Dạy học là một quá trình nghệ thuật . Trong đó giáo viên đóng vai trò là chủ
thể sáng tạo, học sinh là sản phẩm của quá trình nghệ thuật đó. Sản phẩm “đẹp” hay
“xấu”, “hoàn mỹ” hay “thô thiển” là một phần do chủ thể sáng tạo nên.
Mặt khác, họ cũng là những khán giả nhí trung thành nhưng không kém phần
khó tính. Mỗi một cá thể riêng biệt lại có những tính cách khác nhau; làm cho khán giả ấy
hài lòng và thích thú, hăm hở đến lớp, đến xem giáo viên “biểu diễn”, đồng thời tích cực
nhận vai trong buổi học là điều khó. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu .
Đối tượng học sinh này đến lớp với nhiều lý do: có thể ham mê học tập, có thể
không; mọi người đi học thì mình cũng đi học; đi học theo yêu cầu của ông bà, cha me,
thầy cô,. Một số trường hợp cá biệt chưa nhận ra việc học là trách nhiệm và bổn phận
của mình. Đôi khi, học sinh đến lớp như một cái máy đã được lập trình, hoặc đến với tâm
trạng chán chường, mệt mỏi. Có trường hợp học sinh chưa hiểu bài, dẫn đến tình trạng
chán học và không làm bài, rồi còn có thể không thích điều gì đó trên lớp (bạn bè xa lánh,
không chơi chung) khiến cho việc đến lớp là “cực hình”.
10 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh yếu và trung bình ở môn toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
YẾU VÀ TRUNG BÌNH Ở MÔN TOÁN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Dạy học là một quá trình nghệ thuật . Trong đó giáo viên đóng vai trò là chủ
thể sáng tạo, học sinh là sản phẩm của quá trình nghệ thuật đó. Sản phẩm “đẹp” hay
“xấu”, “hoàn mỹ” hay “thô thiển” là một phần do chủ thể sáng tạo nên.
Mặt khác, họ cũng là những khán giả nhí trung thành nhưng không kém phần
khó tính. Mỗi một cá thể riêng biệt lại có những tính cách khác nhau; làm cho khán giả ấy
hài lòng và thích thú, hăm hở đến lớp, đến xem giáo viên “biểu diễn”, đồng thời tích cực
nhận vai trong buổi học là điều khó. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu .
Đối tượng học sinh này đến lớp với nhiều lý do: có thể ham mê học tập, có thể
không; mọi người đi học thì mình cũng đi học; đi học theo yêu cầu của ông bà, cha me,
thầy cô,.... Một số trường hợp cá biệt chưa nhận ra việc học là trách nhiệm và bổn phận
của mình. Đôi khi, học sinh đến lớp như một cái máy đã được lập trình, hoặc đến với tâm
trạng chán chường, mệt mỏi. Có trường hợp học sinh chưa hiểu bài, dẫn đến tình trạng
chán học và không làm bài, rồi còn có thể không thích điều gì đó trên lớp (bạn bè xa lánh,
không chơi chung) khiến cho việc đến lớp là “cực hình”.
Để giúp cho đối tượng học sinh này đến lớp với tinh thần sảng khoái, phấn
khởi, vui tươi không chỉ do cá nhân học sinh đó phải cố gắng, không chỉ bằng sự động
viên, khích lệ của gia đình mà còn nhờ vào sự “khéo léo, tế nhị, lôi cuốn” của giáo viên
phụ trách lớp.
Trước lý do đó, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề: Làm thế nào để tạo sự
hứng thú học tập cho học sinh yếu và trung bình, giúp các em đến lớp vì niềm yêu thích,
lòng tự tin và cao hơn nữa là giúp các em được phát triển toàn diện như bạn bè cùng lớp.
II. NỘI DUNG :
1) Một số đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học:
- Trẻ chỉ hứng thú với đặc điểm bên ngoài của quá trình học tập nên hứng thú
đó dễ mất đi .
- Tri giác trẻ thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn. Thị giác và
thời gian, không gian còn hạn chế. Hoạt động phân tích tổng hợp còn sơ đẳng. Trẻ
thường gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ nhân quả .
- Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa
vào đặc điểm bên ngoài nên tình cảm còn mỏng manh, chưa bền vững, sâu sắc, rất dễ xúc
cảm, xúc động.
- Nét tính cách của trẻ mới hình thành nên chưa ổn định. Hành vi của trẻ mang
tính xung đột cao và ý chí còn thấp. Trẻ hồn nhiên và cả tin, thích bắt chước hành vi của
người xung quanh hay trên phim ảnh.
- Nhu cầu nhận thức của trẻ đã phát triển khá rõ rệt, từ nhu cầu tìm hiểu những
sự vật hiện tượng riêng lẻ đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối
liên hệ, quan hệ.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
Ngoài đặc điểm tâm sinh lý như trên, học sinh có học lực trung bình, yếu còn
mang tâm trạng bất an, lo lắng, sợ sệt vì sức ép bài vở, thầy cô, bạn bè... Vì thế để giúp
những học sinh này đầy đủ tự tin khi bước chân tới trường, vào lớp, giáo viên phải:
a. Giúp học sinh nắm bài ngay tại lớp
b. Xây dựng môi trường thân thiện, giúp trẻ cảm thấy đến trường như đến
một thế giới tuyệt vời của trẻ em
c. Giáo dục trẻ bằng tình thương
1) Giúp trẻ em nắm bài ngay tại lớp :
- Đối tượng học sinh trung bình yếu thường là những học sinh tiếp thu kiến
thức chậm, lại mau quên, hoặc do về nhà các em dành ít thời gian cho việc học, ôn luyện
lại kiến thức đã học trên lớp. Do đó, giáo viên có thể cho học sinh nắm vững kiến thức
ngay trên lớp là tốt nhất. Để được như thế, giáo viên cần chú ý:
a) Giảng kĩ, phân tích rõ ràng ngọn ngành vấn đề, sử dụng tối đa đồ dùng
trực quan. Các em dễ tiếp thu qua tri giác và những đối tượng trực tiếp được trẻ quan sát.
Trực quan phải đẹp, sặc sỡ, hấp dẫn. Đối tượng này tiếp thu kiến thức theo kiểu “mưa
dầm , thấm lâu“, chính vì thế giáo viên phải kiên nhẫn, nhắc lại thường xuyên hơn .
Ví dụ : Đối với những bài toán giải bằng 2 phép tính đơn giản, học sinh khá
giỏi có thể tự phân tích và làm bài ngay không cần sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng
với những học sinh trung bình, yếu giáo viên luôn phải đi từng bước: tìm hiểu đề, tóm tắt,
phân tích đề, tổng hợp lại cách giải. Cá biệt đối với những em yếu quá, có thể phải đến
tận nơi “cầm tay chỉ việc” thì mới xong.
b) Cung cấp cho học sinh vài mẹo nhỏ để giúp giải quyết bài được dễ dàng
hơn
- Từ lớp 3 trở lên, học sinh được học và thực hiện các phép tính trên số có
nhiều chữ số. Đối tượng này cũng dễ dàng làm sai do bị rối mắt (thấy nhiều số quá, bắt
đầu hoảng, ẩu, làm cho xong). Vì thế, giáo viên giúp học sinh cách đặt tính và tính + , - ,
x , : mà không bị rối.
* Bước 1: Viết số phải rõ ràng, ngay ngắn (kể cả ở trong nháp)
* Bước 2: Dùng thước hoặc băng giấy nhỏ che những phần chưa tính tới.
* Bước 3: Thực hiện tính xong cột nào, mới dịch chuyển thước, băng giấy sang
cột bên cạnh.
* Bước 4: Tính xong phải nhẩm lại 1 lần (hoặc thử lại) cho chắc ăn
- Hướng dẫn cho học sinh làm một băng giấy nhỏ bằng bìa cứng màu trắng để
che cột.
Băng giấy kín Băng giấy hở
Lỗ trống
Cái khó khi sử dụng băng giấy này là học sinh phải viết rất thẳng hàng, các
chữ số phải rõ ràng, khoảng cách đều đặn.
- Mặt khác, đến học kỳ II, học sinh được học rất nhiều dạng toán có lời văn,
đặc biệt là dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. Để giúp học sinh thực hiện tốt dạng
toán này điều tất nhiên là giáo viên cần cung cấp kiến thức đầy đủ, chính xác những tiết
đầu, giúp học sinh làm vững từng bước rồi mới xáo trộn các dạng với nhau.
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán, gạch dưới những điều đã cho và hỏi .
* Bước 2: Tóm tắt bằng lời, có chừa khoảng cách để rút về đơn vị.
* Bước 3: Xác định dạng toán bằng kiểm tra tóm tắt:
Cách 1 : Nếu 2 đơn vị tính giống nhau, sử dụng phép tính : , x (VD1: cùng
tính số mét đường)
Nếu 2 đơn vị tính khác nhau, sử dụng phép tính : , : (VD2: Tìm
số kg gạo đựng trong 1 túi, sau đó tìm số túi đựng 20kg gạo)
Cách 2 : Xem xét 2 lời giải của bài toán
2 lời giải cùng tìm 1 đơn vị, sử dụng phép tính : , x (VD1)
2 lời giải tìm 2 đơn vị khác nhau, sử dụng phép tính : , : (VD2)
Trường hợp học sinh không biết rút về đơn vị nào thì giúp học sinh xác định
qua tóm tắt, cứ rút về đơn vị bên đại lượng có số liệu nhỏ hơn:
VD : 2 ngày : 14 m 10 kg gạo : 5 túi
1 ngày : ..... mét .....kg gạo : 1 túi
5 ngày : ..... mét ? 20kg gạo : .....túi ?
c) Giáo viên chú ý tổ chức trò chơi học tập tạo điều kiện cho học sinh trung
bình yếu được tham gia
d) Đối tượng học sinh trung bình, yếu cũng sẽ gặp vấn đề về chữ viết. Vì
vậy, việc giáo dục những học sinh này rèn chữ, giữ vở cũng vô cùng cần thiết. Đôi khi
giáo viên chúng ta cứ nghĩ lo kiến thức cho các em đã mệt rồi (các em tiếp thu khó khăn
quá mà) còn để ý chi đến việc rèn chư. Nếu thế giáo viên chúng ta đã quên mất những lời
phàn nàn của mình “chữ viết gì mà không tài nào đọc được!“; rồi đã có lần, chúng ta
cũng trừ điểm vì sự cẩu thả của học sinh trong chữ viết. Do đó, khi yêu cầu học sinh rèn
chữ nghĩa là học sinh được tôi luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận. Hai phẩm chất này rất quan
trọng đối với quá trình tính toán và hành văn của các em.
Ta phải xác định, rèn chữ ở đây (cho đối tượng trung bình, yếu) không cần
phải đẹp (nếu đẹp càng tốt) mà cái chính là chữ viết, chữ số phải rõ ràng, ngay ngắn,
đúng độ cao, khoảng cách... Rèn cho được tính cẩn thận cả khi viết bảng con hay viết
nháp. Có như vậy, khi trực tiếp viết vào vở, chữ viết học sinh mới rõ ràng, sạch sẽ. Khi
đó, học sinh dễ nhìn và làm bài được tốt hơn. Vì thế, học sinh trung bình yếu càng cần
đến việc rèn
chữ, giữ vở hơn những đối tượng học sinh khác.
e) Ngoài ra, sau khi giảng dạy một bài hay một hệ thống kiến thức giáo viên
nên đặt câu hỏi cho học sinh cả lớp, chú ý nhiều đến lượng học sinh trung bình, yếu: Các
em có điều gì thắc mắc không? Con có muốn hỏi điều gì không? Con thấy bài học hôm
nay thế nào? Qua bài học này, con biết thêm về điều gì? ... Như vậy, giáo viên mới tiếp
nhận được thông tin ngược từ học sinh, mới biết được học sinh hiểu bài không, có thích
các hoạt động giáo viên tổ chức trong lớp hay không? Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh
phương pháp, hình thức tổ chức lớp cho phù hợp. Nếu học sinh biết đặt câu hỏi là học
sinh đã hiểu và quan tâm đến bài học rồi đó. Giáo viên cũng nên kiên nhẫn khi lắng nghe
học sinh trả lời vì vài đối tượng học sinh này thường trả lời chậm, không ngắn gọn.
2) Xây dựng môi trường thân thiện :
Môi trường dạy học là nơi diễn ra hoạt động dạy và học. Trong môi trường ấy,
hoạt động của giáo viên và học sinh đóng vai trò chủ đạo. Đồng thời, môi trường dạy học
là nơi có các nguồn thông tin phong phú, đa dạng, giúp giáo viên và học sinh khai thác,
sử dụng môi trường đó vào mục đích giảng dạy, học tập.
- Vì thế ngoài ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, bàn ghế, ... Giáo viên nên trưng bày
thêm hoa, tranh ảnh phục vụ bài học, sản phẩm học sinh tự làm. Lớp học phải sạch sẽ,
gọn gàng, càng ít bụi càng tốt.
- Giáo viên sử dụng các khoảng trống trên các bức tường của lớp học để trưng
bày tranh ảnh sưu tầm của học sinh liên quan đến bài học, các sản phẩm mĩ thuật, thủ
công, các bài làm văn hay, chữ viết đẹp, ... Đặc biệt, các sản phẩm của học sinh trung
bình, yếu có tiến bộ được ưu tiên. Động tác này giúp đối tượng đó có thêm tự tin, tự hào
về bản thân .
- Xây dựng thư viện lớp: Giáo viên lập 1 thư viện nhỏ cho lớp, có thể do học
sinh đóng góp. Giáo viên sắp xếp theo chủ đề, học sinh được mượn luân phiên, học sinh
có thể đọc giờ chơi, mượn về nhà. Đây cũng chính là hình thức giúp học sinh trung bình,
yếu có dịp mở mang kiến thức, tăng cường sự hiểu biết về tự nhiên xã hội, toán học cũng
như rèn luyện kỹ năng đọc, viết .
- Tổ chức tốt giờ sinh hoạt tập thể: Trong giờ sinh hoạt tập thể, giáo viên động
viên khuyến khích học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của mình để kịp thời khắc phục, điều
chỉnh cho phù hợp với hoạt động chung của lớp. Tránh tập trung chê bai, mắng nhiếc
những lỗi học sinh mắc phải khiến học sinh càng tự ti. Giáo viên giúp học sinh nhận ra
mình là thành viên của lớp, không phải là những nhân vật chầu rìa, ăn theo bên ngoài
hoạt động của tập thể.
Bất kì 1 cá nhân nào cũng có khả năng hay niềm yêu thích khác nhau. Giáo
viên chỉ cần tinh ý nhận ra học sinh mình có khả năng gì, thích gì? Nhất là đối với những
đối tượng “học không bằng ai” nhằm tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi phù hợp .
Ví dụ: Cho học sinh chơi: ca rô, đố vui, đọc thơ... cao hơn là tổ chức Đường
lên đỉnh Ô-lim-pi-a và đơn giản hơn là tổ chức chơi oẳn tù xì, ai cũng có thể tham gia .
3) Giáo dục trẻ bằng tình thương :
Là con người, ai cũng sẽ phải mắc khuyết điểm sai lầm, phạm lỗi... Học sinh
là trẻ thơ, đang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách, việc sai sót, sai phạm là
điều không thể tránh khỏi. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
Ta phải hiểu lỗi trẻ thường mắc không phải do chủ định mà do bản tính hồn
nhiên, ham chơi. Vậy khi trẻ có hành động không tốt, không đúng thì đừng quy thành bản
tính, hành vi của trẻ. Trong trường hợp đó ta phải như thế nào? La mắng, đe dọa, phạt roi
bằng bạo lực,... không phải là cách giải quyết tốt. Đặc biệt, đối tượng học sinh yếu có thể
sẽ rất bướng bỉnh cũng có thể rất nhút nhát. Nếu ta xử lý nghiêm khắc dễ gây “hiệu ứng
ngược”, không đi theo chiều hướng giáo viên mong muốn. Điều quan trọng, giáo viên
cần phải thật bình tĩnh, uy quyền, hãy nhớ “Mình làm quan tòa công minh chứ không
phải là mụ phù thủy Xiêm-la đáng ghét!” Ta sửa phạt chứ không xử phạt học sinh. Vì thế,
giáo viên phải chú ý giúp học sinh nhận ra lỗi sai, tự nhận xét và đề ra hình phạt cho
mình (giáo viên có thể điều chỉnh nếu hình phạt học sinh nêu không phù hợp). Giáo viên
cố gắng chê hành vi của trẻ chứ không chê trẻ .
Nói chung, chúng ta đến với học sinh bằng tình thương của người giáo viên
yêu nghề, tận tụy. Những lời động viên khen thưởng kịp thời rất có giá trị. Những cách
sửa phạt rõ ràng, công bằng cùng với thái độ điềm tĩnh của giáo viên giúp học sinh tự sữa
lỗi hành vi vì học sinh sẽ biết rằng: Thầy chỉ không đồng ý hành động của em chứ không
ghét em.
IV. KẾT QUẢ ÁP DỤNG :
Từ nhiều năm nay, khi áp dụng các biện pháp trên, học sinh của tôi đặc biệt là
đối tượng học sinh trung bình, yếu đều hứng thú khi đến lớp học, khi tham gia các tiết
học các em không ngại khi đưa ý kiến của mình cũng như tham gia xây dựng bài khá tốt.
Kết quả giáo dục nhiều năm đạt hiệu quả cao, học sinh đi học đều, không có trường hợp
học sinh bỏ học hay trốn học. Và điển hình là kết quả của năm học 2006 – 2007 như sau :
Giỏi Khá Trung bình
Đầu năm 21 10 12
Giữa HK2 23 18 2
V. PHẠM VI ÁP DỤNG :
Tất cả giáo viên từ khối 1 đến khối 5 đều có thể áp dụng, nhất là đối với giáo
viên mới ra trường.
Yêu cầu:
- Giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ và đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.
- Quan tâm và yêu thương đến mọi đối tượng học sinh.
VI. KẾT LUẬN :
Như trên là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy cũng như
công tác chủ nhiệm ở trên lớp. Đó có thể không phải là điều mới lạ nhưng điều tôi muốn
nói ở đây là đối tượng học sinh trung bình, yếu hoặc quá thờ ơ, hoặc quá nhạy cảm. Các
em là hiện tượng khá đặc biệt cần sự quan tâm nhiều hơn từ phía giáo viên và gia đình;
giúp các em theo kịp chương trình, theo kịp các bạn trong lớp. Đồng thời giúp học sinh
mạnh dạn, tự tin vào bản thân hơn khi tham gia học tập cũng như xây dựng nhân cách các
em sau này.