Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi

1.1. Lí do chọn đề tài Trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi có cơ chế lĩnh hội ngôn ngữ bẩm sinh trên vỏ não (LAD) đã được hoàn thiện cho phép trẻ lĩnh hội ngôn ngữ thứ hai một cách nhanh chóng. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh được quyết định bởi vốn từ của người nói. Một trong các phương pháp giáo dục tiếng Anh nói chung và phát triển vốn từ (PTVT) tiếng Anh nói riêng cho trẻ hiệu quả nhất có thể kể đến là trò chơi học tập (TCHT). Hầu hết các nghiên cứu về trò chơi dạy trẻ làm quen với tiếng Anh đều khẳng định sử dụng trò chơi học tập trong giờ học dạy trẻ làm quen với tiếng Anh giúp trẻ phát triển năng lực nghe, nói, sử dụng từ, câu phong phú, đồng thời tăng cường hứng thú học tiếng Anh của trẻ. Thực tế, chất lượng dạy trẻ làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non (MN) công lập còn đang thả nổi, gây khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy. Ngoài ra, vẫn chưa có nội dung chương trình thật phù hợp cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Xuất phát từ các lí do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 – 6 tuổi”.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 216 THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG ANH CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Đỗ Thị Mỹ Huyền, Trần Ngọc Quỳnh Trâm (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Mầm non) GVHD: TS Trần Nguyễn Nguyên Hân 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi có cơ chế lĩnh hội ngôn ngữ bẩm sinh trên vỏ não (LAD) đã được hoàn thiện cho phép trẻ lĩnh hội ngôn ngữ thứ hai một cách nhanh chóng. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh được quyết định bởi vốn từ của người nói. Một trong các phương pháp giáo dục tiếng Anh nói chung và phát triển vốn từ (PTVT) tiếng Anh nói riêng cho trẻ hiệu quả nhất có thể kể đến là trò chơi học tập (TCHT). Hầu hết các nghiên cứu về trò chơi dạy trẻ làm quen với tiếng Anh đều khẳng định sử dụng trò chơi học tập trong giờ học dạy trẻ làm quen với tiếng Anh giúp trẻ phát triển năng lực nghe, nói, sử dụng từ, câu phong phú, đồng thời tăng cường hứng thú học tiếng Anh của trẻ. Thực tế, chất lượng dạy trẻ làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non (MN) công lập còn đang thả nổi, gây khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy. Ngoài ra, vẫn chưa có nội dung chương trình thật phù hợp cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Xuất phát từ các lí do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 – 6 tuổi”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế một số TCHTcho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm PTVT tiếng Anh. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận về TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi. Khảo sát thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Thiết kế và thử nghiệm một số TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 – 6 tuổi. 1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy trẻ MN làm quen tiếng Anh. Đối tượng nghiên cứu: TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi. 1.5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu thiết kế và tổ chức hiệu quả TCHT vào hoạt động dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen tiếng Anh thì sẽ giúp trẻ nghe và hiểu ý nghĩa của từ, ghi nhớ từ, hứng thú nói từ, sử dụng từ phù hợp với tình huống và ngữ cảnh giao tiếp. Năm học 2015 - 2016 217 1.6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài Nội dung: Thiết kế TCHT phát triển vốn từ cho trẻ 5 - 6 tuổi, tập trung chủ yếu TCHT giúp trẻ nghe và hiểu ý nghĩa của từ, hứng thú nói từ, ghi nhớ và sử dụng từ mang ý nghĩa khái quát, sử dụng từ trong câu. Mẫu khảo sát: GVMN đang công tác tại một số trường MN công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Địa bàn khảo sát: Chỉ khảo sát ở một số trường MN công lập trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lí luận về vấn đề thiết kế TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 – 6 tuổi 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1.1. Những công trình về dạy trẻ MN làm quen tiếng Anh a. Lí luận về dạy trẻ MN làm quen tiếng Anh ở ngoài nước Trên thế giới, tầm quan trọng và độ tuổi thích hợp nhằm cho trẻ MN làm quen với tiếng Anh đã và đang được nghiên cứu một cách sâu rộng. Trong đó, các nghiên cứu về cơ chế lĩnh hội ngôn ngữ, quá trình lĩnh hội ngôn ngữ thứ hai, cơ chế não bộ đã cho thấy trẻ ở lứa tuổi MN có khả năng học thêm ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ. b. Lí luận về dạy trẻ MN làm quen tiếng Anh ở trong nước Nhiều công văn, quyết định, hội thảo, tạp chí khoa học, báo, quan điểm các nhà giáo dục về giáo dục tiếng Anh và tầm quan trọng của tiếng Anh đối với sự phát triển của trẻ đã được công bố. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới đề cập khái quát, sơ sài, chưa nghiêm túc và bài bản. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy trẻ MN làm quen với tiếng Anh trong trường MN hiện nay bị giảm thấp. 2.1.2. Những công trình nghiên cứu về việc sử dụng TCHT nhằm dạy tiếng Anh cho trẻ MN a. Những công trình nghiên cứu về việc sử dụng TCHT nhằm dạy tiếng Anh cho trẻ MN ở ngoài nước Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy vai trò, lợi ích, ưu điểm của TCHT trong việc cho trẻ MN làm quen tiếng Anh. Hơn các phương pháp, hình thức khác, TCHT được khẳng định là giúp tăng cường động cơ nghe – nói, tham gia tích cực vào hoạt động trò chuyện, thể hiện suy nghĩ trong sinh hoạt thực tế, vì thế giúp trẻ lĩnh hội tiếng nước ngoài tốt hơn. Ngoài ra, TCHT không những giúp sử dụng từ, câu phong phú mà còn phát huy hứng thú học tiếng Anh của trẻ. b. Những công trình nghiên cứu về việc sử dụng TCHT nhằm dạy tiếng Anh cho trẻ MN ở trong nước Các đề tài nghiên cứu về giáo dục tiếng Anh cho trẻ MN ở Việt Nam mới chỉ chú trọng đến thực trạng nhận thức và khái quát các hình thức cho trẻ làm quen tiếng Anh tại các trường MN như truyện, thơ, bài hát, thẻ từ, trò chơi, còn phương pháp và hình thức dạy tiếng Anh cụ thể như thế nào thì chưa được cập nhật nhiều. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 218 2.2. Lí luận về thiết kế TCHT nhằm PTVT tiếng Anh 2.2.1. Trò chơi học tập TCHT là trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra nhằm mục đích giáo dục và dạy học. 2.2.2. Đặc điểm trò chơi học tập Cấu trúc của TCHT bao gồm ba thành tố: nhiệm vụ nhận thức (nội dung chơi), các hành động chơi (thao tác chơi) và quy luật chơi (quy tắc chơi). Khi tổ chức TCHT, giáo viên cần chú ý nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi phải phù hợp hiểu biết, nhận thức và nâng cao yêu cầu chơi và phức tạp dần theo độ tuổi. Trò chơi cần phải phù hợp mục đích và nội dung dạy học đồng thời chú ý tạo sự hấp dẫn, các tình huống kích thích hoạt động của trẻ. 2.2.3. Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh Thiết kế TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi là phác thảo ra một trò chơi học tập gồm nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi, trong đó nội dung chơi nhằm mục đích PTVT tiếng Anh cho trẻ 5- 6 tuổi. 2.2.4. Tiêu chuẩn lựa chọn trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi Theo Oliva, Finochiaro, Hancock đã đề cập đến tiêu chuẩn lựa chọn TCHT như sau: Mục đích: cần phân biệt trò chơi giúp trẻ ghi nhớ, lặp lại từ, cũng cố vốn từ. Nội dung: phong phú nhằm khơi gợi hứng thú, sự quan tâm của trẻ. Hình thức tổ chức: phong phú theo cặp, nhóm nhỏ, nhóm lớn, toàn thể, cá nhân tùy theo mục đích của TCHT. Công tác chuẩn bị phương tiện tài liệu, đồ dùng: Khi trẻ tương tác với đồ dùng, phương tiện tài liệu bằng các giác quan, trẻ có biểu tượng sâu sắc về sự vật, nhờ đó trẻ có thể hiểu rõ ý nghĩa của từ, nhớ từ lâu hơn. Đối với hoạt động ngôn ngữ, tính hợp tác trong TCHT cần được coi trọng. 2.2.5. Quy trình thiết kế và sử dụng TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi Lập kế hoạch: Trong kế hoạch TCHT, giáo viên (GV) cần trình bày rõ nội dung chơi, nguyên vật liệu cần chuẩn bị (Materials), các từ mà trẻ cần sử dụng (Teaching Key Words), các bước tiến hành hoạt động chơi (Step/Time) và đánh giá sau khi chơi (Evaluation). Tổ chức:  Mở đầu (Introduction): Để bắt đầu TC, GV có thể cho trẻ luyện tập diễn đạt một số câu tiếng Anh để tạo tâm thế hứng thú cho trẻ nhằm hướng sự chú ý của trẻ vào giờ học. Năm học 2015 - 2016 219  Tiến hành (Development) GV tổ chức cho trẻ củng cố (review) kiến thức về nội dung đã học, giới thiệu TC (ví dụ: It’s time to play an interesting game/ The game is...), nêu rõ luật chơi (ví dụ: Let me demonstrate), sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức chơi (chơi theo tập thể lớp, chơi theo nhóm, chơi cá nhân...). Giáo viên cố gắng sử dụng từ/ câu tiếng Anh đơn giản để giải thích luật chơi, khen thưởng, động viên trẻ. GV khuyến khích tất cả trẻ tham gia vào TC thông qua tình huống chơi để tất cả trẻ đều có cơ hội sử dụng từ. Khi tổ chức TCHT, GV đặt ra cho trẻ những tình huống chơi có vấn đề kích thích động cơ tìm hiểu các phương án để giải quyết vấn đề ở trẻ:  Kết thúc (Closing) GV khuyến khích trẻ lặp lại từ tiếng Anh trong TC, có thể nói với trẻ một số câu tiếng Anh trước khi kết thúc hoạt động chơi. 3. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non cho trẻ làm quen tiếng Anh và sự cần thiết của TCHTtrong giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi làm quen tiếng Anh Nội dung khảo sát: - Nhận thức của giáo viên mầm non (GVMN) về dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tiếng Anh. - Nhận thức của GV về việc sử dụng TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi. - Thực trạng thiết kế và sử dụng TCHT nhằm PTVT tiếng Anh của trẻ 5 - 6 tuổi. Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số GVMN đều nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen tiếng Anh nói chung cũng như hiệu quả của việc sử dụng TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Đáng lưu ý là hầu hết các GVMN đều không trực tiếp tham gia vào việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ thay vào đó là các giáo viên trung tâm Anh ngữ đến giảng dạy. Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, trẻ MN phải có cơ hội sử dụng tiếng Anh thường xuyên dưới hình thức trò chơi trong các hoạt động hằng ngày. Nếu so với GV dạy tiếng Anh chỉ tiếp xúc với trẻ trong thời gian ngắn của giờ học ngoại khóa, GVMN là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ trong suốt một ngày lại được đào tạo bài bản về chuyên ngành MN. Ngoài ra, TCHT là hình thức TC được GVMN thường xuyên sử dụng trong các hoạt động giáo dục. Vì thế, việc tổ chức TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi không nằm ngoài khả năng của GV. Trên cơ sở đó, chúng tôi thiết kế một số TCHT nhằm PTVT tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi. TC được thiết kế với các nguyên vật liệu đơn giản, dễ sử dụng, cùng học cụ có thể chơi rất nhiều trò, tiết kiệm chi phí, sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, có thể đặt trong hoạt động góc của lớp học. 4. Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi 4.1. Nhóm trò chơi giúp trẻ nghe, hiểu và ghi nhớ từ Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 220 Trò chơi Flashcard Cách chơi: Để thẻ hình và thẻ từ thành 2 nhóm. Trẻ thi đua với nhau xếp các thẻ hình ra trước mặt, sau đó tìm đúng thẻ từ tương ứng với các thẻ hình hoặc ngược lại. Luật chơi: Thẻ hình và chữ phải tách rời thành 2 nhóm và xếp ngẫu nhiên, không theo thứ tự. Trẻ xếp đúng và nhanh nhất sẽ thắng. Trò chơi Snake Cách chơi: Trẻ oẳn tù tì để tính lượt chơi cho mình.Trẻ đổ xí ngầu và đi số bước tương ứng với số nút đổ được. Đi đến ô nào trẻ phải đọc từ trong ô đó. Luật chơi:  Đi đến ô nào trẻ phải đọc từ trong ô đó. Nếu không đọc được trẻ phải đứng im và không được đi.  Trẻ đi vào ô +2 hoặc +3 sẽ được tiến thêm 2 hoặc 3 bước.  Trẻ đi vào ô -5 sẽ bị lùi đi 5 bước.  Trẻ đi vào ô có hướng mũi tên ngược về sẽ phải đi lùi đến ô mũi tên chỉ.  Trẻ nào về đích trước sẽ thắng. Trò chơi Về đích Cách chơi: Trẻ oẳn tù tì để tính lượt chơi cho mình. Trẻ đổ xí ngầu và dùng quân cờ của mình đi số bước tương ứng với số nút đổ được. Đi đến ô nào trẻ phải đọc từ trong ô đó. Trẻ nào đến ô FINISH trước sẽ thắng. Luật chơi:  Nếu không đọc được trẻ phải đứng im và không được đi.  Trẻ đi vào ô +2 hoặc +3 sẽ được tiến thêm 2 hoặc 3 bước.  Trẻ đi vào ô -5 sẽ bị lùi đi 5 bước.  Trẻ đi vào ô có cầu thang sẽ đi đến ô mà cầu thang nối qua.  Trẻ nào về đích trước sẽ thắng. Trò chơi Ma trận Cách chơi:  Trẻ oẳn tù tì để tính lượt chơi cho mình.  Trẻ đổ xí ngầu và dùng quân cờ của mình đi số bước tương ứng với số nút đổ được.  Đi đến ô nào trẻ phải đọc từ trong ô đó.  Trẻ nào đến ô FINISH trước sẽ thắng. Luật chơi:  Đi đến ô nào trẻ phải đọc từ trong ô Năm học 2015 - 2016 221 đó.  Nếu không đọc được trẻ phải đứng im và không được đi.  Trẻ đi vào ô +2 hoặc +3 sẽ được tiến thêm 2 hoặc 3 bước.  Trẻ đi vào ô -5 sẽ bị lùi đi 5 bước.  Trẻ nào về đích trước sẽ thắng. Trò chơi Bum Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 thẻ hình bất kì trên tay và đứng thành vòng tròn. Cô đưa trẻ chuyền thẻ từ theo vòng tròn. Trẻ nhận được thẻ từ và so sánh với thẻ hình mình đang cầm trên tay. Nếu không tương ứng trẻ sẽ chuyền thẻ từ cho bạn kế tiếp. Nếu tương ứng với hình của mình, trẻ sẽ nói “Bum” và đọc tên hình đó. Luật chơi: Mỗi trẻ cầm 1 thẻ hình khác nhau và đứng thành vòng tròn. Nếu “Bum” sai hoặc không “Bum” khi thẻ hình và thẻ từ khớp nhau, trẻ sẽ phải thực hiện 1 trò phạt mà các bạn đưa ra. 4.2. Nhóm trò chơi giúp trẻ phân loại, phân nhóm, sử dụng từ khái quát Trò chơi Go home! Cách chơi: Trẻ trải 2 bảng nỉ. Chọn 2 – 3 chủ đề mình đã học xếp ngẫu nhiên trên sàn. Trẻ chọn thẻ từ của chủ đề mình chọn và đặt lên vải nỉ.Trẻ chọn các thẻ hình và đặt về đúng nhóm. Luật chơi: Mỗi trẻ oẳn tù tì để tính lượt chơi cho mình. Trẻ phải đỗ 2 xí ngầu cùng 1 lúc và phải đọc “màu – tên hình hình học”. Nếu một trong các hình hình học đã được tô hết, trẻ sẽ được đổ xí ngầu lại Trò chơi Go Fishing! Cách chơi: Mỗi trẻ oẳn tù tì để tính lượt chơi cho mình.Trẻ phải đổ 2 xí ngầu cùng 1 lúc và phải đọc “màu – tên hình hình học”.Nếu một trong các hình hình học đã được tô hết, trẻ sẽ được đổ xí ngầu lại. Luật chơi: Trẻ phải lắng nghe cô yêu cầu cô đưa ra. Bạn nào câu đúng và nhiều nhất sẽ thắng. 4.3. Nhóm trò chơi giúp trẻ sử dụng từ trong câu Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 222 Trò chơi Color Me Cách chơi: Mỗi trẻ có 1 tranh. Trẻ dùng 2 xí ngầu (một xí ngầu màu và một xí ngầu hình học) đổ cùng một lúc.Trẻ phải đọc “ It is - màu – tên hình hình học”.Ví dụ: It’s Red cirle/ blue square. Nếu đọc đúng, trẻ sẽ được tô màu hình hình học đó. Luật chơi: Mỗi trẻ oẳn tù tì để tính lượt chơi cho mình. Trẻ phải đổ 2 xí ngầu cùng 1 lúc và phải đọc “ It is - màu – tên hình hình học”. Nếu một trong các hình hình học đã được tô hết, trẻ sẽ được đổ xí ngầu lại. Trò chơi Today is Cách chơi: Trẻ đổ xí ngầu và dùng tay xoay theo số ô tương ứng với xí ngầu đỗ được. Mũi tên chỉ vào ô nào trẻ sẽ đọc to thời tiết thời tiết trong ô đó. Ví dụ: “To day is sunny”. GV khuyến khích trẻ đọc thành câu. Sau đó chuyền cho bạn tiếp theo. Luật chơi: Trẻ đổ xí ngầu và phải đi đúng số lượng ô mà mình đỗ được. Trẻ phải xoay theo chiều kim đồng hồ. Mũi tên chỉ đến ô này trẻ phải đọc thành câu “Today is – tên ô đó”. Nếu không đọc được trẻ sẽ phải làm theo hình phạt mà các bạn đề ra. Trò chơi Days of the week Cách chơi: Trẻ xoay bảng các ngày trong tuần. Trẻ đọc các ngày tương ứng thành câu. Sau đó chuyền cho bạn tiếp theo. Ví dụ: “Yesterday was Monday, Today is Tuesday, Tomorrow will be Wednessday”. Luật chơi: Trẻ xoay và đọc đủ 3 câu. 5. Tính khả thi của trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi  Kết quả thử nghiệm trên BGH và GV GV đánh giá là đẹp, hay, đáp ứng mục đích PTVT tiếng Anh, hình thức chơi phong phú (có thể chơi nhóm hoặc cá nhân), phù hợp độ tuổi 5 – 6 tuổi, giáo cụ chuẩn bị đơn giản, một học cụ có thể dùng cho nhiều trò khi biến đổi cách chơi, luật chơi. Hầu hết BGH và GV cho rằng đây là nguồn tư liệu quan trọng gợi ý cho các cô cách thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi. Năm học 2015 - 2016 223  Kết quả tổ chức cho trẻ: Chúng tôi thực nghiệm trên 15 trẻ tại truờng MN Quận 11. Ban đầu chúng tôi đưa ra các bộ trò chơi, giới thiệu mục đích, cách chơi, luật. Qua quan sát, chúng tôi thấy trẻ rất hứng thú và thực hiện tốt nhiệm vụ chơi. Đồng thời, một vài nhóm trẻ đã tự tạo ra cách chơi mới, luật chơi mới trên những bộ học cụ sẵn có. 6. Kết luận và kiến nghị 6.1. Kết luận Nhiều nghiên cứu khẳng định độ tuổi phù hợp để thực hiện giáo dục tiếng Anh là 5 - 6 tuổi do cơ chế lĩnh hội ngôn ngữ bẩm sinh trên vỏ não (LAD). Qua điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy các GVMN đều không trực tiếp tham gia vào việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ. GVMN gặp khó khăn trong việc dạy trẻ làm quen tiếng Anh cho trẻ do nhiều nguyên nhân. Các GV dạy tiếng Anh không phải là GVMN nên gặp khó khăn khi tương tác, giao tiếp với trẻ. Đa số GV không tự thiết kế TC mà sử dụng TC có sẵn trong các ấn phẩm và trên phương tiện thông tin. Chúng tôi đã thiết kế và tổ chức 3 nhóm TCHT nhằm PTVT cho trẻ 5 - 6 tuổi: nhóm 1 là TCHT nhằm giúp trẻ nghe, hiểu, ghi nhớ từ; nhóm 2 là TCHT nhằm giúp trẻ phân loại, phân nhóm, sử dụng từ khái quát; nhóm 3 là TCHT nhằm giúp trẻ sử dụng từ trong câu. Kết quả thử nghiệm cho thấy thử nghiệm đã thành công. Các nhóm TCHT được thiết kế và sử dụng đạt hiệu quả khả thi, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động chơi, GV tạo được động cơ, hứng thú cho trẻ sử dụng từ, câu thông qua tình huống luyện tập phong phú, linh hoạt. 6.2. Kiến nghị Với các cơ sở đào tạo GVMN: Nên tổ chức chuyên đề dạy trẻ MN làm quen tiếng Anh nói chung và sử dụng TCHT nhằm dạy trẻ làm quen tiếng Anh nói riêng cho đối tượng sinh viên, GVMN; Khuyến khích SV, GVMN nâng cao trình độ tiếng Anh. Với Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tạo điều kiện cho trường MN sử dụng đội ngũ GVMN có trình độ tiếng Anh tốt trực tiếp tổ chức hoạt động dạy trẻ làm quen tiếng Anh dưới hình thức vui chơi tự đo, vui chơi góc, tích hợp dạy trẻ làm quen tiếng Anh với các hoạt động giáo dục khác trong trường MN để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của trẻ. Với GVMN: Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ tiếng Anh để tìm ra các phương pháp dạy trẻ làm quen tiếng Anh, thường xuyên thiết kế và sử dụng TCHT nhằm dạy trẻ làm quen tiếng Anh. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 224 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngọc Dư (2015), Hội thảo Tiếng Anh trong trường mầm non: thực tiễn và giải pháp, Báo Giáo dục và thời đại (ngày 17/10/2015). 2. Trần Nguyễn Nguyên Hân (2013), “Tìm hiểu chương trình giáo dục tích hợp song ngữ cho trẻ mầm non tại Hàn Quốc”, Tạp chí Khoa học Trường ĐH Sự phạm TPHCM, 42, tr. 34-42. 3. Nguyễn Thị Hòa (2013), Giáo trình giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm. 4. Chomsky, N. (1965), Aspects of the theory of syntax. Cambridge: The M. I. T Press. 5. Hancock, M. (1995, Pronunciation games. Cambridge University Press. 6. Jack C. Richards & Theodore S. Rodgers (2001), Approaches and methods in language teaching, 2nd ed. New York: Cambridge University. 7. Kim Mi Na (2008), Nhận thức của phụ huynh, giáo viên mầm non về dạy trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Chung Ang. 8. Lee Kyong Jae (2014), Sử dụng trò chơi board trong dạy trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Nữ Kwoang Ju. 9. Seo Min Kyong (2004), Giờ học sử dụng bài hát và trò chơi học tập ảnh hưởng đến sự lĩnh hội ngôn ngữ thứ hai của trẻ mầm non, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kang Rung.
Tài liệu liên quan