Tóm tắt. Việc dạy học học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số học kiểu bài
kể chuyện trong phân môn tập làm văn hiện nay còn nhiều bất cập. Kết
quả dạy - học chưa được như mong muốn, cũng chưa tương xứng với công
sức của thầy và trò. Bởi vậy, rất cần dựa vào chuẩn kĩ năng tập làm văn
lớp 4, dựa vào các văn bản chỉ đạo triển khai nội dung dạy học trong sách
giáo khoa để đề ra những biện pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số
học tập làm văn kể chuyện thuận lợi, hiệu quả. Một trong những biện pháp
cần được quan tâm là điều chỉnh, sắp xếp lại nội dung dạy học theo hướng
giảm thời lượng dành cho các bài hình thành kiến thức, ưu tiên cho luyện
tập thực hành làm bài văn kể chuyện.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 32-41
DẠY TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN
CHO HỌC SINH LỚP 4 NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: nguyenthuphuong-521989@yahoo.com
Tóm tắt. Việc dạy học học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số học kiểu bài
kể chuyện trong phân môn tập làm văn hiện nay còn nhiều bất cập. Kết
quả dạy - học chưa được như mong muốn, cũng chưa tương xứng với công
sức của thầy và trò. Bởi vậy, rất cần dựa vào chuẩn kĩ năng tập làm văn
lớp 4, dựa vào các văn bản chỉ đạo triển khai nội dung dạy học trong sách
giáo khoa để đề ra những biện pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số
học tập làm văn kể chuyện thuận lợi, hiệu quả. Một trong những biện pháp
cần được quan tâm là điều chỉnh, sắp xếp lại nội dung dạy học theo hướng
giảm thời lượng dành cho các bài hình thành kiến thức, ưu tiên cho luyện
tập thực hành làm bài văn kể chuyện.
1. Mở đầu
Theo từ điển tiếng Việt, kể là “Nói có đầu có đuôi cho người khác biết”, chuyện
là “sự việc được kể lại”. Như vậy, kể chuyện được hiểu với ý nghĩa nói lại các sự việc
có đầu có cuối cho người khác biết.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 định nghĩa: “kể chuyện là kể lại một chuỗi
sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần
nói lên một điều có ý nghĩa.”
Ở bậc Tiểu học, phân môn kể chuyện có nhiệm vụ rèn cho học sinh kỹ năng
kể chuyện bằng lời miệng (ngôn ngữ âm thanh). Còn kiểu bài kể chuyện trong phân
môn tập làm văn có nhiệm vụ giúp các em rèn kỹ năng kể chuyện bằng lời viết: viết
bài văn kể lại một câu chuyện.
Theo Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 4, mục
tiêu cuối cùng của việc dạy học kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn
là học sinh viết được bài văn đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện
(mở bài, diễn biến, kết thúc); diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết
khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). Như vậy, yêu cầu đối với sản phẩm lời nói của học
32
Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số
sinh lớp 4 khi học kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn chỉ ở mức độ sơ
giản, chưa đòi hỏi tính nghệ thuật cao.
Thực tế cho thấy, với vốn tiếng Việt hạn chế, các điều kiện học tập không
thuận lợi, học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số học các bài kể chuyện trong phân
môn tập làm văn nói riêng, học tiếng Việt nói chung, rất khó khăn. Bài văn kể
chuyện của các em thường không “có đầu có cuối”, thiếu các tình tiết chính, hoặc
kể không đúng trình tự diễn biến của câu chuyện. Trong bài văn còn có những lỗi
dùng từ, lỗi viết câu, thậm chí có cả lỗi chính tả. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
giúp học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số viết được bài văn kể chuyện đạt chuẩn
hoặc gần chuẩn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nội dung dạy học Tập làm văn kể chuyện trong SGK Tiếng
Việt 4
Trong SGK Tiếng Việt lớp 2, lớp 3, các bài học Tập làm văn yêu cầu học sinh
viết đoạn văn kể chuyện (kể ngắn) theo câu hỏi gợi ý. Tới lớp 4, trong sách mới có
các bài học và bài tập yêu cầu viết bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Do đó dạy cho học
sinh cách làm bài văn, dạy “cấu tạo” của một bài băn kể chuyện, cách viết mở bài,
thân bài, kết bài. . . là việc làm rất cần thiết. Muốn viết được bài văn kể chuyện, học
sinh phải nhớ nội dung chính và diễn biến của câu chuyện (nắm được cốt truyện).
Để làm được bài văn kể chuyện sinh động, học sinh cần biết kể hành động, lời nói,
ý nghĩ của nhân vật, kết hợp tả ngoại hình nhân vật. Những nội dung nêu trên đều
đã được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 4, phần tập làm văn kể chuyện và được
phân bố từ tuần 1 đến tuần 13, xen kẽ với Viết thư và Trao đổi ý kiến với người
thân.
Tuần 1: - Tiết 1: Thế nào là kể chuyện? *
- Tiết 2 Nhân vật trong truyện*
Tuần 2: - Tiết 1: Kể lại hành động của nhân vật *
- Tiết 2: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện *
Tuần 3: - Tiết 1: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật *
- Tiết 2: Viết thư
Tuần 4: - Tiết 1: Cốt truyện *
- Tiết 2: Luyện tập xây dựng cốt truyện
Tuần 5: - Tiết 1: Viết thư (kiểm tra viết)
- Tiết 2: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện *
Tuần 6: - Tiết 1: Trả bài văn viết thư
Tiết 2: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
33
Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương
Tuần 7: - Tiết 1: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
- Tiết 2: Luyện tập phát triển câu chuyện
Tuần 8: - Tiết 1: Luyện tập phát triển câu chuyện
- Tiết 2: Luyện tập phát triển câu chuyện
Tuần 9: - Tiết 1: Luyện tập phát triển câu chuyện
- Tiết 2: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Tuần 10: - Tiết 1: Ôn tập giữa học kỳ I
- Tiết 2: Ôn tập giữa học kỳ I
Tuần 11: - Tiết 1: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
- Tiết 2: Mở bài trong bài văn kể chuyện *
Tuần 12: - Tiết 1: Kết bài trong bài văn kể chuyện *
- Tiết 2: Kể chuyện (kiểm tra viết)
Tuần 13: - Tiết 1: Trả bài văn kể chuyện
- Tiết 2: Ôn tập văn kể chuyện
Nội dung dạy tập làm văn kể chuyện cũng như các nội dung khác ở sách giáo
khoa Tiếng Việt 4 thực chất được soạn cho học sinh học tiếng Việt với tư cách là
tiếng mẹ đẻ. Bởi vậy, trong khi chưa có bộ sách giáo khoa riêng cho học sinh học
tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai, người dạy cần dựa vào các văn bản hướng
dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa và chỉ đạo dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, dựa vào thực tiễn dạy học để đề ra các
biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn kể chuyện.
2.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn
kể chuyện ở lớp 4
Như chúng ta đã biết, mục tiêu dạy học quy định việc lựa chọn nội dung và
phương pháp dạy học. Mục tiêu cuối cùng của việc dạy học 19 tiết tập làm văn,
kiểu bài kể chuyện là học sinh phải viết được bài văn kể chuyện theo yêu cầu chuẩn
kiến thức kỹ năng. Để đạt mục tiêu đó, nội dung thực hành luyện tập viết bài văn,
luyện tập các kỹ năng làm bài văn kể chuyện cần được ưu tiên dành một thời lượng
thích đáng. Các kiến thức về văn kể chuyện chỉ dạy ở mức độ sơ giản và cần diễn
đạt dưới hình thức cách làm bài. Cần hướng dẫn cách làm bài văn kể chuyện sao
cho học sinh dễ hiểu, dễ thực hành. Sau đây là một số biện pháp có thể vận dụng
để giúp học sinh học kiểu bài kể chuyện trong phân môn tập làm văn lớp 4 thuận
lợi hơn.
2.2.1. Sắp xếp liền mạch 19 bài học về kiểu bài tập làm văn kể chuyện
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, học sinh sau khi có “khái niệm” thế
nào là kể chuyện, nhân vật trong truyện (tuần 1), kể hành động, tả ngoại hình nhân
34
Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số
vật (tuần 2) kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật (tiết 1 – tuần 3), chưa nắm vững cách
làm bài, chưa thực hành làm bài văn kể chuyện, lại học cách viết thư (tiết 2 – tuần
3). Sang tuần 4 lại học về cốt truyện, luyện tập xây dựng cốt truyện, đến tuần 5 lại
làm bài văn viết thư. . . Học theo trình tự này, học sinh tiếp nhận cách làm bài văn
kể chuyện rất khó khăn, do đó việc luyện tập thực hành kém hiệu quả. Chính vì
vậy, chúng tôi cho rằng, với học sinh dân tộc, có thể cho các em học liên tục 19 tiết
tập làm văn kể chuyện, sau đó mới học Viết thư, Trao đổi ý kiến với người thân.
2.2.2. Giảm thời lượng dạy hình thành kiến thức, tăng thời lượng cho
thực hành luyện tập kĩ năng làm bài văn kể chuyện
Việc giảm thời lượng dạy hình thành kiến thức văn kể chuyện (các bài có dấu
*) theo chúng tôi là cần thiết. Việc giảm thời lượng dạy hình thành kiến thức về
văn kể chuyện có thể thực hiện theo những cách khác nhau. Ví dụ, có những kiến
thức không nhất thiết phải dạy theo các bước đọc ngữ liệu mẫu - trả lời câu hỏi -
làm bài tập để rút ra kiến thức, mà có thể cung cấp kiến thức dưới dạng cách làm
bài sau đó thực hành luyện tập. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công
sức cho học sinh và giáo viên. Hơn nữa trong dạy học tập làm văn, kiến thức chính
là cách làm bài văn. Do đó, làm thế nào để học sinh nhanh chóng nắm được cách
cách làm bài là vấn đề cần quan tâm.
Khi đã giảm được thời lượng dạy hình thành kiến thức, chúng ta mới có thêm
thời gian cho nhiệm vụ trọng tâm là thực hành viết văn kể chuyện.
2.2.3. Chú ý rèn các kĩ năng làm bài theo các bước gắn với quá trình
sản sinh lời nói
Nhiều bài học Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 đã chú tới nội
dung về kĩ năng viết văn kể chuyện như: kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật,
tả ngoại hình nhân vật, xây dựng cốt truyện, viết đoạn văn, bài văn kể chuyện. . .
Những kĩ năng đó rất cần thiết, nhưng chưa đủ để học sinh có thể viết bài văn một
cách thuận lợi. Theo chúng tôi, cần bổ sung nội dung rèn kĩ năng xác định yêu cầu
của đề bài, kĩ năng lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, tăng thêm thời lượng cho viết
bài và trả bài, rèn cho học sinh kĩ năng đọc lại bài tập làm văn và tự sửa chữa, hoàn
chỉnh. Các nội dung này gắn với 4 bước của quá trình sản sinh lời nói: định hướng,
lập chương trình, hiện thực hoá chương trình, kiểm tra kết quả.
2.2.4. Sắp xếp nội dung dạy học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp
Một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc của dạy học là đi từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp; với học sinh người dân tộc thiểu số, nguyên tắc này
càng cần được quán triệt một cách triệt để. Tuy nhiên, trong SGK vẫn còn một số
nội dung khó được giới thiệu quá sớm.
35
Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương
Ví dụ, trong bài học đầu tiên về tập làm văn Kể chuyện (sách giáo khoa Tiếng
Việt 4, tập 1, trang 11), sau phần Nhận xét và phần Ghi nhớ: “Kể chuyện là kể lại
một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu
chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa” ở phần Luyện tập có bài tập sau:
Bài tập 1: Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con, vừa mang
nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện
đó.
Bài tập 2: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của
câu chuyện.
Ở bài tập 1, học sinh phải xây dựng cốt truyện theo tình huống rồi kể lại - về
bản chất đây là kể chuyện đã tham gia.
Ở bài tập 2, học sinh có nhiệm vụ nêu các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.
Học sinh chỉ làm được bài tập 2 sau khi đã làm được bài tập 1. Nhưng thực tế dạy
học cho thấy học sinh người dân tộc thiểu số thường không làm được bài tập 1. Như
vậy, với học sinh người dân tộc thiểu số, yêu cầu của hai bài tập trên là quá khó.
Nhìn chung, học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số thực hiện nhiệm vụ kể
chuyện đã nghe, đã đọc thuận lợi hơn so với kể chuyện đã chứng kiến, tham gia.
Bởi vậy, ở tiết đầu tiên học cách làm bài văn kể chuyện, để giúp học sinh tập trung
vào nhiệm vụ “định hình” về cách làm bài, chỉ nên yêu cầu kể lại một câu chuyện
các em đã nghe, đã đọc (ưu tiên chọn truyện dân gian của các dân tộc thiểu số), kể
chuyện đã chứng kiến tham gia nên để ở những tiết cuối của chương trình, khi học
sinh đã có kĩ năng làm bài văn kể chuyện.
Dựa vào mục tiêu dạy học, dựa vào yêu cầu chuẩn kỹ năng làm văn kể chuyện
và dựa vào thực tế dạy học, theo chúng tôi, có thể sắp xếp, điều chỉnh nội dung 19
tiết tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số như sau:
Tuần 1: - Tiết 1: Dàn ý chung của bài văn kể chuyện: - Giới thiệu dàn ý chung
/ - Yêu cầu HS đọc 1 bài văn kể chuyện, trả lời câu hỏi để tóm tắt thành dàn ý.
- Tiết 2: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện: - Cho một đề tập làm
văn yêu cầu kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc đơn giản, quen thuộc với học sinh
(ưu tiên chọn truyện cổ dân gian của các dân tộc thiểu số). /- Hướng dẫn học sinh
xác định yêu cầu của đề bài, dựa vào dàn ý chung để lập dàn ý chi tiết.
Tuần 2: - Tiết 1: Viết bài văn kể chuyện: - Lưu ý học sinh dựa vào dàn ý đã
lập ở tiết trước để viết bài. / - Hướng dẫn học sinh đọc lại, sửa lỗi và hoàn chỉnh
bài làm.
- Tiết 2: Trả bài văn kể chuyện: - Trọng tâm nhận xét: bài văn rõ bố cục ba
phần, kể được câu chuyện trọn vẹn theo diễn biến của truyện (có thể chỉ kể đơn
giản, kể những ý chính).
Tuần 3: - Tiết 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện: - Cho một đề
36
Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số
tập làm văn yêu cầu kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc. - Hướng dẫn học sinh xác
định yêu cầu của đề bài, lập dàn ý sơ lược và dàn ý chi tiết.
- Tiết 2: Luyện tập viết đoạn mở bài cho bài văn kể chuyện: - Hướng dẫn hai
cách mở bài theo ghi nhớ - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tr.113. / - Hướng dẫn học sinh
thực hành viết mở bài theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
Tuần 4: - Tiết 1: Luyện tập viết đoạn văn kể chuyện: kể hành động của nhân
vật: - Hướng dẫn học sinh cách kể hành động của nhân vật theo ghi nhớ - SGK
Tiếng Việt 4 tập 1 tr.21. / - Hướng dẫn luyện tập viết đoạn văn kể hành động của
nhân vật (luyện viết đoạn văn phần thân bài).
- Tiết 2: Luyện tập viết kết bài cho bài văn kể chuyện: - Hướng dẫn hai cách
kết bài theo ghi nhớ - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tr.122. / - Hướng dẫn học sinh thực
hành viết kết bài theo hai cách: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
Tuần 5: - Tiết 1: Viết bài văn kể chuyện: - Lưu ý học sinh chọn cách mở bài,
kết bài, viết phần thân bài gồm hai đoạn văn, hướng dẫn đọc lại, sửa lỗi và hoàn
chỉnh bài viết.
- Tiết 2: Trả bài văn kể chuyện: - Trọng tâm nhận xét: bố cục ba phần, cách
mở bài, cách kết bài, đoạn văn phần thân bài kể các hành động của nhân vật theo
diễn biến của truyện, cách dùng từ, viết câu. . .
Tuần 6: - Tiết 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện – kể theo lời nhân
vật: - Cho một đề tập làm văn yêu cầu kể chuyện đã nghe, đã đọc theo lời của một
nhân vật trong truyện. / - Hướng dẫn học sinh luyện tập xác định yêu cầu của đề,
lập dàn ý chi tiết, xác định từ xưng hô phù hợp.
- Tiết 2: Luyện tập viết đoạn văn kể chuyện kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật: -
Hướng dẫn hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật theo ghi nhớ SGK Tiếng
Việt 4 tập 1 tr.32. / - Hướng dẫn luyện tập viết đoạn văn kể lời nói, ý nghĩ của nhân
vật.
Tuần 7: - Tiết 1: Luyện tập viết đoạn văn kể chuyện kết hợp tả ngoại hình
nhân vật: - Hướng dẫn tả ngoại hình nhân vật: tả gương mặt, hình dáng, trang
phục, cử chỉ, giọng nói... / - Hướng dẫn luyện tập viết đoạn văn kể chuyện kết hợp
tả gương mặt, hình dáng hoặc trang phục, cử chỉ. . . của nhân vật.
- Tiết 2: Viết bài văn kể chuyện: Có thể cho một đề bài mới hoặc yêu cầu học
sinh chọn viết lại một bài văn ở những tiết làm bài trước, lưu ý học sinh kể hành
động, lời nói, ý nghĩ và kết hợp tả ngoại hình của nhân vật để làm rõ tính cách.
Tuần 8: - Tiết 1: Trả bài văn kể chuyện: Trọng tâm nhận xét: tả ngoại hình,
kể lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật.
- Tiết 2: Luyên tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện được chứng kiến, tham
gia: - Cho đề bài yêu cầu kể chuyện đã chứng kiến tham gia (có thể dùng bài tập 1
phần luyện tập – bài Thế nào là kể chuyện? - SGK Tiếng Việt 4 tập 1. / - Hướng
37
Phan Thị Phương Dung và Nguyễn Thu Phương
dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài, nhớ lại các chi tiết, hành động, tổ chức
thành chuỗi sự việc theo trình tự mở đầu – diễn biến – kết thúc, lập dàn ý. Lưu ý
học sinh cần chọn lọc, sắp xếp các sự việc sao cho câu chuyện có ý nghĩa.
Tuần 9: - Tiết 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đã chứng kiến,
tham gia: - Cho đề bài yêu cầu kể chuyện đã chứng kiến tham gia (có thể dùng bài
tập 2 phần luyện tập – bài Nhân vật trong truyện - SGK Tiếng Việt 4 tập 1. / -
Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài, nhớ lại các chi tiết, hành động, tổ
chức thành chuỗi sự việc theo trình tự mở đầu – diễn biến – kết thúc, lập dàn ý. /
Lưu ý học sinh cần chọn lọc, sắp xếp các sự việc sao cho câu chuyện có ý nghĩa.
- Tiết 2: Viết bài văn kể chuyện đã chứng kiến, tham gia. Lưu ý học sinh viết
bài văn rõ bố cục ba phần, sắp xếp các sự việc hợp lí, xác định từ xưng hô phù hợp,
câu chuyện cần có ý nghĩa.
Tuần 10: - Tiết 1: Trả bài văn kể chuyện: Trọng tâm nhận xét: cách sắp xếp
tổ chức các sự việc theo trình tự: mở đầu, diễn biến, kết thúc hợp lí, dùng từ xưng
hô phù hợp.
2.2.5. Giúp học sinh hiểu và nhớ những câu chuyện các em sẽ kể trong
bài tập làm văn
Học sinh người dân tộc thiểu số học tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ thứ hai
thường gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung truyện. Bởi vậy, khi ra đề tập làm
văn, bên cạnh định hướng ưu tiên chọn truyện dân gian của các dân tộc thiểu số,
còn cần lưu ý chọn những truyện học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Trước khi học sinh làm
bài, giao viên cần có thao tác hỏi lại nội dung truyện, nếu cần, có thể giải thích để
học sinh hiểu thêm về nhân vật hoặc chi tiết. . . trong truyện. Ngoài ra, có thể ghi
tóm tắt ý chính của truyện làm điểm tựa cho học sinh làm bài thuận lợi.
2.2.6. Giảm độ khó cho các bài hình thành kiến thức tập làm văn kể
chuyện
Kiến thức về kiểu bài tập làm văn kể chuyện có cơ sở từ những kiến thức về lí
luận văn học. Tuy nhiên, những kiến thức đó được đưa vào dạy học sinh lớp 4 với
mục đích giúp các em tập viết bài văn kể chuyện theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng.
Chúng không nhằm trang bị cho các em kiến thức lí luận văn học, và đương nhiên,
cũng không phải để sáng tác truyện hay phân tích, phê bình văn học. Do đó, kiến
thức lí luận văn học được đưa vào sách, nếu có, cần được thể hiện dưới dạng bài
tập đơn giản dạy học sinh cách làm bài văn kể chuyện. Phần lớn kiến thức về văn
kể chuyện đã được đưa vào dạy theo tinh thần này. Tuy nhiên, để giảm khó cho học
sinh người dân tộc thiểu số, có thể điều chỉnh thêm hoặc diễn đạt lại một số nội
dung để học sinh dễ vận dụng. Ví dụ: kiến thức về cốt truyện, nhân vật, tả ngoại
hình của nhân vật. . .
38
Dạy tập làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 người dân tộc thiểu số
2.2.7. Điều chỉnh các đề bài để gây hứng thú cho học sinh
Làm bài văn kể chuyện là tập thực hiện một hoạt động giao tiếp. Hoạt động
giao tiếp bao giờ cũng gắn với các nhân tố như mục đích giao tiếp, đối tượng giao
tiếp, nội dung giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Để viết bài văn, học sinh cần xác
định được yêu cầu của đề bài, thực chất là xác định các nhân tố giao tiếp. Ví dụ:
- Cần kể chuyện gì?
- Kể bằng lời của người kể chuyện hay lời nhân vật nào?
- Kể cho ai nghe, ai đọc?
- Kể nhằm mục đích gì?...
Các nhân tố nêu trên quy định, chi phối việc lựa chọn chi tiết, cách xây dựng
cốt truyện, cách mở bài, kết bài, chọn từ xưng hô, chọn từ ngữ, cách diễn đạt. . .
Các đề tập làm văn kể chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 chủ
yếu mới quan tâm đến nội dung giao tiếp: kể chuyện gì? Một số đề bài đã rõ đối
tượng giao tiếp: kể bằng lời của ai? ai kể?. Tuy nhiên, các đề bài chưa quan tâm
đúng mức đến mục đích giao tiếp: kể chuyện nhằm mục đích gì?. Những đề bài này
chỉ có tính chất gợi ý, nhưng phần lớn giáo viên đã dùng trực tiếp mà không điều
chỉnh rõ các nhân tố giao tiếp để giúp HS dễ định hướng hơn khi làm bài. Ví dụ:
(1) Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm
lòng nhân hậu.
(2) Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-
đrây-ca.
(3) Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một người
chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
(Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1, trang124) Với các đề tập làm văn như
trên, học sinh có thể kể lại được câu chuyện, nhưng không biết rằng cần phải truyền
tải cả ý nghĩa của truyện. Do đó, các em không biết chọn lọc các chi tiết, các ý chính
hướng tới mục đích của bài văn. Tương tự như vậy, khi diễn đạt thành lời, các em
mới chỉ quan tâm tìm lời để “kể” chứ chưa quan tâm đến chọn từ ngữ, chọn lời kể
để biểu đạt thái độ, tình cảm, biểu đạt mong muốn của người kể đối với người tiếp
nhận. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hứng thú của học sinh khi viết bài văn
kể chuyện.
Đọc bài văn kể chuyện của học sinh, chúng ta còn thấy đối tượng giao tiếp
hầu như rất mờ nhạt. Các em không xác định được mình đang “trò chuyện”, đang
kể với ai, đang phải làm cho ai bị lôi cuốn, cảm động hoặc bất bình. . . về sự việc,
về nhân vật. Để tạo điều kiện cho học sinh làm bài tốt, với những đề bài chưa r