Sử dụng khái niệm "Cách mạng tư sản" để xác định tính chất cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam (1930 - 1945) trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông

Tóm tắt. Sử dụng khái niệm nói chung, khái niệm "Cách mạng tư sản" nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Việc sử dụng KN "CMTS" để tìm hiểu tính chất, ý nghĩa phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1930 - 1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng vừa là một nguyên tắc thể hiện mối quan hệ biện chứng, sự tác động tương hỗ giữa LS thế giới với LS dân tộc, vừa là một biện pháp góp phần thực hiện phương châm giáo dục của Đảng: "học đi đôi với hành", "lí luận gắn liền với thực tiễn".

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng khái niệm "Cách mạng tư sản" để xác định tính chất cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam (1930 - 1945) trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 70-77 SỬ DỤNG KHÁI NIỆM "CÁCHMẠNG TƯ SẢN" ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CUỘC CÁCHMẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM (1930 - 1945) TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thế Bình Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: thebinhsphn@yahoo.com.vn Tóm tắt. Sử dụng khái niệm nói chung, khái niệm "Cách mạng tư sản" nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Việc sử dụng KN "CMTS" để tìm hiểu tính chất, ý nghĩa phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1930 - 1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng vừa là một nguyên tắc thể hiện mối quan hệ biện chứng, sự tác động tương hỗ giữa LS thế giới với LS dân tộc, vừa là một biện pháp góp phần thực hiện phương châm giáo dục của Đảng: "học đi đôi với hành", "lí luận gắn liền với thực tiễn". Từ khóa: sử dụng khái niệm "Cách mạng tư sản", dạy học Lịch sử, giải phóng dân tộc, trung học phổ thông. 1. Mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quyển Đường cách mệnh đã giải thích rõ "Cách mệnh là gì ?", "Cách mệnh có mấy thứ ?", "Vì sao sinh ra tư bản cách mệnh ?", "Vì sao mà sinh ra dân tộc cách mệnh ?", "Vì sao sinh ra giai cấp cách mệnh ?", "Ai là những người cách mệnh ?", "Cách mệnh khó hay dễ ?", "Cách mệnh trước hết phải có cái gì ?" [1]. Những điều Người nêu không chỉ là cơ sở để giáo dục quan điểm, lập trường, nhận thức nội dung, mục tiêu, phương pháp cách mạng (PPCM), mà còn là nguyên tắc để nghiên cứu và dạy học lịch sử (DHLS). Bởi vì, trong chương trình LS ở trường trung học phổ thông (THPT), các cuộc cách mạng (CM) có vị trí quan trọng đối với việc nhận thức khoa học, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tư tưởng học sinh (HS). Tuy nhiên, trong thực tế việc hướng dẫn HS nắm vững khái niệm (KN) "CM" và các loại CM chưa được chú trọng, đã ảnh hưởng đến chất lượng DHLS ở trường PT. Vì vậy, trên cơ sở nhận thức và sử dụng nội hàm các KN đã học, chúng tôi đi sâu vào việc sử dụng KN "CMTS" để hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất cuộc CM giải phóng dân tộc (CMGPDT) Việt Nam trong những năm 1930 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, hình thành KN "CM dân tộc, dân chủ, nhân dân" (CMDTDCND). 70 Sử dụng khái niệm "Cách mạng tư sản" để xác định tính chất cuộc Cách mạng... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò của việc hình thành khái niệm "CMTS" trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việc HTKN giữ vị trí trung tâm của quá trình hình thành kiến thức LS của HS. Bởi vì, "KN là hình thức của tư duy. Nhờ nó mà các dấu hiệu bản chất nhất của đối tượng và hiện tượng được khái quát." [5]. Lí luận dạy học bộ môn đã chỉ rõ quá trình HTKN phải trải qua nhiều bước với những mối liên hệ chặt chẽ. Trong đó, sử dụng KN có ý nghĩa quan trọng, "trong khi sử dụng KN, HS lại hiểu sâu sắc hơn nội dung của KN ấy. Sử dụng KN là biện pháp để phát triển tư duy LS, gây hứng thú học tập cho HS" [3]. Trong chương trình lịch sử thế giới cận đại (LSTGCĐ), có nhiều KN cần hình thành cho HS, trong đó KN "CMTS" giữ vị trí trung tâm của hệ thống các KN và có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập LSTG, LSVN thời cận - hiện đại, cũng như vận dụng vào cuộc sống hiện nay. Tùy thuộc vào vị trí và nội dung của mỗi bài, mà mức độ hình thành, hoàn thiện và sử dụng KN "CMTS" khác nhau. Đây là công việc được tiếp tục hoàn thành và củng cố trên cơ sở đã tiến hành ở cấp THCS. Ở cấp THPT, KN "CMTS" được hình thành đầu tiên khi dạy học bài "CM Hà Lan và CMTS Anh" (SGK lớp 10 THPT - chương trình chuẩn). Trên cơ sở kiến thức đã học ở lớp 8 và nội dung của bài học, GV hướng dẫn HS bước đầu nhận thức được những đặc trưng cơ bản của nội hàm KN "CMTS". Qua đó, phân biệt điểm khác nhau của hai cuộc CM này. Đồng thời khẳng định, đây là những cuộc CMTS đầu tiên, mở đầu thời cận đại. KN "CMTS" tiếp tục được củng cố và nâng cao khi dạy học bài "Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ". GV hướng dẫn HS nhận thức được, về thực chất đây là cuộc CMTS đầu tiên nổ ra ở châu Mĩ dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc, do tư sản và chủ nô lãnh đạo, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, thành lập một quốc gia mới - Hợp chúng quốc Mĩ, mở đường cho CNTB phát triển. Qua đó, giúp HS nhận thức đầy đủ hơn đặc trưng cơ bản của nội hàm KN "CMTS". Sự hiểu biết của HS về KN "CMTS" được hoàn thiện khi dạy học bài "CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII". Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nhận thức được đây là cuộc CMTS điển hình nhất thời cận đại, diễn ra dưới hình thức đấu tranh giai cấp quyết liệt. Ở đây, HS không chỉ hiểu sâu sắc bản chất của cuộc CMTS, mà còn phân biệt được CM Pháp là cuộc CMDCTS. Bởi vì, ngoài những đặc trưng chung của CMTS, CM Pháp có những nét riêng: trong tiến trình CM, đông đảo quần chúng nhân dân đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị, trong đó có một số yêu sách đã vượt khỏi giới hạn mà giai cấp tư sản đặt ra đối với một cuộc CMTS, trở thành cuộc CMDCTS điển hình. Vì vậy, cuộc CM này còn gọi là CMDCTS kiểu cũ, để phân biệt với CMDCTS kiểu mới sau này. Như vậy, thông qua việc tìm hiểu nội dung cụ thể của từng cuộc CM diễn ra ở mỗi nước, HS không chỉ hiểu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, tính chất của chúng, mà còn phân biệt được điểm giống và khác nhau của các cuộc CM này. Từ đó, nhận thức được sâu sắc nội hàm và ngoại diên của KN "CMTS". 71 Nguyễn Thị Thế Bình 2.2. Sử dụng khái niệm "CMTS" để hiểu tính chất các cuộc CM khác Từ việc nhận thức diễn biến, bản chất của CMTS mà KN này được hình thành qua những bài học ở lớp 8 và lớp 10, để hiểu sâu hơn những sự kiện chính trị diễn ra trong suốt thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX do ảnh hưởng, tác động của các cuộc CMTS. Thực chất, đây là quá trình hướng dẫn HS sử dụng KN "CMTS" để tiếp tục lĩnh hội kiến thức mới. Điều đó biểu hiện: - Thứ nhất, từ việc nhận thức nội hàm và ngoại diên của KN "CMTS", HS hiểu được các hình thức khác nhau của các cuộc CMTS diễn ra trên thế giới thế kỉ XIX - XX, tức là nhận thức được ngoại diên của KN "CMTS". Thông qua học tập các cuộc CM diễn ra ởĐức, Italia, Mĩ, Nga, Nhật, Trung Quốc, HS hiểu rằng, dù các cuộc CM diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như các cuộc vận động thống nhất đất nước ở Đức, Italia; cải cách, duy tân ở Nga, Nhật Bản; hay nội chiến ở Mĩ và CM Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, thực chất đều là CMTS. Bởi vì, tất cả các cuộc CM này đều thực hiện nhiệm vụ xóa bỏ cản trở của chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu, mở đường cho CNTB phát triển và xác lập quan hệ sản xuất mới TBCN trên phạm vi thế giới. - Thứ hai, từ việc nắm vững nội hàm KN "CMTS", HS được hướng dẫn để hiểu được bản chất của các cuộc CM khác như CMVS, CMDCTS kiểu mới, CMXHCN... Khi CNTB được xác lập cũng bắt đầu nảy sinh cuộc đấu tranh mới, quyết liệt giữa giai cấp tư sản (thống trị) và giai cấp vô sản (bị trị). Cuộc CM 1848 - 1849 ở Pháp và các nước ở châu Âu là "sự đụng độ đầu tiên giữa vô sản và tư sản với tư cách là các giai cấp đối kháng trong xã hội tư bản chủ nghĩa". Đặc biệt, Công xã Pari 1871 - được coi là cuộc CMVS đầu tiên trên thế giới, vì lần đầu tiên giai cấp vô sản đã lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng một nhà nước đại diện cho nhân dân lao động. Từ việc tìm hiểu về diễn biến của cuộc CM ngày 18-3-1871, nhất là chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Công xã và những chính sách kinh tế - xã hội tiến bộ, GV hướng dẫn HS phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa CMTS và CMVS. CMTS là cuộc CM "do tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho CNTB phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản" [4]; còn CMVS là cuộc CM "do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực CM lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, lập nên chế độ XHCN" [4]. Tiếp đó, khi dạy học bài Cuộc cách mạng Nga 1905 - 1907 ở Nga, HS được tiếp cận KN "CMDCTS kiểu mới". Trên cơ sở lập bảng so sánh các cuộc CMTS Anh, Mỹ, Pháp và CM Nga 1905 - 1907, HS hiểu rõ các KN "CMDCTS kiểu cũ", "CMDCTS kiểu mới", "CMTS" và "CMVS". Sở dĩ giai cấp vô sản Nga tiến hành cuộc CMDCTS kiểu mới vì, cuộc cải cách nông nô do Nga hoàng tiến hành nửa sau thế kỉ XIX, thực chất là cuộc CMTS nhưng không triệt để, giai cấp tư sản Nga chưa và không thể hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản của CMTS (xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực hiện dân chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân). Vì thế, trước khi tiến hành cuộc CMXHCN, giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cuộc CMDCTS kiểu mới để hoàn thành những nhiệm vụ của cuộc CMTS. Ở đây, GV hướng dẫn HS trên cơ sở tìm hiểu nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, diễn biến, kết quả của cuộc CM 1905 - 1907 và CM tháng 2-1917 ở Nga, so sánh với những 72 Sử dụng khái niệm "Cách mạng tư sản" để xác định tính chất cuộc Cách mạng... đặc trưng của KN "CMTS", "CMVS", hiểu được bản chất của CMDCTS kiểu mới là cuộc "CM làm nhiệm vụ của cuộc CMDCTS, do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên CMXHCN" [6]. Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa "CMDCTS kiểu cũ" với "CMDCTS kiểu mới" là giai cấp lãnh đạo, xu hướng phát triển và điều chủ yếu là CMDCTS kiểu mới sẽ xóa bỏ chế độ TBCN và tiến lên xây dựng CNXH do giai cấp vô sản lãnh đạo. Từ đó, GV hướng dẫn HS hình thành KN "CMVS". Cũng từ nội hàm KN "CMTS" và "CMVS", HS sẽ hiểu được KN "CMXHCN" khi học tập về CM tháng Mười Nga (1917). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga, đứng đầu là Lênin, nhân dân Pêtơrôgrát (nay là Xanh Pêtécbua) đã nổi dậy khởi nghĩa. Từ Pêtơrôgrát, khởi nghĩa lan rộng và thắng lợi nhanh chóng khắp nước Nga. Chính quyền của giai cấp tư sản sụp đổ, Chính quyền Xô viết của nhân dân Nga được thành lập. Với việc thực hiện hàng loạt biện pháp, cách mạng đã thực sự đem lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân lao động Nga. CM tháng Mười Nga thắng lợi, mở đầu một thời đại mới trong LS nhân loại. Từ việc so sánh bản chất của các cuộc CMTS, CMVS, HS hiểu được CMXHCN là cuộc CM "do giai cấp vô sản lãnh đạo thông qua chính đảng Mácxít - Lêninnít, đập tan bộ máy nhà nước cũ, xác lập nền chuyên chính vô sản, xóa bỏ mọi hình thức, chế độ người bóc lột người và các đối kháng giai cấp, xác lập quyền sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, bảo đảm sự phát triển toàn diện, cân đối của con người" [4]. Như vậy, việc sử dụng KN "CMTS" không chỉ giúp HS nhận thức được bản chất của các cuộc CMTS và tính triệt để của nó (sự kiện cùng loại), mà còn hiểu được bản chất của các sự kiện khác loại và các KN khác nhau trong một hệ thống KN khoa học. Đó là quá trình vận dụng KN đã học để tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập LS của HS. 2.3. Sử dụng khái niệm "CMTS" để tìm hiểu tính chất của cách mạng Việt Nam - Năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Năm 1884, bằng việc kí kết Điều ước Patơnốt, Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Lúc này, đấu tranh giải phóng dân tộc (GPDT) là nhiệm vụ hàng đầu của CM Việt Nam. Cuối thế kỉ XIX, phong trào GPDT Việt Nam diễn ra dưới ngọn cờ Cần vương. Thực chất, đây là phong trào yêu nước, chống Pháp của nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) do sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi, quyết liệt, rộng khắp cả nước, tiêu biểu là khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Điều đó chứng tỏ, hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, không còn phù hợp với hoàn cảnh LS nước ta lúc đó. - Đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của phong trào CM thế giới, phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân ta có những biến chuyển mới. Đó là sự xuất hiện các hình thức đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào, trực tiếp là Minh Trị Duy tân (Nhật Bản) và CM Tân Hợi (Trung Quốc). Phong trào yên nước Việt Nam diễn ra với nhiều xu hướng mới, như phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân, hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng... Nhưng tất cả các phong trào đấu tranh theo xu 73 Nguyễn Thị Thế Bình hướng dân chủ tư sản đều bị thất bại. Chứng tỏ, tư tưởng tư sản lúc này cũng trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn nước ta lúc đó. CM Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc, "dường như trong đêm đen tối không có đường ra". - Trong hoàn cảnh đó, năm 1911 Nguyễn Ái Quốc đã quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới. Sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, năm 1920 Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc khi tiếp xúc với bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó, Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CM vô sản". Đến Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930), Người đã xác định con đường đúng đắn cho CM Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng: "Chủ trương làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hội cộng sản" [1]. Như vậy, con đường CM Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc xác định gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu làm "tư sản dân quyền CM và thổ địa CM", tức là trước hết phải làm nhiệm vụ GPDT, lật đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập, đem lại ruộng đất cho dân cày, thực hiện quyền tự do, dân chủ, bình đẳng. Thực chất, là thực hiện nhiệm vụ của cuộc CMDTDC (hay cách mạng tư sản dân quyền - CMTSDQ). Nhiệm vụ của CMTS và CMTSDQ có nét tương đồng, tức là đều nhằm xóa bỏ cản trở của chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân và thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng trong xã hội. Điểm khác biệt là ở chỗ, nhiệm vụ DT của cuộc CMTSDQ trước hết phải lật đổ ách thống trị của các thế lực xâm lược bên ngoài, giành ĐLDT. Đồng thời, phải xóa bỏ chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu, để xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của cuộc CMDTDC mới "đi tới xã hội cộng sản", tức là tiến hành cuộc CMXHCN, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Đây là điểm khác biệt về đường lối chiến lược của CM Việt Nam so với các các cuộc CMTS trên thế giới đã diễn ra thời cận đại (xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ TBCN). Để thực hiện nhiệm vụ trên, phải do Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, khác với các cuộc CMTS là do giai cấp tư sản lãnh đạo. Như vậy, Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng "đã vạch ra phương hướng phát triển cơ bản của CM Việt Nam, từ CMGPDT tiến lên CMXHCN" [2], phù hợp với đặc điểm của nước ta. - Vận dụng các KN "CMTS", "CMVS" đã nêu, trên cơ sở các sự kiện cuộc đấu tranh chống Pháp (1930 - 1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, GV hướng dẫn HS nâng cao sự hiểu biết về tính chất và ý nghĩa của phong trào này. Suốt thế kỉ XX - chủ yếu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) - CM Việt Nam luôn diễn ra cuộc đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu dân tộc, dân chủ và CNXH. Trong quá trình chỉ đạo CM, Đảng ta đã nắm vững và vận dụng sáng tạo con đường CM do Nguyễn Ái Quốc xác định. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn LS, với hoàn cảnh cụ thể mà việc thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ở mức độ khác nhau. - Trong phong trào CM 1930 -1935, Đảng ta chủ trương giương cao hai ngọn cờ dân tộc và dân chủ, nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành ĐL, đánh đổ 74 Sử dụng khái niệm "Cách mạng tư sản" để xác định tính chất cuộc Cách mạng... chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ này thể hiện rõ trong Luận cương chính trị của Trần Phú: "Có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm CM thổ địa được thắng lợi mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa" [6]. Sự thất bại của phong trào 1930 - 1931 chứng tỏ những điều kiện cho sự bùng nổ và thắng lợi của một cuộc CM chưa chín muồi, song thể hiện rõ mục tiêu GPDT dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp vô sản và thực hiện liên minh công - nông. Đó là bài học chủ yếu của phong trào CM 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. - Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, khi hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước có sự thay đổi, Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh. Tại Hội nghị BCHTƯ Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936), tại Thượng Hải - Trung Quốc đã xác định: nhiệm vụ chiến lược của CMTSDQ Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Như vậy, nhiệm vụ chiến lược của CMTSDQ không thay đổi (chống đế quốc và phong kiến), nhưng về sách lược đã được Đảng ta điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình mới. Cuộc đấu tranh CM trong thời kì vận động dân chủ 1936 - 1939 thể hiện sự vận dụng quan điểm, đường lối CM của Đảng Cộng sản Việt Nam một cách linh hoạt, sáng tạo, để đạt được mục tiêu chiến lược của CM Việt Nam. - Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Chính phủ Pháp thiên về hữu, thực dân Pháp ở Đông Dương tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân, Đảng ta kịp thời chuyển hướng đấu tranh. Tại Hội nghị BCHTƯ Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939), Đảng ta khẳng định: "Cách mệnh phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền. Không giải quyết được cách mệnh điền địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế. Trái lại..." [7]. Như vậy, Hội nghị đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của CM Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Chủ trương này tiếp tục được khẳng định trong Hội nghị BCHTƯ Đảng tháng 11-1940 và Hội nghị lần thứ 8 BCHTƯ Đảng tháng 5-1941: "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được" [8]. Hội nghị TƯ Đảng tháng 5-1941 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta. Sự chuyển hướng này vẫn dựa trên những nguyên lí đường lối của CMTSDQ do Nguyễn Ái Quốc vạch ra, được thông qua Hội nghị thành lập Đảng (2-1930). Biểu hiện: giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc; giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương trong phạm vi từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia; hoàn thiện chủ trương khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Việt Nam. Chủ trương này được thực hiện trong suốt quá trình vận động CM tháng Tám (1939 - 1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Vấn đề đang được các nhà sử học thảo luận là sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta tiến hành thay đổi chỉ đạo chiến lược; trong phạm vi chương trình SGK LS phổ thông, HS được hiểu rằng: khi tình thế CM đã thay đổi, phải có mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt phù hợp. Vì vậy, nhiệm vụ GPDT được nêu lên hàng 75 Nguyễn Thị Thế Bình đầu, để giành độc lập dân tộc và tiến lên mục tiêu XHCN). Như vậy, trong quá trình học tập, từ việc nắm vững nội hàm các KN "CMTS" và "CMVS", HS sẽ nhận thức sâu sắc cuộc đấu tranh GPDT Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta từ 1930 - 1945 và tính chất của cuộc CMTSDQ (hay CMDTDCND). Đây là cuộc CM do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhiệm vụ không chỉ là đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến và thực hiện CM ruộng đất như các cuộc CMTS đã diễn thời cận đại, mà trước hết là đấu tranh chống đế quốc GPDT, sau đó làm CMXHCN. Mục tiêu "độc lập dân tộc" và "người cày có ruộng" không đổi (tức là đường lối chiến lược không thay đổi), nhưng sự chỉ đạo thực hiện chiến lược lại thay đổi trong từng thời kì LS. Đó là đặc trưng riêng biệt của CMVN giai đoạn 1930 - 1945. - Từ sự nhận thức PTGPDT trên cơ sở sử dụng nội hàm các KN "CMTS", "CMVS" đã học, GV hướng dẫn HS hiểu rằng, CM tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài của dân tộc, trực tiếp là cuộc đấu tranh theo con đường CMVS do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1930 -1945. CM tháng Tám 1945 thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một cuộc CMTS triệt để. Đó là đánh đổ hoàn