Tiếng Việt thực hành - Chương I: Rèn luyện kỹ năng xây dựng ngôn bản (30 tiết)

I-Khái quát về ngôn bản: 1-Ngôn bản ( Văn bản ) là gì?: Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời cũng là phương tiện để thực hiện hoạt động giao tiếp.Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ thường bao gồm một tập hợp các câu mang tính nhất quán về chủ đề, tính trọn vẹn về nội dung được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định. VD:Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một bản báo cáo, một lá đơn, một câu ca dao 2-Đoạn văn là gì?: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ, thể hiện một tiểu chủ đề trong văn bản. Đoạn văn có cấu trúc nhất định và được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu chấm qua hàng, được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa thụt đầu dòng, đây coi như một phần của văn bản. VD:”Cái thằng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.Đã là thanh niên rồi mà cách chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo Gi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở chỉ bới đất nông sát mặt đất, không biết đào sâu và khoét ra nhiều hang như hang tôi”

pdf19 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếng Việt thực hành - Chương I: Rèn luyện kỹ năng xây dựng ngôn bản (30 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG NGÔN BẢN (30 tiết) Bài 1: KHÁI QUÁT NGÔN BẢN I-Khái quát về ngôn bản: 1-Ngôn bản ( Văn bản ) là gì?: Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời cũng là phương tiện để thực hiện hoạt động giao tiếp.Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ thường bao gồm một tập hợp các câu mang tính nhất quán về chủ đề, tính trọn vẹn về nội dung được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định. VD:Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một bản báo cáo, một lá đơn, một câu ca dao 2-Đoạn văn là gì?: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ, thể hiện một tiểu chủ đề trong văn bản. Đoạn văn có cấu trúc nhất định và được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu chấm qua hàng, được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa thụt đầu dòng, đây coi như một phần của văn bản. VD:”Cái thằng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.Đã là thanh niên rồi mà cách chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo Gi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở chỉ bới đất nông sát mặt đất, không biết đào sâu và khoét ra nhiều hang như hang tôi” II-Những yêu cầu khi tạo lập văn bản: 1-Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết: a-Mạch lạc: thể hiện sự thống nhất về đề tài, nhất quán về chủ đề, sự chặt chẽ về lôgic. +Đề tài: Là vấn đề được người viết nhận thức và thể hiện trong văn bản.Sự thống nhất về đề tài được thể hiện qua việc văn bản đó chỉ nói đến phạm vi hiện thực được nhắc đến trong văn bản, thể hiện qua hệ thống các từ loại được sử dụng trong văn bản đó. +Chủ đề: là quan điểm thái độ của người viết thông qua đề tài . Khi viết phải nhất quán về quan điểm hướng đến một đích nhất định ( khẳng định hoặc phủ định, nêu gương hay phê phán) +Logic: Bao gồm logic khách quan và logic trình bày. Logic khách quan phản ánh chính xác quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực, logic trình bày thể hiện sự sắp xếp, quan hệ giữa các hiện thực trong văn bản (nhân quả, tăng tiến, tương phản, không gian, thời gian). VD: “Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi (1). Những đoá hoa râm bụt thêm màu đỏ chói (2). Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa (4). Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (5).” Tính mạch lạc có thể minh hoạ qua sơ đồ sau: b-Tính liên kết: có liên quan đến tính mạch lạc. Muốn để cho văn bản mạch lạc về nội dung phải dựa vào những yếu tố hình thức, các phương tiện ngôn ngữ ( sử dụng từ, kiểu cấu tạo câu, liêt kết câu). Văn bản muốn có tính liên kết phải dựa vào các phương tiện liên kết và phép liên kết trong văn bản. *Chú ý:Tính mạch lạc và liên kết văn bản được thể hiện qua các phương diện sau: Mọi vật Những đoá râm bụt Bầu trời Mấy đám mây bông Sáng và tươi Đỏ chói Xanh bóng Nhởn nhơ, sáng rực +Liên kết các câu trong đoạn văn: Văn bản thường bao gồm nhiều câu tạo thành một chỉnh thể. Tuy nhiên đây không phải là sự ghép nối theo phép cộng đơn giản của các câu rời rạc mà đòi hỏi giữa các câu có sự liên kết. Nếu từng câu có cấu tạo ngữ pháp đúng, thể hiện hợp lý nội dung thông báo nhưng giữa chúng không có mối liên hệ nào thì không thể tạo thành văn bản được. Trong văn bản có thể có câu nếu xét riêng ra ngoài văn bản thì không chuẩn về cấu tạo ngữ pháp, thậm chí vô nghĩa về nội dung nhưng do có mối liên hệ với câu khác vẫn được xem là văn bản ( thường thấy trong văn bản nghệ thuật). +Liên kết chủ đề chung và chủ đề bộ phận: Chủ đề chung phải được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ văn bản thông qua các chủ đề bộ phận. Chủ đề bộ phận là sự cụ thể hóa chủ đề chung( mối quan hệ giữa khái quát và cụ thể) 2-Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất: Văn bản tạo ra đều hướng vào mục đích nhất định như: +Nhận thức trao đổi thông tin +Biểu lộ tình cảm quan hệ thái độ +Thống nhất hành động, điều khiển hoạt động Văn bản luôn phải hướng vào mục đích nhất quán. Do vậy khi viết người viết phải xác định thật rõ mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp để từ đó hình thành nội dung, phong cách viết (Viết để làm gì?, viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào?) 3-Văn bản phải có một kết cấu rõ ràng: a-Kết cấu văn bản?: là cách tổ chức các yếu tố nội dung theo một mô hình nhất định. Kết cấu văn bản chặt chẽ sẽ giúp cho việc tiếp nhận văn bản được thuận lợi dễ dàng. b-Các phần trong một văn bản: Văn bản thường kết cấu gồm 3 phần: +Phần mở đầu:có nhiệm vụ giới thiệu đề tài để xác lập mối quan hệ giữa tác giả với đối tượng giao tiếp. Phần này thường là một số nhận định khái quát những vấn đề sẽ được trình bày, nêu lên chủ đề chung và chủ đề bộ phận, nêu vắn tắt phương hướng hay nguyên tắc được chọn làm cơ sở để giải quyết vấn đề. +Phần phát triển: Là phần trọng tâm của văn bản có nhiệm vụ triển khai chi tiết cụ thể và đầy đủ những nội dung được nói tới. Phần này phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Đặc biệt đối với các văn bản khoa học, chính luận việc xây dựng các hệ thống luận điểm đóng vai trò hết sức quan trọng. +Phần kết thúc:Tóm lược, tổng kết lại những ý chính đã được triển khai ở phần phát triển Bài 2: PHÂN TÍCH MỘT TÀI LIỆU KHOA HỌC I-Tìm ý chính của một đoạn văn: 1-Thế nào là ý chính?: Ý chính là ý quan trọng mang thông báo chính của đoạn văn. Ý chính của đoạn văn nằm ở câu chủ đề, là chủ đề bộ phận của văn bản. Câu chủ đề thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn, có khi không có câu chủ đề ta phải khái quát nội dung đoạn văn để tìm. VD:”Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý(1). Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông(2). Tú BaØ, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh Bạc Bà vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người (3). Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm(4). Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác(6). Cả một xã hội chạy theo đồng tiền(7).” Cấu trúc đoạn văn theo quan hệ quy nạp (câu 7 là câu chủ đề) 2- Phương pháp tìm ý chính: a-Cần phải hiểu đúng nghĩa từng câu trong đoạn văn: Muốn phân tích ý nghĩa của từng câu thì phải hiểu nghĩa của những từ khó, thuật ngữ. b-Phải tìm ý nhỏ, ý lớn, ý chính, ý phụ. Xác lập được mối quan hệ giữa các ý. Xem ý nào bổ sung cho ý nào và ý nào là chủ đạo. VD:“ Nghệ thuật thơ trong Nhật kí trong tù thật là phong phú (1). Có bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay(2). Có bài lại dùng lời ngụ ngôn rất thâm thúy(3). Đó là cái thâm thúy đầy trí tuệ và hết sức uyên bác của một học giả phương Đông(4). Lại có bài tự sự, có bài trữ tình(5). Lại có bài châm biếm(6).Nghệ thuật châm biếm cũng nhiều vẻ(7). Khi thì tiếng cười mỉa mai(8). Khi thì tiếng cười phẫn nộ(9).Cũng có khi đằng sau tiếng cười là nước mắt(10).” (Câu chủ đề - Ý chính - BẬC I) (BẬC II) ( BẬC III) (BẬC IV) *Chú ý : Khi giải thích sơ đồ cần nhận diện các thao tác giải thích như sau: + xác định câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát toàn đoạn: Câu 1 ( Bậc I). + Tìm những câu trực tiếp phục vụ câu chủ đề nhằm giải thích làm sáng tỏ chủ đề: Câu 2,3,5,6( Nhánh bậc II). + Tìm các câu gián tiếp góp phần làm sáng tỏ câu trực tiếp:Câu 4,7,8,9,10 ( nhánh bậc III, bậcIV). II-Tìm hiểu cách lập luận trong đoạn văn: 1-Khái niệm lập luận: Lập luận là đưa ra những luận điểm,luận cứ, luận chứng nhằm dẫn dắt thuyết phục người nghe, người đọc về một vấn đề nào đó mà văn bản hướng tới. 2-Các kiểu lập luận trong đoạn văn: a-Quy nạp:Là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung,từ sự quan sát nghiên cứu các hiện tượng cụ thể riêng biệt đơn nhất đến những kết luận tổng quát, từ ý nhỏ Nghệ thuật nhật ký trong tù thật là phong phú (1). Cóbài làlời phát biểu trực tiếp đọc hiểu ngay(2). Có bài lại dùng lời ngụ ngôn rất thâm thúy(3). Đólà cái thâmThúy đầy trí tuệ và hết sức uyên bác củahọc giả phương đông (4). Lại có bài châm biếm(6). Lạicó bài tự sự, Có bài trữ tình(5). Nghệ thuật châm biếm cũng nhiều vẻ (7) . Khi thì tiếng cười phẫn nộ(9). Cũng có khi Đằng sau tiếng cười là nước mắt(10). Khi thì tiếng cười mỉa mai(8). đến ý lớn, từ cụ thể đến khái quát, từ luận chứng cụ thể suy ra nguyên tắc, nguyên lý phổ biến.Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. Mô hình: VD:”Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc,người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy” (Hồ Chí Minh) b-Diễn dịch: Trái với quy nạp , đi từ khái quát đến cụ thể, câu chủ đề dứng ở đầu đoạn chứa nội dung khái quát là hạt nhân ý nghĩa của toàn đoạn. Các câu sau triển khai mở rộng ý nghĩa của câu chủ đề. Mô hình: VD:” Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu” (Hoài Thanh). c-Song hành: Các ý trong đoạn văn trình bày theo kiểu không ý nào móc vào ý nào, ý nọ bao lên ý kia. Mỗi câu văn có quan hệ đồng đẳng nhau, đều triển khai một phương diện của tiểu chủ đề, tập hợp tất cả các câu mới thấy rõ ý của toàn đoạn. Mô hình: Câu1 Câu 2 Câu X Câu kết thúc đoạn Câu chủ đề Câu 1 Câu 2 Câu X Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu X VD:” Ca dao là bầu sữa nuôi dưỡng tuổi thơ. Ca dao là hình thức trò chuyện tâm tình của những chàng trai cô gái. Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất. Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của người sản xuất”. d-Móc xích:Trình bày đoạn văn theo kiểu móc xích là việc trình bày ý nọ nối tiếp ý kia, ý câu sau cứ thế nối tiếp nhau cho đến khi đoạn văn kết thúcmóc nối vào ý câu trước. Mô hình : VD:”Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi”. e-Kết cấu theo lối kết hợp :Quy nạp – Diễn dịch ( Tổng – Phân – Tổng): Câu đầu nêu ý tổng quát, sau đó các câu tiếp theo phân tích cụ thể ý đó, câu cuối cùng kết lại tổng hợp khái quát ý của các câu trên. VD: “ Văn học dân gian đã đem lại những hiểu biết cực kỳ phong phú và đa dạng về cuộc sống nhân dân các thời đại. VHDG cho ta thấy rõ quan niềm về vũ trụ, về nhân sinh, những kinh nghiệm sản xuất, những tập quán lao động, những quan hệ họ hàng, làng nước, những tín ngưỡng, những phẩm chất đạo đức và tình cảm nhiều mặt trong đời sống con người. Điểm đáng quý là tính cổ xưa và tính nguyên sơ của nó. Người đời nay và mai sau có thể qua VHDG mà tái hiện đời sống tinh thần của nhân dân trong quá khứ” f-Ngoài các kiểu cấu trúc trên trong thực tể đoạn văn có đan xen nhiều kiểu cấu trúc: Diễn dịch – Quy Nạp; Diễn dịch – Song hành; Song song – Quy nạp; Có kiểu cấu trúc tối giản: Đoạn văn chỉ có một câu. 3-Các phương thức liên kết câu trong đoạn văn: a-Phương thức lặp: Câu 1 Câu 2 Câu X +Lặp từ vựng: các câu có sự lặp lại một số từ ngữ nhất định nhằm nhấn mạnh ý VD:” Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh) +Lặp ngữ âm: các câu có sự lặp lại về ngữ âm (Vần, thanh điệu, nhịp) tạo nên sự trầm bổng của đoạn văn. VD:”Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu”. +Lặp cú pháp: Lặp lại một kiểu cấu trúc cú pháp nhất định VD: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít Nhật mấy năm nay,dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” b-Phương thức thế: +Thế bằng đại từ “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố”. +Thế bằng từ gần nghĩa:”Sài Gòn làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của thành phố mãnh liệt không sao tưởng nổi” c-Phương thức nối: Dùng các từ ngữ chuyên thực hiện chức năng nối kết +Quan hệ từ: nhưng, vì, và hoặc +Các từ chuyển tiếp: một là, hai là, đầu tiên, trước hết, tóm lại, nhìn chung. Nghĩa là +Các phụ từ: Cũng, vẫn đã d-Phương thức trật tự: sắp xếp các câu, ý theo một trật tự hợp lý khoa học. e-Phương thức tĩnh lược:Câu sau vắng đi một số thành phần đẫ có ở câu đi trước VD:” Tinh thần yêu nước cũng như các thứ quý, của quý. Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm”( tĩnh lược chủ ngữ) III-Tìm dàn ý của một lập luận trong tài liệu khoa học: 1-Bố cục của một tài liệu khoa học: Cũng giống như bố cục của bất kỳ văn bản nào gồm có 3 phần: Mở đầu, phát triển và kết thúc. Tuy nhiên việc triển khai từng phần trong văn bản khoa học có những nét đặc thù. a-Phần mở đầu: Trong các văn bản khoa học phần này thường mang nhiệm vụ thông tin thuần tuý (Khác với văn bản nghệ thuật còn mang nhiệm vụ khơi gợi tâm lý người tiếp nhận). Phần này có nhiệm vụ giới thiệu khái quát vấn đề cần bàn tới trong văn bản. Phần này thường tập trung trả lời những câu hỏi: Nội dung vấn đề cần bàn tới là gì? Giới hạn phạm vi đề cập đến, tại sao phải đề cập đến ván đề đó? b- Phần phát triển: Đây là nội dung chính của văn bản khoa học triển khai dưới dạng các luận điểm, luận cứ và luận chứng. Mỗi luận điểm được xem là một tiểu chủ đề cần phân tích. Về hình thức mỗi luận điểm được thể hiện bằng một đoạn văn cụ thể (nếu luận điểm lớn có thể tách thành nhiều đoạn văn. Việc sắp xếp các luận điểm phải đảm bảo tính logic khoa học, các luận điểm luôn có quan hệ liên thông phát triển. c-Phần kết thúc: khái quát vấn đề đã triển khai ở phần phát triển, chỉ ra ý nghĩa của vấn đề, mở ra những hướng suy nghĩ tiếp. VD: Văn bản“Ôn dịch, thuốc lá” của giáo sư Nguyễn Khắc Viện (Sách Ngữ văn lớp 7) là một tài liệu khoa học +Phần mở đầu:Từ” Dịch hạch, thổ tả.. còn nặng hơn cả AIDS”: Thông báo về tệ nghiện thuốc lá là một vấn nạn trên hành tinh chúng ta. +Phần phát triển: Từ”Ngày trước Trần Hưng Đạo con đường phạm pháp”. Phần này triển khai thành nhiều luận điểm: -Hút thuốc lá có nhiều chất độc ngấm vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân -Hút thuốc ảnh hưởng đến môi trường chung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình -Hút thuốc ảnh hưởng đến kinh tế, là nguyên nhân dẫn đến phạm pháp +Phần kết thúc: Từ”Ngày nay.ngăn ngừa ôn dịch này”: Nêu lên quyết tâm cả thế giới phòng chống loại trừ thuốc lá khỏi đời sống. 2-Tái tạo lại đề cương văn bản khoa học: Đây là công việc nhằm khôi phục lại toàn bộ nội dung, kết cấu văn bản dưới dạng khái quát nhất. Đề cương văn bản khoa học chính là sự tóm tắt ngắn gọn các luận điểm, luận cứ, luận chứng đã được triển khai ở phần văn bản hoàn chỉnh. Khi tái tạo cần chú ý một số yêu cầu sau: +Thống kê các luận điểm theo hệ thống tầng bậc, treo trật tự trên dưới, trước sau đảm bảo tính logic khoa học +Thâu tóm một cách cô đọng khái quát nhất nội dung cơ bản của từng luận điểm +Thể hiện bằng những dấu hiệu hình thức theo từng cấp độ (luận điểm, luận cứ, luận chứng). Có thể sử dụng các cấp độ ký hiệu sau: Cấp độ I : A, B, C, D Cấp độ II: I, II,III, IV Cấp độ III: 1, 2, 3, 4 Cấp độ IV: a, b, c, d *************** Bài 3: THUẬT LẠI NỘI DUNG TÀI LIỆU KHOA HỌC I-Tóm tắt một tài liệu khoa học: 1-Mục đích yêu cầu của việc tóm tắt tài liệu khoa học: a-Mục đích: +Lưu trữ tài liệu ở dạng khái quát +Trình bày công trình khoa học trên báo chí, báo cáo tại hội nghị, hội thảo khoa học cho mọi người nghe. + Trong nhà trường việc tóm tắt tài liệu giáo trình góp phần nắm chắc bài học hơn b-Yêu cầu: +Dù việc tóm tắt nhằm mục đích gì thì cũng phải trung thành với nguyên bản (cả về nội dung lẫn kết cấu hình thức). +Nêu được bản chất vấn đề bàn tới trong tài liệu, không thiếu sót, không cắt xén, tóm tắt ngắn gọn, súc tích. 2-Một số cách tóm tắt thướng sử dụng: a-Tóm tắt dưới dạng đề cương: Từ văn bản nguyên gốc tóm tắt giữ lại khung của văn bản dưới dạng dàn ý chi tiết.Những nội dung cần tóm tắt là: +Phần mở đầu: Trình bày đối tượng, mục đích lý do tài liệu nghiên cứu, hệ thống các phương pháp nghiên cứu. +Phần phát triển: Trình bày hệ thống các đề mục dưới dạng các chương, phần, mục. Tóm tắt nội dung chính của từng phần . +Phần kết luận: Rút ra ý nghĩa của việc tìm tòi nghiên cứu, định hướng ứng dụng. b-Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh: Cũng tóm tắt dựa trên ba phần chính trong bố của của tài liệu nhưng triển khai dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh. Khi tóm tắt cần lưu ý những điểm sau: +Đọc thật kỹ từng phần mục, bám sát hệ thống câu chủ đề và lược ngắn bớt một số từ ngữ, lưu giữ lại những thông tin chính. +Luôn có ý thức sử dụng các phương tiện liên kết câu để tạo thành những đoạn văn hoàn chỉnh. 3-Một số nguyên tắc khi tóm tắt : +Cần sử dụng đúng và nhất quán các thuật ngữ khoa học chuyên ngành được sử dụng trong tài liệu. VD: Hình tượng nhân vật, chủ thể trữ tình, phương thức tự sự +Để đảm bảo tính khách quan đôi khi cần trích dẫn nguyên văn tài liệu, đắc biệt là những luận điểm thể hiện những phát hiện mới của tác giả, những điều tác giả tâm đắc.Khi trích dẫn phải trung thành với ý tưởng của tác giả, tuyệt đối không cắt xén làm hiểu sai hoặc thiếu sót tinh thần của tác giả. II-Tổng thuật các tài liệu khoa học: 1-Mục đích yêu cầu: +Nhằm thông báo giới thiệu các công trình khoa học theo chuyên ngành( có thể tổng thuật trên tạp chí khoa học của ngành hoặc trong hội nghị khoa học). Tổng thuật giúp người tiếp nhận hình dung khái quát về diện mạo các tài liệu công trình khoa học: nhận diện được các thành tựu nghiên cứu củatài tiệu(cả về lý luận lẫn ứng dụng), những vấn đề gợi ý tiếp tục giải quyết. +Nhằm phân tích tiếp thu học tập hoặc phê phán một tài liệu khoa học nào đó. Trong thời đại hiện nay với sự bùng nổ các thông tin khao học, nhiều tài liệu khoa học mới thường xuyên được cập nhật thì việc tổng thuật tài liệu càng trở nên cần thiết. +Tổng thuật là công việc cần thiết của các nhà quản lý khoa học trong việc chủ trì các hội thảo khoa học chuyên ngành 2-Phương pháp tổng thuật: + Thống kê hệ thống tất cả các tài liệu cần tổng thuật, tập hợp theo loại hình nghiên cứu( Khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng). Xuất phát từ tên tài liệu, mục đích nghiên cứu mà tài liệu hướng tới để phân loại. +Đọc thật kỹ tất cả các tài liệu sau khi đã nhóm theo loại hình nghiên cứu, phát hiện những điểm tương đồng và loại biệt giữa các tài liệu về nội dung và phương pháp nghiên cứu. +Ghi nhận những vấn đề được trình bày trong từng tài liệu, lần lượt tổng thuật các khía cạnh nội dung đã khái quát trong tài liệu. +Để việc tổng thuật thêm sinh động có sức thuyết phục, cần biết chọn lựa và trích dẫn một số đoạn (luận điểm) thể hiện tính phát hiện của tác giả tài liệu. III-Trình bày lịch sử vấn đề: 1-Mục đích yêu cầu: a-Mục đích: + Trình bày lịch sử vấn đề nhằm nhận thức lại một cách có hệ thống tất cả các công trình khoa học theo chuyên ngành có liên quan với nhau ( Cùng đề cập đến một vấn đề nào đó). Việc này nhằm mục đích khẳng định vấn đề nghiên cứu tính đến thời điểm tiến hành đề tài đã có tài liệu
Tài liệu liên quan