Câu hỏi giải phẫu học hệ cơ

- Bệnh teo cơ là một chứng bệnh rối loạn gen làm yếu từ từ các cơ trong cơ thể. Nguyên nhân do sự sai sót hoặc khiếm khuyết thông tin gen, ngăn cơ thể hình thành các protein cần cho sự hình thành và duy trì độ bền khoẻ của cơ. - Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh teo cơ sẽ bị mất dần dần khả năng thực hiện các vận động như đi, ngồi, đứng thẳng, thở ra dễ dàng và cử động các cánh tay và bàn tay. Độ yếu ớt này càng tăng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác. - Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh teo cơ

doc28 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3950 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi giải phẫu học hệ cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG: ĐH SÀI GÒN KHOA: SPKHTN LỚP: DSI 1081 TỔ: 3 CÂU HỎI GIẢI PHẪU HỌC HỆ CƠ 1) BỆNH TEO CƠ VÀ TEO CƠ DENTA - Bệnh teo cơ là một chứng bệnh rối loạn gen làm yếu từ từ các cơ trong cơ thể. Nguyên nhân do sự sai sót hoặc khiếm khuyết thông tin gen, ngăn cơ thể hình thành các protein cần cho sự hình thành và duy trì độ bền khoẻ của cơ. - Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh teo cơ sẽ bị mất dần dần khả năng thực hiện các vận động như đi, ngồi, đứng thẳng, thở ra dễ dàng và cử động các cánh tay và bàn tay. Độ yếu ớt này càng tăng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác. - Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh teo cơ - Các triệu chứng đầu tiên của bệnh teo cơ: Trẻ có thể bắt đầu bị sẩy chân, vấp ngã, đi lắc lư, gặp khó khăn khi đi lên cầu thang và đi bằng ngón chân (gót chân không nện xuống sàn); khó khăn khi đứng lên khỏi chỗ ngồi hoặc khi đẩy vật gì đó, chẳng hạn xe ngựa hay xe đẩy ba bánh. Trẻ bị teo cơ cũng thường mắc chứng cơ bắp chân phình to, khi các mô cơ bị phá huỷ và được thay bằng mỡ. - phát hiện khoảng 2.000 bệnh nhân teo cơ delta . teo cơ delta hoàn toàn chữa khỏi được. Những trường hợp nặng cần phẫu thuật là có thể hồi phục chức năng vận động, còn những ca nhẹ có thể tự tập luyện mà không cần phẫu thuật. Đến nay đã có 1.238 trường hợp bị bệnh “chim sệ cánh” được phẫu thuật , những biều hiện của trẻ như trẻ không thể khép chặt hai tay vào thành ngực, hạn chế các hoạt động của khớp vai. Thậm chí có cháu, hai tay dang cách xa thân tới 70 độ.. - Đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây xơ hoá cơ delta . Tại Việt Nam, 8/1994, TS Nguyễn Ngọc Hưng là người phát hiện ca bệnh teo cơ delta đầu tiên. Hiện nay, có 5 kỹ thuật để mổ xơ hoá cơ, tuỳ vào từng trường hợp, tổn thương cơ nhìn thấy mà bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào tốt nhất cho người bệnh. - Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp cắt tạo hình vai chữ Z để không phải cắt bỏ đi đoạn cơ nào, tránh gây lõm trên vaiTuy nhiên, nếu không có chế độ tập luyện kịp thời tình trạng xơ hoá cơ sẽ càng phát triển hơn 2) KHI BỊ “ ĐỨT TAY , ĐỨT CHÂN” DO CHẤN THƯƠNG. KHI NỐI LẠI NÓ SẼ LIỀN NHƯ THẾ NÀO? Phần chi thể bị đứt rời (do tai nạn bất ngờ) có mạch máu siêu nhỏ hoàn toàn có thể ráp nối lại bình thường, nếu phần đứt rời được bảo quản tốt. kỹ thuật vi phẫu, sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại nhiều lần đã giúp bác sĩ khâu nối chính xác các bó sợi thần kinh và nối được các mạch máu nhỏ trên dưới 1mm. Theo đó, trường hợp đứt rời ở vị trí bàn tay và ngón tay có thể “trồng” lại, khôi phục hình thức và chức năng các bộ phận này; bệnh nhân cầm, nắm được các vật dụng bình thường.những ca phẫu thuật này phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn bảo quản phần chi thể đứt rời trước đó.làm chi bị hoại tử do bỏng lạnh, phẫu thuật cũng không thành công. Điều kiện lý tưởng này hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tế bằng cách đơn giản: rửa sạch chi bị đứt rời dưới vòi nước máy, bọc trong 1-2 lớp gạc vô trùng (hoặc vải sạch), rồi cho vào túi nilông, thổi phồng, buộc kín để vào xô nước đá, tránh để phần chi thể tiếp xúc trực tiếp với đá. Nếu bảo quản tốt, cánh tay, bàn tay có thể giữ được tối đa sau 14-20 giờ bị tai nạn; 24-48 giờ đối với ngón tay, thậm chí có trường hợp khâu nối thành công ngón tay bị đứt rời sau 92 giờ.Ưu tiên ngón cáitrường hợp các ngón tay bị đứt thì chức năng vận động, cầm nắm bị ảnh hưởng, đặc biệt khi vị trí đứt rời là ngón cái. Khôi phục các ngón dài khác đôi khi chỉ mang giá trị thẩm mỹ, nhưng thiếu ngón cái, bàn tay không thể cầm, xách các vật dụng, bệnh nhân sẽ gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt thường ngày. Ngón cái chính là ngón được bác sĩ ưu tiên chỉ định phẫu thuật, vì vậy ngón này cần được quan tâm bảo quản đúng cách để phục hồi tốt chức năng của cả bàn tay. Câu 3 : Trong cơ thể người có tất cả bao nhiêu bắp cơ? Chức năng của từng nhóm cơ ở từng vùng cơ thể? Những cơ nào đặc biệt (được đánh chữ in nghiêng)? Trả lời : Trong cơ thể người có tất cả : 650 bắp cơ . Cơ lớn nhất trong cơ thể là cơ mông Chức năng của từng nhóm cơ : A. CƠ ĐẦU MẶT- CỔ 1.Cơ đầu mặt ( lớn nhất là cơ thái dương hoặc cơ chẩm trán) gồm có hai nhóm : nhóm cơ nhai và nhóm cơ nét mặt (cơ bám da), tuy nhiên nhóm cơ nhai cũng tham gia phần nào vào các cử động nét mặt. - Nhóm cơ nhai : có chức năng vận động xương hàm dưới. Cơ thái dương là cơ lớn nhất trong nhóm cơ nhai, nằm trong hố thái dương, thớ cơ xòe re như cái quạt. Chức năng : nâng xương hàm dưới và kéo ra sau. - Nhóm cơ nét mặt :có tác dụng biểu hiện trạng thái tình cảm của con người và tham gia vào hoạt động như : nhai, nuốt, phát âm, hô hấp,… Nhóm cơ này ở nông dưới da, cơ hoặc hoàn toàn không bám vào xương hoặc bám vào xương ở đầu bám gốc còn đầu kia bám vào da. Nhóm cơ này không có cân chính thức phủ, do vậy cơ mềm mại, khi co cơ làm vận động các vùng da mặt. Trong số cơ này có một số loại cơ vòng phát triển quanh các hốc, khoang ở mặt như ổ mắt, khoang miệng. 2. Các cơ cổ (lớn nhất là cơ bám da cổ) Chức năng : kéo hàm dưới và môi dưới xuống, làm căng da cổ; gập cổ, ngửa đầu, nghiêng và xoay đầu, nâng lồng ngực lên trên; nâng xương móng, sàn miệng, đáy lưỡi lên trên khi nuốt; kéo xương móng xuống dưới; gấp và xoay cột sống cổ, nghiêng cột sống cổ sang bên,… Cơ bám da cổ : là cơ dẹt mỏng, rộng, nằm ngang dưới da cổ. Cơ co kéo hàm dưới và môi dưới xuống, căng và làm nhăn da cổ. Ở người cơ này đã thoái hóa. Cơ ức đòn chũm : là một cơ cổ lớn và khỏe nhất nằm ở bên cổ. Cơ này phát triển mạnh ở người. Chức năng : nếu một bên co làm quay đầu về phía đó. Nếu hai bên co, làm gấp hoặc duỗi cột sống… B. CƠ THÂN MÌNH 1. Các cơ vùng lưng (lớn nhất là cơ lưng lớn hoặc cơ thang). Chức năng : duỗi, nghiêng cột sống; ngửa đầu, xoay đầu. Cơ lưng lớn : là cơ rộng nhất trong cơ thể nằm phía sau dưới của thân, phần trên của cơ bị cơ thang che phủ. Cơ này thường phát triển mạnh ở vận động viên trượt tuyết và bơi thuyền. Chức năng : cơ có chức năng rất đa dạng như khép tay , sấp cánh tay, nâng thân, nâng sườn khi hô hấp. Cơ thẳng lưng : là cơ dài nằm dọc hai bên cột sống từ gáy đến xương cùng, cơ tách ra làm ba phần cơ nhỏ riêng biệt là cơ chậu sườn, cơ lưng dài, cơ gai sống. Chức năng : cơ này là cơ duỗi cột sống khỏe nhất, giữ thế cân bằng cho thân mình. 2. Cơ ngực bụng. Chức năng : cử động xương sườn khi hô hấp, tạo nên thành bụng trước bên và thành bụng sau, các cơ bụng thường hoạt động phối hợp và liên quan tới các hoạt động sinh lý như thở, nôn, mửa, sinh đẻ,… a. Các cơ vùng ngực (lớn nhất là cơ ngực lớn) Cơ ngực lớn : là cơ rộng khỏe nằm phía trên và ngoài ngực. Hình thể ngoài của mặt trước phần trên thân phụ thuộc nhiều vào hình thể của cơ này. Ở những người thường xuyên luyện tập, cơ này phát triển tốt. Khi cơ co nhìn thấy rõ giới hạn trên, dưới và cả hướng của từng bó cơ riêng biệt của cơ. Chức năng : khép và xoay cánh tay vào trong, nâng sườn. Cơ răng trước : phủ mạn sườn bên của lồng ngực và bị che phủ bởi cơ ngực lớn và bé. Chức năng : kéo xương bả ra trước và sang bên. Ý nghĩa của cơ này đối với chuyển động ra trước của đai chi trên, đặc biệt lớn trong các động tác như đấm thẳng trong môn quyền anh và đâm thẳng trong đấu kiếm. Cơ hoành : tạo nên vách ngăn giữa khoang ngực và bụng. Xuyên qua cơ hoành có động mạch chủ, tĩnh mạch,… Cơ có dạng một cái vòm mỏng, dẹt, mặt lồi hướng lên trên. Cơ có phần gân ở giữa và phần cơ ở xung quanh. Chức năng : khi phần trung tâm co thì toàn bộ cơ hoành hạ xuống, làm giảm áp lực trong lồng ngực, do vậy không khí vào phổi. Khi phần trung tâm dãn thì cơ hoành trở về vị trí cũ gây động tác thở ra. Ngoài ra cơ hoành còn làm tăng áp lực bụng, ngực và giữ vị trí của các cơ quan trong khoang ngực và ổ bụng. Tập luyện TDTT làm cho cơ hoành phát triển do vậy sẽ làm tăng dung tích sống đặc biệt là ở môn bơi lội. b. Các cơ bụng (lớn nhất là cơ chéo bụng trong hoặc cơ thẳng bụng) Cơ tháp : có hình tam giác, nhỏ, ở dưới cơ thẳng bụng, cơ này đã bị thoái hóa thường thiếu hẳn ở người hoặc chỉ còn di tích. Cơ chéo bụng ngoài hay cơ chéo lớn : là một cơ mỏng, rộng, lớn nhất trong các cơ của thành bụng, tạo nên thành bên trước của ổ bụng. Chức năng : ngả và xoay lồng ngực. Cơ ngang bụng : là cơ sâu nhất của nhóm cơ bụng, cơ rộng mỏng và dẹt. Chức năng : góp phần vào động tác thở ra và giữ áp lực trong ổ bụng. C. CƠ CHI TRÊN (lớn nhất là cơ tam đầu cánh tay) Cơ xương chi trên tạo nên hệ đòn bẩy nhẹ nhàng, vững chắc, vận động linh hoạt. Chức năng : Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay (ra hay vào) cánh tay. Gấp, duỗi, xoay (ra hay vào) cẳng tay. Gấp, duỗi, khép, dạng bàn tay. Cơ chi trên phân hóa thành các vùng : cơ vùng đai vai, cơ vùng cánh tay, cơ vùng cẳng tay và cơ vùng bàn tay. 1. Cơ vùng đai vai : gồm 6 cơ có nhiệm vụ nối chi trên vào thân người, ngoài ra mỗi cơ có một nhiệm vụ riêng. Cơ đenta : là cơ duy nhất ở lớp nông của vùng đai vai. Cơ phủ lên hố khớp vai cánh tay, có hình tam giác thuộc loại cơ lông kép, cơ góp phần rất lớn cho khớp vai và tạo thành một chỗ lồi thể hiện và quy định hình thể của cả vùng khớp vai. Cơ phát triển mạnh ở người lao động cơ bắp, VĐV quyền anh, VĐV thể dục dụng cụ,…Cơ có ba bó : trước, giữa, sau. Chức năng : bó trước đưa cánh tay ra trước và xoay cánh tay vào trong. Bó giữa dạng cánh tay. Bó sau đưa cánh tay ra sau. Nếu ba bó này cùng co sẽ làm dạng cánh tay. 2. Cơ chi trên tự do : Cơ nhị đầu cánh tay : là một cơ lớn, khỏe nhất ở khu trước cánh tay, cơ có hình thoi, bắt qua 2 khớp (khớp vai và khớp khủyu). Ta có thể nhìn và sờ thấy rõ cơ khi gấp cẳng tay. Cơ phát triển mạnh ở những người lao động cơ bắp và hoạt động TDTT nhiều về chi trên. Chức năng : gấp cánh tay vào cánh tay, gấp cánh tay, quay cẳng tay. Cơ tam đầu cánh tay : là cơ duỗi duy nhất của cẳng tay, cơ tương đối lớn và dày. Chức năng : duỗi cẳng tay. Cơ gan tay bé, còn gọi là cơ gan tay dài. Là một cơ dài nhưng mảnh. Chức năng : căng cân gan tay và gấp bàn. Cơ này có xu hướng thoái hóa thường thiếu hẳn ở người. Cơ gấp chung nông ngón tay và cơ gấp chung sâu các ngón tay. Hai cơ gấp chung các ngón tay nông và sâu này rất phân hóa hoàn thiện ở người, giúp cho bàn tay cử động linh hoạt chính xác. Cơ sấp vuông : cơ có hình dẹt tứ giác nằm phía dưới thân các xương cẳng tay và thuộc vào các cơ nằm sâu nhất của mặt trước cẳng tay. Chức năng : sấp cẳng tay. Trong các cơ riêng của bàn tay thì nhóm cơ vận động ngón cái và vận động ngón út phân hóa nhất. Đặc biệt là : cơ đối chiếu ngón cái , là cơ khỏe nhất của nhóm, có hình tam giác ; cơ đối chiếu ngón út, là cơ nằm sâu nhất ở mô út, cơ đi từ xương móc đến đốt bàn tay 5. D. CƠ CHI DƯỚI (lớn nhất là cơ may) Cơ chi dưới không phân hóa như cơ chi trên và phần lớn là những cơ to khỏe để thích nghi với chức năng mang trọng lượng của chi dưới. Chức năng : Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay (ra ngoài hay vào trong) đùi. Gấp, duỗi, xoay (ra ngoài hay vào trong) cẳng chân. Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay (ra ngoài hay vào trong) bàn chân. Cơ mông lớn : cơ này mạnh nhất trong cơ thể, rộng, dày, hình tứ giác che phủ gần hết mông. Cơ mông lớn đặc biệt phát triển ở người. Chức năng : duỗi và sấp đùi, nâng chậu hông và kéo nghiêng về một bên, duỗi thân. Cơ có vai trò đặc biệt quan trọng là giữ cơ thể ở tư thế khi đứng thẳng và đi lại, chạy, nhảy, leo trèo,… Cơ thắt lưng chậu : là một cơ khỏe nằm ở hố chậu lớn, được hình thành từ hai cơ : cơ thắt lưng và cơ chậu. Chức năng : Nếu cố định đầu gần, khi cơ co sẽ làm gấp đùi, xoay đùi ra ngoài. Nếu cố định đầu xa mà hai bên cơ đều co sẽ gập thân về trước. Người đang nằm ngửa mà ngồi dậy chủ yếu là nhờ cơ này. Trong các động tác chạy, nhảy cơ co làm nâng cao đùi, bước dài. Cơ tứ đầu đùi : là một cơ lớn, khỏe, nặng đến vài kilogam, cơ phủ gần hết mặt trước xương đùi. Chức năng : cơ tứ đầu đùi là một cơ duỗi cẳng chân khỏe (cơ thẳng đùi còn có tác dụng gấp đùi), cơ có vai trò quan trọng đối với tư thế đứng thẳng của người. Khi chạy cơ này có tác dụng kéo đùi về trước, khi chân chạm đất thì nhanh chóng duổi cẳng chân. Cơ may : là cơ dài nhất của cơ thể người, cơ nằm bắt chéo phía trước đùi, đi từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, có thể nhìn thấy được toàn bộ độ dài của cơ ở dưới da khi gấp, dạng, ngả đùi. Chức năng : gấp đùi, xoay đùi ra ngoài, gấp cẳng chân vào đùi, xoay cẳng chân vào trong. Các cơ ở cẳng chân có tác dụng vận động bàn chân làm cơ thể di chuyển và giữ cho cơ thể đứng thẳng. Nhưng các cơ vùng cẳng chân không phân hóa tỉ mỉ như cơ ở cẳng tay. Ở đây gồm có 14 cơ, là những cơ to khỏe, nhất là những cơ ở khu sau cẳng chân. Cơ mác ba : lần đầu tiên xuất hiện ở người, tách ra từ cơ dài duỗi các ngón chân. Cơ này ở người có khi có và cũng có khi không có. Chức năng : duỗi bàn chân, nghiêng hoài bàn chân. Hoành chậu : do cơ nâng hậu môn và cơ cụt cùng với các cơ bên đối diện tạo thành một tấm cơ võng lót mặt trên thành dưới ổ bụng gọi là hoành chậu, có chức năng nâng đỡ các tạng trong ổ bụng và chậu, làm tăng áp ổ bụng, góp phần kiểm soát tiểu tiện và đại tiện. Ngoài ra, ở phụ nữ nó còn có tác dụng hướng dẫn đầu thai nhi lúc sanh. Câu 4 : Cơ vân và cơ trơn đặc tính co cơ khác nhau như thế nào? Đặc tính của sự co cơ? Trả lời : Cơ vân Cơ trơn Sự co cơ vân : co mạnh, chóng mỏi và theo ý muốn. Cơ vân (còn được gọi là cơ xương) chiếm 80% mô cơ của cơ thể, chịu trách nhiệm về cử động của một khớp trong cơ thể. Co cơ xương được kiểm soát tự ý. Các tế bào cơ xương không có dòng xung điện liên hệ nhau nên mỗi tế bào phải được phân bố sợi thần kinh, vì thế lực co thắt rất biến động theo số tế bào cơ co. Có hiện tượng mỏi cơ. Sợi cơ vân có troponin. Sự co cơ trơn: co yếu, lâu mỏi và không theo ý muốn. Phần lớn cơ trơn hiện diện ở vách của các lỗ hổng hoặc các bộ phân dạng ống (đường tiêu hóa, tử cung, bàng quang, mạch máu,…), do đó cơ trơn co thắt để trộn hoặc vận chuyển chất chứa trong các bộ phận đó. Cơ trơn được kiểm soát tự động. Yếu tố kiểm soát sự co cơ trơn phức tạp hơn cơ vân, bao gồm hệ thần kinh tự động và kích thích tố, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi chất biến dưỡng tại chỗ và sự căng duỗi cơ học. Trong phần lớn cơ trơn, xung động có thể truyền giữa các sợi cơ thông qua mối nối hở, do đó các tế bào kề nhau co thắt gần như cùng lúc. Điều này làm cho cơ trơn không thể thay đổi lực co dựa vào số tế bào tham gia co. Cơ trơn co thắt chậm hơn cơ vân, tuy nhiên thời gian co thắt của cơ trơn dài hơn. Cơ trơn không mỏi vì ít tùy thuộc cơ thể (ít chủ động co). Sản xuất ATP chỉ dựa trên phosphoryl oxit hóa và cơ trơn ít tiêu thụ ATP hơn cơ vân. Sợi cơ trơn không có troponin nên không che lấp vị trí gắn của actin đối với myosin. Sự co cơ trơn tùy thuộc vào phosphoryl hóa đầu myosin để myosin có thể tạo cầu nối với actin. So sánh đặc tính của ba loại tế bào cơ Đặc tính Cơ vân Cơ trơn Cơ tim Tốc độ co cơ Ành hưởng của thần kinh Kiếm soát co cơ bởi kích thích tố Vân ngang Protein gắn Ca2+ Gắn kết xung điện giữa các tế bào Kiểm soát tự ý Co cùng lúc Mỏi cơ Cao Kích hoạt Không Có Troponin Không Có Không Có Thấp Kích hoạt hoặc ức chế Có Không Calmodulin Có (cơ trơn nội tạng) Không Có Không Trung gian Kích hoạt hoặc ức chế Có Có Troponin Có Không Có Không Đặc tính của sự co cơ 1- Tính đàn hồi-trương lực cơ. - Cơ giãn ra dưới tác động của lực, và co về vị trí cũ khi lực đó thôi tác dụng. Giữa lực và giãn cơ có tương quan hyperbon . - Tính đàn hồi có giới hạn, nếu quá giới hạn, cơ không co trở lại trạng thái ban đầu. Theo Buchthal: nếu giãn quá 40% thì cơ không trở về trạng thái cũ. - Bình thường (nghỉ ngơi) cơ vẫn ở trạng thái co trương lực nhờ có bộ phận thoi cơ. 2- Tính hưng phấn-co cơ. Có nhiều tác nhân kích thích vào cơ, cơ sẽ co. - Kích thích sinh lý: là các xung thần kinh từ TKTƯ đến cơ. - Kích thích nhân tạo: + Cơ học: kim châm, kẹp, cắt v.v... + Hoá học: acid, kiềm, muối v.v... + Nhiệt học: nóng, lạnh v.v... + Kích thích bằng dòng điện (điện một chiều, hoặc cảm ứng) dùng phổ biến vì: tác dụng nhanh; cường độ, thời gian xác định được và không gây tổn thương tổ chức. - Cơ có tính hưng phấn gián tiếp tức là kích thích vào dây thần kinh chi phối cơ, cơ sẽ co. - Loại  trừ mọi thần kinh tới cơ rồi kích thích trực tiếp vào cơ, cơ co: đó là tính hưng phấn trực tiếp của cơ. Câu 5 : Bệnh viêm cơ ? Viêm cơ nhiễm khuẩn còn gọi là viêm cơ sinh mủ là các tổn thương cơ do vi khuẩn, virut hay ký sinh trùng gây nên. Các loại vi khuẩn gây viêm cơ thường gặp là tụ cầu, đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh. Viêm cơ nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện khi có đủ hai yếu tố là có vi khuẩn gây bệnh và cơ bị tổn thương, tổn thương cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm "tổ", phát triển và gây bệnh Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn Đầu tiên là viêm cơ nhiễm khuẩn hay gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, những người suy kiệt... Thứ hai là các tổn thương da như chấn thương, vết thương hở hay mụn nhọt ngoài da. Các biểu hiện lâm sàng của viêm cơ nhiễm khuẩn Biểu hiện toàn thân của viêm cơ nhiễm khuẩn là hội chứng nhiễm khuẩn. Người bệnh bị sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng, hơi thở hôi. Biểu hiện tại chỗ chính là viêm cơ. Bất kỳ cơ nào cũng có thể bị viêm. Có thể một cơ bị viêm hay nhiều cơ bị viêm cùng một lúc. Tuy nhiên có 3 vị trí hay gặp nhất là mặt trước cơ đùi, mông và cơ thắt lưng chậu. Viêm cơ thường trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu thường xảy ra trong 2 tuần đầu. Cơ sưng tại chỗ, có thể kèm đỏ hoặc không, đau và căng nhẹ. Nếu chọc hút sẽ chưa có mủ. Giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Thường sau 10-30 ngày, bệnh chuyển sang giai đoạn 2, với biểu hiện cơ to ra, sưng nóng đỏ đau rõ. Khám cơ có thể thấy dấu hiệu bùng nhùng, dấu hiệu phù nề ấn lõm. Chọc hút có thấy mủ. Bệnh thường được chẩn đoán giai đoạn này. Nếu không được chữa đúng cách bệnh có thể tiến tới giai đoạn 3 với các biểu hiện hệ thống, gây ra các biến chứng như áp-xe nơi khác, viêm khớp lân cận, sốc nhiễm khuẩn, suy chức năng thận. Riêng đối với viêm cơ thắt lưng chậu thì triệu chứng tại chỗ khó phát hiện vì cơ ở sâu. Bệnh nhân thường đau ở vùng mạng sườn, hạ sườn. Có một triệu chứng gợi ý là bệnh nhân không duỗi được chân ở bên có cơ bị tổn thương trong khi mọi động tác khác của khớp háng (gấp, dạng, khép, xoay...) đều bình thường. Khối áp-xe có thể di chuyển xuống các cơ quan lân cận phía dưới như khớp háng, phần trên đùi, cơ mông... Ngoài nguyên nhân do các vi khuẩn sinh mủ, viêm cơ thắt lưng chậu còn có thể do vi khuẩn lao gây nên, xuất hiện sau viêm đốt sống đĩa đệm. 6) Một người khi tập tạ là do tế bào cơ lớn lên hay do số lượng tế bào cơ nhiều lên ? Sinh ra , chúng ta đã có một số lượng cố định các sợi cơ ( tế bào cơ ) . Chúng ta không thể làm tăng thêm số lượng sợi cơ này mà chỉ có thể tập luyện để chúng nở nang săn chắc thêm . Hệ cơ phát triển có tác dụng gì đối với hệ xương không? Đáp án: xương có nhiệm vụ làm trục na6ng đỡ toàn bộ cơ thể và có mối quan hệ mật thiết với cơ . Khi tập tạ , hệ cơ phát triển dễ làm giảm sức nặng ở lưng , ở chân , ở gối mà bộ xương phải gồng mình chịu lực . Về lâu dài , tránh được cho xương không bị thoái hóa khớp và loãng xương . . 8. Trên cơ thể người,có những vùng cơ thể bị “ u lên “ là do đâu ? Nguyên nhân 1 : Do cơ thể bị teo cơ , các mô cơ bị phá hủy và được thay bằng mỡ dẫn đến các cơ bắp bị u lên và phình to Nguyên nhân 2 : Do cơ thể bị u cơ , do sự tích động các axit lactic và các sản phẩm bài tiết của cơ thể không được thay thế , thải loại và tống khứ ra ngoài Cơ mác ba là dấu hiệu tiến hóa ở người? Nhiệm vụ: Gấp mu chân và nghiêng bàn chân ra ngoài Vượn người không có. Có thể suy đoán là do cách thức vận động của vượn người và người hiện nay khác nhau. (Vượn người mới di chuyển xuống mặt đất, tay dài hơn chân, nên cách di chuyển vẫn sử dụng đến tay. Còn người hiện đại với tư thế thẳng, trọng lượng dồn nhiều lên chân, không sử dụng tay khi đứng hoặc di chuyển trên mặt đất.) HỆ TIÊU HÓA 1. Ăn không tiêu bị tiêu chảy? Nguyên nhân? Tiêu chảy có thể là cấo tính khi thời gian bệnh tồn tại trong vòng 2 – 3 tuần, còn lâu hơn gọi là tiêu chảy mạn tính. Nếu thường xuyên tiêu chảy có nghĩa là bệ
Tài liệu liên quan