I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm
Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội.
Đầu tư quốc tế là một hình thức của QHKTQT trong đó diễn ra việc di chuyển các phương tiện đầu tư giữa các chủ thể của QHKTQT trên phạm vi thế giới để tiến hành các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc đạt được những mục tiêu kinh tế xã hộị khác.
33 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Chương 6: Đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6ĐẦU TƯ QUỐC TẾI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG1. Khái niệm Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lại lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội.Đầu tư quốc tế là một hình thức của QHKTQT trong đó diễn ra việc di chuyển các phương tiện đầu tư giữa các chủ thể của QHKTQT trên phạm vi thế giới để tiến hành các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc đạt được những mục tiêu kinh tế xã hộị khác.Chủ thể của đầu tư quốc tếlà Nhà đầu tưCũng giống như chủ thể trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chungCác tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế:Chính phủ của các quốc gia Tư nhân: là các công ty, các hãng; chiếm khối lượng nhiều nhất và tỷ trọng cao nhất. Phương tiện đầu tư (Vốn)Tiền: tiền có thể là ngoại tệ mạnh, bản tệ, v.v tùy theo quy định của từng nước nhận đầu tưTài sản hữu hình: các tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hóa, công trình xây dựng khác..Tài sản vô hình: bao gồm sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hóa, v.vNgoài ra, còn có các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như cổ phiếu, vàng bạc, đá quý...Mục đích của đầu tư quốc tếSinh lợi. Lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại cho các chủ đầu tư, thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận.Dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế, lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại được thể hiện thông qua lợi ích kinh tế xã hội, với các chỉ tiêu khác nhau:tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế, tạo việc làm 2. Nguyên nhân hình thành và phát triển Thứ nhất, đó chính là trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phân bố không đồng đều giữa các yếu tố sản xuất của sản xuất xã hội giữa các quốc gia. - Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo nên môi trường thuận lợi cho sự di chuyển các nguồn lực, trong đó có đầu tư, giữa các nước.- Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật cũng là động lực quan trọng thúc đẩy dịch chuyển đầu tư quốc tế. Điều này thể hiện trên hai phương diện sau: + Yêu cầu đầu tư ngày càng lớn đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia, như trong các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hàng không, v..v+ Vòng đời công nghệ ngày càng ngắn, dẫn đến nhu cầu đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài tăng lên. - Thứ tư, đầu tư quốc tế là một phương thức hữu hiệu để vượt qua hàng rào bảo hộ ngày càng tinh vi chặt chẽ của các nước, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, bành trướng sức mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia. - Thứ năm, đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện các mục đích chính trị. II. CÁC HÌNH THỨC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Hai cách phân loại 1. Căn cứ vào chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư1.1. Đầu tư của Nhà nước: Là một hình thức của đầu tư quốc tế trong đó chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư là chính phủ của các nước.Nguồn vốn đầu tư được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức ODA1.2. Đầu tư của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế: Là một hình thức của đầu tư quốc tế trong đó nguồn vốn đầu tư là của các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như: WB, ADB, IMF, OECD, OPEC...1.3. Đầu tư tư nhân : Là một hình thức của đầu tư quốc tế trong đó nguồn vốn đầu tư là của các công ty, các tập đoàn thuộc chủ sở hữu tư nhân. Đầu tư tư nhân được thực hiện thông qua hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp. 2. Căn cứ vào quyền điều hành quản lý đối tượng đầu tư2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)2.2. Đầu tư gián tiếp 2.3. Đầu tư dưới dạng cho vay – tín dụng quốc tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn đủ lớn vào dự án đầu tư cho phép họ giành quyền quản lý hoặc trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư.Đặc điểm của FDI+ Chủ đầu tư giành quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đầu tư. + Quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức góp vốn của các bên trong tổng số vốn pháp định. + Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các hình thức của FDIHai cách thức chủ yếu mà các công ty tiến hành đầu tư quốc tế, đó là đầu tư mới (GI) và mua lại và sáp nhập (M&A). Đầu tư mới (Greenfield Investment): là việc nhà đầu tư tiến hành xây dựng các cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư truyền thống, những năm 90 mỗi năm dao động ở mức 200 - 300 tỷ USD Mua lại và sáp nhập (M&A: Merger and Acquisition): là hình thức đầu tư dưới dạng nhà đầu tư tiến hành mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài vào cơ sở kinh doanh của mình, hoặc mua cổ phiếu để tham gia điều hành doanh nghiệp đó. M&A có thể thấy trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô, và đặc biệt là dịch vụ: tài chính ngân hàng, viễn thông, vận tải, v.v..Các hình thức của sáp nhậpSáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh.Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Sáp nhập conglomerate: là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế trong đó các chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vốn nhưng không tham gia trực tiếp vào việc điều hành quản lý đối tượng đầu tư. Nhà đầu tư thu lợi nhuận thông qua thu nhập của cổ phiếu, chứng khoán hoặc lãi suất của số tiền cho vay. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp Chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở tỷ lệ góp vốn tối đa, với mức vốn đó họ không được tham gia trực tiếp điều hành dự án. Nước nhận đầu tư được hoàn toàn chủ động trong quản lý và điều hành dự án.Thu nhập của chủ đầu tư : thông thường dưới hình thức tiền lãi hoặc cổ tức không kèm quyền biểu quyết. Các hình thức đầu tư gián tiếpĐầu tư chứng khoán: là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoánMua cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khácĐầu tư dưới dạng cho vay – tín dụng quốc tếĐây là hình thức của đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư cho nước ngoài vay vốn và thu lợi nhuận từ số tiền cho vayĐặc điểm của tín dụng QTVốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ nên dễ dàng chuyển thành các phương tiện đầu tư khác. Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư. Nước tiếp nhận đầu tư hoàn toàn được chủ động sử dụng vốn đầu tư theo mục đích riêng của mình.Đặc điểm của tín dụng QTChủ đầu tư có thu nhập ổn định thông qua lãi suất của số tiền cho vay, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay. Nếu nước đi vay không biết cách quản lý tốt, sẽ có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, không tiếp thu được khoa học kỹ thuật và công nghệ quản lý mới và lâm vào nợ nước ngoài. Hỗ trợ phát triển chính thức-ODA Hình thức tín dụng quốc tế đặc biệtODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, và tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang và chậm phát triển nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của những nước này. Phân loại ODATheo tính chất (phương thức hoàn trả): Viện trợ không hoàn lạiViện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi)ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại; thậm chí có loại ODA kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần vốn ưu đãi và một phần tín dụng thương mạiTheo mục đíchHỗ trợ cơ bảnHỗ trợ kỹ thuậtTheo điều kiệnODA không ràng buộc nước nhậnODA có ràng buộc nước nhận:Bởi nguồn sử dụngBởi mục đích sử dụngODA có thể ràng buộc một phầnTheo nguồn cung cấpODA song phươngODA đa phươngTheo hình thứcHỗ trợ dự ánHỗ trợ phi dự ánHỗ trợ cán cân thanh toánHỗ trợ trả nợViện trợ chương trìnhĐặc điểm của ODAVốn ODA mang tính ưu đãiVốn ODA mang tính ràng buộcODA là nguồn vốn có khả năng gây nợLuật đầu tư Việt NamTự đọc