Tiểu luận Về các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị

A. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Chế định về các hình thức sở hữu luôn là một đề tài nóng, có giá trị thực tiễn cao. Cơ sở pháp lý quan trọng để xác định các hình thức sở hữu trong BLDS chính là hiến pháp. Điều 15, Hiến pháp 1992 đã quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Các hình thức sở hữu được quy định ở Bộ luật dân sự năm 2005 tại Chương XIII và được quy định khái quát tại Điều 172 BLDS 2005: “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp”.Mỗi hình thức sở hữu lại mang những đặc trưng riêng nên cần phải có sự hiểu biết rõ về mỗi hình thức sở hữu để tránh nhầm lẫn.

doc20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Về các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU. Nền kinh tế xã hội của nhà nước ngày càng phát triển một cách toàn cầu hóa, theo xu hướng nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế này dựa trên quy định về các hình thức sở hữu. Sự phát triển của các quốc gia cũng phần nào phụ thuộc vào các hình thức sở hữu. Thực tế, trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, các hình thức sở hữu luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Hình thức sở hữu ở mỗi quốc gia lại khác nhau. Ở Việt Nam, các hình thức sở hữu cũng được biểu hiện một cách rõ nét và mang những nét riêng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề tài: “Về các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Chế định về các hình thức sở hữu luôn là một đề tài nóng, có giá trị thực tiễn cao. Cơ sở pháp lý quan trọng để xác định các hình thức sở hữu trong BLDS chính là hiến pháp. Điều 15, Hiến pháp 1992 đã quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Các hình thức sở hữu được quy định ở Bộ luật dân sự năm 2005 tại Chương XIII và được quy định khái quát tại Điều 172 BLDS 2005: “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp”.Mỗi hình thức sở hữu lại mang những đặc trưng riêng nên cần phải có sự hiểu biết rõ về mỗi hình thức sở hữu để tránh nhầm lẫn. Các hình thức sở hữu. Sở hữu nhà nước. Chủ thể của sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước đã trải qua một quá trình lịch sử khá dài với rất nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, sở hữu nhà nước vẫn giữ được vai trò chủ đạo của nền kinh tế đất nước. Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về sở hữu toàn dân, sau đó Bộ luật dân sự năm 2005 đã thay đổi tên gọi là “sở hữu nhà nước”. Quy định như vậy nhằm tránh tình trạng làm mất đi bản chất và ý nghĩa chính trị, pháp lý của hình thức sở hữu này. Trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, tất cả các thành phần kinh tế đều được ghi nhận sự bình đẳng. Vậy làm thế nào để phát huy vai trò của sở hữu nhà nước đối với nền kinh tế của đất nước? Thực tế, cần phải có một cơ chế rõ nét để sở hữu nhà nước phát huy hiệu vai trò của mình. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định:“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Điều 17 hiến pháp này cũng nêu rõ Nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân. Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đại diện cho tầng lớp nhân dân, là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước và chính là chủ thể của sở hữu nhà nước. Khác với những chủ thể khác, Nhà nước tham gia quan hệ quyền sở hữu với tư cách là chủ thể đặc biệt và là chủ thể duy nhất đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu. Để thực hiện quyền sở hữu của mình, Nhà nước thành lập các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lí ở trung ương và địa phương, thành lập các doanh nghiệp nhà nước. Khách thể của sở hữu nhà nước. Khách thể của sở hữu nhà nước rất đa dạng, phạm vi khách thể không bị hạn chế. Để thực hiện được vai trò của chủ sở hữu đối với hình thức sở hữu này buộc nhà nước phải có tài sản thuộc sở hữu của mình. Trên cơ sở quy định tại điều 17, Hiến pháp 1992, Điều 200, BLDS quy định phạm vi tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như sau: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.” Như vậy, phạm vi tài sản thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: - Đất đai: Hiến pháp 1992 (điều 17), Luật đất đai( khoản 1 điều 5), BLDS ( Điều 200) đều nêu rõ đất đai là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Đất đai bao gồm tất cả các loại đất đai trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đất đai được phân thành 3 loại chính là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất và các liên quan đến quyền sử dụng đất. - Rừng, núi, sông, hồ: + Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng thì “rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước”. Rừng được chia thành các loại sau: Rừng phòng hộ để bảo vệ đất, nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, rừng để chắn gió, chắn sóng biển và lấn biển. Rừng đặc dụng để bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, rừng quốc gia, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, làm danh lam thắng cảnh và du lịch. Rừng sản xuất dùng vào việc khai thác, kinh doanh gỗ, các lâm sản rừng và động vật rừng. Theo quy định tại khoản 1, điều 6, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước… + Núi: Dạng địa hình lồi, sườn dốc, có độ cao lớn hơn đồi: núi nhấp nhô vượt núi băng sông. + Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè thường đi lại được. + Hồ: Nơi trũng ở trong đất liền, sâu và rộng, chứa nước thường là nước ngọt. Tất cả núi, sông, hồ trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc sở hữu của Nhà nước. - Nguồn nước: Nước là một yếu tố không thể thiếu đối với đời sống của con người. Nước bao gồm mặt biển, sông, hồ, ngòi, rạch…. Điều 1, Luật tài nguyên nước 1998 quy định: “Tài nguyên nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Luật cải cách ruộng đất năm 1953 và một số văn bản pháp luật khác đã xóa bỏ quyền chiếm hữu tư nhân, những đặc quyền, đặc lợi về khúc sông, mặt biển. Pháp luật đã quy định: Mặt biển, hồ lớn, sông ngòi, các công trình thủy lợi đều thuộc sở hữu nhà nước. - Tài nguyên trong lòng đất: Khoáng sản là những loại tài nguyên trong lòng đất, dưới thềm lục địa có giá trị kinh tế phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp quốc phòng. + Hầm: bao gồm các khoáng chất để xây dựng và cung cấp cho công nghiệp như đá vôi, đất sét, cát đen, cát vàng, muối mỏ, các khoáng chất làm nguyên liệu sản xuất phân bón. + Mỏ: bao gồm các loại khoáng chất như kim loại, đá quý, than đá, nhiên liệu lỏng (dầu), nhiên liệu khí… - Các loại vũ khí quốc phòng, an ninh: là những tài sản chỉ thuộc quyền sở hữu nhà nước, do nhà nước trang bị cho các lực lượng vũ trang để chiến đấu bảo vệ tổ quốc và giữ gìn trật tự trị an. Ở nước ta, cá nhân không có quyền có vũ khí riêng. 1.3. Nội dung của sở hữu nhà nước. Với tư cách là chủ sở hữu với tài sản là những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nước ta, cũng như các chủ sở hữu khác, Nhà nước - chủ sở hữu đặc biệt cũng có những quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền chiếm hữu: Nhà nước kiểm tra, giám sát tài sản thuộc sở hữu của mình bằng cách ban hành các văn bản pháp luật quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản được nhà nước giao cho. Quyền sử dụng: Đây là quyền năng mà nhà nước đã chuyển giao cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước để quản lý và khai thác công dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Quyền định đoạt: Để thực hiện quyền định đoạt, Nhà nước trao cho các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương quyền được định đoạt một phần trong phạm vi quyền sở hữu đất đai của mình. Đồng thời, những cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cũng có thẩm quyền thu hồi đất nếu người sử dụng đất không thực hiện đúng chính sách, pháp luật của nhà nước về mục đích sử dụng từng loại đất, bảo vệ đất… Để việc thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước một cách tốt nhất thì phải bảo đảm các nguyên tắc chung. Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành và điều hành sẽ “thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước”. Hơn thế nữa, để đảm bảo quyền chủ sở hữu của mình, Điều 202 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định:“Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định”. Cuối cùng, sử dụng tài sản của nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản của mình một cách có hiệu quả nhất thì nhà nước đã tiến hành đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước hoặc giao cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác được phép quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, đúng mục đích, trong phạm vi, theo trình tự, cách thức phù hợp đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. + Trong trường hợp tài sản nhà nước được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Điều 203 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:“1. Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.” Không giống với quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 đã bỏ cụm từ “nhà nước” ở cuối khoản 1. Thực tế doanh nghiệp nhà nước đã được quy định chung trong Luật doanh nghiệp chứ không giới hạn chỉ trong luật doanh nghiệp nhà nước trước kia nữa. Khoản 2 là quy định hoàn toàn mới so với Bộ luật dân sự năm 1995. Nhà nước có thể đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn vào doanh nghiệp. Tài sản mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp rất đa dạng, có thể là đất đai, tài nguyên, phần vốn khác…Khi nhà nước đầu tư vốn, doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. + Thực hiện quyền sở hữu nhà nước trong trường hợp tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang được giữ nguyên như quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, duy trì trật tự và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Tài sản nhà nước giao cho các cơ quan, đơn vị này thì các cơ quan, đơn vị này phải sử dụng tài sản đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó. + Thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.Nếu như trong Điều 211 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định chỉ có 2 nhóm đối tượng được giao tài sản là tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội thì Điều 205 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thêm các tổ chức xã hội – nghề nghiệp như: “1. Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó. 2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có quyền quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ”. Các tổ chức được Nhà nước giao tài sản có quyền quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, cách thức, trình tự do pháp luật quy định. + Đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân sử dụng khai thác tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước. Tại Điều 206 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền của doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã bỏ cụm từ “ngoài quốc doanh” sau cụm từ “doanh nghiệp” nhằm làm thống nhất trong quy định của hệ thống pháp luật nước ta. Ngoài ra, đối với những tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước mà chưa được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý thì Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa và khai thác. Tóm lại, nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu, Nhà nước thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu thông qua các cơ quan nhà nước. Sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng và những tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chât và tinh thần của từng cá nhân. Chủ thể của sở hữu tư nhân. Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, sở hữu tư nhân được ghi nhận là một hình thức sở hữu bình đẳng giống như bất kì một hình thức sở hữu nào khác. Điều 211, BLDS 2005 quy định: “ Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”. Chủ thể của sở hữu tư nhân là từng cá nhân. Muốn trở thành chủ thể của sở hữu tư nhân được toàn quyền tự mình hành xử những quyền năng của chủ sở hữu phải có những điều kiện nhất định. Bên cạnh việc quy định chủ thể sở hữu tư nhân là công dân Việt nam thì BLDS còn công nhận các chủ thể sở hữu tư nhân là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có vốn đầu tư về nước để sản xuất, kinh doanh. Những người này cũng là chủ thể của sở hữu tư nhân đối với phần vốn, tài sản mà họ đã đầu tư tại Việt Nam. Trong một số trường hợp, nếu cá nhân không trực tiếp thực hiện được các quyền năng của quyền sở hữu thì việc thực hiện các quyền năng này phải thông qua hành vi của người đại diện. Khách thể của sở hữu tư nhân. Khách thể của sở hữu tư nhân là nhưng tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân công dân. Tài sản thuộc sở hữu tư nhân được pháp luật quy định rất đa dạng về căn cứ phát sinh, không giới hạn về số lượng, giá trị tải sản. Theo quy định của pháp luật thì: “Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị”. Sự hạn chế đó chỉ trong trường hợp: “Cá nhân không được sở hữu đối với tải sản mà pháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở hữu tư nhân”. Phạm vi khách thể của sở hữu tư nhân được Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Tuy nhiên, cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc sở hữu tư nhân. Đó là các tài sản theo quy định tại điều 212 BLDS. Nội dung của sở hữu tư nhân. Nội dung quyền sở hữu của cá nhân công dân được thể hiện ở việc làm chủ, chi phối tài sản thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản (Điều 213 BLDS). Cá nhân là chủ thể sở hữu của tư nhân có quyền thực hiện các quyền năng trong nội dung của sở hữu tư nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều 21 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển”.Sau đó đã có nhiều văn bản khuyến khích công dân có vốn, có trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ quản lý kinh tế… đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Sở hữu tư nhân không còn có sự khác biệt với các hình thức sở hữu khác như trước kia mà thậm chí Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân. Nhà nước không sử dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính hay tiến hành cải tạo để chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu tập thể. Tài sản tư nhân không bị quốc hữu hóa và chỉ trong trường hợp “thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường” (Điều 23 Hiến pháp năm 1992). Bên cạnh đó, Nhà nước còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam. Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không bị quốc hữu hóa. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo các quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư. Nguyên tắc chung của việc thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu tư nhân là: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác…”. Sở hữu tập thể. Chủ thể của sở hữu tập thể. Điều 208, BLDS 2005 quy định: “Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi”. Sở hữu tập thể được xác lập trên cơ sở các cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức để hợp tác sản xuất kinh doanh. Chủ thể của sở hữu tập thể là các hợp tác xã (doanh nghiệp tập thể). Các hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân. Cơ sở để hình thành hợp tác xã là do các xã viên tự nguyện liên kết lại nhằm giải quyết, đáp ứng những nhu cầu nhất định của mình trên tinh thần tự nguyện, cùng góp vốn và cùng góp sức. Mỗi hợp tác xã với tư cách là chủ thể của sở hữu tập thể có quyền sở hữu đối với toàn bộ tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật. Khách thể của sở hữu tập thể. “Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tập thể đó” (điều 209 BLDS 2005). Khách thể của sở hữu tập thể bao gồm tất cả các tư liệu sản xuất, công cụ lao động, vốn góp của xã viên, các loại quỹ do hợp tác xã lập ra, các thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật. Nội dung của sở hữu tập thể. Doanh nghiệp tập thể là loại hình kinh tế có tư cách pháp nhân nên hoạt động của loại hình doanh nghiệp này phải tuân theo các quy định của BLDS, các luật chuyên ngành và các quy định của pháp luật về pháp nhân. - Theo quy định của pháp luật thì việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Ban quản trị dựa theo điều lệ và nghị quyết của đại hội toàn thể xã viên giao tài sản thuộc sở hữu tập thể cho các thành viên trực tiếp khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và đáp ứng lợi ích của các thành viên. Nói chung, các quy định về hình thức sở hữu tập thể ở Bộ luật dân sự năm 2005 được giữ nguyên nội dung như ở B
Tài liệu liên quan