Quản lý đào tạo các kỹ năng chung trong nhà trường đại học Việt Nam theo định hướng phát triển toàn diện (Trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh)

Tóm tắt: Sự thành công trong tương lai của sinh viên trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 không còn chỉ nhờ vào năng lực chuyên môn giỏi mà còn nhờ các kỹ năng chung (KNC). Bài viết trước tiên khái quát cơ sở lý thuyết về quy trình hoạt động quản lý đào tạo và lồng ghép các KNC này. Tiếp theo, bài viết phân tích các bước hiện thực hóa hoạt động quản lý đào tạo các KNC tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHồ Chí Minh với những thuận lợi và khó khăn cơ bản. Sau cùng, một số đề xuất được đưa ra cho lãnh đạo các cấp và cả bản thân sinh viên để người học thích nghi với những yêu cầu mới của thị trường lao động.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý đào tạo các kỹ năng chung trong nhà trường đại học Việt Nam theo định hướng phát triển toàn diện (Trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC KỸ NĂNG CHUNG TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN (TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH) TS. Nguyễn Duy Mộng Hà1 HVCH. Trần Thị Hiếu Trung2 Tóm tắt: Sự thành công trong tương lai của sinh viên trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 không còn chỉ nhờ vào năng lực chuyên môn giỏi mà còn nhờ các kỹ năng chung (KNC). Bài viết trước tiên khái quát cơ sở lý thuyết về quy trình hoạt động quản lý đào tạo và lồng ghép các KNC này. Tiếp theo, bài viết phân tích các bước hiện thực hóa hoạt động quản lý đào tạo các KNC tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG- Hồ Chí Minh với những thuận lợi và khó khăn cơ bản. Sau cùng, một số đề xuất được đưa ra cho lãnh đạo các cấp và cả bản thân sinh viên để người học thích nghi với những yêu cầu mới của thị trường lao động. Từ khóa: Kỹ năng chung, Năng lực nghề nghiệp, Phát triển toàn diện. 1. Mở đầu Kỹ năng chung (generic skills) là một chủ đề quan trọng đã được nhiều trường đại học trên thế giới quan tâm, tìm hiểu và áp dụng trong đào tạo nhưng vẫn còn mới mẻ trong nhà trường đại học Việt Nam hiện nay. Với tốc độ phát triển nhanh chóng và mức độ cạnh tranh ngày càng cao trên nhiều lĩnh vực ngành nghề thì bằng cấp không còn được đề cập đến nhiều mà người học sau khi tốt nghiệp sẽ được đánh giá dựa trên khả năng thích ứng và tự học hỏi của họ. Nếu thiếu những KNC này thì SV tốt nghiệp sẽ rất khó được tuyển dụng và thăng tiến trong sự nghiệp vì sẽ khó đem lại những giá trị thật sự cho nhà tuyển dụng và cho xã hội. Trên thực tế, KNC còn bao gồm rất nhiều những kỹ năng cần thiết khác nữa trong bối cảnh hội nhập ở thế kỷ XXI hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết về hoạt động quản lý đào tạo kỹ năng chung 2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý đào tạo kỹ năng 2.1.1. Quản lý và quản lý đào tạo Có nhiều định nghĩa về khái niệm quản lý của nhiều tác giả trong và ngoài nước. 1. TS., Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH KHXH & NV. HCM 2. Học viên Cao học ngành Quản lý giáo dục Trường ĐH KHXH & NV. HCM 4QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC KỸ NĂNG CHUNG... Theo Harol Koontz (thập niên 60-thế kỉ XX) thì "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác". Tác giả Nguyễn Minh Đạo (1997) có định nghĩa tương tự về khái niệm này "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" [1]. Còn theo giáo trình học tập, Khoa học quản lý, tập I, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội thì định nghĩa chi tiết hơn "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức” [2]. Những định nghĩa trên chúng ta có thể khái quát được quản lý là một hoạt động liên tục, có mục đích, có kế hoạch rõ ràng, được triển khai thực hiện dưới sự tổ chức, lãnh đạo (điều khiển, phối hợp, chỉ huy, hướng dẫn) và có kiểm tra, giám sátNgoài ra, trong bối cảnh hiện tại, theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management hay TQM) để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động quản lý thì cần chú ý thêm bước “cải tiến” theo quy trình PDCA (Plan- Do- Check- Act) với tinh thần cải tiến liên tục. Về khái niệm đào tạo thì từ điển Bách Khoa Việt Nam cho rằng: “Hoạt động đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội” [3]. Còn theo tác giả Nguyễn Minh Đường thì khái niệm này còn bao hàm thêm yếu tố thái độ và nhân cách như sau: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả” [4]. Tổng hợp các định nghĩa đào tạo, chúng ta có thể đúc kết được là, đào tạo ở bậc đại học là các hoạt động đa dạng, có mục đích rõ ràng theo chương trình, kế hoạch cụ thểnhằm giúp người học có thể vận dụng được các kiến thức chuyên môn và thực hành nghề nghiệp hiệu quả, trong quá trình này người học có thể chủ động tự nâng cao trình độ, kỹ năng của bản thân. Như vậy, quản lý đào tạo là hoạt động liên tục, có mục đích, có kế hoạch rõ ràng, được triển khai thực hiện dưới sự tổ chức, lãnh đạo và có kiểm tra, giám sát nhằm duy trì và cải tiến chất lượng các chương trình và hoạt động đào tạo. Hoạt động đào tạo bao gồm các việc chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm quản lý đào tạo trong phạm vi hẹp thuộc nhà trường bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và điều chỉnh, cải tiến liên tục các chương trình và phương thức đào tạo chính khóa và ngoại khóa trong nhà trường nhằm đạt mục tiêu và chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, thái độđáp ứng sứ mệnh của đơn vị đào tạo. Ngoài mục tiêu đào tạo, trường đại học còn có mục tiêu nghiên cứu khoa học (NCKH) và phục vụ cộng 5NGUYỄN DUY MỘNG HÀ - TRẦN THỊ HIẾU TRUNG đồngĐào tạo, cùng với nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng là các hoạt động đặc trưng của trường đại học. Như vậy, quản lý hoạt động đào tạo đại học là quá trình tổ chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo theo kế hoạch và chương trình nhằm đạt được các mục tiêu gíao dục và đào tạo mà nhà trường đã xác định. 2.1.2. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng chung Về khái niệm kỹ năng thì có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, tùy vào cách tiếp cận. Theo Từ điển Giáo dục học, kỹ năng được phân chia thành 2 bậc: Kỹ năng bậc thấp (bậc I) và kỹ năng bậc cao (bậc II). Kỹ năng bậc thấp là khả năng thực hiện đúng hành động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Kỹ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau [5]. Trong lĩnh vực tâm lý học thì kỹ năng là “Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ” [6]. Còn theo từ điển Oxford thì định nghĩa ngắn gọn về kỹ năng như sau: “Kỹ năng là khả năng để làm tốt một công việc nào đó được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm (the ability to do something well, usually gained through training or experience). Như vậy, có thể tóm tắt khái niệm kỹ năng như sau: kỹ năng là khả năng vận dụng tốt các kiến thức hiểu biết nói chung để giải quyết các công việc theo mục tiêu đặt ra một cách linh hoạt, sáng tạo. Khái niệm KNC còn được gọi là kỹ năng cốt lõi (key/core skills). Theo từ điển, “generic” chỉ tính chất chung, bao quát, là cái trái ngược với cụ thể, riêng biệt (specific), do đó KNC được áp dụng với mọi ngành học không liên quan đến một ngành riêng biệt nào. Theo Vũ Xuân Hùng, KNC là loại kỹ năng biểu hiện ở mọi hoạt động của con người như kỹ năng sử dụng các công cụ lao động, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứuTrong khi đó, trường Đại học Indiana University (Mỹ), xác định KNC là kỹ năng có thể được áp dụng trên nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và cần nhiều thời gian hơn để luyện tập mới có thể đạt được, không phụ thuộc vào các lĩnh vực, tức là subject-independent skills (kỹ năng độc lập với chuyên ngành hay kỹ năng ngoài chuyên môn). Còn theo David Pencheon (1998), thì KNC là những kỹ năng mà tất cả chúng ta đều cần để quản lý thế giới xung quanh, để chúng ta có thể sử dụng các kỹ năng kỹ thuật của mình hiệu quả hơn [9]. Tại trường Đại học Hanze University of Applied Sciences, khái quát KNC là những kỹ năng áp dụng cho nhiều công việc và bối cảnh cuộc sống. Họ đưa ra các yếu tố phổ biến có liên quan đến KNC như kỹ năng cơ bản, kỹ năng liên quan đến con người, kỹ năng thuộc tính cá nhân, kỹ năng khái niệm/ tư duy, kỹ năng công dânNgoài ra, KNC còn được biết đến với một số tên gọi khác như kỹ năng chính, kỹ năng cốt lõi, kỹ năng thiết yếu, kỹ năng chuyển đổi, kỹ năng sống Trung Tâm Nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp (National Centre for Vocational Education Research hay NCVER), cũng khái quát các KNC là các kỹ năng giúp cho con người có thể chuyển đổi thích ứng trong bối cảnh làm việc và cuộc sống; bên cạnh 6QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC KỸ NĂNG CHUNG... đó họ cũng nhấn mạnh rằng sở hữu các KNC là rất quan trọng cho thị trường lao động hiện nay. Trung tâm nhận thấy các nhà tuyển dụng kinh doanh muốn thành công phải biết cách giữ chân những nhân viên có nhiều kỹ năng cơ bản và có mối quan hệ tốt với gia đình và cộng đồng. Còn theo Anne Virtanene (2018), kỹ năng chung (còn được gọi là 'thuộc tính chung’ (generic attributes), 'kỹ năng chính' (key skills) và 'năng lực cốt lõi' (core competencies) được sử dụng và coi trọng trong các cuộc thảo luận hiện tại trong xã hội, giáo dục và cuộc sống làm việc [10]. Tóm lại, các KNC áp dụng cho mọi ngành đào tạo, không thuộc riêng ngành nghề nào hết, là các kỹ năng nền tảng gốc mà ngành nào cũng cần phải có trước khi nhắc đến các kỹ năng chuyên ngành. Kỹ năng này đòi hỏi hoạt động linh hoạt, sáng tạo với tư duy bậc cao để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng trong cuộc sống và trong công việc. Đây là những kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng mềm. Trong cuốn “Soft skills at the Malaysian institutes of higher learning” Asia Pacific Educ. Rev (2009) Trường Đại học Malaysia cho rằng kỹ năng cơ bản thường được gọi là những “kỹ năng con người”, là những kỹ năng không dễ để dạy mặc dù chúng rất cần thiết trong cuộc sống làm việc [11]. Vì vậy, trong thời đại ngày nay mỗi cá nhân cần phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn phải thường xuyên rèn luyện những KNC cần thiết cho công việc như: ngoại ngữ, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sống, kỹ năng viết các báo cáo, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, giao tiếp...Nói cách khác, người lao động trong thế kỷ XXI phải có được trình độ chuyên môn xuất sắc nhất, có tư duy sáng tạo nhất và cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để đối mặt với mọi sự thay đổi của thị trường trong đó không thể thiếu những KNC. 2.2. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo các kỹ năng chung 2.2.1. Khung quản lý hoạt động đào tạo các kỹ năng chung Nội dung quản lý đào tạo sẽ bao gồm một phổ rộng các thành tố liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen và tác động vào nhau. Bao gồm các nhóm đối tượng (1) Quản lý mục tiêu đào tạo; (2) Quản lý nội dung và chương trình đào tạo; (3) Quản lý hoạt động dạy và học;(4) Quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính và môi trường đào tạo; (5) Quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo [11]. Bộ tiêu chuẩn AUN-QA về đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm 11 tiêu chuẩn trong đó cũng bao gồm các bước như trên: Tiêu chuẩn 1-3: Mục tiêu, chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo; Tiêu chuẩn 4-5: Hoạt động dạy và học; Tiêu chuẩn 6,7,9: Nguồn lực (giáo viên, nhân viên, sinh viên, cơ sở vật chất, môi trường); Tiêu chuẩn 8,10,11: Phục vụ đào tạo, đảm bảo chất lượng và đầu ra. Trong mỗi nhóm đối tượng thì quy trình quản lý đều gồm các bước cơ bản: Lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo, phối hợp thực hiện; giám sát, kiểm tra và đánh giá. Ngoài các bước cơ bản trên, còn cần bước điều chỉnh và cải tiến sau quá trình kiểm tra và đánh giá (PDCA). Điểm then chốt của việc tổ chức hoạt động đào tạo là làm sao hoàn thành được mọi nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Việc tổ chức hoạt động đào tạo xuất 7NGUYỄN DUY MỘNG HÀ - TRẦN THỊ HIẾU TRUNG phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo và căn cứ vào đặc điểm tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và các điều kiện hoạt động của từng nhà trường. Bảng 1. Các bước quản lý hoạt động đào tạo các KNC tại Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh Nội dung quản lý Quá trình quản lý Mục tiêu đào tạo Nội dung đào tạo Hoạt động dạy và học Nguồn lực và môi trường đào tạo Phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng Lập kế hoạch Lập kế hoạch về xây dựng mục tiêu đào tạo Lập kế hoạch về nội dung đào tạo theo mục tiêu đào tạo Lập kế hoạch về hoạt động dạy và học Lập kế hoạch về nguồn lực và môi trường đào tạo Lập kế hoạch về phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng Tổ chức, chỉ đạo, giám sát, triển khai Tổ chức, chỉ đạo, giám sát, triển khai xây dựng mục tiêu đào tạo Tổ chức, chỉ đạo, giám sát, triển khai xâydựng nội dung đào tạo Tổ chức, chỉ đạo, giám sát, triển khai hoạt động dạy và học Tổ chức, chỉ đạo, giám sát, triển khai nguồn lực và môi trường đào tạo Tổ chức, chỉ đạo, giám sát, triển khai phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng Kiểm tra, đánh giá Rà soát, kiểm tra, đánh giá mục tiêu đào tạo đã được xây dựng Rà soát, kiểm tra, đánh giá nội dung đào tạo Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học Kiểm tra, đánh giá nguồn lực và môi trường đào tạo Kiểm tra, đánh giá phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng Điều chỉnh, cải tiến Điều chỉnh, cải tiến mục tiêu đào tạo Điều chỉnh, cải tiến nội dung đào tạo Điều chỉnh, cải tiến hoạt động dạy và học Điều chỉnh, cải tiếnnguồn lực và môi trường đào tạo Điều chỉnh, cải tiến phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng Như vậy, quản lý hoạt động đào tạo đại học là quá trình đào tạo tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến tổ bộ môn và từng giảng viên) nhằm tác động đến đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường. 2.2.2. Các bước quản lý đào tạo các kỹ năngchung Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào 2 nhóm đối tượng của hoạt động quản lý đào tạo sau: (1) Mục tiêu và nội dung đào tạo (chính khóa và ngoại khóa); (2) Hoạt động dạy và học ở cấp độ chuyên môn của Khoa/Bộ môn. 8QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁC KỸ NĂNG CHUNG... 2.2.2.1 Việc lập kế hoạch chương trình và hoạt động đào tạo lồng ghép các kỹ năng chung Nội dung của kế hoạch cần nhấn mạnh vào vấn đề cơ bản là lồng ghép các KNC vào mục tiêu, chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo theo yêu cầu nguồn lực của nhà trường. Việc phát triển các KNC có thể nằm trong các chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa. Kế hoạch chi tiết thực hiện phát triển các KNC ở cấp độ chuyên môn của Khoa/Bộ môn cần trả lời một số câu hỏi sau: Việc phát triển các KNC sẽ được xây dựng trong các đề cương chi tiết môn học với các hoạt động dạy và học ra sao? Trách nhiệm của các thành viên tham gia xây dựng chương trình? Thời gian và điều kiện thực hiện? Kiểm tra, theo dõi chu trình thực hiện của các bộ phận như thế nào? 2.2.2.2 Chỉ đạo, triển khai hoạt động đào tạo lồng ghép kỹ năng chung Để chỉ đạo, triển khai nội dung lồng ghép các KNC vào chương trình và hoạt động đào tạo nhà quản lý có thể tổ chức chỉ đạo theo các nội dung sau: (1) Xác định kết quả mong muốn của chương trình đào tạo theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra có tích hợp KNC. Sau khi kết thúc khóa học, người học cần phải làm tốt những công việc cụ thể gì? Hướng dẫn, chỉ đạo, xác định các môn học nền tảng, môn học cơ sở, môn học cốt lõi, môn học tự chọn trong chương trình đào tạo sẽ lồng ghép các KNC như thế nào?; (2) Chỉ đạo, hướng dẫn giảng viên biên soạn tài liệu, thiết kế đề cương môn học có tích hợp các KNC; (3) Chỉ đạo, hướng dẫn giảng viên các phương pháp, kỹ thuật tổ chức dạy học tích hợp phát triển KNC cho sinh viên; sử dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại nhằm tạo môi trường học tập, rèn luyện tích cực cho sinh viên; (4) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (hoạt động Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên, trải nghiệm lao động nghề nghiệp tại các doanh nghiệp) từ mục tiêu, cách tiến hành, tổng kết, thông tin phản hồi 2.2.2.3 Kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo các kỹ năng chung Sau khi triển khai các hoạt động đào tạo KNC chính khóa và ngoại khóa, nhà quản lý cần liên tục kiểm tra đánh giá xem hiệu quả triển khai như thế nào. Đây là một khâu quan trọng trong việc phát triển học tập toàn diện cho sinh viên, là một quá trình thu thập các cứ liệu nhằm xem xét chương trình có những ưu điểm và hạn chế nào cần phải sửa đổi, bổ sung hay điều chỉnh chương trình đó hay không thông qua các bước như: (1)Xây dựng hay chọn lựa các tiêu chí đánh giá chương trình và hoạt động đào tạo các KNC cũng như hiệu quả đào tạo, xây dựng các phiếu khảo sát ý kiến các bên liên quan trong hoạt động dạy và học và xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, vận dụng các KNC của sinh viên trong đánh giá kết quả học tập. (2) Tiến hành đánh giá xem các điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động đào tạo như thế nào? Phân công các bộ phận chiụ trách nhiệm kiểm tra- đánh giá. Sắp xếp các nguồn lực phối hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đánh giá. (3) Phân tích nguyên nhân các điểm mạnh, hạn chế và đề xuất biện pháp cải tiến. 2.2.2.4 Điều chỉnh,cải tiến các hoạt động việc đào tạo các kỹ năng chung 9NGUYỄN DUY MỘNG HÀ - TRẦN THỊ HIẾU TRUNG Từ các kết quả đánh giá và các đề xuất điều chỉnh, cải tiến tiến hành những hiệu chỉnh phù hợp để bắt đầu cho một chu trình hiệu chỉnh đề cương mới hay cách thức đào tạo mới. Với các nguồn lực hỗ trợ cần phối hợp với các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để thực hiện cải tiến điều chỉnh hoạt động đào tạo KNC. Bên cạnh đó, việc nhà quản lý trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo các KNC cần khuyến khích, động viên cho cán bộ, giảng viên tư vấn, hỗ trợ hiệu quả cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp và các hoạt động xã hội, đoàn thể chia sẻ các kết quả cải tiến qua các sinh hoạt chuyên môn, tọa đàm, hội thảo, hội nghị hoặc tổ chức tập huấn sau đó nhà trường sẽ xây dựng các đề án cải tiến và phân công cụ thể. 3. Khái quát thực trạng hoạt động quản lý đào tạo các kỹ năng chung tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-Hồ Chí Minh 3.1. Khái quát về Triết lý giáo dục Trường Đại học KHXH&NV Giáo dục đại học phải cung cấp giáo dục toàn diện, chú trọng tính tương tác trong dạy và học không những trang bị kiến thức mà còn các kỹ năng và phẩm chất, thái độ để thúc đẩy tinh thần, trí tuệ, tính nhân văn, phát triển năng lực xã hội và thể chất của sinh viên, nuôi dưỡng họ trở thành những “công dân toàn cầu” tự tin, chu đáo, kiên trì và có ý thức trách nhiệm với bản thân và người khác. Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định phổ biến nội hàm Triết lý giáo dục Trường, bao gồm Toàn diện - Khai phóng - Đa văn hóa. Triết lý giáo dục toàn diện nhấn mạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn những kỹ năng mềm cho sinh viên, tư duy tổng hợp phân tích; vừa có kỹ năng chuyên môn vừa có các KNC và kỹ năng mềm (cá nhân và nhóm); biết tự đánh giá và hoàn thiện bản thân, có tinh thần cầu tiến. Triết lý giáo dục khai phóng đề cập đến việc rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo, hướng đến giải pháp; Kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; Kỹ năng đọc, suy luận và trình bày (nói và viết) có cơ sở khoa học và mạch lạc; Khả năng lãnh đạo, quản lý, học tập suốt đời...Triết lý giáo dục đa văn hóa nhằm mục đích trao dồi tư duy tổng hợp, phản biện, hệ thống; Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, hòa giải và đàm phán; Khả năng chuyển đổi và thích ứng với môi trường đa văn hóa. [Trích QĐ 68/ Đại học KHXH&NV, ĐHQG-Hồ Chí Minh ban hành ngày 06/08/2018]. Như vậy, triết l