Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có ngườisản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Những nghiên cứu về các thị trường cạnh tranh hoàn hảo cung cấp cơ sở cho học thuyết vềcung và cầu, và một số vấn đề kinh tế khác.
Để cung cấp những thông tin liên quan về cạnh tranh hoàn hảo nhóm chúng em đã chọn đề tài” Phân tích và lấy ví dụ minh họa về mặt hang cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn.”
16 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 10266 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Phân tích và lấy ví dụ minh họa về mặt hang cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có ngườisản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Những nghiên cứu về các thị trường cạnh tranh hoàn hảo cung cấp cơ sở cho học thuyết vềcung và cầu, và một số vấn đề kinh tế khác.
Để cung cấp những thông tin liên quan về cạnh tranh hoàn hảo nhóm chúng em đã chọn đề tài” Phân tích và lấy ví dụ minh họa về mặt hang cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn.”
2. Câu hỏi nghiên cứu
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?
Các đặc trưng cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
Thực trạng mặt hàng khoai tây hiện nay?
Cách thức hãng lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn là j?
Các kết luận rút ra trong vấn đề nghiên cứu?
3 .Mục đích đề tài nghiên cứu
Có được cái nhìn tương đối đầy đủ và chính xác về các vấn đè lien quan đến cạnh tranh hoàn hảo thôngqua việc đưa ra và phân tích các số liệu dựa trên các cơ sở lí thuyết của học phần Kinh tê vi mô 1.3.
Dựa vào việc phân tích lí thuyết và nghiên cứu những số liệu cuj thể để đưa ra những kết luận mang tính khái quát về thị trường,hang cạnh tranh hoàn hảo. Từ đó có cái nhìn tổng quan về thị trường, hang cạnh tranh hoàn hảo phục vụ nghiên cứu và học tập.
4.Đối tượng và pham vi nghiên cứu
Đối tượng: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo,hãng cạnh tranh hoàn hảo kinh doanh mặt hang nông sản là khoai tây
Pham vi: các của hang nhỏ kinh doanh mặt hang khoai tây trên địa bàn quận Cầu Giấy
5. Nguồn số liệu nghiên cứu
- Các chợ trên địa bàn quận cầu giấy
- Báo điện tử: báo công thương
- Nguồ thong tin khảo sát thực tế
6. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê, đối chiếu so sánh,điều tra thực tế.
Chương một: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
I.Khaí niệm, đăc điểm thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.
1.1. Khái niệm
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có rất nhiều người mua và người bán và không người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá thị trường.
1.2. Điểm cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
-Có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường.
-Sản phẩm đồng nhất
-Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi
- Không có trở ngại đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường
1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
-Doanh nghiệp là người chấp nhận giá và không có sức mạnh trên thị trường
-Đường cầu của doanh nghiệp co dãn hoàn toàn
-Đường doanh thu cận biên co dãn hoàn toàn hay nó là đường nắm ngang song song với trục hoành
II.Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn
2.1.Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải có mức sản lượng tối ưu: đoanh thu cận biên bằn chi phí cận biên
MR=MC
Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đường cầu nằm ngang, do đó đường doanh thu cận biên trùng với đường cầu: hay doanh thu cận biên không đổi bằng giá bán: MR=P
Do vậy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa đa hóa lợi nhuận thỏa mãn điều kiện: giá bán bằng chi phí cận biên:
P=MC
Hình 1 cho thấy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất tại mức sản lượng có giá bán bằng chi phí cận biên, sản lượng tối ưu của doanh nghiệp là Q0. Tại mức sản lượng này lợi nhuận của doanh nghiệp đạt tối đa, được biểu diễn bằng diện tích phần chữ nhật gạch chéo.
Hình 1: Lựa chọn sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Tổng doanh thu: TR =Q.P là diện tích hình chữ nhật OQ0BP0
Tổng chi phí: TC = ATC.Q là diệ tích hình chữ nhật OQ0CD
Tổng lợi nhuận TP=TR-TC là diện tích hình chữ nhật P0DCB
Lợi nhuận bình quân = π/Q = (P-ATC).Q/Q = P-ATC
2.2. Khả năng sinh lợi của hãng CTHH trong ngắn hạn
TH1: P>(ATC)min; hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu thỏa mãn Po=MC → hãng thu lợi nhuận kinh tế dương
TH2: P=(ATC)min; hãng lựa chọn mức sản lượng tối ưu thỏa mãn Po=MC, hãng hòa vốn → MC=ATC hoặc (ATC)'q=0
TH3: (AVC)min<P<(ATC)min → hãng lựa chọn mức sản lượng tối ưu thỏa mãn Po=MC → hãng bị lỗ
TH4: P<=(AVC)min, hãng lựa chọn sản xuất tại mức sản lượng Q* và bị thua lỗ toàn bộ chi phí cố định TFC. Nếu hãng ngừng sản xuất, hãng cũng sẽ mất toàn bộ chi phí cố định.
2.3. Đường cung của hãng trong ngắn hạn
+Đường cung ngắn hạn của một hãng chấp nhận giá là đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí biến đổi bình quân tối thiểu của hãng. Nếu giá thị trường thấp hơn (AVC)min thì sản lượng được cung cấp là không, không tuân theo luật cung.
+Đường cung trong ngắn hạn của một ngành cạnh tranh (thị trường cạnh tranh) có thể thu được bằng cách cộng theo chiều ngang tất cả các đường cung của tất cả các hãng trong ngành, cung ngắn hạn của một ngành cạnh tranh thường dốc
III. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn
3.1.Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào, kể cả quy mô sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiêp thua lỗ sẽ rời bỏ ngành và có thể tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường khác. Thị trường cân bằng khi lợi nhuận kinh tế của tất cả các doanh nghiệp bằng khômg, khi đó không còn động cơ gia nhập và rút khỏi ngành nữa
Cũng như trong ngắn hạn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước cầu nằm ngang, nên doanh thu cận biên dài hạn bằng giá bán : LMR =P Do đó, sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn được xác định theo nguyên tắc giá bán bằn chi phí cận biên dài hạn P=LMC
Trong dài hạn hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ điều chỉnh quy mô sao cho:SMC=LMC=P
3.2.Các trường hợp xảy ra với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn
TH1:P>= LAC min hãng có lợi nhuận kinh tế dương
TH2: P=LAC min Hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0.
TH3: P có động cơ rời bỏ ngành.
Nhưng, hãng sẽ chỉ rời bỏ ngành nếu P=LAC min.
3.3. Cân bằng cạnh tranh trong dài hạn.
Trong dài hạn,các hãng cạnh tranh hoàn hảo chỉ thu đuwocj mức lợi nhuận kinh tế bằng không.
Ngành(thị trường) cạnh tranh hoàn hảo sẽ đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn khi
P = LAC mmin =LMC = ATC min = SMC
3.4. Đường cung của ngành trong dài hạn.
Cung dài hạn của một ngành CTHH
Trong dài hạn số lượng doanh nghiệp không còn cố định nữa, nên đường cung dài hạn của ngành không được xác định bằng cách cộ theo chiều ngang đường cung của các hãng trong ngành.
Hình dáng đường cung dài hạn phụ thuộc vào ngành có chi phí không đổi hay chi phí tăng.
Ngành có chi phí không đổi : trong ngành này, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các doanh ngiệp trong ngành, nghĩa là chi phí vẫn như ban đầu.
Ngành có chi phí tăng: Khi có sự gia nhập ngành, chi phí sản xuất tăng lên, so các doanh nghiệp tăng nhu cầu sử duạn các đầu váo làm giá cả của một số các yếu tố đầu vào tăng lên.
Chương hai: Thực trạng vấn đề.
.Tổng quan
Từ những cơ sở lí thuyết ở phần trước và những phân tích trong phần này ta sẽ tìm ra cách thức một hãng cụ thể lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi. Ta sẽ cùng tìm hiểu về hộ nông dân Bùi Xuân Phong, gia đình ông là một hộ gia đình trồng, cung ứng khoai tây cho địa bàn quận Cầu Giấy và hiện đang trú trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 -2011.
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, tức là tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Trở lại với hộ gia đình ông Phong. Nông trại khoai tây của ông phong sản xuất một lượng khoai tây Q và bán mỗi đơn vị khoai tây ở mức giá thị trường là P. Tổng doanh thu của nông trại là P.Q.Vì nông trại của ông Phong nhỏ so với toàn thị trường quận Cầu Giấy, nên phải chấp nhận mức giá do điều kiện thị trường quyết định. Chính vì vậy mà ông Phong đã đề ra cách thức lựa chọn sản lượng để đạt được lợi nhuận tối ưu khi giá thay đổi theo giá thị trường.
Qua tìm hiểu thực tế chúng ta có được bảng số liệu về sản lượng mà gia đình ông Phong đã lựa chọn khi giá thị trường thay đổi
P
10000
14000
6000
Qs
4000
6000
2500
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể rút ra được hàm cung của hãng:
Qs=-1000+0,5.P
PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA HÃNG TRONG NGẮN HẠN:
Thông qua nghiên cứu thực tế ta có TFC =1.200.000( đồng)
Từ phương trình hàm cung Qs=-1000+0,5.PÞP=2000+2Qs
ÞMC =2000+2Q ÞTVC=2000Q+Q 2
Mà TFC =1200000 =>TC=Q2+2000Q+1200000
=>ATC =Q+2000+1200000/Q
ATC min khi ATC =MC Û Q+2000+1200000/Q=2000+2Q Þ Q=1549,2(Kg)
Vậy ATC min=4098,4 khi Q=1549,2(Kg)
AVC=Q+1000
AVC min ÛAVC=MCÛQ+2000=2000+QÞQ=0
Vậy AVC min=1000
Ở mỗi giai đoạn khác nhau giá cả thị trường về mặt hàng khoai tây lại có sự khác nhau. Chúng ta sẽ đi xét những mức giá khác nhau trên thị trường để từ đó chỉ ra cách thức gia đình ông Phong đã lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận.
Mặc dù bảng 1 chỉ nêu một vài mức giá cụ thể thực tế trên thị trường giai đoạn 2010-2011nhưng nó đã cho thấy giá cả hàng hóa có sự thay đổi rõ rệt. Chính vì vậy các hãng trên thị trường phải có những cách thức, phương pháp lựa chọn sản lượng đúng đắn để thu được lợi nhuận tối đa.
Trước hết ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức hộ gia đình ông Phong lựa chọn sản lượng ở mức giá 10.000 đồng.Vậy là lúc này P=10.000 đồng. So sánh với mức ATC min ta thấy rằng mức giá này đang lớn hơn ATC min=4098,4.Vì vậy để tối đa hóa lợi nhuận gia đình ông phải đảm bảo điều kiện mà phần lí thuyết đã nêu ra đó là P=MC. Gắn vào hộ gia đình sản xuất khoai tây cụ thể ta được:
2000+2Q=10000ÞQ=4000(Kg)
Gia đình ông Phong sẽ không lựa chọn mức sản lượng khác ngoài mức sản lượng 4000(Kg).
=>Vậy các hãng cạnh tranh hoàn hảo luôn có xu hướng sản xuất hàng hóa tại mức sản lượng mà lợi nhuận đạt gía trị lớn nhất.
Khi giá thị trường thay đổi từ 10.000 lên 14.000 hay ngay sau đó giá giảm còn 6000 thì hãng cạnh tranh vẫn luôn chọn mức sản lượng mà tại đó lợi nhận là lớn nhất.
Đôi khi trên thị trường xuất hiện mức giá hòa vốn hoặc mức giá khiến hãng lỗ.
Khi giá thị trường đạt mức 4098,4 tức là lúc này mức giá đang bằng với ATCmin.Khi đó lợi nhuận của hãng sẽ bằng không.Lúc này mức giá đó gọi là mức giá đóng cửa.Đặc biệt khi giá thị trường giảm xuống chỉ còn 3000 tức là lúc này mức giá thị trường AVCmin<P<ATCmin.Khi này hãng đang sản xuất với lợi nhuận âm(hãng đang bị lỗ), vì vậy hãng sẽ tìm cách để tối thiểu hóa chi phí lỗ P=MC ÞQ=500(Kg). Nếu giá thị trường nhỏ hơn AVC min hãng nênđóng cửa , ngừng sản xuất.
Tổng kết hành vi của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn:
P(VNĐ)
Q(kg)
TC(VNĐ)
TR(VNĐ)
Π(VNĐ)
10000
4000
25.200.000
40.000.000
1.480.000
14000
6000
49.200.000
84.000.000
34.800.000
6000
2500
6.375.500
15.000.000
8.624.500
4098,4
1549,2
6.349.241,3
6.349.241,3
0
3000
500
2.450.000
1.500.000
-950.000
PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA HÃNG TRONG DÀI HẠN:
Trong dài hạn xét khi P=10.000>ATCmin=4098,4 đồng
Hãng đang có lợi nhuận kinh tế dương nhưng trong dài hạn với điều kiện như vậy sẽ thu hút các hãng khác tham gia vào thị trường=> đường cung của hãng sẽ tăng.
Khi đường cung tăng
1.TRONG DÀI HẠN XÉT KHI P = 4.000 > ATC min = 1.233
HÃNG ĐANG CÓ LỢI NHUẬN KINH TẾ DƯƠNG NHƯNG TRONG DÀI HẠN VỚI ĐK NHƯ VẬY SẼ THU HÚT CÁC HÃNG KHÁC THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG => ĐƯỜNG CUNG CỦA NGÀNH SẼ TĂNG.
NHÌN VÀO ĐỒ THỊ TA THẤY ĐƯỢC CUNG TĂNG SẼ DẪN ĐẾN GIÁ GIẢM.
TẤT CẢ CÁC HÃNG TRONG NGÀNH PHẢI ĐIỀU CHỈNH SẢN LƯỢNG SAO CHO KHÔNG CÒN SỰ KHUYẾN KHÍCH NÀO CHO CÁC HÃNG MỚI GIA NHẬP.
(*) ÁP DỤNG CHO HÃNG CỦA ÔNG PHẠM KHẮC DOANH MỨC SẢN LƯỢNG MÀ HÃNG QUYẾT ĐỊNH CHÍNH LÀ TAI Q THỎA MÃN:
ATC min = SMC ó 1233 = 1/12.Q + 1000 ó Q = 2796.
NHƯ VẬY TRONG DÀI HẠN HÃNG SẼ LỰA CHỌN MỨC SẢN LƯỢNG Q = 2796 ĐẺ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN VÀ TẠO TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
2. HOÀN CẢNH THỨ 2 HÃNG ĐỐI MẶT ĐÓ LÀ : GIÁ BỊ HẠ XUỐNG MỨC P = 1100 (VNĐ)
– HÃNG ĐANG BỊ THÔ LỖ NHƯNG VẪN ĐANG TIẾP TỤC SẢN XUẤT. THÔ LỖ NÀY THÚC ĐẨY MỘT SỐ HÃNG TRONG NGÀNH RỜI BỎ NGÀNH => ĐƯỜNG CUNG GIẢM => GIÁ SẼ TĂNG.
(*) TƯƠNG TỰ NHƯ HOÀN CẢNH 1 THÌ HÃNG LẠI PHẢI LỰA CHON MỨC SẢN LƯỢNG TAI ĐÓ
LMC = LAC min = ATC min = SMC .
ÁP DỤNG VÀO HÃNG Q = 2796 LÀ MỨC SẢN LƯỢNG HÃNG LỰA CHỌN TỐI ƯU
Phần ba: Kết luận
Như đã phân tích ở trên thì thị trường khoai tây là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp tham gia, khai thác và phát triển.
Bài thảo luận của nhóm cũng phần nào cung cấp được những thực trạng của thị trường cung ứng khoai tây trong giai đoạn hiện nay. Nhóm đã phân tích về hành vi của doanh nghệp cạnh tranh mặt hàng khoai tây tìm cách lựa chọn tối đa hóa sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn. Và chúng ta cũng đã biết được rằng khi mua hàng hóa của một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, ta có thể tin chắc rằng giá mà chúng ta phải trả gần với chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Đặc biệt nếu các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau và tìm cách tối đa hóa lơi nhuận, giá hàng hóa sẽ bằng chi phí cận biên để sản xuât ra hàng hóa đó. Ngoài ra nếu các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập cũng như rời bỏ thị trường, giá cũng bằng tổng chi phí sản xuất bình quân thấp nhất đến mức cho phép.
Bài thảo luận của nhóm cũng đã vận dụng các cơ sở lý thuyết về thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong học phần Kinh tế vi mô 1.3, cũng như tình hình thực tế thị trường khoai tây trong địa bàn quận Cầu Giấy thời điểm hiện tại để làm căn cứ phân tích, cũng như đánh giá đúng những nguyên nhân khiến cho thị trường khoai tây của chúng ta phát triển hay ứ đọng, từ đó đưa ra các giải pháp của doanh nghiệp nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Do thời gian tìm hiểu và nguồn thông tin thu thập được có hạn, nên bài thảo luận của nhóm chắc chắn còn nhiều thiếu sót về số liệu, bảng biểu, cũng như cách trình bày. Rất mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!