1.1. Về rác thải
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình phát
sinh chất thải rắn trong những năm gần đây có
nhiều chuyển biến phức tạp, thành phần chất thải
rắn đô thị cũng đa dạng, ngày càng gia tăng về khối
lượng. Ước tính tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh
hoạt mỗi năm khoảng 8 - 10%. Trong đó, bình quân
06 tháng đầu năm 2019, khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt được thu gom, xử lý là 9.583 tấn/ngày.
Đây là khối lượng rất lớn, vì vậy việc phân loại thu
gom và xử lý chất thải rắn rất quan trọng, đặc biệt
là chất thải sinh hoạt để không làm ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường, mỹ quan của thành phố.
Riêng chất thải nguy hại hiện phát sinh trên địa
bàn ước khoảng 350 - 400 tấn/ngày và chất thải y
tế nguy hại khoảng 21,4 tấn/ngày. Chất thải nguy
hại có đủ thành phần ăn mòn, cháy nổ, hoạt tính và
độc hại; trong đó, thành phần ăn mòn, cháy (không
nổ) và độc hại chiếm tỷ lệ cao nhất, các chất hoạt
tính rất ít.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác quản lý rác thải, nước thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019
THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI,
NÖÔÙC THAÛI TREÂN ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
UBND Thành phố Hồ Chí Minh
1. Thực trạng việc thu gom, xử lý rác thải,
nước thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Về rác thải
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình phát
sinh chất thải rắn trong những năm gần đây có
nhiều chuyển biến phức tạp, thành phần chất thải
rắn đô thị cũng đa dạng, ngày càng gia tăng về khối
lượng. Ước tính tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh
hoạt mỗi năm khoảng 8 - 10%. Trong đó, bình quân
06 tháng đầu năm 2019, khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt được thu gom, xử lý là 9.583 tấn/ngày.
Đây là khối lượng rất lớn, vì vậy việc phân loại thu
gom và xử lý chất thải rắn rất quan trọng, đặc biệt
là chất thải sinh hoạt để không làm ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường, mỹ quan của thành phố.
Riêng chất thải nguy hại hiện phát sinh trên địa
bàn ước khoảng 350 - 400 tấn/ngày và chất thải y
tế nguy hại khoảng 21,4 tấn/ngày. Chất thải nguy
hại có đủ thành phần ăn mòn, cháy nổ, hoạt tính và
độc hại; trong đó, thành phần ăn mòn, cháy (không
nổ) và độc hại chiếm tỷ lệ cao nhất, các chất hoạt
tính rất ít.
Về tỷ lệ được thu gom, xử lý chất thải sinh
hoạt, chất thải y tế, chất thải nguy hại trên địa bàn
Trong nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số nhanh chóng thì hệ quả không mong muốn là thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức về
ô nhiễm môi trường, trong đó dễ nhận thấy nhất là ô nhiễm môi trường do rác thải và nước thải. Để tập
trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường, Lãnh đạo Thành phố đã
quan tâm chỉ đạo và triển khai nhiều chương trình, dự án, đề án bảo vệ môi trường, đặc biệt là Chương
trình giảm ô nhiễm môi trường, một trong các Chương trình đột phá được Đại hội Đảng bộ Thành phố xác
định thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.
Trong phạm vi bài viết, xin đề cập đến công tác quản lý rác thải, nước thải, đây cũng là 02 nhóm mục
tiêu quan trọng mà Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn 2016 - 2020.
Từ khóa: Quản lý rác thải và nước thải.
Current situation of waste and wastewater management in Ho Chi Minh city
Over the years, Ho Chi Minh City has achieved remarkable achievements in socio-economic development,
making an important contribution to the country’s industrialization and modernization. However, besides
economic development and rapid population growth, the undesirable consequence is that the city is facing
many challenges of environmental pollution, the most noticeable is environmental pollution due to waste
and sewage. In order to focus resources to effectively implement solutions to reduce environmental pollution,
City leaders have paid attention to directing and implementing many environmental protection programs,
projects, especially the Environmental Pollution Reduction Progamme, one of the breakthrough programs
identified by Party Congress of the City in the period 2016 - 2020.
Within this article, the author would like to mention the management of waste and wastewater, these are
also two important target groups that Ho Chi Minh City has been effectively implementing in the period of
2016 - 2020.
key words: Waste and wastewater management.
26
QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019
thành phố ước đạt khoảng 100%. Đối với việc áp
dụng công nghệ xử lý, tổng khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý bằng công nghệ
đốt, compost và tái chế chiếm tỷ lệ 31% (đốt chiếm
15%; làm compost và tái chế chiếm 16%); chôn lấp
chiếm tỷ lệ 69%.
1.2. Về nước thải
1.2.1. Đối với nước thải đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tốc
độ phát triển kinh tế cao, dân số đông. Do đó, nhu
cầu sử dụng nước ngày càng tăng nhanh, cùng
với sự tăng trưởng của dân số thì lưu lượng và tải
lượng các chất ô nhiễm cũng tăng theo gây ra tăng
áp lực với môi trường. Theo ước tính, hiện nay
lượng nước cấp trên địa bàn thành phố là khoảng
1.850.000 m3/ngày, bao gồm lượng nước thủy cục
và lượng nước dưới đất (tương ứng lượng nước
thải phát sinh khoảng 1.750.000 m3/ngày, trong đó
nước thải từ sinh hoạt đô thị khoảng 1.579.000 m3/
ngày). Ngoài ra, hoạt động du lịch, dịch vụ, kinh
doanh, thương mại và xuất nhập khẩu gây nên sức
ép cho môi trường thành phố (cơ sở hạ tầng, chất
lượng môi trường nước, không khí, phát sinh chất
thải rắn). Từ đó, kéo theo lượng nước thải phát
sinh cũng không ngừng tăng, gây ảnh hưởng đến
môi trường tự nhiên.
Hiện Thành phố đang vận hành 03 nhà máy
xử lý nước thải đô thị tập trung với tổng công
suất 302.000 m3/ngày gồm: Bình Hưng giai đoạn
1 công suất 141.000 m3/ngày, Bình Hưng Hòa công
suất 30.000 m3/ngày và Nhà máy Tham Lương -
Bến Cát với công suất 131.000 m3/ngày. Nếu tính
lượng nước thải được xử lý cục bộ tại khu dân cư
mới, chung cư, công nghiệp, thương mại - dịch vụ
(không bao gồm nước thải từ khu công nghiệp) là
199.624 m3/ngày thì đến nay tổng lượng nước thải
thu gom xử lý của toàn thành phố là 370.624 m3/
ngày, đạt tỷ lệ 21,2%.
1.2.2. Đối với nước thải công nghiệp
Đến tháng 5 năm 2019, thành phố có 4.335 cơ sở
sản xuất công nghiệp, trong đó có 3.035 cơ sở bên
ngoài khu công nghiệp và 1.300 cơ sở trong khu
chế xuất-công nghiệp, khu công nghệ cao (gồm 17
khu chế xuất - công nghiệp, 01 khu công nghệ cao
và 02 cụm công nghiệp). Trong đó, có 4.200/4.335
cơ sở đã thực hiện thu gom, xử lý nước thải công
nghiệp đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, chiếm
tỷ lệ là 96% (các cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước
27NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019
thải hầu hết là các cơ sở có quy mô tương đối nhỏ,
hoạt động từ lâu đời, xen cài trong các khu dân cư).
1.2.3. Đối với nước thải y tế
Đến tháng 06 năm 2019, thành phố có 121 bệnh
viện (gồm 67 công lập và 54 ngoài công lập). Kết
quả đạt được đến nay, 100% bệnh viện đều có hệ
thống xử lý nước thải với tỷ lệ nước thải được thu
gom, xử lý đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT
là 98,94% (tỷ lệ chưa đạt còn lại do có 02 bệnh viện
đang triển khai đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý
nước thải là Bệnh viện Truyền máu Huyết học và
Bệnh viện quận Bình Tân).
2. Công tác quản lý nhà nước về xử lý rác thải,
nước thải
Trong thời gian qua, thành phố đã chỉ đạo sở,
ngành thành phố và các đơn vị liên quan, tập trung,
huy động tối đa nguồn lực thực hiện nhiều giải
pháp khả thi để kiểm soát ô nhiễm môi trường do
rác thải và nước thải, cụ thể như sau:
2.1. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham
gia giữ gìn vệ sinh, phân loại rác tại nguồn, bảo vệ
môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu đã được
triển khai trên toàn thành phố một cách đồng bộ,
thống nhất và thường xuyên với sự tham gia của cả
hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và các tổ
chức chính trị xã hội, góp phần tạo chuyển biến tích
cực về vệ sinh môi trường, giảm đáng kể các điểm
ô nhiễm do rác thải trên địa bàn thành phố. Để tạo
động lực phấn đấu cho cá nhân, tập thể thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trường, thành phố đã nâng cấp
hình thức khen thưởng của Giải thưởng môi trường
thành phố từ áp dụng cho đối tượng doanh nghiệp,
sau đó mở rộng đến các đối tượng trong xã hội, kết
nối với Giải thưởng môi trường Quốc gia. Bên cạnh
đó, cũng đã tổ chức các sự kiện môi trường thường
niên thu hút đông đảo người dân tích cực tham gia,
hưởng ứng, từ đó chia sẻ những giải pháp, sáng kiến
thiết thực về bảo vệ môi trường.
2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong
công tác bảo vệ môi trường, tập trung giải quyết đối
với các nguồn thải công nghiệp chưa có hệ thống
xử lý nước thải, khí thải; tiến hành triển khai lắp
đặt hệ thống quan trắc tự động đối với các nguồn
thải có lưu lượng từ 1.000 m3/ngày trở lên; buộc
khu công nghiệp, cụm công nghiệp có chủ đầu tư
đã đi vào hoạt động phải lắp đặt hệ thống quan trắc
chất lượng nước thải tự động và thiết lập đường
truyền dữ liệu. Đến nay, 100% khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp
(có chủ đầu tư cơ sở hạ tầng) trên địa bàn thành
phố đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ
thống quan trắc nước thải tự động có đường truyền
dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm
tra, giám sát. Đối với nguồn xả thải lưu lượng lớn
ngoài khu công nghiệp, đã hoàn thành việc kết nối
truyền nhận dữ liệu quan trắc nước thải tự động
liên tục đối với 5 Bệnh viện và 14 cơ sở công nghiệp
để theo dõi, giám sát.
Thành phố tiếp tục huy động mọi nguồn lực
triển khai các dự án nhà máy xử lý nước thải đô
thị tập trung. Dự báo, trong điều kiện cuối năm
2020, nếu hoàn thành 03 nhà máy (Nhà máy Bình
Hưng giai đoạn 2: 469.000 m3/ngày đêm; Nhà máy
Nhiêu Lộc Thị Nghè: 480.000 m3/ngày đêm; Hệ
thống cống thu gom Nhà máy Tham Lương Bến
Cát: 131.000 m3/ngày đêm) thì 80% lượng nước
thải sinh hoạt đô thị của thành phố sẽ được thu
gom, xử lý. Ngoài ra, thành phố cũng chú trọng
kêu gọi xã hội hóa đầu tư nhà máy xử lý nước thải
tập trung tại 04 lưu vực gồm nhà máy Tây Sài Gòn,
nhà máy Tân Hóa Lò Gốm, nhà máy Bắc Sài Gòn 1
và nhà máy Bình Tân; cải tạo, nạo vét, duy tu, bảo
dưỡng hệ thống các kênh rạch được phân cấp quản
lý góp phần khai thông dòng chảy, giảm ô nhiễm
môi trường, gia tăng mỹ quan đô thị.
Đối với nước thải y tế, thành phố đã thực hiện
công tác quản lý chất thải y tế đảm bảo 100% cơ sở
y tế xử lý (gồm thu gom, chuyển giao) chất thải rắn
y tế theo quy định; triển khai đầu tư cải tạo, nâng
cấp hệ thống xử lý nước thải y tế của các bệnh viện
trực thuộc theo đúng tiến độ của các dự án cải tạo,
nâng cấp hệ thống xử lý nước thải; Sở ngành và
các đơn vị liên quan cùng phối hợp hiệu quả trong
kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế tại
các cơ sở y tế.
2.3. Triển khai đồng bộ, sâu rộng Chương trình
phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố, kêu
28
QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019
gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn tiên tiến hiện
đại, cụ thể:
- Một là, 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố
triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19
tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy
về thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành
phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh
rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước”; tổ
chức sắp xếp lực lượng thu gom rác dân lập; đẩy
nhanh tiến độ chuyển đổi phương tiện thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và triển khai
thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn theo Kế hoạch ban hành theo Quyết định
1832/QĐ-UBND và Quyết định 44/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân Thành phố. Triển khai
hướng dẫn giá tối đa công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo Quyết định
38/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố;
quản lý điểm hẹn, trạm trung chuyển, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận, huyện;
triển khai công tác đấu thầu công tác quét dọn, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
(1) Triển khai Kế hoạch thực hiện đồng bộ
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa
bàn 24 quận - huyện giai đoạn 2017-2020: Tiếp tục
mở rộng phạm vi thực hiện phân loại rác tại nguồn
(hiện có 238/322 (chiếm 74%) phường/xã/thị trấn
được triển khai theo kế hoạch mở rộng của 24
quận, huyện). Đã tổ chức khảo sát, đánh giá thực tế
công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt
tại nguồn trên địa bàn 8 quận, huyện (đợt 1) gồm:
2, 4, 5, 7, 9, 10, 12, Gò Vấp và tổ chức Đoàn làm việc
với các quận như: 4, 5, 9, 10 về công tác quản lý chất
thải rắn trên địa bàn. Ngoài ra, để công tác phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được nhân
rộng và hiệu quả, thành phố đã điều chỉnh một số
loại chất thải trong danh mục phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn và gửi các quận huyện, đơn
vị liên quan áp dụng và thực hiện; kiện toàn nhân
sự Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc chương trình phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thành phố.
(2) Đã tổ chức đấu thầu công tác quét dọn, thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Đến nay,
đã có 14/24 quận - huyện (quận 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11,
12, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức, Hóc
Môn, Củ Chi, Cần Giờ) đã lựa chọn được đơn vị
trúng thầu; ngoài ra thành phố cũng xem xét ban
hành văn bản chỉ đạo về đặt hàng cung ứng dịch
vụ vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức đấu
thầu trên địa bàn Quận 1, Quận 8, huyện Nhà Bè.
(3) Về chuyển đổi phương tiện thu gom vận
chuyển: Ủy ban nhân dân các quận/huyện đang
đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi phương tiện. Thành
phố đã hỗ trợ cho vay vốn từ nguồn vốn của Quỹ
Bảo vệ môi trường đối với chủ các phương tiện dự
kiến chuyển đổi và có nhu cầu vay vốn; đang tiếp
tục phối hợp với SAMCO/Công ty Hiệp Hòa và
một số lực lượng thu gom xây dựng kế hoạch và
chuẩn bị cho công tác xây dựng định mức áp dụng
cho các phương tiện chuyển đổi.
(4) Quản lý điểm hẹn, trạm trung chuyển, vận
chuyển trên địa bàn thành phố: Ủy ban nhân dân
quận huyện xác định cự ly thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo hướng dẫn
của Bộ Xây dựng; vận hành trạm trung chuyển, vệ
sinh điểm hẹn và rà soát định mức dự toán công
tác quản lý chất thải rắn đô thị Thành phố Hồ Chí
Minh; ghi nhận tình hình điểm tập kết rác phát
sinh ô nhiễm, điểm hẹn, trạm trung chuyển không
bảo vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động
trên địa bàn.
- Hai là, rà soát cơ chế tổ chức quét dọn, thu
gom, phân loại, vận chuyển, xử lý, tái chế rác:
(1) Triển khai giá tối đa công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố: Liên cơ quan Sở Tài nguyên và
Môi trường - Sở Tài chính - Sở Tư pháp - Cục thuế
Thành phố đã có công văn hướng dẫn thực hiện giá
tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước và giá tối đa
đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng
ngân sách nhà nước. Hiện các quận, huyện đang
xây dựng mức giá và tổ chức lấy ý kiến các bên liên
quan về mức giá áp dụng và tổ chức thực hiện.
(2) Công tác quản lý rác dân lập: Thành phố
phối hợp với ENDA triển khai Quyết định 543/
QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về duyệt dự án tăng cường
29NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019
tiếp cận an sinh xã hội và tái chế rác thải (rác thải
nhựa) cho người thu gom rác dân lập tại thành
phố. Vận động được 616 Tổ/đường dây rác dân lập
gia nhập vào Hợp tác xã Vệ sinh môi trường hoặc
chuyển đổi lên Công ty tư nhân (Thành phố hiện
có 23 Hợp tác xã vệ sinh môi trường đang hoạt
động (tăng thêm 11 Hợp tác xã so với năm 2016)
và 160 Công ty tư nhân thu gom rác (tăng thêm 80
Công ty so với năm 2016). Có 8 quận, huyện hoàn
thành việc chuyển đổi 100% Tổ/đường dây rác dân
lập thành lập Hợp tác xã hoặc Công ty, đồng thời
yêu cầu Liên minh Hợp tác xã thành phố và Ủy
ban nhân dân quận, huyện rà soát, tăng cường tổ
chức sắp xếp lực lượng thu gom rác dân lập trên
địa bàn.
- Ba là, đối với nhà vệ sinh và thùng rác công
cộng trên địa bàn Thành phố: Hiện nay, Thành
phố đang tiếp tục hoàn thiện Đề án mạng lưới
nhà vệ sinh công cộng, thùng rác công cộng trên
địa bàn (Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường
Tiên Phong đang hoàn chỉnh đề án xây dựng hệ
thống cabin vệ sinh công cộng TP-05 tự động, sử
dụng năng lượng mặt trời với tiêu chuẩn APTS
kết hợp kiosk đa năng theo phương thức xã hội
hóa; Công ty Cổ phần Công nghệ xanh Goda
đang tổng hợp và hoàn thiện về thùng rác công
nghệ kèm quảng cáo).
- Bốn là, Triển khai áp dụng công nghệ thông tin
vào giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành
phố: Lắp đặt camera giám sát hoạt động tại tất cả
các trạm trung chuyển, các nhà máy xử lý chất thải
rắn và các phương tiện vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt đã lắp đặt GPS giám sát hành trình; triển
khai thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống kiểm
soát và giám sát phương tiện vận chuyển chất thải
trên địa bàn thành phố” theo Kế hoạch số 4631/
KH-STNMT-TTCNTT ngày 17 tháng 6 năm 2019
của Sở Tài nguyên và Môi trường về triển khai Đề
án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành
đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn
đến năm 2025” năm 2019 trong lĩnh vực ngành tài
nguyên và môi trường.
- Năm là, Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện
đối với 03 dự án đã được thành phố chấp thuận chủ
trương1; chỉ đạo các nhà máy hiện hữu chuyển đổi
công nghệ sang công nghệ đốt phát điện thu hồi
năng lượng; thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư có
công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến hiện đại.
Ngày 28 tháng 8 năm 2019, Thành phố đã khởi công
nhà máy đốt rác phát điện công suất 2.000 tấn/ngày
(giai đoạn 1) của Công ty Cổ phần Vietstar. Trong
tháng 10 năm 2019 sẽ tiếp tục khởi công 01 nhà máy
đốt rác phát điện công suất 1.000 tấn/ngày.
- Sáu là, Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện
cuộc vận động “chống rác thải nhựa” cùng với cả
nước theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ
tại Thư ngỏ số 161/LĐCP ngày 25/4/2019 và Công
văn số 5539/BTNMT-TCMT ngày 10 tháng 10
năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm
nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi hành vi,
cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Ủy
ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch
số 3098/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2019 về
thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” trên địa
bàn thành phố, tiến đến năm 2020, phấn đấu đạt
chỉ tiêu giảm 65% túi ni lông khó phân hủy sử dụng
tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ...
và thu gom và tái chế 50% khối lượng chất thải túi
ni-lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt mà
Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn
2016 - 2020 đã đề ra.
3. Đầu tư, nâng cấp, mở rộng mạng lưới quan
trắc các thành phần môi trường tiến đến phủ kín
mạng lưới quan trắc trên toàn địa bàn thành phố
để kịp thời đánh giá, dự báo diễn biến chất lượng
môi trường cũng như đề ra giải pháp quản lý kiểm
soát chất lượng môi trường hiệu quả và phù hợp.
4. Để tránh chồng chéo trong công tác kiểm tra,
giám sát thành phố chủ động, sẵn sàng phối hợp với
đơn vị, các tỉnh trong quá trình giải quyết các vấn
đề môi trường ở vùng giáp ranh, lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai; triển khai Quy chế quản lý nhà
nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên
1Dự án đầu tư công nghệ khí hóa kết hợp phát điện của Công ty Trisun với công suất 1.000 tấn/ngày; dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt làm phân compost của Công ty
Tasco với công suất 500 tấn/ngày và dự án xử lý chất thải nguy hại của Công ty Mộc An Châu, công suất 500 tấn/ngày.
30
QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019
khoáng sản và bảo vệ môi trường và tranh thủ sự
hợp tác quốc tế đặc biệt tổ chức JICA trong việc
triển khai dự án trong lĩnh lực bảo vệ môi trường.
3. Những đề xuất, kiến nghị
Trong giai đoạn tiếp theo 2020 - 2025, Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng
kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể hơn, nâng cao
công tác quản lý nhà nước về xử lý nước thải, rác
thải với mục tiêu ngăn ngừa kiểm soát ô nhiễm môi
trường hiệu quả, đảm bảo môi trường cho người
dân trong Thành phố, Thành phố kiến nghị một số
các giải pháp như sau:
3.1. Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Kiến nghị Chính phủ xem xét, rà soát, sửa đổi