Nhận thức là gì? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Câu hỏi này đã được đặt ra và cũng có nhiều đáp án lý giải vấn đề trên. Mỗi trường
phái triết học là một quan niệm khác nhau về nhận thức. Chẳng hạn thuyết bất khả thi
cho rằng con người không thể biết được thế giới xung quanh và bản chất con người,
còn thuyết khả thi thì thừa nhận con người có khả năng tự nhận thức nhưng lại có hai
trường phái khác nhau rõ rệt. Chủ nghĩa duy tâm với quan niệm nhận thức chính là sự
tự nhận thức, tự ý thức về mình chứ không phải là sự phản ánh thế giới khách quan.
Với tư tưởng đó Platơn cho rằng : nhận thức là sự hồi tưởng linh hồn bất tử hay
Heghen và quan niệm của ông về nhận thức, xem nhận thức là quá trình tự nhận thức
của "ý niệm tuyệt đối" là lực lượng siêu nhiên tồn tại vĩnh hằng sáng tạo ra thiên nhiên
và con người. Khác với các quan điểm trên đây, chủ nghĩa duy vật thừa nhận con
người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức thế giới là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc con người. Tuy nhiên do hạn chế bởi tính máy móc siêu
hình nên chủ nghĩa duy vật trước Mác không giải quyết được một cách thực sự khoa
học những vấn đề của lý luận nhận thức.
Một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức được thực hiện với sự ra đời của
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các Mác và Ăng-ghen đã kế thừa khoa học kỹ thuật và
thực tiễn xã hội đã xây dựng nên lý thuyết, lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chính lý thuyết đó đã giải thích cho chúng ta về nhận thức. Không chỉ dừng lại ở đó,
nhận thức còn mở ra một hướng mới, đó chính là sự nhận thức chân lý, hiện tại khách
quan, quan trọng nhất là quá trình nhận thức đã diễn ra như thế nào?
Trong thực tế, quá trình nhận thức chân lý, nhận thức hiện tại khách quan của
mỗi người rất khác nhau. Cùng một vật chất hình ảnh nhưng đối với mỗi người có thể
có cách nhìn nhận, nhận thức không giống nhau. Có thể nói, nhận thức hiện tại khách
quan là một quá trình hết sức phức tạp. Cũng chính vì thế mà từ xưa đến nay, trong
lĩnh vực nhận thức luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các trường phái triết
học khác nhau. Vấn đề tìm ra một con đường nhận thức đúng đắn bao giờ cũng là vấn
đề hết sức thiết thực và cấp bách. Bài tiểu luận này đặt ra nhiều câu hỏi mà chúng ta
cần đi sâu vào tìm hiểu về "Mối quan hệ giữa nhận thức con người - con đường
biện chứng của nhận thức".
16 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa nhận thức con người - Con đường biện chứng của nhận thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Mối quan hệ giữa nhận thức con người - con
đường biện chứng của nhận thức
I. MỞ ĐẦU
Nhận thức là gì? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Câu hỏi này đã được đặt ra và cũng có nhiều đáp án lý giải vấn đề trên. Mỗi trường
phái triết học là một quan niệm khác nhau về nhận thức. Chẳng hạn thuyết bất khả thi
cho rằng con người không thể biết được thế giới xung quanh và bản chất con người,
còn thuyết khả thi thì thừa nhận con người có khả năng tự nhận thức nhưng lại có hai
trường phái khác nhau rõ rệt. Chủ nghĩa duy tâm với quan niệm nhận thức chính là sự
tự nhận thức, tự ý thức về mình chứ không phải là sự phản ánh thế giới khách quan.
Với tư tưởng đó Platơn cho rằng : nhận thức là sự hồi tưởng linh hồn bất tử hay
Heghen và quan niệm của ông về nhận thức, xem nhận thức là quá trình tự nhận thức
của "ý niệm tuyệt đối" là lực lượng siêu nhiên tồn tại vĩnh hằng sáng tạo ra thiên nhiên
và con người. Khác với các quan điểm trên đây, chủ nghĩa duy vật thừa nhận con
người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức thế giới là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc con người. Tuy nhiên do hạn chế bởi tính máy móc siêu
hình nên chủ nghĩa duy vật trước Mác không giải quyết được một cách thực sự khoa
học những vấn đề của lý luận nhận thức.
Một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức được thực hiện với sự ra đời của
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các Mác và Ăng-ghen đã kế thừa khoa học kỹ thuật và
thực tiễn xã hội đã xây dựng nên lý thuyết, lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chính lý thuyết đó đã giải thích cho chúng ta về nhận thức. Không chỉ dừng lại ở đó,
nhận thức còn mở ra một hướng mới, đó chính là sự nhận thức chân lý, hiện tại khách
quan, quan trọng nhất là quá trình nhận thức đã diễn ra như thế nào?
Trong thực tế, quá trình nhận thức chân lý, nhận thức hiện tại khách quan của
mỗi người rất khác nhau. Cùng một vật chất hình ảnh nhưng đối với mỗi người có thể
có cách nhìn nhận, nhận thức không giống nhau. Có thể nói, nhận thức hiện tại khách
quan là một quá trình hết sức phức tạp. Cũng chính vì thế mà từ xưa đến nay, trong
lĩnh vực nhận thức luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các trường phái triết
học khác nhau. Vấn đề tìm ra một con đường nhận thức đúng đắn bao giờ cũng là vấn
đề hết sức thiết thực và cấp bách. Bài tiểu luận này đặt ra nhiều câu hỏi mà chúng ta
cần đi sâu vào tìm hiểu về "Mối quan hệ giữa nhận thức con người - con đường
biện chứng của nhận thức".
II. NỘI DUNG
1). Nhận thức là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu lý luận nhận thức chủ nghĩa duy vật biện chứng
của Mác và Ăng-ghen. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên
tắc rất cơ bản và quan trọng.
Một là thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan ở ngoài con người, độc
lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người. Con người có năng lực nhận
thức thế giới của con người. Về nguyên tác là không có cái gì là không thể biết. Nhận
thức của con người về giới tự nhiên là một quá trình từ thấp đến cao, chuyển từ chổ
biết không đầy đủ, không chính xác đến chổ biết ngày càng đầy đủ, chính xác hơn.
Nhận thức đi từ dễ đến khó, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ rộng đến sâu, từ hiện
tượng bản chất cấp một, đến hiện tượng bản chất cấp hai....Thế giới vật chất rất rộng
lớn có thể có những cái mà con người chưa biết nhưng trong tương lai, với sự phát
triển của khoa học, con người dần sẽ khám phá được. Với khẳng định trên đây, lý luận
nhận thức Mác-xít khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo
thế giới.
Hai là nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là
quá trình tạo tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách quan. Nhờ có nhận
thức con người mới có ý thức về thế giới, ý thức về cơ bản là kết quả của quá trình
nhận thức thế giới. Thế giới vật chất tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức
của con người tác động vào các giác quan sinh ra cảm giác, từ đó đi tới hình thành ý
thức.
Con người là chủ thể tích cực sáng tạo và có ý thức nhận thức cải tạo thế giới.
Chủ thể là sản phẩm có tính lịch sử, xã hội nó kế thừa tri thức của thế hệ trước đồng
thời sử dụng phương tiện nhận thức xã hội tạo ra. Do đó, khi nhận thức, các yếu tố của
chủ thể như lợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm chất đạo đức......đều tham gia vào
quá trình nhận thức với những mức độ khác nhau và ảnh hưởng đến quá trình nhận
thức.
Còn khác thể nhận thức là một bộ phận của thế giới khách quan mà nhận thức
hướng tới nắm bắt, phản ánh nó nằm trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức.
Do vậy, khách thể thể không đồng nhất với hiện thực khách quan, phạm vi của khách
thể nhận thức được mở rộng đến đâu là tùy theo sự phát triển của nhận thức. Như vậy,
không chỉ có chủ thể nhận thức mà cả khách thể nhận thức cũng mang tính lịch sử xã
hội. Trong quan hệ giữa chủ thể và khách thể thì khách thể bao giờ cũng giữ vai trò
quyết định bởi vì nó quyết định nội dung tri thức của nhận thức. Tuy nhiên chủ thể vẫn
có tác động tích cực đến khách thể vì sự phản ánh của chủ thể là sự phản ánh có sáng
tạo, có mục đích, có chọn lọc nhằm phục vụ sự vật và thực tiễn.
Ba là nhận thức không phải là một hành động tức thời giản đơn, máy móc và
thụ động mà là quá trình sáng tạo dựa trên hoạt động thực tiễn. Có thể nói quá trình
nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc
hơn. Vì vậy :"trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của
khoa học, cần suy luận một cách biện chứng nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức
của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh
ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở
thành đầy đủ hơn và chính xác hơn thế nào".
Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là
mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức, là tiêu chuẩn
để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá trình con người phản ánh một
cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sữ -
xã hội.
2). Thực tiễn là gì? Có vai trò như thế nào đối với nhận thức
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ là
của lý liận nhận thức Mác-xít mà còn là của toàn bộ triết học Mác - Lênin.
Các nhà duy vật trước Mác đã không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn
đối với nhận thức, do đó chủ nghĩa duy vật của họ mang tính chất trực quan. Còn một
số nhà triết học duy tâm, tuy đã thấy được mặt năng động sáng tạo trong hoạt động
con người, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật
chất cảm tính của con người. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu
sót trước Mác, Các Mác và Ph.Ăng-ghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn, khoa
học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận, hai ông đã
thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận
nhận thức nói riêng. Lênin nhận xét:"Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là
quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".
Vậy thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Con người với vai trò
là chủ thể nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, tính xã hội của mình mà
cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực
với thế giới và để làm chủ thế giới. Con người không thể thỏa mãn với những gì mà tự
nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản
xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Bằng hoajt động thực tiễn, trước hết là lao
động sản xuất con người đã tạo ra những sản phẩm vốn không có sẵn trong thiên
nhiên. Không có hoạt động đó con người không thể tồn tại và phát triển được. Từ cộng
động người nguyên thủy, con người đã trải qua một quá trình lao động để tồn tại và
dần đưa xã hội tiến hóa đi lên với sự nhận thức ngày càng mở rộng về thế giới vật
chất. Vì thế có thể nói rằng thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và
xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế
giới. Thực tiễn là cái xác định một cách thực tế liên hệ giữa sự vật với những điều cần
thiết đối với con người. Thực tiễn với bản chất là hoạt động vật chất trong đó chủ thể
với tính tích cực sáng tạo chủ động làm biến đổi khách thể.
Về thực tiễn, Lênin viết :"Thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó có ưu điểm không
những ở tính phổ biến mà còn ở tính hiện thực trực tiếp". Thực tiễn cao hơn hoạt động
nhận thức bởi vì cái phổ biến trong nhận thức trước hết được rút ra trong thực tiễn và
phải qua thực tiễn kiểm nghiệm thì mới xác định được đúng hoặc sai. Hơn nữa, thực
tiễn sẽ bổ sung làm phong phú thêm tính phổ biến của nhận thức. Với tư cách là hiện
thực trực tiếp, thực tiễn sẽ nghiêm khắc đánh giá sự đúng sai của một lý luận nào đó.
Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của nó, trình độ phát triển
của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục giới tự nhiên và làm chủ của con người. Tuy
trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau của xã hội nhưng thực tiễn luôn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến
của xã hội loài người. Về mặt nội dung, tính chất cũng như về phương thức thực hiện
của nó đều phụ thuộc vào điều kiện lịch sử nhất định, do đó thực tiễn có tính lịch sử -
xã hội.
Thực tiễn bao gồm nhiều yếu tố và nhiều dạng hoạt động. Bất kỳ quá trình hoạt
động thực tiễn nào cũng gồm những yếu tố như : nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương
tiện và kết quả. Các yếu tố đó liên hệ với nhau, qui định lẫn nhau mà nếu thiếu chúng
thì hoạt động thực tiễn không thể diễn ra được.
Thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau đây: dạng cơ bản đầu tiên của thực tiễn
là hoạt động lao động sản xuất vật chất. Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy
và cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quyết
định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, nó tạo thành cơ sở của tất cả các hình thức
khác của hoạt động sống của con người, giúp con người thoát khỏi giới hạn, tồn tại
của động vật. Một dạng cơ bản khác của thực tiễn là hoạt động chính trị - xã hội nhằm
biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội. Ngoài ra, với sự ra đời và phát triển của xã
hội, một dạng cơ bản nữa của thực tiễn cũng xuất hiện - đó là hoạt động thực nghiệm
khoa học. Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát
triển của xã hội, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Vì thế vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết là cơ sở và động lực của
nhận thức. Là điểm xuất phát của nhận thức, là mục đích và động lực. Mọi lý luận,
mọi học thuyết đều hình thành từ hoạt động thực tiễn, Ph.Ăng-ghen khẳng định:"
chính việc người ta biến đổi giới tự nhiên chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên
với tính cách giới tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và thực tiễn nhất của tư duy con
người và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự
nhiên" . Con người quan hệ với tự nhiên không bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực
tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con
người được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào
thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính những qui luật để con người nhận
thức chúng. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn đặt ra những vấn đề mới cho
nhận thức, thúc đẩy nhận thức phát triển. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu
cảm tính, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa.......để phản ánh bản chất, qui luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới, từ đó xây dựng làm thành các khoa học, lý luận. Như vậy, thực tiễn không chỉ đặt
ra nhu cầu cho nhận thức mà còn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận.
Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ này hay
thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực
tiễn. Thực tiễn là động lực của tri thức. Trong quá trình hoạt động thực tiễn biến đổi
thế giới, con người cũng biến đổi cả bản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng
lực trí tuệ của mình. Nhờ đó con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám
phá những bí mật của thế giới làm phong phú và sâu sắc nhận thức của mình về thế
giới. Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của nhận thức.
Nhu cầu của cuộc sống và thực tiễn, nhu cầu của hoạt động sản xuất và cải biến xã hội
đòi hỏi con người phải có thêm những hiểu biết tri thức mới. Nó đã thúc đẩy sự ra đời
và phát triển khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực
tiễn của con người.
Đơn cử một ví dụ về một môn khoa học phổ biến là toán học. Toán học cũng
như các môn khoa học khác cũng đã nảy sình từ nhu cầu thực tiễn."Từ sự đo đạc diện
tích và sự đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế
tạo cơ khí. Hay các học thuyết xã hội ra đời trên cơ sở và nhu cầu của cuộc đấu tranh
giai cấp công nhân".
Ngoài ra, thông qua thực tiễn các giác quan con người ngày càng hoàn thiện,
khả năng phản ánh ngày càng được nâng lên. Thực tiễn còn tạo ra những phương tiện
hiện đại (như kính thiên văn, kính hiển vi điện tử, máy vi tính, tàu vũ trụ,.....) giúp con
người ngày càng đi sâu vào các bí mật tự nhiên.
Tiếp theo thực tiễn là mục đích của nhận thức. Thực tiễn suy đến cùng không
phải để hiểu biết mà phục vụ cho con người, thực tiễn cải tạo thế giới. Sự hình thành,
phát triển của nhận thức như trên đã nói là bắt nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực
tiễn. Điều đó cũng nói lên rằng, nhận thức chỉ hoàn thành chức năng của mình khi nó
trở về chỉ đạo hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn.
Trong thực tế đã chứng minh rằng lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng
được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn. Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẽ và phức
tạp đòi hỏi sự nhận thức phải đi sâu nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu đó. Chẳng hạn đó
là những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và chỉ có thông quan thực tiễn thì trí thức của con
người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý
nghĩa. Những tri thức về tự nhiên xã hội của con người không phải đều là đúng, không
phải tất cả đều chân lý. Tiêu chuẩn để kiểm tra, phân biệt đúng hay sai lại chính là
hoạt động thực tiễn.
Tóm lại: Thực tiễn là cơ cở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn
của chân lý. Đây là quan điểm hết sức quan trọng của lý luận nhận thức duy vật biện
chứng. Lênin vết:"Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và
cơ bản nhất của lý luận nhận thức". Vì thế chúng ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu
chuẩn chân lý một cách biện chứng; tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính
tương đối. Một mặt thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Mặt
khác trong lịch sử phát triển kỹ thuật, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, thực
tiễn không đứng yên một chỗ mà biến đổi nên vấn đề nhận thức cũng được đặt ra và
giải quyết một cách khác nhau. Trong quá trình phát triển nhận thức và thực tiễn,
những tri thức đạt được trước kia vẫn thường xuyên kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp
theo và được sữa chữa, bổ sung hoàn thiện hơn. Chẳng hạn những vấn đề từ trước đến
nay của đất nước ta như : kinh tế thị trường là gì? kinh tế thị trường ở Việt Nam có đặc
điểm gì? Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam diễn ra như thế
nào?....Để nhận thức những vấn đề đó, một mặt chúng ta phải kiểm nghiệm thực tế
nước ta, mặt khác chúng ta phải nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác.
Nghiên cứu lý luận phải liên hệ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến các
sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
3). Con đường biện chứng của quá trình nhận thức:
Nhận thức của con người diễn ra trên cơ sở thực tiễn và không ngừng vận động
và phát triển. Sự vận động, phát triển nhận thức diễn ra một cách biện chứng, được
Lênin miêu tả như sau :"Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, sự
nhận thức khách quan".
Trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn là ba yếu tố của cùng một
quá trình thống nhất, song không nên hiểu các yếu tố ấy tách rời nhau mà phải hiểu
chúng trong mối liên hệ biện chứng. Cả khi sáng tạo ra lý luận con người phải quay về
với trực quan sinh động và trong giai đoạn cảm tính ấy có sự tham gia của tư duy, còn
yếu tố thực tiễn quán triệt suốt quá trình.
a./ Trực quan sinh động: (hay còn gọi là nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu
tiên của quá trình nhận thức. Nó phản ánh những mặt, những thuộc tính riêng lẻ bên
ngoài của sự vật trực tiếp vào các giác quan. Giai đoạn này được thể hiện dưới 3 hình
thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức và là nguồn gốc của mọi
hiểu biết của con người. Cảm giác phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của
sự vật vào giác quan con người. Sự vật hoặc hiện tượng trực tiếp tác động vào các giác
quan con người gây nên cảm giác (chẳng hạn những cảm giác về màu sắc, mùi vị, âm
thanh, nhiệt độ). Cảm giác là kết quả của sự tác động vật chất của sự vật vào các giác
quan con người. là sự chuyển hóa năng lượng kích thích bên ngoài thành yếu tố của ý
thức. Bản chất của cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Cảm giác
có vai trò to lớn trong nhận thức, mang lại những tài liệu ban đầu cho quá trình nhận
thức. Tất cả các hĩnh thức tiếp theo đều dựa trên tài liệu cảm giác mang lại.
Tri giác là một hình thức cơ bản của nhận thức và được hình thành trên cơ sở
tổng hợp các cảm giác về một sự vật. Cũng như cảm giác, tri giác phản ánh sự vật một
cách trực tiếp bề ngoài thông qua các giác quan. Song tri giác cao hơn cảm giác là nó
không phản ánh sự vật từng mặt riêng lẽ mà phản ánh sự vật trong một chỉnh thể,
trong tính toàn vẹn của nó. Do vậy, tri giác đem lại cho chúng ta tri thức về sự vật đầy
đủ hơn, phong phú hơn.
Biểu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính. Biểu tượng là hình
ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ. Sự tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với sự vật đó
sẽ để lại cho chúng ta những ấn tượng, những hình ảnh về sự vật đó. Những hình ảnh,
ấn tượng này đậm nét và sâu sắc đến mức nó có thể hiện lên trong ký ức của chúng ta
ngay cả khi sự vật không còn ở trước mắt. Giống với tri giác, biểu tượng cũng dừng lại
những biểu hiện bề ngoài. Song, khác với tri giác là biểu tượng xuất hiện khi không
còn tiếp xúc trực tiếp với sự vật nữa nên nó có những biến đổi nhất địng so với tri
giác. Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng, sự tưởng tượng mang tính
chủ động sáng tạo. Tưởng tượng có vai trò rất to lớn trong hoạt động sáng tạo khoa
học và nghệ thuật. Biểu tượng tuy còn mang tính chất cụ thể, sinh động của nhận thức
cảm tính, song đã bắt đầu mang tính chất khái quát và gián tiếp có thể xem biểu tượng
như là hình thức, trung gian quá độ cần thiết để chuyển từ trực quan sinh động sang tư
duy trừu tượng.
Cảm giác, tri giác và biểu tượng là các hình thức khác nhau của trực quan sinh
động. Đây là giai đoạn ph