Mục tiêu:Đánh sát giá trị chẩn đoán và độ an toàn của sinh thiết
màng phổi mù trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi (TDMP) dịch tiết.
Phương pháp nghiên cứu:Thử nghiệm chẩn đoán lâm sàng. Tiến
hành sinh thiết màng phổi mù các trường hợp TDMP dịch tiết không rõ
nguyên nhân, hoặc chưa chẩn đoán được qua tế bào học và biểu hiện lâm
sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý ác tính.
Kết quả:Từ 01/2001 đến 09/2006, 356 trường hợp TDMP dịch tiết
(237 nam và 119 nữ) nhập viện và được STMP mù để chẩn đoán, gồm 148
trường hợp lao màng phổi, 201 ung thư di căn màng phổi, 4 lao và ung thư
di căn màng phổi, 3 u trung mô màng phổi. Giá trị chẩn đoán của STMP mù
đối với lao màng phổi có độ nhạy 78,29%, độ chuyên biệt 100%; và đối với
TDMP ác tính có độ nhạy 69,23%, độ chuyên biệt 100%.
26 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của sinh thiết màng phổi mù trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA SINH THIẾT MÀNG PHỔI MÙ
TRONG CHẨN ĐOÁN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh sát giá trị chẩn đoán và độ an toàn của sinh thiết
màng phổi mù trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi (TDMP) dịch tiết.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm chẩn đoán lâm sàng. Tiến
hành sinh thiết màng phổi mù các trường hợp TDMP dịch tiết không rõ
nguyên nhân, hoặc chưa chẩn đoán được qua tế bào học và biểu hiện lâm
sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý ác tính.
Kết quả: Từ 01/2001 đến 09/2006, 356 trường hợp TDMP dịch tiết
(237 nam và 119 nữ) nhập viện và được STMP mù để chẩn đoán, gồm 148
trường hợp lao màng phổi, 201 ung thư di căn màng phổi, 4 lao và ung thư
di căn màng phổi, 3 u trung mô màng phổi. Giá trị chẩn đoán của STMP mù
đối với lao màng phổi có độ nhạy 78,29%, độ chuyên biệt 100%; và đối với
TDMP ác tính có độ nhạy 69,23%, độ chuyên biệt 100%. Các biến chứng
bao gồm 46 trường hợp đau ngực nơi sinh thiết (12,92%), 4 máu tụ nơi sinh
thiết (1,12%), 11 tràn khí màng phổi (3,09%) (chỉ có 3 trường hợp được đặt
ống dẫn lưu), 3 tràn máu màng phổi (0,84%), 8 sốc vagal (2,24%), và 1 tử
vong (0,28%).
Kết luận: Sinh thiết màng phổi mù có giá trị chẩn đoán cao đối với
các TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân và tương đối an toàn, và biến
chứng thấp.
ABSTRACT
Objective: to evaluate the diagnostic value and the safe of blind
percutaneous pleural biopsy (closed pleural biopsy) in the diagnosis of
exudative pleural effusions.
Method: Clinical diagnostic test. Blind percutaneous pleural biopsies
were performed on patients with undiagnosed exudative effusions, with non-
diagnostic cytology, and a clinical suspicion of tuberculosis or malignancy.
Results: From 01/2001 to 09/2006, 356 cases of exudative pleural
effusions (237 male and 119 female patients) were admited and perfomed by
blind percutaneous pleural biopsy for diagnosis, include 148 cases of
tuberculous pleurisies, 201 pleura metastatic malignancies, 4 tuberculous
pleurisies and pleura metastatic malignancies và 3 mesotheliomas.
Diagnostic value of blind percutaneous pleural biopsy for tuberculous
pleurisies was 78,29% of sensitivity and 100% of specificity; and for
malignant pleura effusions was 69,23% of sensitivity and 100% of
specificity. Complications include 46 cases of site chest pain (12,92%), 4 site
haematoma (1,12%), 11 pneumothorax (3,09%; only 3 cases needing
drainage), 3 haemothorax (0,84%), 8 vasovagal reaction (2,24%), and 1
death (0,28%).
Conclusion: Blind percutaneous pleural biopsies had high diagnostic
value for undiagnosed exudative effusions and were relatively safe, and their
complications were low.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn dịch màng phổi (TDMP) là tình trạng bệnh lý thường gặp, gây ra
sự tích tụ dịch bất thường trong khoang màng phổi do một vài cơ chế bệnh
sinh như tăng tính thấm màng phổi, tăng áp lực mao mạch phổi, giảm áp lực
âm trong khoang màng phổi, giảm áp lực keo, và tắc nghẽn dòng bạch
huyết(10,2,15,16,17,18,19,25). Có nhiều phương pháp chẩn đoán, trong đó sinh thiết
màng phổi (STMP) là một thủ thuật đóng vai trò quan trọng giúp chẩn đoán
xác định nguyên nhân bệnh lý gây TDMP (có thể bao gồm các nguyên nhân
tại phổi, màng phổi hoặc ngoài phổi). STMP có giá trị lớn nhất trong chẩn
đoán bệnh lý u hạt (thường do lao) hoặc ác tính của màng
phổi(1,3,6,7,15,22,18,19,26,27,28,29,32)).
STMP mù (còn gọi là STMP bằng kim khép kín) là một thủ thuật đã
được ứng dụng đầu tiên vào năm 1958, dùng kim khép kín (kim Abrams, kim
Cope, kim Castelain, kim Raja, kim Tru-cut) sinh thiết lấy mẫu mô màng
phổi để tiến hành khảo sát mô học (giải phẫu bệnh lý) và vi trùng học giúp
chẩn đoán nguyên nhân TDMP và được sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa
phổi. Phương pháp này thường được thực hiện cùng lúc với chọc dò khoang
màng phổi(1,3,7,15,22,19,21,12,28,29,32). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp
STMP mù (bằng kim khép kín Abrams và Castelain) nhằm đánh giá giá trị
chẩn đoán, độ an toàn của thủ thuật này trong chẩn đoán các TDMP dịch tiết
không rõ nguyên nhân, hoặc chưa chẩn đoán được qua tế bào học và biểu
hiện lâm sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý ác tính.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân TDMP dịch tiết nhập viện và được tiến hành
STMP mù để chẩn đoán từ tháng 01/2001 đến 09/2006 tại bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân, chưa chẩn đoán được
qua tế bào học và biểu hiện lâm sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý ác tính.
Xác định TDMP dịch tiết theo tiêu chuẩn Light(17,19)
Khi có một trong nhiều tiêu chuẩn sau:
- Protein dịch màng phổi/protein huyết thanh > 0,5
- LDH dịch màng phổi/LDH huyết thanh > 0,6
- LDH dịch màng phổi > 2/3 giới hạn trên bình thường của LDH
huyết thanh
Tiêu chuẩn loại trừ
- TDMP dịch thấm
- Bệnh nhân không đồng ý và/hoặc không hợp tác thực hiện thủ thuật.
- Giải phẫu học không cho phép xác định vị trí chọc dò, STMP thích
hợp.
- Rối loạn đông máu, suy gan cấp nặng, suy thận cấp, suy tim nặng,
nhồi máu cơ tim cấp...
Loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán lâm sàng
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Chuẩn bị dụng cụ STMP mù
- Dụng cụ STMP mù là kim Abrams và kim Castelain
- Dụng cụ sát khuẩn vị trí vùng da để tiến hành STMP (kìm, bông
gòn, gạc vô khuẩn, khăn mổ có lỗ, dung dịch sát trùng: cồn, povidine).
- 15 ml Lidocain 1% hoặc 2% dùng cho gây tê tại chỗ được chứa
trong ống tiêm gắn với kim nòng nhỏ số 20 – 22 (20 – 22 gauge).
- Kim chọc hút 18 (18 gauge), ống tiêm cỡ 20 – 30 ml dùng để gắn
kim STMP; một dao mổ số 11 (#11 Scalpel); dụng cụ khâu (kim khâu da,
chỉ khâu không tan, kìm kẹp kim, nhíp); các lọ đựng mẫu mô màng phổi có
chứa formalin 10% (dùng cho mô học) và nước muối sinh lý (dùng để cấy
mẫu mô sinh thiết tìm vi trùng lao); và các ống nghiệm, lọ (bằng thủy tinh
hoặc bằng nhựa) dùng đựng các mẫu dịch thử.
- Máy hút dịch, ống dây nối với máy hút và ống nối chạc ba có khóa
điều chỉnh.
Chuẩn bị bệnh nhân trước khi STMP mù:
- Bệnh nhân được khai thác tiền căn, bệnh sử cẩn thận, đặc biệt các
bệnh lý rối loạn đông máu, sử dụng các thuốc kháng đông và phản ứng với
các thuốc gây tê trước đó.
- Khám lâm sàng (nhìn, sờ, gõ, nghe), chụp X-quang phổi thẳng và
nghiêng và siêu âm ngực (đối với TDMP lượng ít) để đánh giá vị trí và mức độ
TDMP, từ đó giúp xác định vị trí STMP thích hợp.
- Tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu như công thức máu,
thời gian chảy máu, đông máu (TS-TC), thời gian prothrombin, ion đồ máu,
chức năng gan, chức năng thận...
- Giải thích rõ về tình trạng bệnh tật và phương pháp tiến hành thủ thuật
STMP. Sau đó, bệnh nhân, thân nhân hiểu, hợp tác và đồng ý làm cam kết để
tiến hành thủ thuật. Bệnh nhân nên dùng điểm tâm nhẹ trước khi tiến hành thủ
thuật.
- Tiền mê (atropine: 0,25 – 0,5 mg tiêm dưới da và diazepam: 5 – 10
mg uống).
Các bước tiến hành STMP mù:
- Sau khi đã đo dấu hiệu sinh tồn và tiền mê 15 – 60 phút trước khi
thực hiện thủ thuật, bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế tựa, lưng hơi cong hướng
về người thủ thuật viên, hai tay đặt thoải mái trên thành ghế và tư thế đầu
nhìn thẳng về phía trước.
- Đánh dấu và sát trùng da tại vị trí STMP. Trải khăn mổ có lỗ. Gây tê
tại chỗ bằng lidocain 2 % (4 – 6 ml) theo từng lớp giải phẫu từ da, tổ chức
dưới da cho tới màng phổi. Dùng dao mổ số 11 rạch da dài 0,5 cm để tạo
đường đi dễ dàng cho kim sinh thiết. Sau đó, dùng kim sinh thiết đâm (thẳng
góc với thành ngực và hướng mũi kim phải nằm trong vùng nửa dưới của
khoảng gian sườn và đi sát bờ trên xương sườn dưới) từ từ xuyên qua da, tổ
chức dưới da cho đến màng phổi và chọc thủng màng phổi vào trong khoang
màng phổi. Đồng thời, xác định chắc chắn cửa sổ sinh thiết đã nằm hoàn
toàn trong khoang màng phổi.
- Bước kế tiếp là động tác cắt màng phổi, tùy thuộc vào từng loại kim
sinh thiết đang được sử dụng, nhưng quan trọng là hướng cắt của kim sinh thiết
phải song song với khoảng gian sườn (cửa sổ sinh thiết hướng về hai phía của
khoảng gian sườn và/hoặc hướng xuống bờ trên xương sườn dưới) vì động tác
này nhằm tránh gây tổn thương bó mạch thần kinh gian sườn nằm vùng trên
của khoảng gian sườn. Sau khi đã STMP xong, rút kim sinh thiết ra, khâu vết
mổ lại và băng ép bằng gạc vô trùng. Tiến hành lấy mẫu mô màng phổi từ kim
sinh thiết cho vào lọ xét nghiệm. Lấy khoảng 2 – 4 mẫu mô màng phổi cho vào
hai lọ đựng dung dịch formalin 10% (để làm xét nghiệm mô học). Trong
trường hợp dịch màng phổi nhiều cần tiến hành chọc hút dịch màng phổi điều
trị nhằm tháo bỏ dịch ra khỏi khoang màng phổi bằng cách nối hệ thống máy
hút dịch với kim sinh thiết qua một dây ống dẫn lưu dịch và hút với áp lực từ –
10 cm đến – 20 cm H2O.
- Nếu kết quả giải phẫu bệnh lý của STMP lần thứ nhất chỉ ghi nhận
viêm xơ màng phổi hoặc không ghi nhận bệnh lý rõ ràng, chúng tôi có thể
tiến hành STMP lần thứ hai, lần thứ ba (nhưng tối đa không quá 3 lần) trước
khi kết luận.
Theo dõi sau STMP mù
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt
độ) và các dấu hiệu của biến chứng sớm (đau ngực, khó thở, chảy máu...)
ngay sau khi thực hiện thủ thuật và trong vòng 4 – 24 giờ, nếu cần có thể
chụp X-quang phổi thẳng kiểm tra ngay để phát hiện kịp thời các biến chứng
như tràn khí, tràn máu màng phổi.
Thống kê và xử lý số liệu
Dùng phần mềm EXCEL 2003, STATA phiên bản 6.0 để nhập, quản
lý và xử lý số liệu. Các biến số được phân tích bằng các test thống kê thích
hợp, giá trị P < 0,05 được đánh giá là có ý nghĩa thống kê. Các mối liên quan
được xem xét bằng chỉ số nguy cơ tương đối (RR: Relative Risk) với độ tin
cậy 95%. Cách tính các giá trị của thủ thuật: độ nhạy: a/(a+c); độ chuyên
biệt: d/(d+b); giá trị tiên đoán dương: a/(a+b); giá trị tiên đoán âm: d/(d+b).
Trong đó, (a): dương tính thật; (b): dương tính giả; (c): âm tính giả; (d): âm
tính thật.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2001 đến 09/2006, chúng tôi
thu dung 356 trường hợp bệnh nhân TDMP dịch tiết nhập viện và được tiến
hành STMP mù để chẩn đoán.
Đặc điểm dịch tễ học
Trong 356 trường hợp, có 237 trường hợp (66,57%) nam giới, 119
trường hợp (33,43%) nữ giới. Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 1,99:1. Tuổi trung bình
là 46,3. Tuổi lớn nhất là 92 và tuổi nhỏ nhất là 18. Về nơi cư ngụ, có 127
trường hợp (35,67%) ở thành phố Hồ Chí Minh, 229 trường hợp (64,33%) ở
các tỉnh khác.
Về nghề nghiệp, có 155 trường hợp (43,54%) mất sức lao động hoặc
không có nghề nghiệp; 106 trường hợp (29,78%) lao động chân tay; 95
trường hợp (26,68%) lao động trí óc.
Về thói quen hút thuốc lá, 138 trường hợp (38,77%) không hút thuốc,
93 trường hợp (26,12%) hút thuốc lá từ 1 – 20 gói/năm, và 125 trường hợp
(35,11%) hút trên 20 gói/năm.
Bảng 1: Phân bố lứa tuổi
Lứa
tuổi
Số tr.hợp (%)
≤ 20
tuổi
11 (3,09%)
21 – 40
tuổi
108 (30,34%)
41 – 60
tuổi
134 (37,64%)
61 – 80
tuổi
76 (21,35%)
> 81
tuổi
27 (7,58%)
Bảng 2: Tiền căn bệnh lý phổi
Tiền căn bệnh lý
phổi
Số
tr.hợp (%)
Đang điều trị
lao màng phổi
34
(9,55%)
Lao phổi cũ 63
(17,7%)
Bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính
141
(39,61%)
Không có bệnh lý
phổi
118
(33,15%)
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 3: Thời gian khởi bệnh
Thời gian khởi
bệnh
Số
tr.hợp (%)
1/2 tháng 62
(17,42%)
1/2 – 1 tháng 149
(41,85%)
1 – 3 tháng 127
(35,67%)
> 3 tháng 18 (5,06
%)
Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Triệu chứng lâm
sàng
Số
tr.hợp (%)
Sốt 237
(66,57%)
Sụt cân 133
(37,36%)
Khó thở 312
(87,64%)
Đau ngực kiểu
màng phổi
344
(96,63%)
Ho khan và Ho
khạc đàm
268
(75,28%)
Hội chứng 3 giảm 356
(100%)
Bảng 5: Các dạng sang thương trên X-quang phổi
Các dạng sang
thương
Số tr.hợp
(%)
TDMP 356
(100%)
Xẹp phổi 356
(100%)
Xơ mô kẽ phổi 204
(57,30%)
Khí phế thũng 132
(37,08%)
Thâm nhiễm 84
(23,60%)
Hình hạt kê 95
(26,69%)
Khối u 39
(10,96%)
Bảng 6: Vị trí và mức độ TDMP trên X-quang phổi
Số
tr. hợp
(%)
Bên
trái
118
(33,15%)
Bên
phải
214
(60,11%)
Vị
trí TDMP
Hai
bên
24
(6,74%)
Lượng
ít
129
(36,24%)*
Mức
độ TDMP
Lượng
nhiều
227
(63,76%)
(*) có 46 tr. hợp TDMP khu trú lượng ít và chọc dò MP lần đầu thất
bại (12,92%) cần nhờ đến siêu âm đánh dấu vị trí chọc dò và STMP.
Bảng 7: Kết quả giải phẫu bệnh của STMP
Kết quả Số
tr.hợp
(%)
Sang thương lao 115
(32,3%)
Ung thư di căn MP 137
(38,48%)
Sang thương lao và
ung thư di căn MP
4
(1,13%)
U trung mô màng
phổi
3
(0,84%)
Viêm xơ màng phổi 97
(27,25%)
Bảng 8: Chẩn đoán nguyên nhân cuối cùng của TDMP (TDMP)
Chẩn đoán Số
tr.hợp (%)
Lao màng phổi 148
(41,57%)
Ung thư di căn
MP
201
(56,46%)
Lao và ung thư
di căn MP
4
(1,13%)
U trung mô
màng phổi
3
(0,84%)
Bảng 9: Kết quả chẩn đoán dương tính của STMP đối với từng
nguyên nhân
Nguyên
nhân TDMP
Số tr.hợp
(%)
Lao màng
phổi
119/152
(78,29%)
Ung thư di 141/205
căn MP (68,78%)
U trung mô
màng phổi
3/3
(100%)
Bảng 10: Giá trị của STMP trong chẩn đoán lao màng phổi
Giá trị Tỉ lệ
(%)
Độ nhạy 78,29%
Độ chuyên biệt 100 %
Giá trị tiên đoán
dương
100%
Giá trị tiên đoán
âm
86,08%
Bảng 11: Giá trị của STMP trong chẩn đoán TDMP ác tính
Giá trị Tỉ lệ
(%)
Độ nhạy 69,23%
Độ chuyên biệt 100%
Giá trị tiên đoán
dương
100%
Giá trị tiên đoán
âm
69,81%
Bảng 12: Biến chứng của STMP
Biến chứng Số
tr.hợp (%)
Đau ngực nơi
sinh thiết
46
(12,92%)
Máu tụ nơi sinh
thiết
4
(1,12%)
Tràn khí màng
phổi
11
(3,09%)
Tràn máu màng 3
phổi (0,84%)
Sốc vagal 8
(2,24%)
Tử vong 1
(0,28%)
BÀN LUẬN
Về dịch tễ học
Trong 356 trường hợp TDMP dịch tiết được STMP, nam giới gặp nhiều
hơn nữ giới (66,57% so với 33,43%), tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 1,99:1. Theo
nghiên cứu của Đặng Thị Hương(9), cũng ghi nhận là nam (55%) gặp nhiều hơn
nữ (45%). Tuổi trung bình là 46,3 (giới hạn từ 18 – 92), với lứa tuổi mắc bệnh
nhiều nhất là 20 – 60 tuổi (67,98%). Số trường hợp hút thuốc lá chiếm tỉ lệ
nhiều hơn không hút thuốc lá (61,23% so với 38,77%).
Về biểu hiện lâm sàng
Đa số các trường hợp có thời gian khởi bệnh từ 1/2 – 3 tháng (chiếm tỉ
lệ 77,52%) và nhập viện vì các biểu hiện sau như sốt (66,57%), khó thở
(87,64%), đau ngực kiểu màng phổi (96,63%), ho khan hoặc ho khạc đàm
(75,28%), một số trường hợp sụt cân và khám lâm sàng đều có hội chứng ba
giảm. So với các tác giả khác(10,9,16,17,21,19,25) cũng ghi nhận các biểu hiện triệu
chứng của TDMP dịch tiết tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi.
Theo Nguyễn Đình Kim và Đặng Thị Hương(9,21), các triệu chứng TDMP
dịch tiết thường xuất hiện như sốt (81%), khó thở (81,7%), đau ngực kiểu
màng phổi (85,84%).
Tất cả các trường hợp TDMP dịch tiết đều được chẩn đoán xác định
bằng chụp X-quang phổi thẳng sau-trước qui ước và X-quang phổi nghiêng.
Đa số các trường hợp là tràn dịch màng phổi một bên nhiều hơn hai bên
(93,26% so với 6,74%) và bên phải nhiều hơn bên trái (60,11% so với
33,15%). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đặng
Thị Hương(9) (50% TDMP phải, 46% TDMP trái và 4% TDMP hai bên).
Ngoài hình ảnh TDMP và xẹp phổi, không ít các trường hợp có kèm theo
hình ảnh tổn thương nhu mô phổi như thâm nhiễm, hình hạt kê, khối u, xơ
mô kẽ phổi, khí phế thũng... và các biểu hiện này xuất hiện tùy thuộc vào
từng nguyên nhân bệnh lý gây TDMP dịch tiết. Điều này cũng được ghi
nhận trong y văn(10,16,19,11). Đồng thời, phần lớn các trường hợp TDMP dịch
tiết (87,08%) được tiến hành STMP mà không cần chỉ dẫn của siêu âm, chỉ
có 46 trường hợp TDMP khu trú lượng ít và chọc dò màng phổi lần đầu thất
bại (12,92%) cần nhờ đến siêu âm đánh dấu vị trí chọc dò và STMP. Theo
O’Moore P.V. et al(21), cho rằng đối với những trường hợp chọc dò lần đầu
tiên không thành công hoặc TDMP khu trú thì siêu âm giúp đánh dấu vị trí
chọc dò và STMP đến 97% các trường hợp. Ngoài ra, chưa có trường hợp
nào phải cần sự hỗ trợ thêm của CT scan lồng ngực.
Về giá trị chẩn đoán của STMP mù
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chẩn đoán xác định cuối cùng của
356 trường hợp TDMP dịch tiết, ung thư di căn màng phổi chiếm tỉ lệ nhiều
hơn lao màng phổi (56,46% so với 41,57%) và có 4 trường hợp (1,13%)
TDMP dịch tiết vừa do lao vừa do ung thư di căn màng phổi (gồm 3 nữ và 1
nam có tuổi trên 55 tuổi). Theo các nghiên cứu khác(10,16,19) cũng ghi nhận rất
ít trường hợp phối hợp lao màng phổi và ung thư di căn màng phổi (chiếm tỉ
lệ < 2%). Mặt khác, chúng tôi chẩn đoán được 3 trường hợp (0,84%) u trung
mô màng phổi qua STMP mù. Theo y văn, u trung mô màng phổi chiếm tỉ lệ
< 1% các trường hợp TDMP ác tính(10,16,19,25,29,32). Theo bảng 7 và 8, tỉ lệ
chẩn đoán nguyên nhân TDMP dịch tiết của STMP mù là 72,75% trong tổng
số 356 trường hợp được STMP. Khi tiến hành đánh giá kết quả chẩn đoán
dương tính của STMP mù đối với từng nguyên nhân, chúng tôi ghi nhận giá
trị chẩn đoán lao màng phổi có độ nhạy 78,29% (so với các tác giả khác là
từ 50% – 80%) với độ chuyên biệt 100%; và giá trị chẩn đoán TDMP ác tính
(bao gồm ung thư di căn màng phổi và u trung mô màng phổi) có độ nhạy
69,23% (so với các tác giả khác là từ 40% – 87%) với độ chuyên biệt
100%(1,3,7,16,19,26,30,31). Theo Tomlinson J.R.(30), từ 1958 – 1985, nghiên cứu
2893 trường hợp TDMP dịch tiết được STMP mù, tỉ lệ chẩn đoán lao là 75%
và ung thư là 57%. Theo Valdes L. et al(31), giá trị chẩn đoán lao màng phổi
của STMP mù là 80% trong 248 bệnh nhân, nhưng nếu kết hợp nhuộm soi
AFB và cấy thì tỉ lệ chẩn đoán lao màng phổi tăng lên đến 91%. Theo
nghiên cứu của một số tác giả(1,7,19,21,27) về giá trị chẩn đoán TDMP ác tính
của STMP mù chỉ có 46% nhưng nếu kết hợp với kết quả tế bào học của
dịch màng phổi thì tỉ lệ này tăng lên trên 65%. Khi so sánh giá trị chẩn đoán
TDMP ác tính của STMP mù trong nghiên cứu của chúng tôi với STMP qua
nội soi lồng ngực của các tác giả khác(5,8,10,11,15,18,3), đã cho thấy giá trị chẩn
đoán TDMP ác tính của STMP qua nội soi lồng ngực cao hơn rất nhiều (90 –
95%). Chẳng hạn, nghiên cứu của Harris et al(11) trên 182 trường hợp bệnh
nhân TDMP ác tính được STMP qua nội soi lồng ngực cho kết quả dương
tính 95%. Một nghiên cứu của Christian Boutin et al(8) với 102 trường hợp
được sinh thiết qua nội soi lồng ngực đã cho kết quả độ nhạy 91%, độ
chuyên biệt 100% và giá trị tiên đoán âm là 93% trong chẩn đoán TDMP ác
tính. Trong khi giá trị chẩn đoán TDMP ác tính qua STMP mù trong nghiên
cứu của chúng tôi chỉ có 69,23%.
Về biến chứng của STMP mù
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ các biến chứng xảy ra sau khi
STMP mù cũng tương tự như các nghiên cứu khác trong y
văn(1,2,3,21,26,27,29,32).
Bảng 13: Biến chứng của STMP so với các tác giả khác
Biến
chứng
Chúng
tôi
Các
tác giả khác
Đau
ngực nơi
sinh thiết
12,92% 1–
15%
Máu
tụ nơi sinh
thiết
1,12% <1%
Tràn
khí màng
phổi
3,09% 3–
15%
Tràn
máu màng
0,84% <2%
phổi
Sốc
vagal
2,24% 1–5%
Tử
vong
0,28% Rất
hiếm
(<0,5%)
Mặt khác, trong 11 trường hợp biến chứng tràn khí màng phổi
(TKMP), chỉ có 3 trường hợp TKMP lượng nhiều (0,84%) phải bắt buộc đặt
ống dẫn lưu màng phổi, còn lại 8 trường hợp TKMP lượng ít (2,24%) tự hết
sau thời gian theo dõi. Điều này cũng tương tự với trong y văn (khoảng 1%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận 8 trường hợp (2,24%) sốc vagal,
đa số xảy ra trên bệnh nhân trẻ, có thể do tâm lý không ổn định, sợ hãi hoặc
do đau. Tất cả các trường hợp này đều hồi phục sau khi được cấp cứu. Ngoài
ra, có 1 trường hợp bệnh nhân nam 63 tuổi được chẩn đoán tràn dịch màng
phổi phải ác tính (phù hợp với k