Tiểu luận Phân tích công ty tập đoàn Hòa Phát

1.Thông tin của Tập đoàn: - Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. - Hoa Phat Group Joint Stock Company. - Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phố Nối A, Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên. - Chi nhánh Đà Nẵng: 171 Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. 2.Thông tin Cổ Phiếu: - Vốn điều lệ: 3.178.497.600.000 đồng. - Mã chứng khoán: HPG - Sàn niêm yết: HOSE - Ngày bắt đầu niêm yết: 15/11/2007 - Số lượng cổ phiếu lưu hành: 317.849.760 cổ phiếu 3.Ngành nghề kình doanh chính: - Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép; - Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp; - Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox; - Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu; - Luyện gang, thép; đúc gang, sắt, thép; - Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu; - Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ; - Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học; - Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị; - Kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất) - Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí; - Sản xuất xi măng và kinh doanh vật liệu xây dựng.

doc97 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 7298 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích công ty tập đoàn Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm: Ladies Lớp: K14QNH2 Tên công ty: Tập đoàn Hòa Phát Thành viên: Nguyễn Bảo Quyên Cao Thị Phương Nhung Nguyễn Thị Thanh Trang Nguyễn Thị Hồng Dương Thị Thảo Ly Văn Thị Kim Anh Nguyễn Thị Thanh Huyền Nguyễn Thị Thịnh Lê Kim Oanh Phân công công việc: STT  Công việc  Người thực hiện  Thời gian hoàn thành   1  Thu thập thông tin về công ty  cả nhóm  kết thúc tuần thứ 3   2  Phân tích tình hình tài chính 2008 - 2010  Dương Thị Thảo Ly Lê Kim Oanh  kết thúc tuần thứ 5   3  Phân tích sự biến động giá chứng khoán của Cty  Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Thị Thịnh  kết thúc tuần thứ 5   4  Phân tích những yếu tố tác động đến giá chứng khoán năm 2008 - 2010 của công ty     5  Phân tích chi tiết sự biến động của giá chứng khoán 6 tháng đầu năm 2011  Văn Thị Kim Anh  kết thúc tuần thứ 5   6  Phân tích chiến lược tài chính, kế hoạch đầu tư, tài trợ dài hạn, chính sách cổ tức của công ty  Nguyễn Thị Thanh Trang Nguyễn Thị Thanh Huyền  giữa tuần thứ 8   7  Tác động của chiến lược tài chính đến tình hình tài chính của công ty     8  Phân tích và lập dự toán báo cáo tài chính công ty 2011 - 2012; định giá cổ phiếu của công ty  Cao Thị Phương Nhung Nguyễn Bảo Quyên  kết thúc tuần thứ 10   CHƯƠNG I GiỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 1.Thông tin của Tập đoàn: - Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. - Hoa Phat Group Joint Stock Company. - Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phố Nối A, Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên. - Chi nhánh Đà Nẵng: 171 Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. 2.Thông tin Cổ Phiếu: - Vốn điều lệ: 3.178.497.600.000 đồng. - Mã chứng khoán: HPG - Sàn niêm yết: HOSE - Ngày bắt đầu niêm yết: 15/11/2007 - Số lượng cổ phiếu lưu hành: 317.849.760 cổ phiếu 3.Ngành nghề kình doanh chính: - Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép; - Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp; - Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox; - Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu; - Luyện gang, thép; đúc gang, sắt, thép; - Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu; - Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ; - Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học; - Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị; - Kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất) - Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí; - Sản xuất xi măng và kinh doanh vật liệu xây dựng. 4.Vị thế Công ty: - Quý I/2010 công ty đứng thứ 3 về tiêu thụ thép với 10,5% thị phần cả nước, tăng 1,9% so với cuối năm 2009. - Tập đoàn Hòa Phát sản xuất và kinh doanh đa ngành với nhiều sản phẩm công nghiệp và dân dụng trọng điểm, thiết yếu của Việt Nam, vì vậy rất nhiều sản phẩm cũng chính là nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất các sản phẩm khác trong Tập đoàn. Tập đoàn là chủ đầu tư của Khu công nghiệp Phố Nối A (tỉnh Hưng Yên) với tổng diện tích 390 ha tại một vị trí hết sức thuận lợi, hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư đặt nhà máy sản xuất kinh doanh. - Hiện HPG đang sở hữu một dây chuyền sản xuất thép tương đối khép kín từ khâu sản xuất phôi đến cán thép, và được hỗ trợ tích cực bởi mạng lưới phân phôi mạnh đã góp phần quan trọng vào sự thành công cũng như nâng cao vai trò chủ đạo của lĩnh vực này.HPG hiện vươn lên vị trí thứ 4 cả nước với 9,5% thị phần và vị trí thứ 2 tại miền Bắc (chỉ sau TISCO). Khi dự án Khu liên hợp gang thép và Nhà máy xi măng đi vào hoạt động cuối năm 2009 sẽ đóng góp lớn vào doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát trong năm 2010, đánh dấu một sự phát triển mới về quy mô sản xuất khi sản lượng thép tăng từ 250 lên 600 nghìn tấn/năm với công nghệ tiến tiến nhất Việt Nam. - HPG hiện là nhà sản xuất và phân phối hàng đầu về các mặt hàng nội thất văn phòng với khoảng 40% thị phần cả nước. - Từ tháng 7/2009, Hòa Phát sẽ bắt đầu cung cấp 800 tấn thép đầu tiên cho dự án khu văn phòng và nhà ở Vinaconex 1 - hạng mục khoan cọc nhồi thông qua Công ty Kim khí Hồng Hà - đại lý cấp 1 của Hòa Phát. Dự án khu văn phòng và nhà ở Vinaconex 1 do Công ty Cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex 1) làm chủ đầu tư nằm ở vị trí trung tâm 2 quận Cầu Giấy và Thanh Xuân. Tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 1.000 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Việc cung cấp thép cho dự án khu văn phòng nhà ở Vinaconex 1 cho thấy Hòa Phát tiếp tục thành công với việc cung cấp thép cho các dự án quy mô lớn. - Năm 2009 HPG đứng thứ tư toàn thị trường sau Pomina, Thái Nguyên - Tisco và Vinakyoei về sản xuất và tiêu thụ (thị phần lần lượt chiếm 9% và 8,6%). Sản phẩm ống thép của HPG đứng thứ 2 trên toàn thị trường (thị phần 13,9%) sau HLA. - Điện lạnh Hòa Phát là nhà sản xuất có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất tại Việt Nam, chiếm gần 10% thị phần thị trường điều hòa. Sản lượng sản xuất trong tháng 5/2010 của công ty đạt 12.000 sản phẩm tủ lạnh, 3.000 sản phẩm tủ đông và 8.000 sản phẩm điều hòa các loại. 5. Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát: a. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ Hoạt động sản xuất và kinh doanh thép - Sản phẩm thép của Tập đoàn là các loại thép cốt bê tông cán nóng bao gồm; thép cuộn đường kính Ø 6mm, Ø 8mm, thép cuộn D8mm gai và thép thanh vằn đường kính D10mm – D41mm. Sản phẩm thép của Hòa Phát được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghệ của Italia với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm (tối đa có thể đạt 300.000 tấn/năm). Tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép với công suất đạt 180.000 tấn phôi/năm, giúp Công ty chủ động được 80% sản lượng phôi đầu vào phục vụ cho việc sản xuất. - Thị trường của sản phẩm thép Hòa Phát là thị trường trong nước. Hoạt động kinh doanh Thiết bị phụ tùng (Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát) - Hòa Phát là nhà sản xuất đầu tiên tại Việt Nam các thiết bị: Vận thăng lồng, cầu tháp và thiết bị nghiền sàng đá, cát, quặng. Ngoài ra, công ty cũng sản xuất các sản phẩm như: giàn giáo, cốp pha thép, máy trộn, trạm trộn bê tông… - Bên cạnh việc sản xuất các thiết bị xây dựng, Hòa Phát còn là nhà phân phối duy nhất tại Việt Nam những thiết bị xây dựng của các hãng nổi tiếng như: Máy trộn bê tông hiệu “VITO” của Cộng hòa Pháp, máy bơm nước hiệu “KOSHIN” của Nhật Bản, Máy phát điện hiệu “DAISIN” của Nhật Bản, máy nén khí hiệu “AIRMAN” của Nhật Bản, Thiết bị khoan cắt bê tông hiệu “DIMAS” của Mỹ… - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty là thị trường nội địa, nhu cầu đang ngày càng lớn. Hoạt động kinh doanh nội thất – CTCP Nội thất Hòa Phát - Sản phẩm gồm nhiều chủng loại như; bàn ghế phục vụ gia đình, bàn ghế tủ phục vụ văn phòng, sản phẩm nội thất gia đình làm từ gỗ tự nhiên, két sắt chống cháy, két bạc an toàn, các sản phẩm phục vụ trường học, hệ thống vách ngăn văn phòng, các loại sản phẩm phục vụ công trình công cộng, công trình thể thao như ghế ngồi sân vận động, ghế VIP… - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty là thị trường nội địa Hoạt động kinh doanh ống thép – Cty Ống thép Hòa Phát - Sản phẩm thép là các loại ống thép đen hàn và các loại ống mạ kẽm dùng cho dân dụng và công nghiệp. - Khách hàng của Công ty là khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong nước. Hoạt động kinh doanh điện lạnh – Cty Điện lạnh Hòa Phát - Sản phẩm chính: Máy điều hòa không khí mang thương hiệu Funiki, tủ lạnh Funiki, sản phẩm bình nóng tráng men Funiki, sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp khác mang nhãn hiệu Funiki… - Thị trường tiêu thụ là thị trường nội địa Hoạt động kinh doanh xây dựng và khai thác khu công nghiệp, khu đô thị - CTCP Xây dựng & Phát triển Đô thị Hòa Phát - Hoạt động kinh doanh xây dựng và khai thác các khu công nghiệp, khu đô thị. Hoạt động kinh doanh thương mại sắt thép – Cty Thương mại Hòa Phát - Chuyên kinh doanh thương mại thép, các sản phẩm Công ty tập trung kinh doanh gồm thép phế, thép mạ nhúng nóng, thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng, thép không gỉ, ống thép hàn, ống thép đúc đường kính lớn, thép dài cán nóng và cán nguội, phôi thép, thép cuộn cán nguội và các loại phụ kiện sử dụng cho ống dẫn nước và ống công nghiệp. - Khách hàng của Công ty là khách hàng nội địa. b. Các nhân tố ảnh hưởng Nhân tố luật pháp và chính trị - Sự ổn định về chính trị, chính sách mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác giao lưu với các nước trong khu vực tạo điều kiện tốt cho HPG mở rộng hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài; - Chế tài trong việc xử phạt quy định về xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ bị xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa cao; - Quy hoạch ngành sản xuất thép là quy hoạch mở, Chính phủ chủ trương khuyến khích đầu tư vào các khâu: luyện thép từ quặng, sản xuất phôi và sản xuất chủng loại thép đặc biệt. Tỉnh Hưng Yên nơi HPG đặt trụ sở, có nhiều chính sách hỗ trợ HPG bằng việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu từ khi Công ty làm ăn có lãi, miễn nộp tiền thuê đất trong 6 năm (kể từ 2003), giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo, ưu đãi thuế suất doanh nghiệp phải nộp là 25% (trong khi các công ty khác phải nộp 28%); - Ngành thép nhiều nước trên thế giới được Nhà nước bảo hộ, do thép được coi là nguyên vật liệu quan trọng nhất trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đất nước. Việt Nam chưa xây dựng cơ chế chính sách bảo hộ ngành thép Việt, các doanh nghiệp thép Việt khó có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài do lịch sử phát triển ngành thép nước ngoài phát triển lâu đời hơn, có trình độ kỹ thuật hiện đại… Nhân tố kinh tế - Thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động. Trong trường hợp HPG lập dự án đầu tư và dự định tài trợ các dự án này thông qua phương án huy động vốn trên thị trường chứng khoán, gặp lúc biến động HPG sẽ khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện dự án; - Việt Nam có lợi thế là nước có nền dân số trẻ, lao động dồi dào và chi phí giá nhân công rẻ; - Cơ sở hạ tầng giao thông kỹ thuật của Việt Nam còn yếu kém, việc trung chuyển hàng hóa của doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí; - HPG tham gia nhập khẩu phôi thép, thép tấm, thép lá phục vụ sản xuất ống thép, nội thất, phụ tùng nên khi có sự biến động về tỉ giá sẽ ảnh hưởng đến quá trình đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty thành viên của HPG tham gia làm đại lý phân phối cho các hãng nước ngoài như công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng HP phân phối sản phẩm phân phối máy xây dựng hiệu Mikasa, máy trộn bê tông hiệu Vito…nên khi tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và doanh số của công ty thành viên nói riêng và Tập đoàn nói chung. - Lạm phát tăng cao khiến giá các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tăng, ảnh hưởng đến hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Lạm phát tăng cao khiến Nhà nước phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất huy động. Do đặc thù của ngành là cần lượng vốn vay lớn để đầu tư tái sản xuất, lãi suất tiền vay cao gây nhiều áp lực cho doanh nghiệp ngành Thép; - Khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới và Việt Nam khiến các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu sắt thép, ngành xây dựng bị đình trệ. Điều này dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ thép, phôi thép và thành phẩm thép bị ứ đọng gây khó khăn cho doanh nghiệp ngành Thép. Nhân tố xã hội - Người dân Việt Nam có tâm lý chuộng hàng ngoại cao, điều này gây khó khăn đến kế hoạch thay thế dần hàng ngoại bằng sản phẩm của HPG; - Mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu cho sản phẩm nội thất, điện lạnh, nhu cầu sử dụng thép, sản phẩm dùng cho ngành xây dựng để đầu tư sản xuất và xây dựng dân dụng, nhu cầu thuê đất xây dựng nhà máy xí nghiệp tăng; qua đó thúc đẩy sức tiêu thụ các sản phẩm của HPG; - Người dân ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các chương trình truyền hình, gameshow… cho nên việc quảng bá hình ảnh bằng quảng cáo trên truyền hình, tham gia tài trợ các chương trình gameshow của doanh nghiệp sẽ diễn ra hiệu quả hơn; - Tác động đến môi trường của ngành thép là lớn nên việc nhập thép phế liệu diễn ra khó khăn. Công ty không thể tận dụng được nguồn thép phế liệu nhập ngoại giá rẻ để tái chế. Nhân tố công nghệ - Áp dụng tự động hóa trong sản xuất kinh doanh giúp các công ty tiết kiệm được chi phí nhân công, giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm; - Quá trình mua bán, trao đổi công nghệ giữa HPG và các đối tác trong và ngoài nước diễn ra dễ dàng giúp HPG luôn có cơ hội để hiện đại hoá dây chuyền công nghệ; - Internet đã và đang đóng vai trò là kênh quảng bá sản phẩm của HPG đến người tiêu dùng trong nước, là kênh cung cấp thông tin hiệu quả về các hoạt động sự kiện của HPG đến nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư an tâm hơn vào doanh nghiệp mình đã đầu tư. - Xu hướng chú trọng công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ngày càng được đẩy mạnh trong các ngành. Các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam cũng như HPG đầu tư nhiều cho công tác R&D với hi vọng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA TẬP ĐOÀN QUA 3 NĂM (2008-2010) 1.Sự biến động của Tài sản: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2008-2010 Đvt: Đồng Chỉ tiêu  Mã số  Thuyết minh  2010  2009  2008          A.TÀI SẢN                  I.Tài sản ngắn hạn  100     7,866,093,787,662  5,407,840,665,885  3,849,009,101,068   1. Tiền và các khoản tương đương tiền  110  5  1,047,177,227,261  1,480,490,925,374  510,218,287,249   Tiền  111     136,131,658,520  915,772,994,337  253,418,287,249   Các khoản tương đương tiền  112     911,045,568,741  564,717,931,037  256,800,000,000   2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  120  13  290,230,500,000  146,137,615,408  734,385,999,000   Các khoản đầu tư ngắn hạn  121     290,230,500,000  146,137,615,408  734,385,999,000   3. Các khoản phải thu ngắn hạn  130  6  1,832,703,218,063  883,023,387,201  720,175,258,324   Phải thu khách hàng  131     1,503,995,277,666  736,028,795,343  472,868,078,061   Trả trước cho người bán  132     278,580,818,965  104,794,095,889  197,654,672,523   Các khoản phải thu khác  135     58,870,287,473  49,425,229,789  58,930,709,844   Dự phòng các khoản phải thu khó đòi  139     (8,743,166,041)  (7,224,733,820)  (9,278,202,104)   4. Hàng tồn kho  140  7  4,540,810,505,212  2,556,676,319,108  1,820,239,669,743   Hàng tồn kho  141     4,549,531,816  2,564,854,388,112  1,999,879,190,602   Dự phòng giảm giá hàng tồn kho  149     (8,720,545,604)  (8,178,069,004)  (179,639,520,859)   5. Tài sản ngắn hạn khác  150     155,172,337,126  341,512,418,794  63,989,886,752   Chi phí trả trước ngắn hạn  151     31,937,003,359  11,276,991,645  5,502,046,195   Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ  152     87,040,305,417  91,398,981,334  38,927,634,634   Thuế và các khoản phải thu từ Nhà nước  154     2,551,817,942  2,807,498,457  3,914,401,984   Tài sản ngắn hạn khác  158     33,643,210,408  236,028,947,358  15,645,803,939   II. Tài sản dài hạn  200     7,037,564,444,437  4,835,399,323,200  1,790,365,447,257   1. Các khoản phải thu dài hạn  210     449,008,590,000  43,404,000  43,404,000   Phải thu dài hạn khác  218  6  449,008,590,000  43,404,000  43,404,000   2. Tài sản cố định  220     4,603,672,511,871  3,065,311,850,943  1,265,421,455,951   Tài sản cố định hữu hình  221  8  3,979,294,726,886  876,483,904,113  877,668,572,169   Nguyên giá  222     5,109,678,090,211  1,634,137,248,326  1,439,883,857,293   Giá trị hao mòn lũy kế  223     (1,130,383,363,325)  (757,653,344,213)  (562,215,285,124)   Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính  224  9  10,662,903,383  11,677,291,317  12,691,678,733   Nguyên giá  225     16,488,423,548  16,488,423,548  16,488,423,548   Giá trị hao mòn lũy kế  226     (5,825,520,165)  4,811,132,231  (3,796,744,815)   Tài sản cố định vô hình  227  10  122,793,292,131  274,764,834,646  264,612,717,186   Nguyên giá  228     135,335,392,353  283,458,505,168  270,155,360,706   Giá trị hao mòn lũy kế  229     (12,542,100,222)  (8,693,670,522)  (5,542,643,520)   Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  230  11  490,921,589,471  1,902,385,820,867  110,448,487,863   3. Bất động sản đầu tư  240  12  15,189,484,788  19,549,586,087  18,330,500,676   Nguyên giá  241     29,106,577,749  29,106,577,749  23,370,512,967   Giá trị hao mòn lũy kế  242     (13,917,092,961)  (9,556,991,662)  (5,040,012,291)   4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn  250  13  708,792,906,574  1,101,992,112,536  380,605,806,896   Đầu tư vào các công ty liên kết  252     573,650,566,574  930,972,112,536  380,585,806,896   Đầu tư dài hạn khác  258     135,142,340,000  171,020,000,000  20,000,000   5. Tài sản dài hạn khác  260     1,260,900,951,204  648,502,369,634  125,964,279,734   Chi phí trả trước dài hạn  261  14  224,060,809,097  121,805,877,399  106,670,235,528   Tài sản thuế TN hoãn lại  262  15  51,313,170,818  30,147,903,044  19,159,968,886   Tài sản dài hạn khác  268     21,585,297,631  2,731,879,000  134,075,320   Lợi thế thương mại  269  16  963,941,673,658  493,816,710,191      TỔNG TÀI SẢN  270     14,903,658,232,099  10,243,239,989,085  5,639,374,548,325   BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN: Chỉ tiêu  Chênh lệch 2010/2009  Chênh lệch 2009/2008    Số tiền  %  Số tiền  %   A.TÀI SẢN               I.Tài sản ngắn hạn  2,458,253,121,777  45  1,558,831,564,817  40   1. Tiền và các khoản tương đương tiền  (433,313,698,113)  (29)  970,272,638,125  190   Tiền  (779,641,335,817)  (85)  662,354,707,088  261   Các khoản tương đương tiền  346,327,637,704  61  307,917,931,037  120   2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  144,092,884,592  99  (588,248,383,592)  (80)   Các khoản đầu tư ngắn hạn  144,092,884,592  99  (588,248,383,592)  (80)   3. Các khoản phải thu ngắn hạn  949,679,830,862  108  162,848,128,877  23   Phải thu khách hàng  767,966,482,323  104  263,160,717,282  56   Trả trước cho người bán  173,786,723,076  166  (92,860,576,634)  (47)   Các khoản phải thu khác  9,445,057,684  19  (9,505,480,055)  (16)   Dự phòng các khoản phải thu khó đòi  (1,518,432,221)  21  2,053,468,284  (22)   4. Hàng tồn kho  1,984,134,186,104  78  736,436,649,365  40 
Tài liệu liên quan