Bài giảng môn Quy hoạch đất ở đô thị và khu dân C nông thôn

1.2. Phân loại đô thị Nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính về đô thị cũng như xác định cơ cấu và định hướng phát triển đô thị thì phải phân chia thành nhiều loại với quy mô khác nhau. Việc phân loại đô thị thường dựa vào tính chất và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị quốc gia, hay phân loại theo tính chất dựa vào yếu tố sản xuất chính và những hoạt động nổi trội của đô thị đó. VD: - Thành phố công nghiệp ( lấy yếu tố công nghiệp, theo từng đặc trưng) - Thành phố du lịch - Thành phố hành chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Mỗi thành phố (đô thị) đều có một chức năng đặc biệt, bên cạnh đó nó cũng sẽ tồn tại nhiều chức năng hoạt động khác hỗ trợ.

ppt14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Quy hoạch đất ở đô thị và khu dân C nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bµi gi¶ng M«n Quy ho¹ch ®Êt ë ®« thÞ vµ khu d©n c­ n«ng th«n Quy ho¹ch sö dông ®Êt ®« thÞ vµ khu d©n c­ n«ng th«n lµ lÜnh vùc khoa häc ®ang trë nªn cÊp thiÕt hiÖn nay, ®©y lµ m«n khoa häc bao gåm nhiÒu lÜnh vùc nh­: Kinh tÕ, x· héi, nh©n văn ®Þa lý, tự nhiªn, kü thuËt…. Nã thùc chÊt lµ m«n häc tæ chøc s¾p xÕp hÖ thèng c¸c ®èi t­îng sử dụng đất trong mét trËt tù kh«ng gian. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị Chương 2: Đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị Chương 3: Quy hoạch tổng thể cải tạo và xây dựng đô thị Chương 4: Quy hoạch chi tiết đô thị Chương 5: Khu dân cư nông thôn Chương 6: Xu thế phát triển khu dân cư nông thôn - Chương 7: Quy hoạch chi tiết khu dân cư nông thôn Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.1. Khái niệm chung về đô thị 1.1.1. Trên thế giới Điểm dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị. Mỗi nước có một quy định riêng về điểm dân cư đô thị. Việc xác định quy mô tối thiểu phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội của nước đó và tỷ lệ phần trăm dân phi nông nghiệp của một đô thị. 1.1.2. Ở Việt Nam Đô thị ở Việt Nam: Là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nuớc, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng nào đó trong huyện. Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.1. Khái niệm chung về đô thị - Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định - Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người ( vùng núi có thể thấp hơn) - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp > 60% trong tổng số lao động, là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển - Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị - Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị, phù hợp với đặc điểm từng vùng Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.1. Khái niệm chung về đô thị - Đô thị có thể là những trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… - Đô thị có thể là trung tâm chuyên ngành khi chúng có vai trò chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như công nghiệp, du lịch, nghỉ ngơi, đầu mối…. Việc xác định trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành thì phải dựa vào vị trí đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. Để xác định là đô thị hay không thì thước đo chính là: - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ( tính trong nội thị) - Cơ sở hạ tầng hay mức độ phát triển và tiện nghi sinh hoạt của người dân đô thị theo lối sống đô thị. - Mật độ dân cư, là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị (quy mô trong nội thị/ diện tích) Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.1. Khái niệm chung về đô thị Quá trình đô thị hóa ở VN hiện đang rất nhanh. Theo đánh giá của WB, tốc độ đô thị hóa ở VN cao nhất Đông Nam Á. Mỗi nước có một điều kiện khác nhau đặt ra trong bối cảnh đô thị hóa. Hiện nay Việt Nam đang chứng kiến một quá trình đô thị hoá tốc độ cao chưa từng có trong lịch sử phát triển của mình. Lượng dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc, và mỗi năm khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào đại gia đình đô thị này. Toàn quốc hiện nay có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ, với 93 thành phố cấp tỉnh thành. Trong khi đó, ở một nước láng giềng đang phát triển với tốc độ nhanh nhất thế giới là Trung Quốc, với số dân trên một tỷ người, đến năm 2001 cũng mới chỉ có trên dưới 660 đô thị (với 4 đô thị thuộc Trung ương, 15 đô thị cấp tỉnh). Phải chăng, ta cũng nên dừng lại về mặt số lượng các đô thị, để xây dựng đô thị của chúng ta cho “ra tấm, ra món” hơn. Và trước mắt, nên để đất đẻ ra các mùa màng bội thu bằng chuyên canh, thâm canh, tăng năng suất. Cùng với số đất bị thu hồi, tình trạng nông dân không có việc làm trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Bình quân mỗi năm có khoảng 13-15 nghìn lao động không có việc, phần lớn lại chưa qua đào tạo nghề. Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.2. Phân loại đô thị Nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính về đô thị cũng như xác định cơ cấu và định hướng phát triển đô thị thì phải phân chia thành nhiều loại với quy mô khác nhau. Việc phân loại đô thị thường dựa vào tính chất và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị quốc gia, hay phân loại theo tính chất dựa vào yếu tố sản xuất chính và những hoạt động nổi trội của đô thị đó. VD: - Thành phố công nghiệp ( lấy yếu tố công nghiệp, theo từng đặc trưng) - Thành phố du lịch - Thành phố hành chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật.... Mỗi thành phố (đô thị) đều có một chức năng đặc biệt, bên cạnh đó nó cũng sẽ tồn tại nhiều chức năng hoạt động khác hỗ trợ. Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.2. Phân loại đô thị Hiện đô thị nước ta được phân thành 6 loại gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. Tùy thuộc vào cấp quản lý đô thị và phạm vi ảnh hưởng của từng loại đô thị mà chia ra: đô thị trung tâm cấp quốc gia; đô thị trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị trung tâm cấp tỉnh; đô thị trung tâm cấp huyện; đô thị trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện). 1.2.1. Đô thị loại đặc biệt Là đô thị rất lớn, có vai trò quan trọng đặc biệt về kinh tế, văn hóa chính trị của đất nước. Là trung tâm đầu mối của quốc gia, có vai trò thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. Dân số đô thị có trên 1 triệu người, tỷ lệ phi nông nghiệp >90% tổng lao động. Nước ta có 2 đô thị loại này đó là:Hà nội và TPHCM Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.2. Phân loại đô thị 1.2.2. Đô thị loại 1 ( Trung tâm cấp quốc gia) Là đô thị rất lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch dịch vụ, đầu mối giao thông vận tải, giao dịch quốc tế có vai thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. Dân số đô thị có trên 1 triệu người, tỷ lệ phi nông nghiệp >90% tổng lao động. Mật độ dân cư bình quân trên 15.000 người/km.Loại đô thị này có tỷ suất hàng hóa cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới công trình công cộng xây dựng đồng bộ. 1.2.3.Đô thị loại 2 ( Trung tâm cấp vùng) Là đô thị lớn, là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ. Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.2. Phân loại đô thị 1.2.4. Đô thị loại 3 ( Trung tâm cấp tỉnh) Là đô thị trung bình, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, thủ công tập trung, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ. Dân số có từ 100.000 -350.000, tỷ lệ phi nông nghiệp >80% tổng lao động. Mật độ dân cư bình quân trên 10.000 người/km. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt. 1.2.5.Đô thị loại 4 ( Trung tâm cấp tỉnh) Là đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế văn hóa xã hội, hoặc trung tâm chuyên nghành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh. Dân cư có từ 30.000- 100.000, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp >70%. Mật độ dân cư trên 8000 người/km. Các đô thị này đã và đang đầu tư xây dựng từng phần hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.2. Phân loại đô thị 1.2.6. Đô thị loại 5 ( Trung tâm cấp huyện) Là những đô thị nhỏ, là trung tâm kinh tế, xã hội, hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong huyện. Dân số có từ 4000 -30.000, tỷ lệ phi nông nghiệp >60% tổng lao động. Mật độ dân cư bình quân trên 6.000 người/km. Cơ sở hạ tầng đang bắt đầu được xây dựng. Với việc phân loại như trên, định hướng phát triển đến năm 2010, dân số đô thị chiếm 33%, đến năm 2020 chiếm 45% dân số cả nước. Phát triển 6 thành phố trực thuộc Trung ương; 68 thành phố, thị xã tỉnh lỵ; 25 thị xã; xây dựng 30 đô thị mới thuộc tỉnh; 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; 2.000 thị trấn thuộc huyện. Hình thành 6 đô thị loại đặc biệt và loại I (trung tâm cấp quốc gia); 11 đô thị loại II (trung tâm cấp vùng); 73 đô thị loại III và IV (trung tâm cấp tỉnh). Xây dựng trung tâm khu vực gồm 25 thị xã hiện có và 30 đô thị mới; xây dựng hệ thống các thị trấn làm trung tâm huyện và các thị trấn, thị tứ làm trung tâm xã, cụm xã. Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.2. Phân loại đô thị Việc xác định vai trò, chức năng và quy mô đô thị cần dựa vào tình hình, hiện trạng và phân bố phát triển lực lượng sản xuất, sơ đồ quy hoạch vùng. Mỗi đô thị sẽ có không gian và địa giới riêng bao gồm nội thị và ngoại thị. Do tính chất ảnh hưởng của địa giới khác nhau mà nhiều đô thị không thể đáp ứng nhu cầu phát triển nên phải được điều chỉnh. Việc điều chỉnh phải căn cứ vào đặc điểm hiện trạng và tương lai phát triển theo dự kiến quy hoạch của nhà nước. Ngoài ra để mở rộng đô thị thì cần phải xác định quy mô dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị đó trong phạm vi địa giới nội thị. Tóm lại việc xếp loại, phân cấp đô thị được căn cứ vào 3 tiêu chuẩn cơ bản đó là: Vai trò chức năng, quy mô dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong đô thị đó Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.3. Phân cấp quản lý đô thị Việc phân loại đô thị nhằm phục vụ cho công tác phân cấp, quản lý đô thị về mặt hành chính nhà nước, nó được cụ thể hóa như sau: - Thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại 1 và loại 2 do trung ương quản lý - Thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã ( đa số thuộc loại 3 và 4) do tỉnh quản lý - Thị trấn tương đương cấp xã thuộc đô thị loại 5, chủ yếu do huyện quản lý Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì một số đô thị được phân cấp quản lý cao hơn hay thấp hơn một bậc so với quy định. Điều đó xảy ra khi đô thị đó có vai trò, tính chất thế nào đối với vùng lãnh thổ xung quanh nó. Phân cấp đô thị ở nước ta thường dùng 3 thuật ngữ đó là: Thành phố, thị xã và thị trấn. Còn thị tứ không phải là điểm dân cư đô thị, nó không được thừa nhận là một đơn vị quản lý mà nó chỉ được hiểu đó là trung tâm của một đơn vị cấp xã hoặc liên xã. Chương 1: Khái niệm và phân loại đô thị 1.3. Phân cấp quản lý đô thị Thị tứ là một điểm dân cư tập trung nhiều loại công trình phục vụ công cộng về kinh tế và văn hóa xã hội mang tính chất đô thị phục vụ cho đời sống người dân nông thôn. Là bộ mặt của làng xã, điểm dân cư có màu sắc đô thị lẫn nông thôn nhưng vẫn mang đặc tính nông thôn là chính. Đây là một hình thức đô thị hóa tại chỗ, sẽ là mầm mống cho các điểm đô thị hóa nông thôn trong tương lai Việc nâng cấp và quản lý đô thị cũng như việc thành lập các đô thị mới phải được tiến hành trên cơ sở lập hồ sơ và trình xin phép nhà nước phê duyệt và phải đủ tiêu chuẩn, căn cứ và nằm trong định hướng quy hoạch chung cấp quốc gia.
Tài liệu liên quan