Tóm tắt. Ở Việt Nam những năm gần đây, xu hướng đổi mới dạy học theo hướng phát triển
cho người học kĩ năng xử lí các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, công việc hơn là cung
cấp kiến thức đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong bối cảnh đó, phương pháp đóng vai
đã cho thấy nhiều ưu điểm và tính tích cực trong dạy học, đồng thời cũng đang được vận
dụng vào dạy học ở nhiều bộ môn khác nhau trong nhà trường phổ thông. Chính vì vậy, bài
viết muốn đi vào phân tích những lợi thế trong việc sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học những môn này.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0167
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 213-222
This paper is available online at
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG DẠY HỌCMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Phạm Việt Thắng
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt.Ở Việt Nam những năm gần đây, xu hướng đổi mới dạy học theo hướng phát triển
cho người học kĩ năng xử lí các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, công việc hơn là cung
cấp kiến thức đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong bối cảnh đó, phương pháp đóng vai
đã cho thấy nhiều ưu điểm và tính tích cực trong dạy học, đồng thời cũng đang được vận
dụng vào dạy học ở nhiều bộ môn khác nhau trong nhà trường phổ thông. Chính vì vậy, bài
viết muốn đi vào phân tích những lợi thế trong việc sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học những môn này.
Từ khóa: Dạy học Giáo dục công dân, phương pháp đóng vai, dạy học đóng vai trong dạy
học GDCD.
1. Mở đầu
Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục và của thực tiễn dạy học, việc đổi mới phương
pháp và phương tiện dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) đã và đang được đẩy mạnh nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn học này trong nhà trường phổ thông. Mặt khác, trước sự tăng
lên nhanh chóng khối lượng tri thức của nhân loại cũng như tốc độ ứng dụng tri thức vào mọi lĩnh
vực đời sống xã hội, đã dẫn đến tồn tại hai xu hướng dạy học: thứ nhất, dạy học trang bị cho người
học một lượng kiến thức làm nền tảng vững chắc cho các hoạt động nghề nghiệp sau này; thứ hai,
dạy học giúp hình thành và phát triển cho người học kĩ năng xử lí các vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống, công việc hơn là cung cấp kiến thức [1; 237].
Ở Việt Nam những năm gần đây, xu hướng thứ hai đã thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà giáo dục học, trong đó đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học được coi là một khâu
quan trọng. Trong bối cảnh đó, phương pháp đóng vai (PPĐV) đã và đang thu hút được nhiều sự
quan tâm nghiên cứu, đồng thời cũng đang được vận dụng vào dạy học ở nhiều bộ môn trong nhà
trường phổ thông. Các tác giả mặc dù đều xem xét PPĐV trong việc dạy học ở những môn khác
nhau, những đơn vị kiến thức khác nhau, nhưng đều có chung nhận định về ưu điểm của PPĐV
trong việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, nhất là dạy học ở phổ thông. Chẳng hạn, tác giả
Ngày nhận bài: 7/5/2017. Ngày nhận đăng: 2/9/2017
Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail: vietthang271077@yahoo.com.vn.
213
Phạm Việt Thắng
Nguyễn Văn Ninh trong Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
nhằm phát triển toàn diện học sinh nhận định: “vận dụng phương pháp này vào quá trình dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông sẽ là một giải pháp phát triển toàn diện học sinh cả về nhận thức, tư
tưởng, thái độ cũng như năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn” [2; 45]. Các tác giả
trong các công trình khác cũng đều có những đánh giá tương tự, như: tác giả Mai Thị Kim Xuân
với nghiên cứu Vận dụng PP đóng vai trong dạy học Lịch sử Việt Nam (thế kỷ X – giữa thế kỷ XIX,
Lớp 10, THPT - Chương trình chuẩn [3]; Sử dụng PPĐV trong dạy học tiếng Việt để rèn kĩ năng
nói cho học sinh lớp 2 của tác giả Lê Thị Ngọc Hà [4], v.v...
Từ thực tế như vậy, bài viết muốn đi vào phân tích việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn
GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT) nhằm nâng cao chất lượng dạy và học những môn
này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp đóng vai trong dạy học
2.1.1. Phương pháp đóng vai và các hình thức đóng vai
* Phương pháp đóng vai
Thuật ngữ “đóng vai” hiện nay đang được chúng ta sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Theo Từ
điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: “Đóng vai là thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu
hay màn ảnh bằng cách hành động, nói năng như thật” [5, tr.337].
Trong cuốnDạy học và PPDH trong nhà trường, tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng: “Phương
pháp đóng kịch trong dạy học là giáo viên (GV) cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành
động theo các vai diễn. Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng
như các kĩ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản” [6; 283].
Trong Dạy và học môn GDCD ở trường THPT, những vấn đề lí luận và thực tiễn các tác
giả Nguyễn Văn Cư và Nguyễn Duy Nhiên đã định nghĩa: “PPĐV là PP tổ chức cho HS thực hành
một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định để nắm vững nội dung bài học” [7; 22].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn Giáo dục học tập 1 lại định nghĩa: "Đóng kịch là
phương pháp dạy học (PPDH), trong đó GV tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch
bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh (HS) hiểu sâu sắc nội dung học tập" [8; 227].
Trong tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT cho
rằng: “Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử
nào đó trong một tình huống giả định” [9; 17]. Trong định nghĩa này, các tác giả đã đề xuất GV
nên xây dựng các tình huống mở và người học sẽ tự xây dựng kịch bản, lời thoại liên quan đến nội
dung kiến thức, thái độ, kĩ năng cần đạt được của bài học để đóng vai.
Có thể thấy, các quan điểm nêu trên đều có điểm chung, đó là coi PPĐV là phương pháp
mà trong đó GV hoặc HS xây dựng kịch bản có nội dung học tập, yêu cầu người học đóng các vai
diễn. Bản chất của nó là vai trò chủ đạo của GV trong việc biên tập nội dung dạy học thành kịch
bản hoặc tình huống phù hợp để người học sử dụng kịch bản hoặc tự xây dựng kịch bản và nhập
vai, lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, đóng vai có các
hình thức phản ánh mức độ, yêu cầu và mang lại hiệu quả khác nhau. Do đó, dạy học bằng PPĐV
không chỉ dừng lại ở việc đóng kịch. Bởi nó bao gồm việc xác định, lựa chọn kiến thức, xây dựng
kịch bản, phân vai và thể hiện vai diễn. Điều quan trọng hơn là từ việc đóng kịch ấy rút ra bài học
về nhận thức, thái độ và kĩ năng cho người học.
214
Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học...
Vì vậy, có thể định nghĩa: PPĐV là phương pháp dạy học trong đó, HS thông qua hình thức
đóng kịch, nhập vai vào những nhân vật trong kịch bản để thể hiện nhận thức, thái độ, hành vi ứng
xử của những nhân vật, nhờ đó có thể thực hành, trải nghiệm và rút ra những kiến thức, thái độ và
kĩ năng phù hợp, mang tính tích cực.
Nếu đứng trên quan điểm dạy học dựa theo thuyết kiến tạo, PPĐV có thể giúp HS không
những chủ động lĩnh hội tri thức mới, mà còn tìm ra cách thức và con đường đến tri thức đó. Mặt
khác, nó còn giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phê phán thông qua phân tích và
giải quyết các tình huống, đồng thời giúp HS tích cực tham gia bài học, thể hiện bản thân. HS
thông qua đóng vai, sẽ học cách cách ứng xử, giải quyết vấn đề, v.v.. qua đó tác động sâu sắc tới
suy nghĩ và hành động của cả người dạy và người học.
* Các hình thức đóng vai
- Căn cứ theo thời gian chuẩn bị có thể chia thành: đóng vai trực tiếp (xây dựng kịch bản
và đóng vai ngay trong tiết học) và đóng vai có sự chuẩn bị trước từ ở nhà (theo quy trình đã được
phân công từ khi kết thúc tiết học trước và được thực hiện ở tiết học sau)
- Căn cứ vào yêu cầu nắm kiến thức - mục đích học tập thì có: đóng vai tái hiện - ghi nhớ
(đóng vai dựa trên nền kiến thức đã biết, xây dựng nội dung kịch bản với những tình huống, vai
diễn đơn giản); đóng vai suy luận - phát triển (đóng vai mà kịch bản, lời thoại, những vấn đề đặt ra
trong kịch bản và vai diễn được xây dựng, phát triển từ những kiến thức đã biết suy luận mở rộng
ra nội dung kiến thức và những cách ứng xử mới) và đóng vai liên hệ - ứng dụng (đóng vai trong
đó nội dung kịch bản được xây dựng chủ yếu dựa trên những tình huống, những hành vi ứng xử
diễn ra phổ biến trong cuộc sống nhưng được hình tượng hoá, kịch bản hoá)
- Căn cứ theo tiêu chí sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV trong quá trình thực hiện
thì có: đóng vai độc lập (đóng vai trong đó việc xây dựng kịch bản và thể hiện vai diễn chủ yếu
được thể hiện bởi một cá nhân); đóng vai theo nhóm (đóng vai bao gồm các hoạt động chuẩn bị,
xây dựng kịch bản, thể hiện kịch bản dựa trên sự tương tác của nhóm HS. Đây là hình thức đóng
vai diễn ra phổ biến nhất).
- Căn cứ vào nội dung bài học có thể chia thành: đóng vai cùng chủ điểm, chủ đề (đóng vai
mà các nhóm cùng chuẩn bị, thể hiện kịch bản, diễn xuất theo một chủ đề xác định, sau đó việc
nhận xét, thảo luận, đánh giá được thực hiện chung của cả lớp) và đóng vai khác chủ điểm, chủ đề
(đóng vai mà mỗi nhóm xây dựng, thực hiện kịch bản, vai diễn theo những chủ điểm, chủ đề khác
nhau).
Việc phân loại hình thức đóng vai chỉ có ý nghĩa tương đối theo những cách tiếp cận hay
tiêu chí khác nhau. Do đó, trong quá trình vận dụng vào dạy học, GV có thể lựa chọn, thay đổi
hình thức cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, từng tiết học và bài hoc cụ thể.
2.1.2. Quy trình và yêu cầu sư phạm trong việc sử dụng PPĐV
* Quy trình sử dụng PPĐV trong dạy học
- Quy trình dạy học đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học
Trong quy trình này, việc lựa chọn nội dung kiến thức, định hình kịch bản, lời thoại, phân
vai chuẩn bị, diễn xuất,. . . cho đến thảo luận đóng góp ý kiến, nhận xét, kết luận, rút ra bài học
nhận thức, kĩ năng đều diễn ra trong cùng một tiết học. Quy trình này gồm 5 bước:
+ Bước 1: GV căn cứ vào nội dung kiến thức của bài, giới thiệu tình huống. Chia nhóm và
giao tình huống đóng vai cho từng nhóm, quy định rõ thời gian chuẩn bị kịch bản và thời gian thể
hiện kịch bản của từng nhóm.
215
Phạm Việt Thắng
+ Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân vai, thành viên nhóm chuẩn bị
nhanh việc thể hiện các vai được phân công và phối hợp với các vai diễn khác trong nhóm để hình
thành kịch bản - diễn xuất.
+ Bước 3: Các nhóm thể hiện kịch bản (có thể sáng tạo linh hoạt cả về lời thoại và cách
thức, hình thức thể hiện).
+ Bước 4: GV cùng các thành viên còn lại của lớp cùng quan sát, thảo luận, đánh giá về
các vai diễn và đưa ra các câu hỏi phản biện, thảo luận hướng vào nội dung kiến thức liên quan
mà việc đóng vai thể hiện hoặc truyền tải, không quá chú trọng vào năng lực thể hiện các vai diễn.
Trong bước này, GV và HS khác có thể phỏng vấn, đặt các câu hỏi cho các vai diễn.
+ Bước 5: Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kĩ năng. Trên cơ sở đánh giá nội dung, ý
nghĩa và năng lực thể hiện kịch bản, HS tự rút ra các bài học nhận thức và ứng dụng kĩ năng dưới
sự điều hành và vai trò “hướng đạo” của GV.
- Quy trình dạy học đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà
Quy trình đóng vai này được bắt dầu từ cuối tiết học của buổi học lần trước cho đến khi kết
thúc tiết học của buổi học lần sau. Quy trình này bao gồm:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ: sau khi kết thúc tiết học trước, căn cứ vào nội dung bài học của
tiết học sau, GV có thể xây dựng chủ đề, chủ điểm và giao nhiệm vụ cho HS (có thể chia nhóm)
về nhà chuẩn bị trước về: kịch bản, luyện tập thể hiện các vai diễn. . . (có sự liên lạc, chia sẻ thông
tin với GV). Các nhóm có thể cùng chuẩn bị thực hiện đóng vai theo một chủ đề, chủ điểm hoặc
có sự khác nhau về nội dung, chủ điểm và phải chú trọng đến sự phân bố thời lượng, thời gian đối
với kịch bản sẽ thể hiện. Việc phân công giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm có tạo ra hứng thú
học tập cho HS hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nắm bắt, phát hiện và định hướng vấn
đề của GV.
+ Bước 2: Chuẩn bị trước đóng vai - tìm tòi, phát hiện vấn đề và xây dựng kịch bản. Căn cứ
vào nội dung hay chủ điểm được phân công, học sinh tìm tòi, phát hiện vấn đề, thảo luận đưa ra và
lựa chọn tình huống, tiến hành xây dựng kịch bản.
+ Bước 3: Tập luyện thể hiện kịch bản.
+ Bước 4: Thể hiện vai diễn và kịch bản trước lớp. Tiết học mới của buổi học mới bắt đầu,
theo thứ tự được phân công hoặc theo tự nguyện, xung phong, các nhóm sẽ lần lượt lên thể hiện
kịch bản đóng vai.
+ Bước 5: Thảo luận, nhận xét, kết luận và rút ra bài học nhận thức.
Đây là bước quan trọng nhất của quy trình thực hiện PPĐV, nó thể hiện sự chú tâm quan
sát, lắng nghe và tham gia vào hoạt động dạy học, đánh giá và tiếp nhận, vận dụng kiến thức, kĩ
năng của cả GV và HS. Sau khi các nhóm thể hiện kịch bản, dưới sự định hướng của GV, HS sẽ
nêu ý kiến nhận xét về sự thể hiện của các vai diễn, nội dung thông điệp truyền tải, ý nghĩa kịch
bản; HS nêu các câu hỏi phản biện hoặc mở rộng vấn đề, cùng tranh luận, lí giải với theo hướng
mở; GV kết luận và cùng thống nhất với HS về các nội dung kiến thức cần nắm bắt, kĩ năng cần
thực hành, rèn luyện từ trải nghiệm đóng vai.
Trong quy trình dạy học đóng vai, mỗi bước đều có vị trí, vai trò nhất định. Nếu như các
bước 1, 2, 3 có ý nghĩa tiên quyết đến thành công của việc thể hiện vai diễn, kịch bản, đảm bảo
phản ánh hay bộc lộ nội dung, chủ đề, chủ điểm học tập, bước 4 là sự trải nghiệm, thể hiện bản
lĩnh và năng lực của học sinh trong diễn xuất và xử lí tình huống, thì bước 5 có ý nghĩa như một
sự chốt lại các kiến thức và kĩ năng cần đạt được thông qua dạy học bằng hình thức đóng vai.
216
Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học...
* Yêu cầu sư phạm trong việc sử dụng PPĐV
- Tình huống đưa ra phải rõ ràng, vừa gắn với bài học vừa gắn với thực tế và phát huy được
trải nghiệm của HS. Việc lựa chọn nội dung bài học để xây dựng tình huống phụ thuộc vào khả
năng sư phạm của người dạy, nhưng kịch bản và lời thoại nên giao cho HS xây dựng để phát huy
sự chủ động và sáng tạo của HS.
- Mọi HS đều được phải tham gia vào quá trình thảo luận, xây dựng kịch bản, được đóng
vai hoặc phục vụ cho công việc đóng vai của các bạn trong nhóm. GV nên khích lệ các HS còn
chưa mạnh dạn giao tiếp tham gia vào các vai diễn.
- Thời gian chuẩn bị phải phù hợp (nếu là đóng vai trực tiếp trong tiết học). Trong khi các
nhóm chuẩn bị, GV nên bao quát các nhóm, quan sát, lắng nghe để có thể kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ
khi cần thiết.
- Định hướng cho học sinh xây dựng kịch bản phải có kịch tính (các xung đột, các mâu
thuẫn) để gây hứng thú, gây sự chú ý và mang tính giáo dục về nhận thức, định hướng hành vi.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong kịch bản để có thể kết hợp - tương tác với
các bạn diễn khác một cách hiệu quả nhất.
- Khi thấy cần thiết GV có thể thông báo dừng cảnh diễn để chuyển sang nhiệm vụ khác.
- Sau khi diễn, cần thực hiện đàm thoại, thảo luận để rút ra những kết luận sư phạm cho
HS. Việc bình luận sau cảnh diễn phải tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, cầu thị và xây dựng.
Ở đây, GV phải chú ý sao cho lời bình luận của những người quan sát không quá gay gắt và chệch
mục tiêu bài học.
- Chẩn bị tốt những điều kiện vật chất, phương tiện hỗ trợ dạy học.
Những yêu cầu trên là những yêu cầu cơ bản để có thể đảm bảo cho một giờ dạy học sử dụng
PPĐV đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để vận dụng tốt phương pháp này trong giảng dạy môn GDCD vai
trò của GV vô cùng quan trọng. Do vậy, bản thân đội ngũ giáo viên GDCD phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
- GV phải được được đào tạo đúng chuyên môn và luôn cập nhật các kiến thức chuyên
ngành. Biết khai thác, tìm hiểu kiến thức các bộ môn khác có liên quan để làm phong phú thêm
hiểu biêt của mình và phục vụ đắc lực cho bài giảng. GV có kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ
tạo phong cách tự tin trong dạy học, có thể tư vấn và định hướng cho HS trong việc xử lí các tình
huống, xây dựng kịch bản, v.v..
- GV phải được bồi dưỡng nghề nghiệp thường xuyên, đặc biệt là các chương trình bồi
dưỡng về lí luận dạy học hiện đại, PPDH hiện đại, các kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng phát
huy toàn diện năng lực của HS.
- GV phải có hiểu biết đúng đắn và sâu sắc về PPĐV. Trong quá trình sử dụng, GV phải
đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình và các yêu cầu sư phạm. Trong quá trình điều hành các
nhóm diễn xuất và đánh giá, nhận xét, GV cần phải thể hiện sự chủ động, nhiệt tình, khách quan,
gợi mở, định hướng (nhận thức và hành vi) và biết động viên, khích lệ HS.
2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đóng vai
* Ưu điểm
- PPĐV tạo môi trường sư phạm tương tác, trong đó HS có thể trực tiếp trao đổi, nhận xét
và bình luận các ý kiến của nhau, đồng thời GV cũng có thể trực tiếp thu nhận các thông tin phản
hồi. Sự tương tác giữa GV với HS và giữa HS với nhau sẽ giúp cho cả GV lẫn HS cùng điều chỉnh
217
Phạm Việt Thắng
quá trình dạy học theo hướng tích cực.
- PPĐV dễ gây hứng thú và chú ý cho HS, các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc, hình thành
những kĩ năng giao tiếp, đồng thời tạo điều kiện cho các em phát huy tư duy sáng tạo và trí tưởng
tượng.
- Phương pháp này góp phần rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể, đám
đông. Mặt khác, việc thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn,
được giám sát bới GV sẽ góp phần điều chỉnh, định hướng giáo dục sự thay đổi thái độ, hành vi
của HS theo hướng tích cực.
- Hình thành thói quen, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm thông qua sự phối hợp chặt chẽ của
các nhân với nhóm và với tập thể. Tạo cơ hội cho các cá nhân học hỏi và đánh giá lẫn nhau, qua đó
có thể tự rút ra các bài học cho bản thân.
* Hạn chế
- Là phương pháp tốn nhiều thời gian, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học;
- PPĐV đòi hỏi việc xây dựng tình huống và giao nhiệm vụ phải phù hợp và rõ ràng, cho
nên nếu không đảm bảo hoặc thiếu sự giám sát, đôn đốc của GV thì HS sẽ khó thực hiện, hoặc
thực hiện không thành công, không hiệu quả.
- Một số HS còn rụt rè, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn kiến thức, kinh nghiệm sống,
từ ngữ còn hạn chế sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng kịch bản và thực hiện vai diễn.
- Sử dụng phương pháp này dễ gây ồn ào, có thể ảnh hưởng đến lớp khác.
2.2. Đặc điểm kiến thức môn GDCD ở trung học phổ thông
Nội dung môn GDCD ở cấp THPT tập trung ở 5 modul kiến thức, bao gồm: Công dân với
việc hình thành thế giới quan và phương phương pháp luận khoa học, Công dân với đạo đức, Công
dân với kinh tế, Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội và Công dân với pháp luật.
- Về kiến thức: môn GDCD trang bị cho HS những hiểu biết ban đầu về một số vấn đề thế
giới quan, phương pháp luận; những phạm trù cơ bản của đạo đức học, giúp học sinh nhận biết
được vai trò của đạo đức đối với sự tồn tại, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, gia
đình và xã hội. . . Hiểu một số phạm trù, quy luật kinh tế và đường lối chính sách kinh tế của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay. Hiểu biết về pháp luật và vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hành
vi của con người và sự quản lí của Nhà nước đối với xã hội. Đồng thời, giúp cho HS nhận thức
được trách nhiệm của bản thân với tư cách công dân trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước.
- Về thái độ: biết tôn trọng và ủng hộ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong xã hội; tôn trọng và
bảo vệ các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Về kĩ năng: HS sau khi học các kiến thức cơ bản nêu trên, có thể vận dụng các kiến thức
để phân tích, đánh giá các hiện tượng và các vấn đề thực tiễn diễn ra xung quanh trong đời sống xã
hội. Biết lựa chọn và thực hiện những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và phù
hợp với bản thân. Biết đấu tranh phê phán những hành vi sai trái, lệch chuẩn và các hiện tượng tiêu
cực khác trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, thực tế dạy học GDCD trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế,
bất cập. Kết quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chưa rõ, chủ yếu vẫn dạy
chay, thuyết trình, đọc chép, độc thoại một chiều; ra rảng đạo lí; lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa
và tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học [11; 15].
218
Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học...
Vì thế, việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD sẽ góp phần khắc phục n