Tân Cương là một vùng đất cổ, cách trung tâm thành phố
Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam. Xa xưa, Tân Cương
thuộc huyện Đông Hỷ, nay thuộc thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
9 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vùng Chè Tân Cương Với những di tích lịch sử - Văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vùng Chè Tân Cương
Với những di tích lịch sử
- văn hóa.
Tân Cương là một vùng đất cổ, cách trung tâm thành phố
Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam. Xa xưa, Tân Cương
thuộc huyện Đông Hỷ, nay thuộc thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
Khi nhà Nguyễn lập tỉnh Thái Nguyên vào năm 1831 thì nơi
đây vẫn là một vùng rừng núi hoang vu thuộc địa phận tổng
Thịnh Đán, dân cư rất thưa thớt. Mãi đến đầu thế kỷ 20, một
số người nguyên là lính trong lực lượng quân đội Pháp đã
giải ngũ, họ không dám trở về quê hương bản quán nữa vì sợ
mang tiếng là những kẻ cầm súng đi lính đánh thuê, mà kéo
nhau vào đây khai khẩn đất rừng sinh sống, dần dà số người
đến lập nghiệp đông thêm, trong đó có ông Đội Năm vốn
cũng là sĩ quan quân đội Pháp về vườn, ông tên là Vũ Văn
Hiệp cũng về mở đồn điền để quy tụ và tạo nơi ăn chốn ở,
giúp đỡ cho những người lính cùng cảnh ngộ. Cũng cùng
thuở ấy, viên quan Án sát của tỉnh Thái Nguyên có tên là
Nguyễn Đình Tuân, ông Tuân xuất thân là nhà nho, đã từng
thi đỗ Đình nguyên ( Tiến sĩ) khoa thi năm Tân Sửu (1901).
Ông quê ở làng Trâu Lỗ, tổng Mai Đình, huyện Hiệp Hòa,
phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Làng Trâu Lỗ có tên nôm
là Sổ, bởi thế ông còn được gọi là Nghè Sổ ( Ông Nghè làng
Sổ). Nghè Sổ làm quan nhưng con đường hoạn lộ cũng gặp
nhiều trắc trở, bởi ông luôn luôn thể hiện khí phách của một
người trí sĩ, thương dân, thương cảm với tất cả những người
lính đang sinh sống và lập nghiệp cùng với Đội Năm ở chốn
miền sơn cưới. Quan Án sát lập tức giúp đỡ họ thành thiện
thủ tục pháp lý để đệ trình lên Chính phủ bảo hộ và Vua Bảo
Đại cho thành lập một đơn vị hành chính cấp xã mới, lấy tên
là xã Tân Cương vào năm 1926 ( Bảo Đại nguyên niên).
Thành lập xã xong, ông còn đích thân về tận Tân Cương tìm
đất, chọn hướng và hưng công xây dựng cho dân một ngôi
đình làm nơi thờ thần bản thổ, thành hoàng. Vơi những công
lao của ông với Tân Cương như thế , dân Tân Cương tin vinh
ông là Thành hoàng làng và thời sống ông ngay khi ông còn
ngồi trên chiếc ghế quan đầu tỉnh. Mỗi năm lễ hội , nhân dân
Tân Cương đem lễ vật ra tận công đường để cúng lễ ông,
Tiếc thay đình Tân Cương đã bị giặc Pháp ném bom, nay
không còn dấu tích gì.
Về địa lý, Tân Cương nằm ở giữa vùng chuyển của hai khu
vực địa hình là nói trung bình và đồi núi thấp (Ngân Sơn –
Sóc Sơn), xen kẽ có nhiều thung lũng hẹp, bằng phẳng. Hơn
thế lại kẹp trong hai vòng cánh cung khổng lồ Tam Đảo –
Ngân Sơn, tạo nên một vùng tiểu khí hậu như vậy rất thích
hợp cho cây chè phát triển, sinh trưởng tốt. Chất lượng cây
trồng hoàn toàn phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó là thổ
nhưỡng và khí hậu, bơi thế cây chè mọc ở Tân Cương có chất
lượng thơm ngon hơn những nơi khác là lẽ đương nhiên. Và
chắc hẳn rằng, cây chè cũng là một giống cây bản địa tự
nhiên có ở Tân Cương từ rất lâu đời rồi, nhưng chỉ đến khi có
mặt những người lính giải ngũ về đây sinh sống thì cây chè
mới được phát triển và trở thành cây trồng chính, đảm bảo
cuộc sống cho họ. Đặc biệt là từ khi xuất hiện ống “ thánh
sống” Nghè Sổ và Đội Năm Vũ Văn Hiệp thì cây chè nơi đây
cũng được phát triển hơn. Và chính nhờ hai ông này mà
người Việt Nam cũng như nước ngoài mới biết đến chè Tân
Cương là ngon và quý đến nhường nào. Tại cuộc thi đấu xảo
do chính quyền Pháp tổ chức vào năm 1935 ở Hà Nội, chè
Tân Cương được trao giải đặc biệt mang thường hiệu “ Cánh
Hạc”. Cánh Hạc là biểu tượng của nền văn hóa con Lạc cháu
Hồng. Chữ Hạc ở đây đã bị hiểu lầm là chữ Hạc ở Việt Trì,
Phú Thọ được di thực về là do một trong hai ông Nghè Sổ
hoặc Đội Năm. Vấn đề này, các nhà khoa học nông nghiệp
Việt Nam chưa có kết luận khoa học gì, nhưng dân gian
nghiêng về giả thuyết rằng cây chè Tân Cương là giống cây
bản địa chứ không phải là loài cây di thực ngoài vùng. Còn
hai ông Nghè Sổ và Đội Năm chỉ là những người có công đầu
phát triển, quảng bá, giới thiệu được cây chè Tân Cương ra
thị trường Việt Nam và thế giới, để rồi trở thành một đặc sản
ngọc ẩm nổi tiếng có một không hai của nước ta và được
người đời so sánh với vẻ đẹp của người con gái ở một xứ
cũng có cây chè là tỉnh Tuyên Quang “ chè Thái, gái Tuyên”
( chè ngon ở Thái Nguyên, gái đẹp ở Tuyên Quang).
Tân Cương, đến năm 1941 thống sứ Bắc Kỳ ký Nghị định số
5549 ngày 30, sát nhập thêm địa danh Bình Định. Sau cách
mạng tháng Tám năm 1945, hợp nhất với Y Na và Cương
Năng thành xã Đức Tân, năm 1953 lại tách ra thành Tân
Cương và Thịnh Đức. Tân Cương ngày nay vẫn bao gồm Y
Na.
Y Na là tên một địa danh đã có trước Tân Cương, bởi thế
những di tích lịch sử và văn hóa cũng xuất hiện trước. Căn cứ
vào bản hương ước của làng Y Na do Lý trưởng và Chánh
hội làng sao lập và báo cáo với triều đình vào năm 1942, thì
Y Na có cả gia đình và chùa từ rất xa xưa, hàng năm xuân thu
nhị kỳ, dân vẫn tiến hành đầy đủ các nghi lễ cúng thánh, cúng
phật và cầu mùa. Đình Y Na nay chỉ còn duy nhất là dấu tích
một chiếc giếng cổ và ngôi chùa cũng đã được nhân dân phục
dựng lại ngay trên nền cũ.
Không giống như ở miền xuôi, thường thì mỗi làng có cả
chùa lẫn đình. Với Tân Cương hiện nay, cả xác chỉ còn duy
nhất một ngôi chùa Y Na. Nhờ thế, dân Tân Cương vẫn còn
có chốn cửa Thiền để sớm sớm, hôm hôm, những ngày tuần
tiết đến đây niệm Phật, cúng Giàng và bay tỏ niềm tri ân tới
các bậc tiền nhân đã có công tạo dựng cho hôm nay cuộc
sống hòa bình, toàn dân an lạc và một vùng chè thơm ngon
làm rạng danh xứ sở Thái Nguyên.
Để tiến tới ngày kỷ niệm 90 năm thành lập vùng chè Tân
Cương, sư thầy thích Đàm Tân (trụ trì chùa Y Na) đang đước
các nhà nghiên cứu văn hóa giúp đỡ để đề xuất và tham mưu
với Đảng Ủy, Mặt trận Tổ quốc, chính quyền xã Tân Cương
lập tờ trình báo cáo lên các cấp chính quyền tỉnh Thái
Nguyên cho phép tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện hết sức có ý
nghĩa này vào năm 2016.
Cùng với việc tổ chức lễ kỷ niệm ấy là biết bao công việc
phải làm đang được đặt ra cho người dân Tân Cương. Nào là
trùng tu lại ngôi chùa cổ Y Na cho xứng tầm với lịch sử của
toàn vùng, trước khi lập hồ sơ khoa học trình lên nhà nước
xem xét để công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc
gia; nào là phục dựng lại ngôi đình đã có bên chiếc giếng cổ
vẫn còn ; sám hối phục thờ vong linh những người đã có
công thành lập và phát triển vùng chè Tân Cương như ông
Nghè Sổ và Đội Năm Cùng một số di tích kháng chiến
cách mạng, dấu tích một thời của những cán bộ, chiến sĩ đã
hiến dâng cả cuộc đời vì mảnh đất quanh năm bốn mùa xanh
mướt những búp chè thơm.
Nói đến Thái Nguyên là nghĩ ngay đến chè thơm, ngon ngọt
nổi tiếng Tân Cương. Vị ngọt, hương thơm ấy của những búp
chè là kết tinh của đất, của trời, là công lao của những thế hệ
đã từng đến đây mở đất, lập làng, nhân cây giữ giống và tạo
nên truyền thống nhân văn để hôm nay ra có cả một vùng chè
nổi tiếng với bề dày gần một thế kỷ đi qua.