1. Kiến thức
(1). Nắm vững được điều kiện lịch sử, quá trình ra đời tất yếu của Đảng – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
(2.) Hiểu nội dung cơ bản của mỗi đường lối và một số chính sách của Đảng trong quá trình cách mạng Việt Nam.
(3). Đánh giá đường lối và hiệu quả thực hiện đường lối.
2. Kỹ năng
(1). Rèn luyện năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu đường lối cách mạng của Đảng.
(2). Hình thành duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá những vấn đề liên quan đến môn học. Từ đó, vận dụng kiến thức đã học để chủ động, tích cực nhận thức những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
(3). Rèn luyện kỹ năng viết, có kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả nghiên cứu.
3. Thái độ
(1) Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
(2) Quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối cách mạng của Đảng.
(3) Có thái độ nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong nhận thức về cuộc sống, xã hội, tự rèn luyện bản thân trở thành người có phẩm chất , bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trình độ chuyên môn tốt; hình thành tình cảm, niềm tin vào con đường cách mạng mà dân tộc ta đã lựa chọn.
II. THỜI LƯỢNG VÀ CÁC MÔN HỌC TIÊN QUYẾT
1. Thời lượng
Gồm 45 tiết (03 tín chỉ), thực hiện theo nguyên tắc chia tổng số tiết như sau:
- Giảng lý thuyết: 30 tiết.
- Thảo luận trên lớp: 12 tiết.
124 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng đường lối cách mạng đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMMỤC LỤC
Thông tin chung về môn học
1
Bài mở đầu: Nhập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5
Chương I
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên (1920-1930)
7
Chương II
Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
22
Chương III
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)
36
Chương IV
Đường lối công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới (1986- nay)
53
Chương V
Chủ trương xã hội kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986- nay)
67
Chương VI
Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới (1986- nay)
80
Chương VII
Đường lối văn hóa và chính sách xã hội thời kỳ đổi mới (1986- nay)
93
Chương VIII
Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới (1986- nay)
109
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh)
THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
1. Kiến thức
(1). Nắm vững được điều kiện lịch sử, quá trình ra đời tất yếu của Đảng – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
(2.) Hiểu nội dung cơ bản của mỗi đường lối và một số chính sách của Đảng trong quá trình cách mạng Việt Nam.
(3). Đánh giá đường lối và hiệu quả thực hiện đường lối.
2. Kỹ năng
(1). Rèn luyện năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu đường lối cách mạng của Đảng.
(2). Hình thành duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá những vấn đề liên quan đến môn học. Từ đó, vận dụng kiến thức đã học để chủ động, tích cực nhận thức những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
(3). Rèn luyện kỹ năng viết, có kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả nghiên cứu.
3. Thái độ
(1) Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
(2) Quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối cách mạng của Đảng.
(3) Có thái độ nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong nhận thức về cuộc sống, xã hội, tự rèn luyện bản thân trở thành người có phẩm chất , bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trình độ chuyên môn tốt; hình thành tình cảm, niềm tin vào con đường cách mạng mà dân tộc ta đã lựa chọn.
II. THỜI LƯỢNG VÀ CÁC MÔN HỌC TIÊN QUYẾT
1. Thời lượng
Gồm 45 tiết (03 tín chỉ), thực hiện theo nguyên tắc chia tổng số tiết như sau:
- Giảng lý thuyết: 30 tiết.
- Thảo luận trên lớp: 12 tiết.
- Tự học: 03 tiết.
2. Môn học tiên quyết
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
III. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Môn học bao gồm 8 chương, là một hệ thống tri thức về quá trình hoạch định đường lối của Đảng, gắn liền với những hoạt động đa dạng, phong phú, nhằm thực hiện đường lối của Đảng, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời (1930) cho đến nay.
Môn học trình bày một cách khách quan, có hệ thống quá trình ra đời của Đảng – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, các biện pháp, giải pháp trong tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, so sánh với yêu cầu thực tiễn, thông qua sự kiểm nghiệm của thực tiễn để đánh giá đường lối của Đảng; khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế trong quá trình hoạch định, thực hiện đường lối, từ đó làm rõ những nguyên tắc, những quy luật khách quan chi phối quá trình Đảng hoạch định, thực hiện đường lối.
IV. HỌC LIỆU (xếp theo thứ tự ưu tiên)
1. Học liệu bắt buộc
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dành cho các trường đại học và cao đẳng), tái bản lần thứ nhất, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Học liệu tham khảo
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập (54 tập), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Lê Mậu Hãn (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam, các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên, 2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002, Nxb. Lao động.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Kiểm tra đánh giá thường xuyên
Kiểm tra đánh giá định kỳ
Thi cuối kỳ
VI. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
Họ và tên: Vũ Thị Thu Hà
Địa chỉ làm việc:
- Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Khoa Lý luận Chính trị và Xã hội
Số điện thoại: 0936428075
Địa chỉ E-mail: hanghia1612@gmail.com
NỘI DUNG
Chương mở đầu
NHẬP MÔN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Khái niệm “đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”
Khái niệm “Đường lối”
- Là chuẩn tắc cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, lực lượng, phương thức tổ chức thực tiễn về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội, tư tưởng, tổ chức... do một nhà nước, một chính đảng, một tổ chức chính trị xã hội vạch ra, nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định trong một thời kỳ nhất định.
- Căn cứ vào phạm vi và nội dung, có thể phân loại thành đường lối đường lối chung và đường lối trên các lĩnh vực cụ thể (chính trị, quân sự, văn hóa).
- Đường lối là cơ sở để hoạch định chính sách, đề ra biện pháp thực hiện trên mọi lĩnh vực hoặc một lĩnh vực nhất định. Đường lối đúng là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực, hoặc từng lĩnh vực hoạt động của một nhà nước, một chính đảng, quyết định vị trí của nhà nước, của chính đảng đó đối với quốc gia dân tộc. Hoạch định đường lối là công việc quan trọng hàng đầu của một nhà nước, một chính đảng.
-Đường lối đúng đắn là kết quả của một quá trình nghiên cứu tìm tòi vận dụng lý luận vào thực tiễn, từ thực tiễn tổng kết thành lý luận, xây dựng thành đường lối, thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn thiện đường lối.
Khái niệm “Đường lối cách mạng của Đảng CSVN”
- Là hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và các biện pháp, giải pháp trong tổ chức thực hiện.
- Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị ... của Đảng.
Đối tượng nghiên cứu
- Sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam (từ CMDTDCND đến CMXHCN).
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ sự ra đời tất yếu của ĐCSVN - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
- Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, trong đó chú trọng đến một số đường lối, chủ trương quan trọng, nổi bật thời kỳ đổi mới
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC
1. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận
- Là chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng
Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa...
2. Ý nghĩa của việc học tập môn học
- Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lối của Đảng trong CMDTDCND và CMXHCN, chú trọng một số đường lối, chủ trương quan trọng của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
- Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.
- Sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.
Chương I
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN (1920-1930)
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó
- Chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (ĐQCN).
- Bản chất của CNĐQ là chiến tranh, là xâm lược thuộc địa.
- Sự xâm chiếm, khai thác, nô dịch và thống trị thuộc địa tàn bạo của CNĐQ làm cho mâu thuẫn giữa các nước xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ (2 mâu thuẫn chủ yếu: Đế quốc với đế quốc; thuộc địa với đế quốc), sự phản ứng của các nước thuộc địa ngày càng gay gắt.
+ Chống CNĐQ, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa trở thành một nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, nhất là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của ĐCS, có sức ảnh hưởng to lớn, lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân, những thành phần ưu tú, tích cực ở những nước tự thuộc địa vào phong trào cộng sản.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là một tiền đề lý luận dẫn tới sự ra đời của ĐCS, đã chỉ rõ: Muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh, giai cấp công nhân phải lập ra ĐCS để đáp ứng yêu cầu khách quan trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức bóc lột.
- Tư tưởng về ĐCS của chủ nghĩa Mác-Lênin đã ảnh hưởng to lớn, trực tiếp đến phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và sự hình thành các tổ chức cộng sản quốc tế.
- Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của ĐCSVN.
Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Cách mạng Tháng Mười Nga ( 7-11-1917):
- Đã làm biến đổi căn bản tình hình thế giới. Nó không chỉ tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản, mà còn lan toả sâu rộng tới các nước thuộc địa, cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng mình.
- Làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước TBCN Phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung- CNĐQ.
- Là bằng chứng chứng minh rằng chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi.
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản III (3-1919):
- Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
- Dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các ĐCS: ĐCS Mỹ (1919), ĐCS Anh, Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc, ĐCS Mông Cổ (1921)
- Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố. Luận cương đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng cho các dân tộc bị áp bức.
2. Hoàn cảnh trong nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam
Về chính trị
- Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế điển hình.
Về kinh tế
- Thi hành chính sách kinh tế phản động, bóc lột nặng nề.
Về văn hoá
- Kìm hãm, nô dịch về văn hoá. Sử dụng chính sách “ Ngu dân dễ trị”.
Sự phân hóa xã hội và các mâu thuẫn của xã hội thuộc địa Việt Nam
Sự phân hóa xã hội
Xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, kết cấu giai cấp thay đổi, xuất hiện nhiều giai tầng mới; đồng thời ở một số giai tầng lại tiếp tục có sự phân hóa:
- Giai cấp nông dân.
- Giai cấp địa chủ, phong kiến (chia làm hai bộ phận:Tầng lớp trên và địa chủ vừa và nhỏ).
- Giai cấp tư sản (phân hóa thành tư sản dân tộc và tư sản mại bản).
- Tiểu tư sản.
- Giai cấp công nhân.
Tính chất và mâu thuẫn của xã hội thuộc địa Việt Nam
- Tính chất xã hội thay đổi:
+ Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm thay đổi tính chất xã hội Việt Nam.
+ Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Mâu thuẫn xã hội thay đổi:
+ Mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng xã hội Việt Nam phong kiến là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến không mất đi mà vẫn tiếp tục tồn tại.
+ Hình thành mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
+ Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau, trong đó mâu thuẫn bao trùm, gay gắt, cơ bản, chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và tay sai. Thái độ, vị trí các giai cấp ở Việt Nam đều bị mâu thuẫn này chi phối.
II. NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG
1. Cuộc khủng hoảng con đường cứu nước
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến
Phong trào Cần Vương (1885-1896):
- 5-7-1885, Thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết đánh toà khâm sứ Trung Kỳ. Bị thất bại, ông đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Tân Sở, Quảng Trị.
- Tại đây, ngày 13-7-1885, nhà Vua xuống chiếu Cần Vương. Phong trào “Phò vua, cứu nước” nhanh chóng lan ra nhiều vùng ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
- Ngày 1-11-1885, Vua bị bắt, nhưng phong trào yêu nước còn kéo dài đến đầu thế kỷ XIX.
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913):
- Phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, ở vùng rừng núi Yên Thế- địa bàn trọng yếu về mặt quân sự. Phong trào kéo dài gần 30 năm, song cũng không giành được thắng lợi
- Kết luận: Mặc dù chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng các phong trào đều bị dập tắt. Sự thất bại này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không thể giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ của lịch sử đề ra.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- Xu hướng bạo động:
+ Phong trào Đông Du (1906-1908):
Do Phan Bội Châu (1867-1940) khởi xướng và lãnh đạo.
Hạn chế lớn của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp, chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
+ Việt Nam Quang phục Hội (1912):
Cách mạng Tân Hợi nổ ra, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng đến Phan Bội Châu. Ông chuyển sang lập trường dân chủ tư sản, lập ra Việt Nam Quang phục hội (5-1912) để chống Pháp.
- Xu hướng cải lương:
+ Phong trào Duy Tân (1906-1908):
Do Phan Châu Chinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đứng đầu, giương cao ngọn cờ, dân chủ và cải cách văn hoá - xã hội, phản đối vũ trang bạo động chống Pháp.
Hạn chế của ông là dựa vào Pháp chống chính quyền tay sai, kêu gọi Pháp cho phép thực hiện những cải cách dân chủ, “chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương”.
+ Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907):
Do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo.
Phong trào diễn ra khá sôi nổi, dưới các hình thức tuyên truyền cải cách văn hoá - xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, tuyên truyền cho việc học chữ quốc ngữ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 1930)
- Phong trào quốc gia cải lương của tầng lớp tiểu tư sản thành thị và địa chủ lớp trên:
+ Năm 1919, phong trào tẩy chay Hoa kiều, bài trừ hàng hoá ngoại, chấn hưng hàng nội hoá, với khẩu hiệu: “Người Việt Nam không mang vàng đi đổ sông Ngô”, “ Người Việt Nam mua hàng Việt Nam”.
+ Năm 1923, phong trào chống độc quyền xuất khẩu gạo ở cảng Sài Gòn của Pháp.
+ Cuộc đấu tranh chống độc quyền nước mắm (1920-1926).
+ Cuộc đấu tranh đòi mở rộng các quyền tự do, dân chủ, tham gia các hoạt động chính trị. Tiêu biểu là Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu (1923).
- Phong trào yêu nước dân chủ công khai:
+ Những phần tử tiểu tư sản yêu nước khác tập trung trong những tổ chức như “Tâm Tâm xã” (1923), “ Việt Nam nghĩa hoà Đoàn” (1925), “Hội phục Việt” 1925), “Đảng Thanh niên” ( 1926).
+ Họ xuất bản một số tờ báo tiến bộ như “Chuông rè”. “ L’ Annam”, “ Nước Annam trẻ”, với một loạt các nhà xuất bản như: Nam đồng thư xã, Cường học thư xã
- Phong trào cách mạng quốc gia tư sản:
+ Gắn liền với hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
+ Ra đời ngày 25-12-1927. Tiền thân là Nam đồng thư xã.
+ Lãnh tụ : Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
+ Thành phần: Công chức, hào lý, địa chủ, binh lính trong quân đội...
+ Tư tưởng chính: Đánh đổ thực dân Pháp, phá bỏ ngôi vua, thành lập chính quyền của người Việt Nam.
+ Địa bàn hoạt động: Đồng bằng, trung du Bắc Bộ.
+ Tiến hành các hoạt động ám sát và bị thực dân Pháp đàn áp.
+ Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái vào ngày 9-2-1930 và nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp. Phong trào thất bại, chấm dứt vai trò của giai cấp tư sản.
2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước
anh
Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- 1911-1916: Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước, qua nhiều thuộc địa, với các châu lục khác nhau, khảo nghiệm cách mạng trên hai phương diện lý luận và thực tiễn.
- 1917- 1920: Hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và lựa chọn con đường cứu nước và giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
Những bước phát triển nhận thức trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- 1911- 1916: Ra đi với xuất phát điểm là chủ nghĩa yêu nước, qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc rút ra những kết luận mang tính nền tảng cho nhận thức và hành động:
+ Nhận thức rõ bạn – thù.
+ Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời ở Việt Nam.
+ Tìm ra hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động.
- 1917-1920: Dưới tác động của hàng loạt sự kiện (Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Bản yêu sách 8 điểm bị từ chối, đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin), Nguyễn Ái Quốc tiếp tục rút ra hàng loạt những kết luận quan trọng, mang tính đột phá về chất:
+ Cách mạng vô sản là là cuộc cách mạng triệt để nhất (1917).
+ Các dân tộc muốn được độc lập tự do thực sự phải trông cậy trước hết vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng mình (1919).
+ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác, ngoài con đường cách mạng vô sản (7-1920).
- 12-1920, khi bỏ phiếu tán thành thành lập ĐCS Pháp và gia nhập Quốc tế III, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
3. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối giải phóng dân tộc vào Việt Nam
Hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc những năm 20 (XX)
Hệ thống quan điểm và lý luận về “Đường cách mệnh” thể hiện khá hoàn chỉnh qua các tác phẩm, bài viết của Người trong chặng đường hoạt động từ năm 1921 đến 1927. Nội dung hệ thống quan điểm đó là:
- Vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân. Từ đó xác định, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp của nhân dân các nước thuộc địa.
- Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cách mạng của thời đại cách mạng vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân.
- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng ở “chính quốc” có quan hệ khăng khít với nhau. Phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa các lực lượng cách mạng ở thuộc địa và “chính quốc”. Cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính quốc”, mà có tính chủ động, độc lập và nó có thể thành công trước cách mạng ở “chính quốc”.
- Cách mạng ở thuộc địa trước hết là giải phóng dân tộc, sau đó mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn lao động, giải phóng con người