Giúp học viên nắm được những vấn đề
chung nhất về điều tra thống kê.
Giới thiệu một số vấn đề chung về giai
đoạn tổng hợp thống kê và tập trung đi
sâu vào phương pháp tổng hợp số liệu
thống kê đã có.
Giới thiệu một số vấn đề chung về giai
đoạn phân tích và dự đoán thống kê.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3113 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
v1.0 15
0
Nội dung Mục tiêu
Điều tra thống kê.
Tổng hợp thống kê.
Phân tích và dự đoán thống kê.
Giúp học viên nắm được những vấn đề
chung nhất về điều tra thống kê.
Giới thiệu một số vấn đề chung về giai
đoạn tổng hợp thống kê và tập trung đi
sâu vào phương pháp tổng hợp số liệu
thống kê đã có.
Giới thiệu một số vấn đề chung về giai
đoạn phân tích và dự đoán thống kê.
Thời lượng học Hướng dẫn học
10 tiết Đọc tài liệu và trao đổi lại với giáo viên
và các học viên khác về những nội dung
còn chưa nắm rõ.
Tìm đọc phương án điều tra của một số
cuộc điều tra lớn để hiểu rõ hơn bài học.
Có thể tự xây dựng một phương án điều
tra thống kê nhằm thu thập thông tin về
một vấn đề mà mình quan tâm.
Làm bài tập phần phân tổ thống kê.
BÀI 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
16 v1.0
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Tình huống: Hàm lượng canxi trong sữa
Thời gian qua, trên thị trường sữa Việt Nam xôn xao thông
tin dư luận về sự kiện hàm lượng canxi của hãng sữa Mead
Johnson cao hơn mức công bố. Điều này ít nhiều đã ảnh
hưởng đến hình ảnh và doanh số bán hàng của hãng. Bạn,
với vai trò là một nhân viên làm công tác thống kê của hãng
được yêu cầu phải đánh giá tình hình thị trường sữa ở Việt
Nam trước và sau sự việc này.
Câu hỏi
1. Bạn quyết định thực hiện một nghiên cứu thống kê để trên cơ sở đó viết báo cáo đánh giá.
Vậy bạn sẽ thực hiện nghiên cứu đó như thế nào?
2. Bài học này sẽ giúp bạn tìm hiểu một quá trình nghiên cứu thống kê bao gồm những giai
đoạn nào và nội dung cụ thể của từng giai đoạn đó.
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
v1.0 17
Bài học sẽ tập trung đi sâu vào nội dung cơ bản của 3 giai đoạn chủ yếu trong quá trình nghiên
cứu thống kê: điều tra thống kê, tổng hợp thống kê và phân tích thống kê.
2.1. Điều tra thống kê
2.1.1. Khái niệm chung về điều tra thống kê
2.1.1.1. Khái niệm
Điều tra thống kê là việc tổ chức thu thập tài liệu về
các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội một cách
khoa học, theo một kế hoạch thống nhất nhằm phục vụ
cho quá trình nghiên cứu thống kê.
Ví dụ: Để nghiên cứu về tình hình thị trường sữa ở
Việt Nam trước và sau sự kiện hàm lượng canxi của
hãng Mead Johnson, bước đầu, bạn sẽ phải tổ chức
điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về các chủng
loại sữa đang được bán trên thị trường, giá cả, doanh
số, thị phần...
Từ khái niệm về điều tra thống kê ở trên ta thấy, điều tra không phải tuỳ tiện mà phải
được thực hiện một cách khoa học và có tổ chức, nghĩa là phải xác định cụ thể trình tự
các công việc cần tiến hành theo mốc thời gian qui định và phải bố trí công việc hợp
lý. Ngoài ra, việc thực hiện theo một kế hoạch thống nhất tức là phải thực hiện theo
yêu cầu chung quy định trước cuộc điều tra như thống nhất về đối tượng, phạm vi,
thời gian, nội dung thu thập...
Một cuộc điều tra thống kê được tổ chức khoa học, thống nhất chắc chắn sẽ thu thập
được nhiều số liệu thống kê có chất lượng cao và có mối liên hệ tốt làm cơ sở cho quá
trình phân tích thống kê.
2.1.1.2. Ý nghĩa của điều tra thống kê
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê. Tài liệu về hiện tượng
nghiên cứu thu thập trong giai đoạn này nhằm phục vụ cho giai đoạn phân tích và tổng
hợp thống kê. Không có tài liệu thì không thể có nghiên cứu thống kê. Chất lượng của
tài liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sau này.
Để đảm bảo chất lượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, điều tra thống kê phải đáp
ứng một số yêu cầu nhất định.
2.1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê
Tài liệu của điều tra thống kê phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản sau:
Chính xác: Tài liệu phải được thu thập chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình
hình thực tế của hiện tượng.
Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, là cơ sở để phân tích, tính toán nhằm rút ra kết luận
đúng đắn về hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, độ chính xác trong thống kê không
mang ý nghĩa tuyệt đối như trong kế toán. Do thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn
nên chắc chắn sẽ có sai lệch. Độ sai lệch cho phép trong thống kê là ± 5%.
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
18 v1.0
Kịp thời: Tài liệu phải được thu thập kịp thời, tức là theo đúng thời hạn qui định.
Bên cạnh đó, tính kịp thời còn thể hiện ở chỗ tài liệu phải được cung cấp đúng lúc
khi người sử dụng cần.
Tại sao phải kịp thời? Như bài 1 đã trình bày, mặt lượng của hiện tượng thường
xuyên thay đổi, nếu không thu thập kịp thời, nó sẽ thay đổi; khi đó không phản ánh
đúng hiện tượng được nữa. Ngoài ra còn có một ý nghĩa thực tiễn khác là kịp thời
để còn có chính sách phù hợp.
Ví dụ: Khi có thiên tai, lũ lụt,... phải kịp thời thống kê được thiệt hại cả về người
và của để có chính sách cứu trợ hợp lý.
Đầy đủ: Tài liệu phải được thu thập đầy đủ trên 2 phương diện:
o Về nội dung: phải theo đúng nội dung như trong kế hoạch và phương án điều tra.
o Về số đơn vị điều tra: đảm bảo số lượng đơn vị theo yêu cầu.
Ví dụ: Trong điều tra toàn bộ thì toàn bộ các đơn vị phải được điều tra. Còn trong
điều tra chọn mẫu thì phải chọn mẫu đủ lớn và đảm bảo tính đại diện.
Hàng năm, người ta tiến hành hàng trăm các cuộc điều tra khác nhau. Có cuộc điều tra
do ngành thống kê tổ chức nhưng cũng có cuộc điều tra do các ngành khác tổ chức.
Vậy có những loại điều tra nào trong thực tế?
2.1.2. Các loại điều tra thống kê
2.1.2.1. Điều tra thường xuyên và không thường xuyên
Nếu căn cứ vào tính liên tục của việc ghi chép tài liệu
ban đầu, điều tra thống kê được chia thành hai loại:
Điều tra thường xuyên: là việc thu thập tài liệu
được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn liền với
quá trình biến động của hiện tượng qua thời gian.
Ví dụ: doanh số ngày bán hàng, ghi chép tình hình
xuất nhập kho, khai sinh khai tử...
Điều tra không thường xuyên: là việc tiến hành
thu thập và ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng
không gắn với quá trình biến động của hiện tượng
mà khi thấy cần thiết mới tiến hành thu thập tại một
thời điểm hay một thời kỳ nào đó.
Thế nào là cần thiết? Điều này xuất phát từ yêu cầu quản lý kinh tế và xây dựng
các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và khi có những hiện tượng
xảy ra bất thường như thiên tai, địch họa... thì phải tổ chức điều tra.
Ví dụ: Khi thấy sự việc hàm lượng canxi ở sữa không như công bố có thể ảnh
hưởng đến hình ảnh và doanh số bán hàng của hãng Mead Johnson, thì hãng quyết
định tổ chức điều tra về thị trường sữa nhằm có những quyết định phù hợp trong
quản lý sản xuất kinh doanh.
2.1.2.2. Điều tra toàn bộ và không toàn bộ
Nếu căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, người ta chia điều tra
thống kê thành:
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
v1.0 19
Điều tra toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu trên
tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009.
o Ưu điểm: Cung cấp tài liệu đầy đủ nhất về từng
đơn vị tổng thể, cho biết được quy mô tổng thể.
o Hạn chế: Chi phí lớn, thời gian dài, chất lượng
tài liệu thu được không cao do phạm vi rộng,
chỉ điều tra được những nội dung cơ bản, không
đi sâu vào chi tiết, đặc biệt có nhiều trường hợp
không thể tiến hành điều tra toàn bộ (vì là tổng thể tiềm ẩn hay tổng thể bộc lộ
nhưng việc điều tra gắn liền với việc phá huỷ đơn vị điều tra) hoặc không cần
thiết để điều tra toàn bộ (vì tổng thể là lớn và các đơn vị trong tổng thể không
khác nhau nhiều).
Ví dụ: Điều tra chất lượng sản phẩm đồ hộp, điều tra tuổi thọ bóng đèn, điều tra
trọng lượng hành khách đi đường hàng không...
Chính vì những nhược điểm trên mà hình thức điều tra này không phổ biến. Trên
thực tế người ta thường sử dụng điều tra không toàn bộ.
Điều tra không toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu trên một bộ phận các đơn vị
của hiện tượng nghiên cứu.
o Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, thời gian, chất lượng tài liệu thu được cao với
nhiều nội dung chi tiết, ứng dụng rộng rãi hơn trên các tổng thể, các lĩnh vực.
o Nhược điểm: Không cung cấp tài liệu chi tiết, đầy đủ về từng đơn vị tổng thể;
không biết được quy mô tổng thể; không tránh khỏi những sai số khi nhìn nhận
tổng thể chung trên cơ sở kết quả điều tra không toàn bộ.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà cách chọn đơn vị điều tra khác nhau, dẫn
đến có các loại điều tra không toàn bộ khác nhau. Thông thường, có 3 loại điều
tra không toàn bộ, gồm:
Điều tra chọn mẫu: chỉ tiến hành thu thập tài liệu ở một số đơn vị nhất định
được chọn ra từ tổng thể chung. Các đơn vị này được chọn theo những qui
tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu và kết quả của điều tra chọn mẫu
được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.
Ví dụ: Điều tra mức sống hộ gia đình, điều tra năng suất, diện tích, sản
lượng cây trồng trong nông nghiệp, điều tra thị trường sữa trẻ em...
Đây là hình thức điều tra phổ biến nhất trong thực tế và rất phù hợp với các
tổng thể tiềm ẩn.
Điều tra trọng điểm: người ta tiến hành điều tra trên một bộ phận quan
trọng nhất, chủ yếu nhất của hiện tượng nghiên cứu.
Khác với điều tra chọn mẫu, kết quả của điều tra trọng điểm không dùng để
suy rộng cho tổng thể chung mà chỉ giúp chúng ta biết được tình hình cơ
bản của hiện tượng.
Ví dụ: Nghiên cứu tình hình vận tải hàng không ở Việt Nam, chỉ điều tra
trên 2 sân bay lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
20 v1.0
Điều tra chuyên đề: chỉ tiến hành thu thập tài liệu trên một vài đơn vị, thậm
chí một đơn vị nhưng đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh.
Ví dụ: Điều tra các hộ nông dân chuyển đổi có hiệu quả...
Mục đích của loại điều tra này là nhằm tìm những nhân tố mới hay rút ra bài
học kinh nghiệm, từ đó có những kết luận cần thiết để chỉ đạo thực tế. Đây là
trường hợp đặc biệt của thống kê khi không nghiên cứu hiện tượng số lớn.
2.1.3. Các hình thức tổ chức điều tra
2.1.3.1. Báo cáo thống kê định kỳ
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên, định
kỳ theo chế độ do Nhà nước quy định.
Đây là hình thức tổ chức điều tra theo con đường hành chính bắt buộc, thường vận dụng
chủ yếu ở các cơ quan nhà nước. Nội dung của các báo cáo thường liên quan đến lĩnh
vực quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm quản lý tập trung nền kinh tế.
Chủ yếu áp dụng điều tra toàn bộ, thường xuyên và thu thập tài liệu một cách gián tiếp.
2.1.3.2. Điều tra chuyên môn
Điều tra chuyên môn là hình thức tổ chức điều tra không
thường xuyên, tiến hành theo một kế hoạch và phương
pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.
Điều tra này chỉ được thực hiện khi cần thiết. Hình thức
điều tra này không mang tính pháp lệnh mà vận động đối
tượng cung cấp tài liệu điều tra.
Tài liệu thu được từ điều tra này rất phong phú, có ý
nghĩa nhiều mặt hơn do:
Thu thập tài liệu của hầu hết những hiện tượng báo
cáo thống kê định kỳ chưa hoặc không cung cấp được.
Thu thập tài liệu đối với khu vực ngoài quốc doanh.
Kết quả của điều tra chuyên môn được dùng để kiểm tra chất lượng tài liệu của
báo cáo thống kê định kỳ.
Về cơ bản, điều tra chuyên môn được áp dụng linh hoạt các loại điều tra và các
phương pháp thu thập tài liệu khác nhau.
2.1.4. Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê
Các loại điều tra thống kê khác nhau sẽ sử dụng những phương pháp thu thập tài liệu
khác nhau. Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của việc thu thập tài liệu sẽ có
2 phương pháp sau:
2.1.4.1. Phương pháp thu thập trực tiếp
Khái niệm
Phương pháp thu thập trực tiếp là phương pháp mà người điều tra tự mình quan sát
hoặc trực tiếp hỏi đơn vị điều tra và tự ghi chép vào tài liệu.
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
v1.0 21
Đánh giá phương pháp
o Ưu điểm: Chất lượng tài liệu thu được cao; hạn chế được sai sót do đối tượng
điều tra hiểu sai câu hỏi, hoặc cung cấp sai thông tin, ...
o Nhược điểm: Tốn kém về thời gian và chi phí, người điều tra có ảnh hưởng chủ
quan tới đối tượng điều tra…
2.1.4.2. Phương pháp thu thập gián tiếp
Khái niệm
Phương pháp thu thập gián tiếp là phương pháp thu
thập tài liệu qua bản viết của đơn vị điều tra như
chứng từ sổ sách và các tài liệu có liên quan.
Đánh giá phương pháp
o Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và chi phí, không
chịu ảnh hưởng của ý kiến người đi điều tra.
o Nhược điểm: Chất lượng tài liệu thu được không cao do đối tượng điều tra tự
điền vào mẫu phiếu điều tra nên nhiều câu hỏi không hiểu mà không có người
giải thích nên sẽ cung cấp thông tin sai, hoặc người trả lời cố ý cung cấp thông
tin sai..., mức độ phù hợp với nghiên cứu không cao.
Để tổ chức tốt một cuộc điều tra chuyên môn đòi hỏi phải xây dựng được phương
án điều tra thật chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể và toàn diện.
2.1.5. Phương án điều tra thống kê
2.1.5.1. Khái niệm
Phương án điều tra thống kê là một văn bản được xây dựng trong bước chuẩn bị điều
tra; trong đó qui định rõ những vấn đề cần phải được giải quyết hoặc cần hiểu thống
nhất trước, trong và sau khi tiến hành điều tra thống kê.
Đây là loại văn bản mà bất cứ cuộc điều tra nào cũng phải xây dựng. Tính khoa học và
thống nhất của điều tra thống kê được thể hiện rõ nét thông qua văn bản này.
2.1.5.2. Nội dung chủ yếu của phương án điều tra thống kê
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của hiện tượng được nghiên cứu mà nội dung của
phương án điều tra sẽ khác nhau. Nhưng về cơ bản, một phương án điều tra thống kê
bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Xác định mục đích điều tra
Với nội dung này, chúng ta phải trả lời được câu
hỏi, cuộc điều tra đó nhằm mục tiêu gì và phục vụ
cho yêu cầu cụ thể nào.
Mục đích điều tra là nội dung quan trọng đầu tiên của
kế hoạch điều tra. Nó có tác dụng định hướng cho
toàn bộ quá trình điều tra và giúp chúng ta xác định
chính xác đối tượng, đơn vị và nội dung điều tra.
Xác định đối tượng điều tra và đơn vị điều tra
Đối tượng điều tra là tổng thể các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu có các
dữ liệu cần thiết khi tiến hành điều tra. Xác định đối tượng điều tra là xác định
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
22 v1.0
phạm vi đối tượng cần nghiên cứu, cần điều tra nhằm thu thập tài liệu chính xác,
không nhầm lẫn với các hiện tượng khác.
Đơn vị điều tra là từng đơn vị cá biệt thuộc đối tượng điều tra và được xác định sẽ
điều tra thực tế. Trong điều tra toàn bộ, số đơn vị điều tra cũng chính là số đơn vị
thuộc đối tượng điều tra. Trong điều tra không toàn bộ, số đơn vị điều tra là những
đơn vị được chọn ra từ tổng thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra.
Xác định đơn vị điều tra tức là xác định tài liệu sẽ được thu thập ở đâu. Tuỳ theo
mục đích và đối tượng điều tra mà đơn vị điều tra được xác định khác nhau.
Ví dụ: Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009.
Mục đích điều tra: Phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình
phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương...
Đối tượng điều tra: Tất cả công dân Việt Nam.
Đơn vị điều tra: Hộ gia đình.
Ví dụ: Trong điều tra sản xuất và kinh doanh rau sạch, đơn vị điều tra có thể là
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân hoặc từng người dân có sản xuất và kinh
doanh rau sạch.
Ví dụ: Trong điều tra về thị trường sữa trẻ em ở Việt Nam, đơn vị điều tra là các
siêu thị, đại lý, cửa hàng... có kinh doanh sữa trẻ em.
Xác định nội dung điều tra
Mỗi đơn vị điều tra có rất nhiều tiêu thức khác nhau. Nhưng trong một cuộc điều
tra, không nhất thiết phải thu thập tất cả các tiêu thức, mà chỉ thu thập theo một số
tiêu thức chủ yếu, những tiêu thức quan trọng nhất đáp ứng cho mục đích điều tra
và mục đích nghiên cứu. Như vậy, nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ
bản của từng đối tượng, từng đơn vị điều tra mà ta cần thu được thông tin hay nói
cách khác, đó là danh mục các tiêu thức hay đặc trưng của các đơn vị điều tra cần
thu thập.
Để xác định nội dung điều tra, cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
o Mục đích điều tra.
o Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.
o Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, người tổ chức điều tra.
Trong kế hoạch điều tra phải xác định và thống nhất danh mục các tiêu thức cần
thu thập. Các tiêu thức này phải được diễn đạt thành câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, cụ
thể, rõ ràng để cả người điều tra và đơn vị điều tra đều hiểu một cách thống nhất.
Danh mục các tiêu thức này được thể hiện dưới dạng phiếu hỏi, phiếu điều tra,
bảng hỏi hay biểu mẫu điều tra.
Đi kèm theo phiếu hỏi phải có bảng giải thích cách ghi phiếu nhằm giải thích
cụ thể nội dung từng tiêu thức, cách thu thập và ghi chép số liệu. Mục đích giúp
người đi điều tra, đơn vị điều tra hiểu và thực hiện chính xác, thu thập số liệu
cho đúng.
Xác định thời điểm điều tra, thời kỳ điều tra và thời hạn điều tra
Trong đó:
o Thời điểm điều tra là mốc thời gian (ngày, giờ cụ thể) được xác định để
tiến hành thu thập tài liệu một cách thống nhất trên tất cả các đơn vị của hiện
tượng nghiên cứu.
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
v1.0 23
Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009,
thời điểm điều tra là 0 giờ ngày 1/4/2009.
Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của hiện tượng
nghiên cứu mà xác định thời điểm điều tra. Tuy
nhiên, thời điểm điều tra thường được xác định
vào lúc hiện tượng ít biến động nhất và gắn kết
với những kế hoạch của địa phương.
Ví dụ: Điều tra về du lịch biển ở Sầm Sơn thì
không nên chọn vào mùa đông.
o Thời kỳ điều tra là độ dài (khoảng) thời gian có sự
tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Điều tra tình hình xuất khẩu gạo của địa
phương A trong quý 1 năm 2008.
Thời kỳ điều tra dài hay ngắn phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu.
o Thời hạn điều tra là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu tiến hành điều tra cho
đến khi hoàn thành việc thu thập tài liệu trên tất cả các đơn vị điều tra.
Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, thời hạn điều tra trong vòng 20
ngày từ sáng 1/4 đến tối 20/4...
Như vậy, thời hạn điều tra dài hay ngắn phụ thuộc vào qui mô, tính chất phức
tạp của hiện tượng, nội dung nghiên cứu và lực lượng tham gia nhưng nhìn
chung, thời hạn điều tra không nên quá lâu vì sẽ dẫn đến việc thu thập tài liệu
thiếu chính xác.
Ngoài 4 vấn đề chính ở trên, trong phương án điều tra thống kê còn đề cập tới
một số vấn đề về nguồn nhân lực, kinh phí, thời gian thực hiện, điều tra thử,
thành lập các cơ quan điều tra và tuyên truyền trong nhân dân...
Trong tiến hành điều tra thống kê, dù khoa học đến mấy nhưng vẫn có sai số.
Vậy sai số là gì? Liệu có thể khắc phục được sai số hay không?
2.1.6. Sai số trong điều tra thống kê
2.1.6.1. Khái niệm
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa các trị
số của tiêu thức điều tra thu thập được so với trị số thực
tế của hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Trong điều tra dân số, sai số hay mắc phải là về
tiêu thức tuổi do một số nguyên nhân: Người già không
nhớ chính xác tuổi, tâm lý trẻ muốn già hơn và ngược
lại…; trong điều tra về mức sống, đối tượng điều tra
nhiều khi không nhớ chính xác về các khoản đã chi
trong thời gian nghiên cứu...
Sai số trong điều tra thống kê là sai số vốn có. Phạm vi
sai số cho phép trong điều tra thống kê là ± 5%. Tuy nhiên, sai số càng lớn thì chất
lượng của kết quả điều tra càng giảm và gây ảnh hưởng đến chất lượng của cả quá
trình nghiên cứu thống kê. Vấn đề đặt ra là phải xác định được sai số do nguyên nhân
nào để từ đó chủ động tìm biện pháp khắc phục.
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
24 v1.0
2.1.6.2. Các loại sai số
Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến sai số mà người ta chia sai số trong điều tra thống kê
thành các loại sau:
Sai số do ghi chép tài liệu (do đăng ký lần đầu): đây là loại sai số mà tất cả các
cuộc điều tra đều mắc phải, xảy ra do các nguyên nhân:
o Người điều tra vô tình cân, đo, đong, đếm và ghi ché