Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tâm lí học nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Tóm tắt: Bài viết trình bày bản chất của “Quan điểm sư phạm tương tác” và ý nghĩa của nó trong dạy học. Đồng thời trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn dạy học môn Tâm lí học nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn trong chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật của Nhà trường.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tâm lí học nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology116 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN Trần Mai Duyên, Nguyễn Thị Liễu, Lê Ngọc Phương Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 10/07/2017 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 20/08/2017 Ngày bài báo được duyệt đăng: 06/09/2017 Tóm tắt: Bài viết trình bày bản chất của “Quan điểm sư phạm tương tác” và ý nghĩa của nó trong dạy học. Đồng thời trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn dạy học môn Tâm lí học nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn trong chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật của Nhà trường. Từ khóa: Sư phạm tương tác; Tâm lí học nghề nghiệp. ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy học là một quá trình bao gồm nhiều thành tố cấu trúc, sự tương tác của các thành tố trong dạy học tạo nên sự vận động của quá trình dạy học theo mục tiêu xác định. Nghiên cứu về các thành tố, vai trò và mối quan hệ qua lại giữa các thành tố dạy học nhằm thúc đẩy sự vận động hiệu quả của các thành tố để nâng cao chất lượng dạy học được các nhà giáo dục quan tâm từ rất sớm trong lịch sử phát triển giáo dục nhân loại. Sư phạm tương tác (SPTT) là một cách nhìn mới về hoạt động dạy và hoạt động học. Đó là sự thiết lập một cấu trúc tư duy - sự phối hợp như thế nào giữa người dạy, người học và môi trường để người học đạt được kiến thức trên nền tảng vững chắc, có tính khoa học và mang tính tự nhiên. Cả ba yếu tố người học, người dạy, môi trường tác động lẫn nhau, xâm nhập vào nhau. Trong đó, người học được coi là tác nhân chính của việc học. Người học trước hết là người đi học chứ không phải là người mà nhà sư phạm sẽ dạy bảo. Người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn, người điểu khiển, định hướng hoạt động dạy tùy theo đối tượng là người học. Còn môi trường luôn ở trạng thái động, luôn có xu hướng biến đổi và tác động nhiều phía đến người dạy và người học [12]. Xét ở góc độ nào đó, sự tương tác giữa ba thành tố người học - người dạy - môi trường phải được nhìn nhận như một nguyên tắc then chốt của quá trình dạy học hiện đại. Sự tương tác giữa ba thành tố này sẽ làm tăng tính tích cực, chủ động của cả người dạy và người học trong sự biến đổi liên tục của yếu tố môi trường. 1. Quan điểm sư phạm tương tác SPTT chính là một cách tiếp cận xoay quanh vai trò người học, người dạy và môi trường. Nó thuộc về tư duy của chúng ta như một cách xử sự, những cách xử sự sẽ giúp người giáo viên lựa chọn những phương pháp thích hợp đối với người học và với tác động của môi trường. Như vậy, SPTT là cách tiếp cận hoạt động dạy học, đặc biệt nhấn mạnh các mối quan hệ qua lại giữa ba nhân tố người học, người dạy và môi trường trong hoạt động sư phạm. Cấu trúc của hoạt động SPTT là xem xét cơ chế tương tác trong mối quan hệ tam giác: Người học - Người dạy - Môi trường. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau, tương tác và hỗ trợ nhau nhằm đạt mục đích học tập đề ra. Trong quá trình dạy học, sự tương tác giữa các yếu tố tạo nên sự vận động, phát triển của quá trình đó, quy định chất lượng, hiệu quả dạy học. Theo quan điểm SPTT, hoạt động dạy học dựa trên mối quan hệ tương tác của ba yếu tố cơ bản là người dạy - người học - môi trường. Có thể biểu diễn mối quan hệ tương tác giữa ba yếu tố này bằng sơ đồ như sau: Người học Người dạy Môi trường Hình 1.1. Mối quan hệ của 3 yếu tố cơ bản trong dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác [19, tr22] Qua sơ đồ chúng ta nhận thấy, các dạng tương tác sư phạm trong thực tế dạy học gồm có: tương tác người dạy - người học, tương tác người học - môi trường, tương tác người dạy - người học - môi trường. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 117 2. Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tâm lí học nghề nghiệp Để vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn Tâm lí học nghề nghiệp (TLHNN) ở trường Đại học Sư phạm kỹ thuật (ĐHSPKT) Hưng Yên một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đòi hỏi phải có sự phù hợp, tương đồng giữa quan điểm SPTT và dạy học môn này trong Nhà trường hiện nay với những điều kiện cần thiết. Chúng tôi nhận thấy việc vận dụng quan điểm SPTT trong môn TLHNN mang lại những yếu tố tích cực sau: - Vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN ở Trường ĐHSPKT Hưng Yên sẽđáp ứng được mục tiêu dạy học môn học: Mục tiêu dạy học môn TLHNN ở Trường ĐHSPKT Hưng Yên không chỉ nâng cao nhận thức nghề, kĩ năng nghề mà còn hình thành thái độ, phẩm chất, định hướng các giá trị nghề nghiệp cho SV SPKT. Vì vậy, tiếp cận quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN, SV sẽ có nhiều điều kiện phát triển nhiều kĩ năng và giá trị nghề nghiệp trong môi trường học tập đa tương tác, đáp ứng mục tiêu dạy học môn TLHNN. - Vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN sẽ tích cực hóa hoạt động học của SV: Quan điểm SPTT đặc biệt chú trọng tới hoạt động của người học. Vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN sẽ giúp SV chủ động, tích cực hơn khi tham gia vào quá trình học trong môi trường học tập thuận lợi, có nhiều cơ hội thể hiện bản thân qua hoạt động, giao tiếp, phát huy được tiềm năng, sự sáng tạo của các em, đồng thời phát triểnkĩ năng xã hội, nghề nghiệp, mang lại hiệu quả học tập cao đáp ứng mục tiêu dạy học môn TLHNN. - Vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN sẽ khuyến khích lao động sáng tạo của giảng viên (GV): Tiếp cận quan điểm SPTT sẽ giúp cho GV dạy TLHNN có cái nhìn toàn diện, năng động và sáng tạo hơn, không bỏ qua bất kì yếu tố có lợi nào trong việc thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học thúc đẩy tính tích cực, sự hứng thú học tập của SV, mang lại sự thành công nhiều nhất cho người học, đáp ứng mục tiêu dạy học môn học. Chẳng hạn, GV luôn phải tìm tòi, thiết kế các tình huống dạy học, các dự án, các nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm, lớp SV sao cho hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra sự hứng thú, tham gia tích cực của SV trong quá trình học tập; luôn xuất hiện đúng lúc khi SV cần; luôn có những quyết định thông minh làm “hài lòng” người học. Do vậy việc ứng dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN ở Trường ĐHSPKT Hưng Yên sẽ được các GV nhanh chóng đón nhận và vận dụng hiệu quả. Như vậy, khả năng vận dụng quan điểm SPTT vào dạy học môn TLHNN rất cao. Tuy nhiên, nếu muốn vận dụng có hiệu quả thì cần phải có đủ những điều kiện có liên quan trực tiếp đến ba nhân tố người học, người dạy, môi trường mà quan điểm này đã xác định. 3. Thực trạng hoạt động học tập môn Tâm lí học nghề nghiệp xét theo quan điểm sư phạm tương tác a. Hứng thú của SV với việc học môn TLHNN Hứng thú với môn học sẽ giúp SV học hăng say hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả học tập vì thế sẽ tốt hơn. Qua điều tra, khảo sát hứng thú của SV với việc học môn TLHNN chúng tôi thu được kết quả sau: Hình 3.1. Hứng thú của SV với việc học môn TLHNN Như vậy, phần lớn SV chưa có hứng thú với việc học môn TLHNN: 4,8% SV lựa chọn mức độ ít hứng thú và 9,5% không hứng thú; 47,6% SV cảm thấy môn học này là bình thường. Lí do chủ yếu mà SV đưa ra là GV chưa có cách thức tổ chức giờ học hiệu quả nhất, chưa tạo được không khí sôi nổi trong lớp học. b. Biểu hiện của SV khi học môn TLHNN Qua điều tra, khảo sát cũng cho thấy: Phần lớn SV (71%) không tập trung chú ý vào giờ học; Hoặc có tới 61,9% SV không hợp tác với các bạn trong nhóm;Hay còn có 38% SV không bao giờ trao đổi với GV về những vấn đề chưa hiểu. Điều này có nghĩa là SV vẫn chưa thực sự tích cực học tập môn TLHNN, có thể vì nhiều nguyên nhân như vấn đề trao đổi chưa thực sự hấp dẫn, hoặc việc tổ chức dạy học chưa tạo được sự tương tác tích cực giữa người dạy – người học – môi trường. Bảng 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn TLHNN của SV STT Các yếu tố ảnh hưởng Số lượng Tỉ lệ % Thứ bậc 1 Nguồn học liệu phong phú đa dạng 16 76 3 2 Phòng học tốt (sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh) 13 61 5 3 Đầy đủ đồ dùng, phương tiện học tập 15 71 4 ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology118 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 4 Mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp gắn bó, cởi mở, chan ḥòa 17 81 2 5 Mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện 18 86 1 Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy: Hầu hết SV được điều tra cho rằng kết quả học tập của các em phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ tương tác giữa thầy - trò và trò - trò. Các yếu tố đó lần lượt xếp thứ 1 (86% ý kiến) và thứ 2 (81% ý kiến). Các yếu tố khác như đảm bảo đầy đủ đồ dùng, phương tiện học tập, nguồn học liệu phong phú đa dạng, phòng học tốt (sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh) dù không phải là yếu tố ảnh hưởng chính nhưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Điều này cho thấy kết quả học tập môn TLHNN của SV không được tốt phần nhiều phải xem xét từ các mối quan hệ tương tác giữa thầy - trò, trò - trò, ngoài ra cũng cần phải xem xét đến việc trang bị các đồ dùng, thiết bị và cải thiện các điều kiện học tập. Nếu điều chỉnh và có biện pháp cải thiện mối quan hệ thầy - trò, trò - trò, tạo được môi trường thuận lợi thì kết quả học tập của SV trong môn TLHNN sẽ được cải thiện. c. Các biện pháp, kĩ thuật dạy học môn TLHNN Các biện pháp, kĩ thuật được đa số GV sử dụng để gia tăng mối quan hệ tương tác và nâng cao hiệu quả dạy học là: Có thái độ cởi mở thân thiện, gần gũi với sinh viên; kích thích tính tự tin của sinh viên chiếm 100%; gần gũi với SV, tổ chức hướng dẫn SV tự học (80%). Một số biện pháp, kĩ thuật GV ít sử dụng đó là: Tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập, có sự tham gia của SV (40%); sử dụng phương tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại (40%). Như vậy, mặc dù GV đã có những định hướng cho hoạt động học tập của SV, tạo được môi trường nhận thức có tính vấn đề cao kết hợp với các phương pháp kích thích SV tự tin tham gia tích cực vào quá trình dạy học song GV còn rất ít chú ý đến việc sử dụng các phương tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại; chuẩn bị nguồn học liệu, phương tiện học tập, nhất là kiểm tra, đánh giá kết quả của người học. Do đó, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học mônTLHNN tại trường Đại học SPKT Hưng Yên cần phải tăng cường vận dụng những biện pháp, kĩ thuật để tạo ra môi trường học tập mang tính tương tác, tăng tính tích cực, chủ động của người học dưới sự tổ chức, hướng dẫn chủ động, sáng tạo của GV. 4. Giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Tâm lí học nghề nghiệp tại trường ĐHSPKT Hưng Yên Hình 4.1. Giải pháp vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 119 Theo quan điểm SPTT, tổ chức dạy học là việc thực hiện một hệ thống các giải pháp thiết lập các mối quan hệ tương tác tích cực đa chiều giữa các yếu tố dạy học nhằm thúc đẩy tính tích cực học tập của người học, trên cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Vì vậy, các giải pháp vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN được đề xuất phải tác động đồng bộ tới các yếu tố dạy học môn TLHNN nhất là ba yếu tố người dạy, người học, môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau: - Giải pháp 1: Sử dụng hiệu quả các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của người học và tính tương tác giữa các thành tố của quá trình dạy học. - Giải pháp 2: Mở rộng môi trường học tập theo quan điểm SPTT. - Giải pháp 3: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn TLHNN theo quan điểm SPTT. KẾT LUẬN: 1. SPTT là cách tiếp cận hoạt động dạy học, đặc biệt nhấn mạnh các mối quan hệ qua lại giữa ba nhân tố người học, người dạy và môi trường trong hoạt động sư phạm. Hoạt động SPTT mang lại những ưu điểm vượt trội: Giúp người học đạt được các năng lực vận hành bộ máy học của họ, phát huy tính sáng tạo, óc sáng kiến, sự tự chủ của mình qua liên tưởng; giúp hình thành ở họ năng lực tự chịu trách nhiệm và tự học; giúp chúng ta hiểu được cách học của người học, cách dạy của người dạy và ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động dạy học. 2. TLHNN là môn khoa học mang tính đặc thù của các trường ĐHSPKT, trang bị kiến thức, kĩ năng, thái độ, đặt nền móng cho quá trình phát triển năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho người giáo viên tương lai, đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục trong xã hội hiện đại. Thực tế dạy học môn TLHNN tại Trường ĐHSPKT Hưng Yên đã có nhiều đổi mới song kết quả nghiên cứu cho thấy: SV chưa có hứng thú với môn học, tính tích cực, kết quả học tập của SV trong các giờ học môn TLHNN chưa cao Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức, động cơ học tập của SV chưa thật sâu sắc, mạnh mẽ, GV chưa tạo được môi trường học tập thuận lợi thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự hứng thú học tập của các em Vì vậy, cần phải có các giải pháp tổ chức dạy học môn TLHNN mang tính đồng bộ, hiệu quả và khả thi tác động đến GV, SV và môi trường dạy học góp phần nâng cao kết quả học tập của SV. 3. Từ những nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi tiến hành xây dựng 3 giải pháp vận dụng quan điểm SPTT trong dạy học môn TLHNN ở Trường ĐHSPKT Hưng Yên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học. Trong mỗi giải pháp, chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể và nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức, điều kiện thực hiện cho từng biện pháp. 4. Để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi của các giải pháp, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm thông qua tổ chức giảng dạy môn TLHNN (chương 3: Các thuộc tính tâm lí của nhân cách) cho SV SPKT của Trường ĐHSPKT Hưng Yên. Kết quả phân tích cho thấy: Việc vận dụng quan điểm SPTT vào giảng dạy môn TLHNN là phù hợp với đặc điểm hoạt động học tập của SV SPKT, phù hợp với đặc thù môn học và điều kiện thực tế của Trường ĐHSPKT Hưng Yên, phát huy được tính tích cực của các yếu tố người dạy, người học và môi trường dạy học. GV đã nâng cao được năng lực nghiên cứu người học, việc học để lập kế hoạch dạy học; kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục; năng lực lãnh đạo và tổ chức các tương tác sư phạm được hoàn thiện hơn. SV SPKT thể hiện được tính chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo hơn khi tham gia vào quá trình học tập và các mối quan hệ tương tác với người dạy, môi trường và bạn học, kết quả học tập môn TLHNN được nâng cao. Yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường tâm lí tác động đến người học theo chiều hướng tích cực hơn. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [2]. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 (2011). [3]. Nguyễn Thị Thanh Hằng (2010), Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong nhà trường tiểu học, Luận án Tiến sĩ, Hà Hội. [4]. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2006), Biện pháp hoàn thiện kĩ năng tự học cho SV ĐHSP theo quan điểm sư phạm tương tác, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội [5]. Vũ Lệ Hoa (2008), Biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn giáo dục học ở các trường đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. [6]. Phó Đức Hoà, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội. ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology120 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 [7]. Phó Đức Hoà (2011), Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [8]. Phó Đức Hoà, Ngô Quang Sơn (2011), Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi trường sư phạm tương tác, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [13]. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [9]. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [10]. Đặng Thành Hưng (2005), Tương tác thầy - trò trên lớp học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [11]. Nguyễn Văn Lê (1998), Nghề thầy giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội. [12]. Jean - Marc Denommé & Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên, Hà Nội. [13]. Wilbert J. Mckeachie (2002), Những thủ thuật dạy học, Đại học Sư phạm Hà Nội. [14]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [15]. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) - Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí người, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội [16]. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. [17]. Khoa Sư phạm (2006), Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề “Sư phạm tương tác”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [18]. Khoa Sư phạm Kĩ thuật (2015), Đề cương bài giảng Tâm lí học Nghề nghiệp, Đại học SPKT Hưng Yên; [19]. Phạm Quang Tiệp (2013), Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. APPLYING THE VIEWPOINT OF INTERACTIVE PEDAGOGY INTO TEACHING THE OCCUPATIONAL PSYCHOLOGY SUBJECT FOR STUDENTS AT HUNG YEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION Abstract: This paper describes the nature of “viewpoints of interactive pedagogy” and its implications for a teaching process. Simultaneously, the authors suggest solutions to realize the viewpoints on the basis of evaluating the shortcomings and limitations in the practice of teaching occupational psychology while teaching students at Hung Yen University of Technical Education. Therefore, these viewpoints are aimed at improving the quality and effectiveness to teach subjects of technical teachers’ curriculum at the university. Keywords: interactive pedagogy; occupational psychology.
Tài liệu liên quan