Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành động cơ đốt trong ngành Sư phạm kỹ thuật trong đào tạo theo học chế tín chỉ

1. Mở đầu Môn Thực hành Động cơ đốt trong (ĐCĐT) là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Kĩ thuật (SPKT) hệ chính quy. Môn học này được xây dựng để giúp sinh viên củng cố những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lí làm việc của ĐCĐT và có một số khả năng thực hành cần thiết như tháo lắp, sửa chữa được một số hỏng hóc thông thường của ĐCĐT, nhằm mục đích sau khi ra trường sinh viên dạy tốt được phần ĐCĐT thuộc môn Công nghệ lớp 11 ở trường Trung học phổ thông. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các môn học thực hành nói chung và môn thực hành ĐCĐT chưa được quan tâm thích đáng. Điều này tất yếu dẫn tới chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra của chương trình. Khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất ĐCĐT phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây, đòi hỏi nội dung kiến thức môn học cần được cập nhật, kéo theo trang thiết bị phải phù hợp, trong khi đó quỹ thời gian dạy học không thể tăng lên. Mặt khác, sinh viên học theo học chế tín chỉ là được tự quyết định lộ trình học tập của mình, quyết định nội dung của quá trình đào tạo, tham gia vào việc quyết định cách thức học tập của từng môn học. Vì vậy việc dạy học bộ môn thực sự cần phải đổi mới. Bài viết này sẽ cùng bàn luận và đánh giá về thực trạng dạy học môn thực hành ĐCĐT cho sinh viên ngành SPKT theo học chế tín chỉ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đáp ứng được các yêu cầu trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành động cơ đốt trong ngành Sư phạm kỹ thuật trong đào tạo theo học chế tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 67-74 This paper is available online at THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THỰC HÀNH ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG NGÀNH SƯ PHẠMKỸ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Nguyễn Cẩm Thanh Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết bàn luận và đánh giá về thực trạng dạy học môn thực hành Động cơ đốt trong cho sinh viên ngành Sư phạm Kĩ thuật theo học chế tín chỉ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Từ khóa: Phương pháp giảng dạy Kĩ thuật, thực hành Động cơ đốt trong, học chế tín chỉ. 1. Mở đầu Môn Thực hành Động cơ đốt trong (ĐCĐT) là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Kĩ thuật (SPKT) hệ chính quy. Môn học này được xây dựng để giúp sinh viên củng cố những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lí làm việc của ĐCĐT và có một số khả năng thực hành cần thiết như tháo lắp, sửa chữa được một số hỏng hóc thông thường của ĐCĐT, nhằm mục đích sau khi ra trường sinh viên dạy tốt được phần ĐCĐT thuộc môn Công nghệ lớp 11 ở trường Trung học phổ thông. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các môn học thực hành nói chung và môn thực hành ĐCĐT chưa được quan tâm thích đáng. Điều này tất yếu dẫn tới chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra của chương trình. Khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất ĐCĐT phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây, đòi hỏi nội dung kiến thức môn học cần được cập nhật, kéo theo trang thiết bị phải phù hợp, trong khi đó quỹ thời gian dạy học không thể tăng lên. Mặt khác, sinh viên học theo học chế tín chỉ là được tự quyết định lộ trình học tập của mình, quyết định nội dung của quá trình đào tạo, tham gia vào việc quyết định cách thức học tập của từng môn học. Vì vậy việc dạy học bộ môn thực sự cần phải đổi mới. Bài viết này sẽ cùng bàn luận và đánh giá về thực trạng dạy học môn thực hành ĐCĐT cho sinh viên ngành SPKT theo học chế tín chỉ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đáp ứng được các yêu cầu trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Ngày nhận bài: 2-3-2012. Ngày chấp nhận đăng: 20-1-2013 Liên hệ: Nguyễn Cẩm Thanh, e-mail: Thanhspkt@yahoo.com 67 Nguyễn Cẩm Thanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng dạy học thực hành động cơ đốt trong cho sinh viên ngành Sư phạm kĩ thuật theo học chế tín chỉ Để đánh giá thực trạng dạy học môn thực hành ĐCĐT cho sinh viên ngành SPKT theo học chế tín chỉ, tác giả đã tiến hành khảo sát với 228 sinh viên và 32 giảng viên ở các bộ môn ĐCĐT ngành SPKT thuộc 5 trường Đại học (Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Hải Phòng, Đại học Thái Nguyên, Đại học SPKT TP. Hồ Chí Minh) 2.1.1. Giảng viên Trên cơ sở trao đổi, phỏng vấn với giảng viên đảm nhiệm môn thực hành ĐCĐT có thể nhận thấy, hiện nay hầu hết các giảng viên được đào tạo từ chuyên ngành SPKT, một số ít giảng viên được đào tạo từ chuyên ngành Cơ khí - Động lực. Về thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, phương châm của những nhà thiết kế chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ là giảm giờ dạy nhưng không cắt xén chương trình. Thực tế, nhiều giảng viên phải tự mò mẫm để thích nghi với hệ thống đào tạo mới, vì thế, không ít giảng viên chọn cách làm mang ý nghĩa thuần tuý là cắt giảm giờ dạy một cách máy móc. Việc kiểm soát tự học và tự nghiên cứu của sinh viên chưa được tiến hành đúng quy định và đều đặn, chất lượng tự học của sinh viên tùy thuộc vào tinh thần tự giác của họ [1]. Đội ngũ giảng viên chưa được nghiên cứu, huấn luyện đầy đủ về phương pháp dạy (PPDH) học tích cực. Tuy nhiên, đa số các giảng viên có quan tâm tới việc đổi mới PPDH, nhưng việc vận dụng vào dạy học thực hành kĩ thuật (THKT) thì ở nhiều mức độ khác nhau. PPDH thực hành được các giảng viên vận dụng vẫn chủ yếu là nhóm các PPDH thực hành quen thuộc. Kết quả theo phiếu điều tra cho thấy: số giảng viên có thâm niên công tác lớn hơn 5 năm là 72%, số giảng viên có trình độ thạc sỹ là 45%, có tay nghề bậc 4 trở lên là 20%, giảng viên dạy cả lí thuyết và thực hành là 35%, giảng viên chuyên dạy thực hành là 65%. Việc quan tâm và vận dụng đổi mới PPDH thực hành: 70% giảng viên quan tâm và vận dụng đổi mới phương pháp DHTH, 30% giảng viên có quan tâm nhưng chưa vận dụng. Qua kết quả khảo sát trên cho thấy đa số giảng viên thuộc bộ môn ĐCĐT đều có trình độ chuyên môn đảm bảo, có hiểu biết nhất định và vận dụng các PPDH đối với môn thực hành ĐCĐT, đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH và bước đầu thực hiện được cho đào tạo theo học chế tín chỉ 2.1.2. Sinh viên Trong vài năm trở lại đây các trường Sư phạm nói chung không còn thu hút được nhiều thí sinh đăng ký và tham gia dự thi tuyển đầu vào, đặc biệt là ngành SPKT số lượng thí sinh đăng ký dự thi ít, chất lượng thí sinh dự thi thấp. Vì thế đầu vào thường có điểm tuyển chỉ bằng hoặc trên điểm sàn một vài điểm, phải tuyển sang nguyện vọng 2 hoặc 3 nhưng cũng không đủ chỉ tiêu được giao. 68 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Thực hành Động cơ Đốt trong... Mặt khác, đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tự học và tự nghiên cứu. Thực tế sinh viên vẫn học thụ động như khi còn học phổ thông, điều này khiến nhiều sinh viên gặp khó khăn, mất phương hướng. Sinh viên còn xa lạ với việc tự hoạch định nội dung học tập và quản lí quá trình tự học của mình gây lãng phí thời gian và việc học không hiệu quả. Thực trạng nhận thức về mục đích học thực hành ĐCĐT của sinh viên qua khảo sát như sau (Bảng 1). Bảng 1: Nhận thức về mục đích của sinh viên với môn học STT Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Hoàn thành chương trình (cóđiểm qua) 64% 36% 0% 2 Phục vụ việc dạy học sau này 26% 35% 39% 3 Muốn khám phá, trải nghiệm thực tiễn, giúp làm sáng tỏ kiến thức lí thuyết 10% 29% 61% Với môn thực hành ĐCĐT, sinh viên thường được học vào năm thứ 3, vì vậy ở giai đoạn này sinh viên đã hình thành được phong cách học riêng và phương pháp học phù hợp, kết quả khảo sát như bảng sau (Các Bảng 2, 3): Bảng 2. Các phong cách học tập của sinh viên STT Phong cách học Số lượng % 1 Người hành động (kinh nghiệm cụ thể) 7 9,9% 2 Người tư duy (quan sát, phản ánh) 5 7% 3 Người lí thuyết 8 10, 4% 4 Người thực tế (thực nghiệm tích cực) 12 15,6% 5 Người hành động + thực tế (thích nghi) 10 14,2% 6 Người tư duy + lí thuyết (đồng hóa) 2 2,8% 7 Người hành động + lí thuyết 3 4,2% 8 Người tư duy + thực tế 16 20,6% 9 Người lí thuyết + thực tế (đồng quy) 2 2,8% 10 Người pha trộn một vài phong cách trên 7 9,9% Với kết quả khảo sát trên có thể nhận thấy ở sinh viên nhìn chung cũng có những dấu hiệu tích cực tham gia vào hoạt động học tập, nhưng vấn đề là tính ỳ đã trở thành nếp, bị ảnh hưởng, phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy của giảng viên. Khi thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ chính là trao cho sinh viên quyền tự quyết lộ trình học tập, vai trò trung tâm của quá trình dạy học. 2.1.3. Tài liệu dạy học Nguồn tài liệu phục vụ dạy học môn thực hành ĐCĐT chủ yếu là tập bài giảng do giảng viên dạy bộ môn viết trên cơ sở đề cương chi tiết môn học và kinh nghiệm dạy học của bản thân. Nguồn thông tin cần nghiên cứu cho môn học được sinh viên sử dụng 69 Nguyễn Cẩm Thanh là ngoài tập bài giảng môn thực hành ĐCĐT thì còn có các giáo trình lí thuyết, tài liệu của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc chuyên ngành Cơ khí động lực, mạng internet... Qua khảo sát lấy ý kiến của sinh viên về việc tiếp cận nguồn thông tin khi học tập, đã cho kết quả như sau (Bảng 4): Bảng 3: Phương pháp học ưa thích, hứng thú của sinh viên STT Nội dung phương pháp học Hứng thú Bìnhthường Chán nản 1 Tự nghiên cứu, tự thể hiện mình, tựđánh giá, tự điều chỉnh 34% 46% 20% 2 Làm việc theo nhóm, trao đổi, thảoluận, đề xuất ý kiến bản thân 56% 15% 29% 3 Quan sát, làm theo, có hướng dẫncụ thể 10% 39% 51% Bảng 4: Nguồn thông tin được sinh viên tiếp cận khi học tập STT Nguồn thông tin Thường xuyên Thỉnhthoảng Rất ít 1 Vở ghi chép bài khi học lí thuyết 61% 36% 3% 2 Sách, báo, giáo trình chuyênngành, đĩa CD, mạng internet 26% 59% 15% 3 Quan sát, tìm hiểu từ thực tế 13% 5% 82% 2.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất Qua tham quan thực tế chúng tôi thấy các cơ sở đào tạo giáo viên kĩ thuật đều có phòng thực hành ĐCĐT. Mặc dù, về diện tích mặt bằng, phòng học thực hành chưa đủ rộng so với tiêu chuẩn nhưng đạt mức chấp nhận được nhưng các phòng đều đủ sáng, đủ thông thoáng, thầy và trò đều có quần áo bảo hộ lao động. Các mô hình, tranh ảnh, thiết bị, vật thật tuy chưa hiện đại nhưng cũng phong phú. Bảng 5. : Điều kiện cơ sở vật chất phòng thực hành ĐCĐT STT Điều kiện cơ sở vật chất Giảng viên Sinh viên 1 Lí tưởng 0% 5% 2 Phù hợp mục tiêu đào tạo của ngành SPKT 60% 63% 3 Thiếu thốn, lạc hậu 40% 20% 4 Chưa phù hợp mục tiêu đào tạongành SPKT 0% 7% Các dụng cụ tháo lắp, sửa chữa thông thường về cơ bản đủ, riêng các thiết bị sửa chữa, chuẩn đoán, tháo lắp chuyên dụng còn hạn chế. Các dụng cụ phòng chống cháy nổ đảm bảo yêu cầu, bảng nội quy, an toàn lao động cho phòng học thực hành được treo ở vị trí dễ quan sát. 70 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Thực hành Động cơ Đốt trong... Kết quả phiếu xin ý kiến của giảng viên, sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ DHTH ĐCĐT có kết quả như sau (Bảng 5): Mặc dù phòng DHTH, trang thiết bị chưa thực sự đầy đủ, hiện đại để đáp ứng việc đào tạo nghề sửa chữa ĐCĐT, nhưng nhìn chung cơ sở vật chất như vậy đáp ứng được yêu cầu DHTH ĐCĐT theo chương trình đào tạo của ngành SPKT. 2.1.5. Thiết kế, thực hiện và đánh giá bài dạy thực hành ĐCĐT Qua trao đổi, tiếp xúc với các giảng viên bộ môn được biết việc thiết kế bài dạy thực hành ĐCĐT đa số thực hiện theo quy trình quen thuộc (3 bước, 4 bước, 6 bước). Nhìn chung các bài dạy đều lặp đi lặp lại, gò bó và đôi khi hình thức. Tất cả những cái đó làm giảm sự sáng tạo của giảng viên, ảnh hưởng không tốt đến tâm lí của sinh viên. Các hoạt động của giảng viên cứng nhắc theo cấu trúc, khó thể hiện được trọng tâm nội dung dạy, hoạt động của sinh viên sẽ thụ động. Kiểm tra đánh giá trong DHTH ĐCĐT thường được các giảng viên phối hợp sử dụng các dạng sau: câu hỏi trắc nghiệm khách quan, viết báo cáo thu hoạch, biểu diễn thao tác vật chất, hỏi vấn đáp, tùy theo từng nội dung cụ thể để áp dụng. Tuy nhiên, Việc kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên và cũng chỉ được tiến hành vào cuối buổi học hay cuối bài học. Hơn nữa hình thức kiểm tra cũ kĩ, thường chỉ là giảng viên đánh giá sinh viên. Về vấn đề đánh giá bài dạy thực hành rất ít giảng viên quan tâm. Những hiểu biết về mục đích đánh giá, công cụ để đánh giá, tiêu chí đánh giá, các bước đánh giá bài dạy THKT với một số giảng viên còn thấy xa lạ. Việc thiết kế bài dạy được giảng viên thực hiện nhiều nhất là theo quy trình 4 bước chiếm 65%, quy trình 3 bước: 10%, quy trình 6 bước: 15%, còn lại: 10% được thiết kế theo các mẫu khác; Về tổ chức DHTH ĐCĐT, được giảng viên thực hiện theo toàn lớp: 12%, theo nhóm: 23%, theo cá nhân: 5%, còn lại tùy theo từng nội dung mà vận dụng với tất cả các hình thức này chiếm đến: 60%; kiểm tra đánh giá được giảng viên thực hiện bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: 12%, báo cáo thu hoạch: 19%, yêu cầu sinh viên thao tác vật chất với vấn đáp: 34%, phối kết hợp các hình thức đánh giá được áp dụng nhiều nhất chiếm: 45%; việc đánh giá bài dạy thực hành ĐCĐT theo các giảng viên cũng có quan tâm nhưng chưa tìm thấy tài liệu nào hướng dẫn về đánh giá bài dạy THKT: 45%, biết một số tiêu chí để đánh giá bài dạy THKT nhưng chưa vận dụng vào thực tế: 12%, biết rất rõ và đã vận dụng vào thực tế: 10%, không quan tâm tới vấn đề này: 33%. Tóm lại: Điều tra, phân tích thực trạng dạy học môn thực hành ĐCĐT thuộc ngành/ khoa SPKT của một số trường Đại học thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, về các vấn đề như: giảng viên, sinh viên, điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu dạy học, việc thiết kế bài dạy, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, đánh giá bài dạy THKT,... còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra một số định hướng đối với việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng DHTH ĐCĐT cho sinh viên ngành SPKT. 2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp Nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, các giải pháp được đề xuất dựa trên các căn cứ cơ bản sau: - Các mô hình DHTH kĩ thuật ở Việt Nam và trên thế giới; - Chương trình khung giáo dục đại học ngành Sư phạm Kĩ thuật, môn học Thực 71 Nguyễn Cẩm Thanh hành ĐCĐT [6]; - Quan điểm đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng DHTH ĐCĐT (cơ chế chính sách, vai trò và vị trí môn học, cơ sở vật chất, giảng viên, sinh viên); - Thực trạng DHTH ĐCĐT; - Chuẩn đầu ra sinh viên ngành SPKT công nghiệp [5]. 2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng DHTHĐộng cơ đốt trong cho sinh viên ngành Sư phạm kĩ thuật theo học chế tín chỉ 2.3.1. Nhóm giải pháp đề xuất Để nâng cao chất lượng DHTH ĐCĐT cho sinh viên ngành SPKT, cần phải giải quyết tốt một số vấn đề sau: (1) Hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình sao cho vừa cơ bản, sát với thực tiễn vừa đảm bảo tính hiện đại. Các biện pháp thực hiện như sau: - Thường xuyên rà soát và điều chỉnh nội chương trình môn học cho khả thi, sát với thực tiễn. Công việc này có thể tiến hành theo định kỳ cho từng năm học. - Có kế hoạch cụ thể để giảng viên từng bước hoàn thiện tập bài giảng và tiến đến xuất bản thành giáo trình của bộ môn. (2) Tăng cường cơ sở vật chất (đặc biệt là trang thiết bị hiện đại) cho phòng học thực hành ĐCĐT. Các biện pháp thực hiện như sau: - Thường xuyên bổ sung trang thiết bị cho phòng thực hành với các thiết bị tiêu hao theo từng năm học, có kế hoạch chi tiết theo số lượng sinh viên được đào tạo. - Từng bước trang bị bổ sung các thiết bị, mô hình hiện đại của ĐCĐT theo kế hoạch định trước nhằm khai thác tối đa và hiệu quả các trang thiết bị này. (3) Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho giảng viên bộ môn ĐCĐT, đặc biệt là những giảng viên mới vào nghề hoặc các kĩ sư tốt nghiệp từ các chuyên ngành kĩ thuật. Các biện pháp thực hiện như sau: - Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, thông qua việc cho giảng viên tham dự báo cáo cập nhật công nghệ mới ĐCĐT của các chuyên gia trong lĩnh vực này. - Bồi dưỡng cho giảng viên về nghiệp vụ sư phạm đặc biệt là đối với giảng viên vốn là kĩ sư. - Cung cấp nguồn thông tin về các mô hình DHTH kĩ thuật tiên tiến trong nước, trên thế giới cho giảng viên, khuyến khích các giảng viên vận dụng vào dạy học bộ môn. (4) Vận dụng hình thức đào tạo theo Môdul và MES (Module Employable Skyils), chính là dạy học tích hợp giữa lí thuyết với thực hành. Các biện pháp thực hiện như sau: 72 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Thực hành Động cơ Đốt trong... - Xem xét, cân nhắc việc xây dựng lại chương trình đào tạo theo Môdul và MES, có lộ trình cụ thể cho việc vận dụng. - Vận dụng từng phần môn học với hình thức đào tạo theo Môdul và MES để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho các phần khác và toàn bộ chương trình. (5) Giai đoạn hiện nay một trong những hướng dạy học được quan tâm nhiều nhất và cho hiệu quả tốt nhất với dạy học THKT, đó là hướng tiếp cận CDIO (Conceive - ý tưởng, Design - thiết kế, Implement - triển khai, Oprate - vận hành). (6) Cải tiến phương pháp DHTH kĩ thuật theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học trong quá trình dạy học. Biện pháp thực, vận dụng các quan điểm dạy học đã được kiểm chứng có hiệu quả, phù hợp với DHTH kĩ thuật như: - Dạy học theo dự án. - Dạy học bằng trải nghiệm. - Dạy học giải quyết vấn đề. - Dạy học tương tác tích cực... 2.3.2. Giải pháp tác giả đã thực hiện Giải pháp được tác giả quan tâm, vận dụng thực hiện nâng cao chất lượng dạy học là cải tiến PPDH THKT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học trong quá trình dạy học. Biện pháp cụ thể là: bài dạy thực hành ĐCĐT được thiết kế và thực hiện vận dụng phối hợp các PPDH, đáp ứng các tiêu chí đánh giá của bài dạy THKT theo quan điểm dạy học tương tác tích cực, sẽ nâng cao chất lượng dạy học THKT cho sinh viên. Thiết kế bài dạy thực hành ĐCĐT theo quan điểm dạy học tương tác tích cực sẽ được tiến hành tuân theo các nguyên tắc thiết kế, xác định lôgíc thiết kế nội dung học tập THKT theo hướng dạy học tương tác tích cực bằng các hoạt động học tập tương tác tích cực [3]. Để có các hoạt động tương tác tích cực giữa ba nhân tố chính trong hệ dạy học là người học, người dạy và môi trường dạy học. Đặc biệt với với yếu tố môi trường có chứa đựng nội dung dạy học, không chỉ ảnh hưởng đến người dạy, người học, mà điều quan trọng là làm thay đổi người học, người dạy nhằm đảm bảo sự thích nghi của người học, người dạy với môi trường và ngược lại chính người dạy, người học cũng làm môi trường thay đổi. Để các cặp tương tác diễn ra tích cực, người dạy cần biết khai thác, vận dụng các biện pháp cụ thể như: chẩn đoán về người học, đưa người học vào làm việc trong môi trường tri thức, tạo khung kiến thức cơ bản đối với nhu cầu người học, khuyến khích người học độc lập học tập, đảm bảo cho người học khả năng tiếp cận công cụ, phát triển kĩ năng thảo luận, người dạy chú ý tác động vào vùng phát triển gần của người học [4]. Thiết kế và thực hiện bài dạy thực hành ĐCĐT theo quan điểm tương tác tích cực phải đáp ứng được các tiêu chí của chuẩn đánh giá bài dạy theo quan điểm này. Tiêu chí bài dạy là cơ sở đánh giá chất lượng bài dạy và nhằm định hướng, chỉ đạo việc vận dụng quan điểm này trong thiết kế bài dạy và tổ chức quá trình dạy học THKT cho người dạy [2]. 73 Nguyễn Cẩm Thanh 3. Kết luận Để nâng cao chất lượng DHTH ĐCĐT có nhiều giải pháp, đối với các cấp quản lí giáo dục tùy thuộc vào điều kiện, yêu cầu cụ thể để chọn một trong các giải pháp hoặc cũng có thể chọn phối hợp cùng lúc các giải pháp trên đây để thực hiện. Đối với các giảng viên bộ môn cần thường xuyên tự nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của bản thân, mạnh dạn vận dụng và cải tiến PPDH thực hành cho bộ môn. Việc thực hiện tốt các giải pháp đề cập trong bài viết này trên cơ sở những biện pháp cụ thể sẽ từng bước giải quyết các khó khăn trong DHTH ĐCĐT, từ đó dần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thanh Ái, 2011. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Các nguyên lí, thực trạng và giải pháp. [2] Nguyễn Cẩm Thanh. 2012 Chuẩn đánh giá bài dạy thực hành kĩ thuật cho sinh viên ngành Sư phạm kĩ thuật theo quan điểm dạy học tương tác tích cực. Tạp chí khoa học, số 85, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 21-23. [3] Nguyễn Cẩm Thanh, 2012. Thiết kế nội dung học tập thực hành kĩ thuật theo quan điểm tương tác tích cực. Tạp chí khoa học, số 78, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 25-27. [4] Nguyễn Cẩm Thanh, Nguyễn Văn Khôi, 2012. Biện pháp tăng cường tính tương tác tích cực trong dạy học thực hành kĩ thuật. Tạp chí khoa học (số 4 ) Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.48-56. [5] ] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009. Chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010. Chương trình khung giáo dục đại học, mã ngành Sư phạm kĩ thuật công nghiệp (104). ABSTRACT Current situation and solutions to improve the quality of teaching Practicing the combustion engines in Technical Education in credits Article discusses and evaluates the current situation of teaching the practice of In- ternal combustion engines unit for Technical Education students in credits. On this basis, proposing some solutions to enhance the quality of teaching subjects. 74