nguồn).
Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải nguy hại nào đi vào dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa vào môi trường. Thông thường, có hai biện pháp chính để giảm thiểu chất thải tại nguồn: thay đổi cách quản lý, vận hành sản xuất và thay đổi quá trình sản xuất.
Những cải tiến căn bản trong quản lý và vận hành sản xuất. Cải tiến cách thức vận hành cần thực hiện trong tất cả các lĩnh vực: sản xuất, bảo trì thiết bị, sử dụng và lưu trữ nguyên vật liệu thô, bảo quản sản phẩm; lưu trữ và quản lý chất thải. Các nội dung cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất gồm:
Quản lý, lưu trữ nguyên vật liệu và sản phẩm.
Hình5: cán bộ Quản lý thị trường kiểm tra sản phẩm
Những cải tiến về điều độ sản xuất.
Tăng cường các phương pháp để quản lý khí thải, chất thải rắn, nước thải trong nhà máy, như các nhà máy phải xây dựng một hệ thống xử lý khí thải, các khâu khuấy trronj chiết chai cần được thực hiện trong hệ thống kín. Tại nhà máy cần có hệ thống phan loại chất thải rắn, còn đối với vấn đề xử lý nước thải thì toàn bộ nước thải nhà máy bvtv chứa hầu như bao gồm các loại thuốc bvtv được sản xuất tại xí nghiệp do vậy chứa rất nhiều clo hữu cơ. Photpho hữu cơ…nên cẩn có biện pháp xử lý thích hợp.
Ngăn ngừa thất thoát và chảy tràn.
Tách riêng các dòng chất thải.
Huấn luyện nhân sự.
Hình 6: Một lớp tập huấn về thuốc BVTV
III.1.2. Thay đổi quá trình sản xuất
Thay đổi về quá trình sản xuất bao gồm những thay đổi về nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ và thiết bị.Tất cả những thay đổi này nhằm giảm phát thải các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất.Những thay đổi về quá trình có thể được thực hiện nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn là thay đổi về sản phẩm và kỹ thuật.
Thay đổi nguyên liệu đầu vào, bao gồm cả việc sử dụng nguyên liệu sạch hoặc sử dụng nguyên liệu chất lượng cao cũng nhằm để hạn chế việc sinh ra chất thải nguy hại.
Thay đổi về kỹ thuật và công nghệ
Cải tiến quy trình sản xuất.
Điều chỉnh các thông số vận hành quá trình.
Những cải tiến về máy móc thiết bị.
Hiện nay ở nước ta, lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) quá hạn sử dụng đang tồn đọng ở các địa phương rất nhiều mà chưa có cách xử lý phù hợp. Nhiều địa phương đã đem chôn dưới đất, song cách làm này rất nguy hiểm, có thể coi như những “quả bom nổ chậm”, sẵn sàng “bể” ra, ngấm vào nước ngầm và thâm nhập cơ thể người. Trước tình hình trên, GS-TSKH Trần Mạnh Trí, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Hóa học và môi trường (ECHEMTECH) - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN, đã nghiên cứu một giải pháp mới, đó là tiêu hủy thuốc BVTV không đốt, chi phí xử lý rẻ hơn cách dùng lò đốt đến 50% -60%.
Hình 7 :Hệ thống xử lý thuốc bảo vệ thực vật của GS-TSKH Trần Mạnh Trí
III.1.3. Tận dụng chất thải
Tận dụng gồm tái sinh (recycle), tái sử dụng (reuse), tái chế (reclamation) hoặc phục hồi (recovery).Tái chế là giải pháp tận dụng được ưu tiên sau giảm thiểu chất thải tại nguồn.
Tái sử dụng. Tái sử dụng là sử dụng lại một loại sản phẩm nhiều lần nếu có thể, nhằm giảm lượng chất thải và giảm các nguồn lực phải sử dụng để sản xuất sản phẩm mới. Tái sử dụng bao hàm cả việc bán cho sử dụng hay sửa chữa sản phẩm đã qua sử dụng để dùng tiếp, hoặc sử dụng một sản phẩm vào nhiều mục đích.Có thể tái sử dụng bao bì tuy nhiên các bao bì được tái sử dụng cần phải đảm bảo các yêu cầu về tính năng và các chi tiết kỹ thuật . Bao bì nào có biếu hiện giảm độ bền thì không được sử dụng.
Tái sinh hoặc tái chế. Tái sinh, tái chế là quá trình chế biến chất thải tạo thành sản phẩm mới được sử dụng như nguyên vật liệu của sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng nhằm tạo ra lợi nhuận và hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường…Đó là quá trình tái chế bao bì thành bao bì mới nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như khả năng chịu được rung đọng hoặc hạn chế các phản ứng xảy ra khi bị rò rỉ.
Phục hồi. Phục hồi là quá trình tạo lại các tính năng sử dụng của bao bì phân bón, hoặc nắp chai thuốc bvtv như ban đầu.
Lợi ích
Tái sinh có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và nhiều ngành công nghiệp do mang lại nhiều lợi ích như:
Bảo tồn nguồn lực sản xuất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất, làm giảm chi phí sản xuất.
Ngăn ngừa sự phát tán những chất thải độc hại vào môi trường.
Cung cấp nguồn nguyên vật liệu có giá trị cho công nghiệp.
Kích thích phát triển những quy trình công nghệ sản xuất sạch hơn.
Tránh phải thực hiện các quá trình mang tính bắt buộc như xử lý hoặc chôn lấp chất thải.Khi giảm nhu cầu xử lý sẽ dẫn đến giảm chi phí xử lý chất thải.
Thứ tự ưu tiên lựa chọn phương pháp tái chế: Lựa chọn phương pháp tái chế theo thứ tự sắp xếp ưu tiên dựa trên mức rủi ro có thể xảy ra như sau:
Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy
Tái sinh bên ngoài nhà máy
Bán cho mục đích tái sử dụng
Tái sinh năng lượng
Các phương pháp phục hồ