MỤC TIÊU BÀI HỌC
Mô tả khái niệm, đặc điểm của một số chỉ số, phương pháp đo lường kết quả của chương trình can thiệp y tế.
Áp dụng phương pháp đo lường kết quả phù hợp cho trường hợp cụ thể.
42 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế y tế - Đánh giá kinh tế y tế - Phần 2 Đo lường kết quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ
PHẦN 2 - ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ
NGUYỄN QUỲNH ANH
BM KINH TẾ Y TẾ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slide bài giảng
Vũ X. P., (2007) Giáo trình Kinh tế y tế, Đại học Y tế
công cộng (tài liệu bắt buộc)
Phạm Trí Dũng, Nguyễn Thanh Hương (2002). Những
vấn đề cơ bản của Kinh tế y tế
M. Drummond, M. Sculpher (2005) Methods for the
Economic Evaluation of Health Care programmes, 3rd
edition.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Mô tả khái niệm, đặc điểm của một số chỉ
số, phương pháp đo lường kết quả của
chương trình can thiệp y tế.
Áp dụng phương pháp đo lường kết quả
phù hợp cho trường hợp cụ thể.
ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ
CỦA CAN THIỆP???
Gắn chỉ số đo lường với mục tiêu cuối
cùng/chung của chương trình/can thiệp
Tính giá trị hiện tại của lợi ích
r = 3-5%/năm
Cân nhắc tính hiệu quả và tính hiện thực/khả
thi khi chọn chỉ số đo lường hiệu quả
NGUYÊN TẮC CHUNG
ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ
Có thể là ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn
Ví dụ: chương trình nha học đường
Kết quả ngắn hạn: Số học sinh được học về tầm quan
trọng của sức khỏe răng miệng; Số học sinh được nhận
quà (kem và bàn chải đánh răng)
Kết quả trung hạn: Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng
Kết quả dài hạn: Sức khỏe răng miệng được cải thiện
Có thể đo lường trực tiếp hay gián tiếp
Có thể được chuyển đổi sang 1 đơn vị đo
lường thống nhất để so sánh với nhau
CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ
Quy mô và phân bổ của vấn đề sức khoẻ:
nghiên cứu gánh nặng bệnh tật (BoD - burden
of disease)
Chi phí và tác động của can thiệp y tế: Nghiên
cứu chi phí bệnh tật (CoI – Cost of Illness) và
nghiên cứu chi phí – hiệu quả (CEA – cost
effectiveness analysis)
KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP
Có thể tính theo các “đơn vị tự nhiên” (như số trường
hợp tránh được bệnh), đơn vị “thoả dụng” (DALY)
hoặc bằng tiền ($)
Bối cảnh và thiết kế ĐGKTYT sẽ quyết định phương
pháp đánh giá phù hợp
Không có phương pháp nào là “hoàn hảo”, “tối ưu”
Cần chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với mục đích và
nhu cầu của ĐGKTYT.
Phải tính được mức độ ảnh hưởng của can thiệp (sau khi
“bóc tách” từ các yếu tố khác).
PHÂN LOẠI CHỈ SỐ
(1) Chỉ số tiêu cực
(2) Chỉ số tích cực
Trong đánh giá kinh tế y tế, người ta sử
dụng cả hai nhóm chỉ số trên để đo
lường kết quả
CHỈ SỐ TIÊU CỰC
Sức khỏe được thể hiện qua các chỉ số đo lường tình
trạng sức khỏe không mong muốn hoặc gánh nặng
bệnh tật: tần suất mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ,
chi phí chữa bệnh...
Mục tiêu của các chương trình can thiệp y tế là giảm
qui mô của các tình trạng sức khỏe không mong
muốn
CHỈ SỐ TIÊU CỰC
Gánh nặng dịch tễ: được đo lường bằng các chỉ số
dịch tễ học ví dụ như tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong,...
Gánh nặng kinh tế: được đo lường bằng giá trị của
nguồn lực (tiền của, thời gian...) sử dụng để chăm sóc
sức khỏe và chữa bệnh. Gánh nặng kinh tế có thể của
nhà nước, cá nhân (người mắc bệnh và người chăm
sóc), hoặc các tổ chức khác trong xã hội (đơn vị cung
cấp dịch vụ CSSK, công ty bảo hiểm,..)
Gánh nặng xã hội, tinh thần: những đau đớn, mất mát
về tinh thần, sự không thoải mái do bệnh tật
CHỈ SỐ TÍCH CỰC
Sức khỏe được thể hiện qua các chỉ số đo lường
chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện
các chức năng khác nhau: chức năng chăm sóc,
chức năng vận động, chức năng xã hội, chức
năng gia đình...
Mục tiêu của các chương trình can thiệp y tế là
làm tăng các chỉ số sức khỏe tích cực
CHỈ SỐ TÍCH CỰC
Về mặt dịch tễ: giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng sức đề
kháng dịch bệnh, tăng tỷ lệ các ca cai nghiện thành
công...
Kinh tế: Tiết kiệm ngân sách chữa trị bệnh ung thư
trong tương lai nhờ can thiệp giảm hút thuốc lá hiện nay,
giảm thu nhập mất đi do người lao động bị thương tật
hoặc chết do tai nạn giao thông...
Xã hội, tinh thần: tăng khả năng hòa nhập vào xã hội
của người tàn tật, giá trị tinh thần mang lại khi bệnh
nhân bớt hoặc khỏi bệnh...
KẾT QUẢ CÓ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
TỰ NHIÊN
Kết quả được tính bằng đơn vị đo lường tự
nhiên: ví dụ: số năm sống, số người được cứu sống,
số ngày không có cơn hen, số ca ung thư được phát
hiện trong cộng đồng,..
Phương pháp:
Bảng kiểm, quan sát, thống kê, hệ thống đăng ký
Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
Đo lường trực tiếp
Thống kê dân số (sinh – chết) – có chính xác, đầy đủ?
Hệ thống đăng ký mẫu (ví dụ như Fila Bavi, Chililab) –
tính đại diện?
Điều tra: trong 12 tháng qua có ai chết trong hộ gia đình
này không? – sai số nhớ lại? vấn đề nhạy cảm?
Đo lường gián tiếp
Ghi chép lịch sử sinh
SỐ CA TỬ VONG
CHỈ SỐ ĐO THỂ TRỌNG CƠ THỂ
(Body Mass Index, BMI)
(Trọng lượng tính = kg)/(Chiều cao đo bằng mét)^2
BMI <18: gầy;
18 ≤BMI<25: trung bình;
25 ≤ BMI <30: quá cân;
BMI >= 30: béo phì
Rất đơn giản để thu thập, tính toán
Có nhiều khuyết điểm nhưng BMI vẫn là một chỉ số có
ích, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về
bệnh béo phì
KẾT QUẢ CÓ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
THOẢ DỤNG/HỮU DỤNG
Kết quả được tính bằng mức độ “thỏa dụng”:
bao gồm cả thời gian sống (số lượng) và mức
độ khỏe mạnh (chất lượng cuộc sống)
Ví dụ: QALYs (số năm sống được điều chỉnh theo
chất lượng cuộc sống), DALYs (số năm sống mất đi
điều chỉnh theo mức độ tàn tật) ngăn ngừa được
QALYs
(Quality Adjusted Life Years) - Số năm sống được điều
chỉnh theo chất lượng cuộc sống
Là đơn vị đo lường độ “thoả dụng” trong y tế được biết
đến nhiều nhất
QALYs đo lường lợi ích của chương trình can thiệp, bao
gồm cả thời gian sống (số lượng) và mức độ khỏe mạnh
(chất lượng cuộc sống)
QALYs = Giá trị “ưa chuộng” x Thời gian
đối với mỗi tình trạng bệnh mắc bệnh
(Disability adjusted life years)
Số năm sống mất đi điều chỉnh theo mức độ tàn tật
1 DALY = 1 năm sống khỏe mạnh mất đi do tử vong
hoặc tàn tật
DALY = YLL + YLD
YLL: Số năm sống kỳ vọng mất đi do tử vong (Years of life lost
due to premature death), quy đổi theo tỷ lệ chiết khấu phù hợp
(thường là 3-5%)
YLD: Số năm sống khỏe mạnh mất đi do tàn tật (“Healthy”
years lost due to disability )
DALYs
DALYS
DALYs tích hợp sự ưa chuộng của xã hội đối với
5 giá trị chính, bao gồm:
(1) Số năm sống kỳ vọng mất đi do tử vong
(2) Trọng số tàn tật
(3) Trọng số tuổi
(4) Trọng số thời gian
(5) Giới tính
Nguyen Quynh Anh - KTYT
Chỉ số DALYs theo nhóm bệnh ở Úc năm
2003
0% 5% 10% 15% 20%
Ung thư
Bệnh tim mạch
Rối loạn tâm thần
Rối loạn thần kinh
Bệnh đường hô hấp mạn tính
Thương tích
Tiểu đường
Bệnh cơ xương
Bệnh liên quan đường sinh dục
Các rối loạn về tiêu hóa
Dị tật bẩm sinh
Bệnh sơ sinh
Nhiễm trùng
Khác
% trong tổng số DALYs
Tử vong
Tàn tật
Khái niệm “nghịch đảo”:
DALYs là chỉ số đo lường gánh nặng: đo lường
“khoảng cách” giữa tình trạng sức khỏe lý
tưởng/hoàn hảo và tình trạng sức khoẻ hiện
tại/thực tế
QALYs đo lường thời gian sống với tình trạng
sức khoẻ lý tưởng
Mối quan hệ
QALY = 1 - DALY
QALYs KHÁC DALYs???
BỘ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG NHIỀU THUỘC TÍNH
(Multi-attribute utility instruments - MAU)
Bộ công cụ MAU bao gồm hàng loạt các câu hỏi và cách
chấm điểm cho phương án trả lời mà có thể tổng hợp để
cho kết quả cuối cùng là một chỉ số duy nhất. Ví dụ:
AQoL
HUI3
EQ - 5D
15-D
....
EQ-5D
EQ-5D (trước đây có tên là EuroQoL) bao gồm 5 nhóm
câu hỏi/phạm trù, mỗi câu hỏi đều có 3 mức độ trả lời
((1) Không khó khăn gì, (2) Có đôi chút khó khăn, (3) Khó khăn
trầm trọng). Các nhóm câu hỏi bao gồm:
Di chuyển/vận động - Mobility
Tự chăm sóc - Self-care
Các hoạt động thông thường - Usual activities
Cảm giác đau hay khó chịu - Pain / Discomfort
Lo lắng hay trầm cảm - Anxiety / Depression.
Tính toán trọng số thoả dụng dựa trên mẫu đại diện
gồm 3000 người tại Anh, sử dụng phương pháp TTO.
EQ-5D
Quy ước:
Trừ đi 1 hằng số (= 0.081) khi có bất kỳ tình trạng “không hoàn hảo”
Trừ đi 1 tham số N3 (= 0.269) khi có bất kỳ nhóm câu hỏi nào có câu
trả lời ở mức độ 3
EQ – 5D = 1.0 - 0 - 0 - 0.036 - 0.123 - 0.236 - 0.081 - 0.269 = 0.255
stt Nhóm câu hỏi Trả lời
(theo mức độ)
Giá trị loại
trừ
1 Vận động 1 0
2 Tự chăm sóc 1 0
3 Các hoạt động thông thường 2 0.036
4 Cảm giác đau hay khó chịu 2 0.123
5 Lo lắng hay trầm cảm 3 0.236
AQoL
Với AQoL, hệ thống mô tả bao gồm 15 câu hỏi nhỏ,
thuộc 5 nhóm câu hỏi/phạm trù chính. Mỗi câu hỏi đều
có thể trả lời 1 trong 4 mức độ khác nhau. Nhóm câu
hỏi chính bao gồm:
Ốm đau - Illness
Sống độc lập - Independent living (khả năng tự chủ trong sinh
hoạt hàng ngày)
Quan hệ xã hội - Social relationships
Khoẻ mạnh về thể chất - Physical senses
Khoẻ mạnh về tinh thần - Psychological wellbeing
Tính toán trọng số thoả dụng dựa trên mẫu đại diện
gồm 3000 người tại Anh, sử dụng phương pháp TTO
(The Short Form 36 Health Survey Questionaire)
“Bộ câu hỏi ngắn 36 mục về sức khỏe”
Là công cụ đo lường sức khỏe tổng hợp do Rand Cooporation –
Mỹ phát triển năm 1993 để phục vụ cho các nghiên cứu về bảo
hiểm y tế và sức khỏe
Có 36 câu hỏi xung quanh 8 phạm trù: chức năng thể chất (10 câu),
chức năng xã hội (2 câu), mức độ hạn chế thực hiện vai trò hàng
ngày do sức khỏe thể chất (4 câu), sức khỏe tâm thần (5 câu), sinh
lực (2 câu), mức đau (2 câu) và sức khỏe nói chung (5 câu).
Người trả lời có thể lựa chọn giữa bất kì giá trị nào từ 0 – 100 tùy
theo cảm giác sức khỏe của mình (điểm càng cao sức khỏe càng
tốt)
SF – 36
HUI3; 15-D
HUI3 sử dụng phương pháp SG để đo lường trọng số
thoả dụng, bao gồm 8 nhóm phạm trù: Thị giác, thính
giác, khả năng di chuyển, khả năng nói, khả năng thực
hiện các động tác khéo léo, cảm xúc, nhận thức, đau
đớn.
15-D sử dụng phương pháp RS để đo lường trọng số
thoả dụng, gồm 15 nhóm câu hỏi: Di chuyển, thị giác,
thính giác, hô hấp, ngủ, ăn, khả năng nói, khả năng loại
trừ, thực hiện các hoạt động thông thường, chức năng
tâm thần, triệu chứng và cảm giác không thoải mái,
trầm cảm, sinh lực, chức năng tình dục
Các kỹ thuật đo lường cơ bản:
Thang điểm trực giác – VAS (Visual Analog Scale) hay
xếp hạng tình trạng sức khoẻ - RS (Rating Scale)
Đặt cược – SG (Standard Gamble)
Trao đổi thời gian – TTO (Time trade off)
Trao đổi con người - PTO (Person trade off)
Việc áp dụng các kỹ thuật thay đổi phụ thuộc vào
tình trạng sức khoẻ là cấp tính hay mãn tính
ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ƯA THÍCH
THANG ĐIỂM TRỰC GIÁC
0
Nếu bị đau dạ dày? Nếu bị đau răng?
Nếu bị tiêu chảy? Nếu bị mất trí nhớ?
100
XẾP HẠNG TRÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ
01 bộ gồm các thẻ tình trạng sức khỏe (không sắp xếp
theo bất kỳ thứ tự ưu tiên nào). Mỗi thẻ miêu tả một
tình trạng sức khỏe.
Nhiệm vụ: cân nhắc kỹ từng thẻ và sắp xếp chúng theo
thứ tự: tình trạng sức khỏe được cho là tốt nhất ở trên
cùng và tình trạng tồi tệ nhất ở dưới cùng
Với từng thẻ, cân nhắc kỹ về tình trạng sức khỏe trên
các khía cạnh đã được miêu tả
Chỉ nên cân nhắc về mức độ sức khỏe trong tình trạng
đó, không cân nhắc đến chi phí/hậu quả kinh tế
ĐẶT CƯỢC (BỆNH MÃN TÍNH)
KHOẺ MẠNH
CHẾT
TÌNH TRẠNG i
PA 1
PA 2
p
(1 – p)
KHOẺ MẠNH
TÌNH TRẠNG j
TÌNH TRẠNG i
PA1
PA2
p
(1-p)
ĐẶT CƯỢC (BỆNH CẤP TÍNH)
TRAO ĐỔI THỜI GIAN
(BỆNH MÃN TÍNH)
KHOẺ MẠNH
TÌNH TRẠNG i
CHẾT
PA 1
PA 2
1.0
hi
0
x t
KHOẺ MẠNH
TÌNH TRẠNG i
TÌNH TRẠNG j
Alt 1
Alt 2
1.0
hi
0
x t
hj
CHẾT
TRAO ĐỔI THỜI GIAN
(BỆNH CẤP TÍNH)
TRAO ĐỔI CON NGƯỜI
Phương án 1 Phương án 2
Ngăn chặn được Ngăn chặn được
X Y
ca tử vong ca mắc bệnh ABC
trong 1000 trong 1000
quan sát mạnh khoẻ quan sát mạnh khoẻ
KẾT QUẢ CÓ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
TIỀN TỆ
Kết quả của can thiệp bao gồm cả các yếu tố y tế và
phi y tế quy đổi sang đơn vị tiền tệ ($)
Đo lường mức độ chấp nhận chi trả (WTP) của các cá
nhân: chương trình/hoạt động/dịch vụ CSSK hay 1 tình trạng sức
khoẻ cụ thể đáng giá bao nhiêu tiền?
Phương pháp:
Phỏng vấn sâu: gặp mặt trực tiếp (tối ưu đối với trường hợp
phức tạp nhưng chi phí cao), qua điện thoại, gửi bộ câu hỏi
qua đường bưu điện
Thảo luận nhóm
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Giả sử có 2 chương trình can thiệp y tế A và B (2 can
thiệp độc lập với nhau) với các thông tin về chi phí
và kết quả như sau (giả sử tỷ lệ lãi suất kép là
10%/năm)
1. Nếu anh/chị được yêu cầu đánh giá (so sánh) tính
chi phí - hiệu quả của can thiệp A và can thiệp B,
anh/chị sẽ sử dụng phương pháp đánh giá kinh tế y
tế nào? Vì sao?
2. Hãy tính toán tỷ số hiệu quả R và đưa ra kết luận
về tính chi phí hiệu quả của các can thiệp trên
CHƯƠNG TRÌNH A
Thời điểm phát
sinh chi phí
Chi phí
(triệu đồng)
Kết quả
31/12/2008 100 Đối tượng đích của can
thiệp: 10.000 dân tại xã A
Giảm tỷ lệ mắc bệnh X từ
10% xuống 5% vào cuối
năm 2010
31/12/ 2009 100
31/12/ 2010 100
CHƯƠNG TRÌNH B
Thời điểm phát
sinh chi phí
Chi phí
(triệu đồng)
Kết quả
31/12/2008 300 Đối tượng đích của can
thiệp: 15.000 dân tại xã B
Giảm tỷ lệ mắc bệnh X
từ 10% xuống 4% vào
cuối năm 2010
31/12/ 2009 100
31/12/ 2010 50
CHÚNG TA HỌC
ĐƯỢC GÌ?
XIN CÁM ƠN!