Tiểu luận Chính sách tài khóa của Việt Nam

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Chính sách tài khóa có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát. - Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi tiêu khi nền kinh tế đang vượt quá mức tiềm năng thì sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Nghiên cứu của Tanzi và Schknecht (1997) cho thấy các nước đang phát triển cần duy trì tỷ lệ chi tiêu NSNN/GDP ở mức thích hợp thì mới đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.

docx19 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 7999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách tài khóa của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Chính sách tài khóa có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát. - Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi tiêu khi nền kinh tế đang vượt quá mức tiềm năng thì sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Nghiên cứu của Tanzi và Schknecht (1997) cho thấy các nước đang phát triển cần duy trì tỷ lệ chi tiêu NSNN/GDP ở mức thích hợp thì mới đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. - Thâm hụt NSNN cao và liên tục sẽ đẩy nợ công nên cao và việc bù đắp thâm hụt này qua vay nợ cũng có nguy cơ tác động đến tăng giá. Trong bối cảnh lạm phát cao còn rình rập thì việc ban hành Nghị quyết 11 ngày 24/02/2011 của Chính phủ trong đó có giải pháp về việc thực thi môt chính sách tài khóa chặt chẽ là rất cần thiết. Vấn đề đặt ra hiện nay là rà soát cắt giảm chi tiêu NSNN chưa thật cần thiết và kém hiệu quả như đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư chưa thật bức bách, kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Đây là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Việc làm này đòi hỏi phải có sự đồng tâm nhất trí và quyết tâm cao của tất cả các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước. Cùng với chính sách tài khóa chặt chẽ thì chính sách tiền tệ thắt chặt với việc kiềm chế dư nợ tín dụng dưới 20 % cho năm 2011 sẽ là các biện pháp cần thiết để ổn định lạm phát ở mức hợp lý. Tuy nhiên cần lưu ý là các chính sách bao giờ cũng có độ trễ nhất định nên cần có thời gian để hiệu quả của các chính sách này được thể hiện. Hơn nữa mức thay đổi giá có quán tính nên chưa thể ngay lập tức dừng lại trong ngắn hạn. TÁC DỤNG Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt. Chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là hai công cụ quan trọng trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào. Hai chính sách này tuy có những chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chung của mỗi quốc gia. Bài viết đánh giá thực trạng phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phối hợp hiệu quả hai chính sách nói trên. PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA –TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Sự phối hợp giữa hai CSTK và CSTT nhằm đưa nền kinh tế vận hành đúng quy luật, khai thác được động lực to lớn của nền kinh tế thị trường phục vụ phát triển là mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp này luôn gặp phải những vấn đề phức tạp về mức độ, thời điểm, cách thức và cơ chế vận hành. Phối hợp hai chính sách này như thế nào cho hợp lý và tối ưu để phục vụ 2 mục tiêu: ổn định và phát triển là vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như năm 2013. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, trong thời gian qua, CSTT được điều hành linh hoạt, thận trọng và liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn, còn CSTK được hoàn thiện theo hướng bảo đảm thống nhất, minh bạch và công bằng. Năm 2012 và 2013, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện ổn định vĩ mô còn chưa vững chắc là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong đó, những gói giải pháp tài khóa và tiền tệ được triển khai đồng bộ luôn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả cũng như mục tiêu đề ra.  Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 đã có những kết quả tích cực, cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp so với năm 2011. Cán cân thanh toán quốc tế cải thiện; lãi suất giảm mạnh; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo; kim ngạch xuất khẩu ước tăng đáng kể so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra; dự trữ ngoại hối được cải thiện; tỷ giá ổn định. Khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước được tháo gỡ và có chuyển biến tích cực.  IV. NHIỆM VỤ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ Tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã và đang được triển khai tích cực... Những chuyển biến tích cực trên có phần quan trọng là do CSTK và CSTT đã được ban hành kịp thời, hết sức linh hoạt, đi liền với thực tiễn, đặc biệt là hai chính sách này đã ăn khớp với nhau hơn... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, sự phối hợp của hai chính sách vĩ mô này vẫn còn nhiều hạn chế, có những lúc còn chưa thực sự nhịp nhàng. Lúc CSTT “thắt” quá chặt, trong khi CSTK lại mở rộng; có lúc tín dụng mở rất nhanh nhưng đầu tư nhà nước lại mở chậm. Liều lượng và mức độ sử dụng các công cụ từng thời kỳ, giai đoạn chưa tạo ra sức mạnh kết hợp tổng thể. Sự phối hợp trong việc hoạch định và thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn, sự phối hợp trong việc sử dụng các công cụ còn hạn chế. Thực tế những năm qua, để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, nhiều thời điểm quan điểm nới rộng cùng lúc đã được cả hai chính sách nói trên áp dụng, triển khai (cho vay tăng trưởng tín dụng cao, tăng đầu tư công...). Điển hình là năm 2009, “liều thuốc” nói trên đã giúp Việt Nam tăng trưởng 5,3% và kiềm chế lạm phát ở mức 6,8%.  Tuy nhiên, bước sang năm 2010, trong khi CSTT đã giảm dần mức độ nới lỏng thì CSTK lại chưa được thắt lại tương ứng, nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009. Kết quả là, dù tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt 6,78%, nhưng lạm phát lại tăng tới 11,75% (cao gần gấp 2 lần so với năm 2009). Năm 2011, mức mục tiêu kìm giữ lạm phát được đặt ra ban đầu là dưới 7%, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát bình quân của 3 năm liền trước đó (12,73%).  Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã buộc phải cắt giảm cung tiền và tăng trưởng tín dụng một cách đột ngột, gây ra những hệ quả không mong muốn như lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng, thị trường chứng khoán suy kiệt, bất động sản đóng băng. Kết quả, lạm phát năm 2011 tăng vọt lên 18,13%. Bước sang năm 2012, các chỉ tiêu tăng trưởng được đề ra cơ bản đều đạt được và phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc biệt lạm phát đã trở lại tăng ở mức một con số đúng như mục tiêu ban đầu nhưng tăng trưởng tín dụng lại không như mong muốn. Có những thời điểm CSTT và CSTK được điều hành khá độc lập, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng dẫn đến sự xung đột, triệt tiêu hoặc làm giảm hiệu quả của 1 trong 2 chính sách. Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi chính sách cũng xuất hiện những vấn đề phức tạp phát sinh trong kết hợp hai chính sách này đó là sự lựa chọn chính sách và phương thức vận hành. Cụ thể như: Thứ nhất, CSTK thắt chặt thể hiện ở việc giảm đầu tư công, bên cạnh việc thu hẹp danh mục và quy mô đầu tư để tái cấu trúc lại đầu tư công đang dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều sản phẩm và công trình hay dự án dở dang. Trong trường hợp Chính phủ không chấp nhận sự phá sản của ngân hàng, các khoản nợ được tái cơ cấu sẽ do Nhà nước gánh chịu. Điều này vô hình chung sẽ chuyển các khoản nợ DN thành nợ của Nhà nước và khiến Nhà nước vừa là chủ nợ vừa là con nợ. DN và ngân hàng có thể đổ gánh nặng và chuyển các loại rủi ro này lên CSTK do Chính phủ hoạch định. Thứ hai, với CSTT thắt chặt, các DN tiếp cận nguồn vốn khó khăn, mặc dù cơ chế nới lỏng tín dụng đã được áp dụng cuối năm 2011, nhưng vẫn chưa được thực hiện triệt để trong thực tế. Chính sách này làm cho DN trong nước khó mở rộng sản xuất - kinh doanh, tạo khả năng sáp nhập, mua lại DN trong điều kiện DN nước ngoài có tiềm lực lớn, nguy cơ bị thôn tính và thâu tóm lớn hơn. Hơn nữa, khi các DN trong nước khó mở rộng thị phần ngay trên thị trường trong nước thì các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể chớp lấy cơ hội này để mở rộng thị trường, gây ảnh hưởng và tạo được những nền tảng để phát triển trong chu kỳ tiếp theo. Đây là yếu tố gây khó khăn không nhỏ đối với các DN trong nước. Thứ ba, khó khăn khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với khoản nợ nước ngoài, mặc dù đang ở mức vừa phải, đòi hỏi ngân sách nhà nước phải gánh chịu khi đồng tiền của các chủ nợ hay đối tác cung cấp ODA có hoàn lại với lãi suất ưu đãi có xu hướng mạnh lên so với đồng Việt Nam. Điển hình như năm 2011, Việt Nam tiếp nhận hơn 7 tỷ USD vốn ODA đây là nguồn vốn quan trọng nhưng cũng đặt ra áp lực trả nợ và những công việc phải xử lý thông qua CSTK dài hạn. Đây là áp lực lớn đối với CSTK của Việt Nam. Thứ tư, tính phức tạp của việc phối hợp hai loại chính sách này còn do mức độ đòi hỏi cao trong liên kết và phối hợp giữa nhiều cơ quan khác nhau trong hoạch định và thực hiện. Những vấn đề liên quan đến các tham số kinh tế vĩ mô quan trọng. Bên cạnh đó, năng lực phối hợp điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như hiệu lực và hiệu năng của chính sách ban hành đang là những vấn đề cần hoàn thiện. Thứ năm, bản chất của CSTT là kiểm soát cung tiền hoặc lãi suất nhằm duy trì mức lạm phát mục tiêu và góp phần tăng trưởng kinh tế. CSTK thực hiện chi tiêu công và phải có trách nhiệm đảm bảo các khoản chi tiêu đó đem lại hiệu quả bởi cơ chế phân bổ vốn hợp lý, đó là nhân tố quyết định đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo nền tảng cho CSTT phát huy hiệu lực. Thiếu điều kiện nền tảng này, các điều tiết mở rộng hay thu hẹp CSTK thực chất không đem lại kết quả bền vững, ngược lại, CSTT có thể phải gánh cho những vấn đề của CSTK. Quy mô chi ngân sách cao, tới gần 30% GDP (là mức cao so với thế giới); tỷ trọng chi đầu tư phát triển ở mức cao, thể hiện mức độ chi phối của Chính phủ vào khu vực sản xuất và phần nào làm giảm hiệu quả và tính cạnh tranh của khu vực này (đến lượt nó, khả năng tạo ra nguồn thu cho ngân sách sẽ hạn chế); chi tiêu dàn trải cho nhiều đối tượng, thiếu quy hoạch và chiến lược chi tiêu trong trung và dài hạn; hiệu quả sử dụng nguồn vốn này còn thấp; vấn đề quản lý và giám sát chi tiêu còn hạn chế... Thứ sáu, CSTT và CSTK chưa có có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc hoạch định và thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn. Trong thời gian từ năm 2008 đến nay, cả CSTK và CSTT đều được vận dụng tối đa cho các yêu cầu ổn định vĩ mô, khôi phục hệ thống DN, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy vậy, các yêu cầu này được thực hiện một cách bị động khi vấn đề đã nảy sinh và các chính sách được sử dụng để giảm nhẹ hậu quả.  Vì thế, trong quá trình triển khai, mỗi chính sách thường sử dụng công cụ riêng của mình và theo đuổi các mục tiêu chính sách riêng. CSTT một mặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng vừa phải duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đôi khi các mục tiêu này lại mâu thuẫn với yêu cầu tăng trưởng hoặc tháo gỡ khó khăn cho hệ thống DN. CSTK cũng vừa phải thực hiện yêu cầu kiểm soát hoặc cắt giảm chi tiêu, vừa thực hiện chức năng hỗ trợ các DN, tập đoàn nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội. Vì thế mà rất khó thực hiện yêu cầu cắt giảm chi tiêu cũng như yêu cầu đảm bảo phân bổ chi tiêu đúng đối tượng và có hiệu quả (bởi các đối tượng tiếp nhận vốn ngân sách lại thường sử dụng không hiệu quả). Tình trạng này dẫn tới mâu thuẫn và khó khăn trong việc phối hợp giữa hai chính sách ở Việt Nam. Trong năm 2012, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng hơn trong điều hành chính sách, đặc biệt trong phát triển thị trường trái phiếu chính phủ. Việc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán phối hợp đưa tín phiếu kho bạc lên giao dịch thành công trên thị trường thứ cấp đã góp phần tăng quy mô thị trường nợ, tăng tính đồng bộ giữa CSTT và CSTK. Thứ bảy, thiếu nền tảng kỹ thuật làm căn cứ cho sự phối hợp chính sách. Nền tảng dự báo những biến động vĩ mô trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trong và ngoài nước là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng mục tiêu, lựa chọn công cụ chính sách và vạch ra lộ trình thực hiện chính sách. Các thông tin và kết quả dự báo chính xác sẽ giúp kiểm soát độ trễ trong các tác dụng của từng chính sách, tạo nên sự bình tĩnh, bài bản của các quyết sách, tránh những phản ứng tức thời gây hệ lụy và sửa chữa sau đó. Hiện nay nền tảng dữ liệu, hệ thống thông tin, kỹ thuật dự báo, đội ngũ chuyên gia, tư vấn trong dự báo chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn lực dự báo còn yếu và phân tán ở các đơn vị khác nhau. Các kết quả dự báo đôi khi mâu thuẫn và độ tin cậy chưa được thẩm định. Thứ tám, việc cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính sách chưa được thiết lập một cách chính thức. Nhiệm vụ này chưa tạo thành thói quen cho các cơ quan chính sách ở Việt Nam. Vì thế, thị trường không được cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật. Các nhà làm chính sách mất đi một kênh triển khai chính sách hiệu quả thông qua kỳ vọng hợp lý của thị trường. Việc cung cấp thông tin không chính thống cộng với mức độ thấp trong trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính sách còn gây nên sự thiếu tin tưởng của thị trường, đồng thời không tạo cho các nhà làm chính sách áp lực trong việc xây dựng và cam kết thực hiện mục tiêu. Có thể thấy vấn đề bao trùm trong thực tế phối hợp chính sách thời gian qua là ở chỗ: chi tiêu của Nhà nước đã vượt quá khả năng khai thác nguồn thu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế khi chỉ số ICOR liên tục tăng theo thời gian. Phần chênh lệch gây áp lực lên hệ thống ngân hàng và làm sai lệch bản chất hoạt động của hệ thống cũng như giảm hiệu lực của CSTT. Ðiều này cộng với hệ thống ngân hàng đang trong tình trạng dễ tổn thương, liên kết hệ thống trong tình trạng rủi ro cao, hoạt động trong bối cảnh thị trường vốn trung dài hạn chưa phát triển, tỷ lệ đòn cân nợ rủi ro trong cấu trúc vốn của DN đang làm ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu lực CSTT cũng như khả năng phối hợp chính sách. CHÍNH SÁCH LƯU THÔNG TIỀN TỆ là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suấtnhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. THU CHI NGÂN SÁCH TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY năm 2008 là năm bắt đầu nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, thế nhưng thu ngân sách vẫn đạt gần 430.550 tỉ đồng, vượt hơn 107.000 tỉ đồng so với dự toán. Trong năm đó, nhiều khoản thu vượt dự toán cao như thu về đất vượt hơn 79%, thu từ dầu thô vượt hơn 36%, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt gần 42%... Yếu tố trượt giá (năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 19,9%) đã góp phần rất lớn trong việc nâng các khoản thu ngân sách lên. Mức tăng thu ngân sách năm 2011 cũng vậy (năm này lạm phát lên 18,6%). Lạm phát hay nhập siêu là chuyện không ai muốn nhưng chính nó làm tăng thu ngân sách!  Hiện nay, trong khi hầu như các loại thuế xuất khẩu hàng hóa đã giảm mạnh để khuyến khích xuất khẩu thì thuế suất thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng còn cao, nhất là các loại hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vậy năm nào Việt Nam nhập nhiều hơn xuất, ắt hẳn năm đó thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ tăng mạnh. Dĩ nhiên, không có mối quan hệ cụ thể nào giữa nhập siêu và số thu từ thuế nhập khẩu nhưng hiện tượng tăng thu nhờ nhập siêu là có thật trong thực tế. Ngoại trừ năm 2012, khi nền kinh tế chuyển sang xuất siêu, còn lại những năm trước đó Việt Nam nhập siêu lớn, trên 10 tỉ đô la/năm, có năm lên đến 18 tỉ đô la như năm 2008. Báo cáo thẩm tra về quyết toán NSNN năm 2011 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội khóa XII nhận định: “số thu NSNN vượt dự toán chủ yếu bắt nguồn từ yếu tố khách quan, chiếm tỷ trọng lớn là do giá cả tăng, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, tăng thu từ tài nguyên (dầu thô) và các khoản về nhà, đất. Yếu tố tăng thu do sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số tăng thu. Điều đó phản ánh thu NSNN tuy tăng cao nhưng thiếu vững chắc, chưa bắt nguồn từ nội lực của nền kinh tế Dự toán thường được trình ra và Quốc hội phê duyệt vào năm trước đó để thực hiện vào năm sau nhưng quyết toán thì phải 18 tháng sau đó Quốc hội mới thông qua. Chẳng hạn phải đến tháng 5 năm nay, Quốc hội mới thông qua quyết toán ngân sách năm 2011. Lúc đó nhiều đại biểu đã bày tỏ sự ngạc nhiên vì dự toán thu nsnn là 595.000 tỉ đồng, nhưng thu theo dự toán là 721.804 tỉ đồng, tăng 21,3% so với dự toán. Còn nếu tính theo thu cân đối ngân sách thì con số thu lên đến 962.982 tỉ đồng, tăng 61,8%! (Con số thu cân đối cao hơn vì bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2010 sang năm 2011 lên đến 202.041 tỉ đồng, thu hồi vốn ngân sách cho vay, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2010, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN...). Chênh lệch giữa dự toán và quyết toán như thế đã kéo dài trong nhiều năm và năm nào các đại biểu Quốc hội cũng phàn nàn về “sự yếu kém trong dự báo”. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không hẳn nằm ở khâu dự báo mà tăng thu chủ yếu do lạm phát cao, do nhập siêu lớn, do bong bóng bất động sản dẫn tới số thu từ nhà đất tăng cao.  Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách đã xuất hiện từ năm ngoái nên năm nay dự toán ngân sách chỉ tăng so với dự toán năm 2012 khoảng 10% trong khi năm trước đó, dự toán đưa ra mức tăng rất cao trên 24,4%. Thu từ “tiền sử dụng đất” năm nào cũng là khoản dự toán lớn (năm nay dự toán đến 39.000 tỉ đồng, năm ngoái là 37.000 tỉ đồng) và thực tế thu được còn lớn hơn. Năm 2011 thu được gần 52.000 tỉ đồng; năm 2012 sụt còn 45.000 tỉ đồng. Nhưng với tình hình đóng băng bất động sản như hiện nay, khoản dự toán năm nay ắt không đạt (sáu tháng đầu năm 2013 chỉ thu được 12.600 tỉ đồng tiền sử dụng đất). Với một địa phương có nguồn thu lớn từ tiền sử dụng đất như Đà Nẵng mà năm 2012 nguồn thu này chỉ còn đạt 37% so với kế hoạch thì tình hình cả nước cũng không khá hơn. Lạm phát cũng đang được kiềm chế, tỷ giá được hứa hẹn là không điều chỉnh nhiều, nhập siêu giảm mạnh, thậm chí có tháng còn chuyển qua xuất siêu - tất cả làm số thu ngân sách thật sự đang bị ảnh hưởng. Ví dụ, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt năm 2011 là 81.406 tỉ đồng, giảm còn 72.028 tỉ đồng năm 2012 và chỉ còn 32.510 tỉ đồng sau sáu tháng đầu năm 2013, theo số liệu của Bộ Tài chính. Thu kết chuyển từ năm trước sang năm sau là con số rất lớn nhưng đến năm 2012 thì con số này tụt giảm mạnh, chỉ còn bằng một phần mười năm trước đó. Ngân sách trung ương cũng đang dựa rất nhiều vào ngân sách một số địa phương lớn như TPHCM. Nhưng thực tế thu ngân sách TPHCM năm nay được dự báo sẽ hụt khoảng 20.000 tỉ đồng, làm sao không ảnh hưởng đến thu ngân sách chung. Ngoài những yếu tố mang tính ngắn hạn nói trên, nhiều xu hướng dài hạn khác cũng đang tác động đến nguồn thu. Ví dụ dầu thô từng chiếm đến 25,9% tổng thu NSNN vào năm 2000 thì đến nă