Đề tài Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tư nguyện ở Việt Nam

Chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ năm 1960 của thế kỉ XX. Kể từ đó đến nay, chính sánh bảo hiểm xã hội đã được phát huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người lao động. Bảo hiểm xã hội (BHXH) luôn có mặt khi người lao động gặp những rủi ro: ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già và những khó khăn khác trong cuộc sống. Từ khi Bộ luật lao động ra đời, BHXH được thực hiện theo điều lệ BHXH đã thực sự đi vào đời sống xã hội, kinh tế và chính trị, có tác dụng tích cực trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tổ chức BHXH đã khẳng định được hiệu quả hoạt động và vị thế của mình trong nước, đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Bên cạnh những thành tích đó BHXH Việt Nam vẫn còn có rất nhiều điểm chưa phù hợp đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.đặc biet là thành tích đó BHXH Việt Nam vẫn còn có rất nhiều điểm chư¬a phù hợp đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Đặc biệt là cac chinh sach về bảo hiểm xã hội tự nguyện.Trước thực tế đó, em đã lựa chọn chuyên đề” thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tư nguyện ở việt nam .”làm đề tài nghiên cứu của mình.chuyên đề này của em nhằm mục đích chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm của viêc triển khai bảo hiểm xã hội tư nguyện để góp phần xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội tốt hơn nữa .

doc26 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tư nguyện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Quản trị bảo hiểm xã hội Đề tài: Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tư nguyện ở Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ năm 1960 của thế kỉ XX. Kể từ đó đến nay, chính sánh bảo hiểm xã hội đã được phát huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người lao động. Bảo hiểm xã hội (BHXH) luôn có mặt khi người lao động gặp những rủi ro: ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già và những khó khăn khác trong cuộc sống. Từ khi Bộ luật lao động ra đời, BHXH được thực hiện theo điều lệ BHXH đã thực sự đi vào đời sống xã hội, kinh tế và chính trị, có tác dụng tích cực trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tổ chức BHXH đã khẳng định được hiệu quả hoạt động và vị thế của mình trong nước, đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Bên cạnh những thành tích đó BHXH Việt Nam vẫn còn có rất nhiều điểm chưa phù hợp đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước..đặc biet là thành tích đó BHXH Việt Nam vẫn còn có rất nhiều điểm chưa phù hợp đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Đặc biệt là cac chinh sach về bảo hiểm xã hội tự nguyện.Trước thực tế đó, em đã lựa chọn chuyên đề” thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tư nguyện ở việt nam .”làm đề tài nghiên cứu của mình.chuyên đề này của em nhằm mục đích chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm của viêc triển khai bảo hiểm xã hội tư nguyện để góp phần xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội tốt hơn nữa . Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần như sau: ChươngI:cơ sở lý luận chung về bảo hiểm xã hội tư nguyện Chương II:Thực trạng tình hình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại việt nam. Chương III:giải pháp cho việc triển khai bảo hiểm xã hội tại việm nam nhằm khắc phuc khó khăn .gặp phải. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Xà HỘI TỰ NGUYỆN I. Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do nhànướcban hành và quản lý để vận động, khuyến khích người lao động và người sửdụng lao động tự nguyện tham gia, nhằm đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho chính bản thân người lao động và gia đình họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập do gặp phải những rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già, tử tuất...., đồng thời đóng góp phần đảm bảo công bằng và an sinh xã hội. II. Nội dung cơ bản của BHXH tự nguyện. 1. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần I Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm: - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; - Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố; - Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; - Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân; - Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã nhận BHXH một lần; - Người tham gia khác. 2. Nguyên tắc BHXH tự nguyện: 2.1.Nguyên tắc tự nguyện -BHXH tự nguyện được xõy dựng trờn cơ sở tự nguyện của người lao động với tư cach là người tham gia BHXH cũng là người hưởng BHXH - Đối tượng này vừa là chủ tư liệu sản xuất vừa là chủ sức lao động - Quan hệ của họ với BHXH là quan hệ “lỏng” hoặc quan hệ “mềm”, khụng mang tinh bắt buộc như quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động điều chỉnh. Bởi vậy họ tham gia BHXH mang tinh “tự nguyện”, tren cơ sở suy nghĩ về “tinh lợi ich” khi tham gia BHXH. 2.2.Mäi ngêi ®Òu cã quyÒn tham gia BHxh vµ cã quyÒn hëng bhxh khi cã c¸c nhu cÇu vÒ b¶o hiÓm -Quyền được BHXH của người lao động là một trong những biểu hiện cụ thể của quyền con người. - BHXH không phải là cái có sẵn => phải tạo ra bằng cách đóng góp tài chính. (điều kiện cơ bản nhất để NLĐ được hưởng) -Giữa nguyên lý BHXH và thực tiễn có khoảng cách; Căn cứ vào đặc điểm và tình hình KTXH mỗi giai đoạn khác nhau để điều chỉnh hoàn thiện chế độ BHXH 2.3.Nguyªn t¾c lÊy sè ®«ng bï sè Ýt - BHXH là hình thức chia sẻ rủi ro của số ít người cho số đông người cùng gánh chịu. - Cách làm riêng có của BHXH là mọi người tham gia BHXH đóng góp và tồn tích dần thành một quỹ BHXH độc lập và tập trung dùng để chi trả trợ; sự đóng góp đó được thực hiện đều kỳ (tháng, quý, năm) để giảm gánh nặng về tài chính cho người tham gia BHXH và là sự đóng góp của số đông. -Số đông người tham gia, nhưng chỉ có những người đủ điều kiện mới được hưởng trợ cấp. Trong đó có người mới tham gia, mức đóng ít hơn nhiều mức trợ cấp => lấy đóng góp của số đông bù. 2.4.Nguyªn t¾c kÕt hîp hµi hßa c¸c lîi Ých, c¸c kh¶ n¨ng vµ phương ph¸p ®¸p øng nhu cÇu bhxh - Cân đối lợi ích giữa việc đóng phí BHXH cao hay thấp với mức thu nhập dành cho chi tiêu cá nhân: - Đóng thấp: Lợi ích trước mắt tăng, trợ cấp hưởng thấp - Hưởng trợ cấp cao phải đóng cao, giảm chi phí chi tiêu. - Đóng thấp hưởng trợ cấp cao: Mất cân đối quỹ. - Trong nghiên cứu xây dựng các thiết chế hoặc trong điều hành BHXH cụ thể cần phải tìm ra giải pháp để kết hợp hài hoà lợi ích lâu dài của người lao động, cũng như đảm bảo kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người tham gia BHXH và lợi ích của Nhà nước. 2.6.Nguyªn t¾c møc hëng tiÒn l¬ng hu tû lÖ thuËn víi møc ®ãng gãp bhxh - Là hình thức tự nguyện, không bao hàm chính thức trợ cấp ưu đãi nên BHXH tự nguyện phải được xây dựng trên nguyên tắc mức hưởng tiền lương hưu phải tỷ lệ thuận với mức đòng góp BHXH, đồng thời cũng là nguyên tắc đảm bảo quỹ BHXH an toàn, khuyến khích người lao động tham gia BHXH tự nguyện. -Phần đóng góp và hưởng thụ của người tham gia BHXH tự nguyện cần phải được tiền tệ hoá. Nguyên tắc này đảm bảo thuận tiện cho việc quản lý quỹ BHXH. (Sự thuận tiện của quản lý giữa thu bằng tiền và bằng hiện vật) -Tuy nhiên mối quan hệ giữa đóng góp và hưởng thụ cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với giá cả của các sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. => đảm bảo cho chính sách BHXH tự nguyện mang tính thực thi cao. 3. Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện: 3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền: -Được cấp sổ BHXH; nhận lương hưu hoặc trợ cấp BHXH tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định - Hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu - Yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH - Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH - Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện. 3.2. Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm: - Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng theo quy định - Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH tự nguyện - Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định. 4. Phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện: 4.1. Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là: Đóng hàng tháng ( đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu ) đóng hàng quý ( đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu ) đóng 6 tháng một lần ( đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu ) 4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng (cho mỗi tháng): Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện x Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn Trong đó: -) Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. + Lmin: mức lương tối thiểu chung; + m = 0, 1, 2, n -) Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 bằng 16%; từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%; từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20% và từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22%. 4.3. Đăng ký lại phương thức đóng BHXH tự nguyện: - Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH - Thời hạn đăng ký: sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước. 4.4. Tạm dừng đóng BHXH tự nguyện: - Người tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần, - Trường hợp nếu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH ít nhất là sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia BHXH tự nguyện dừng đóng. 5. Các chế độ BHXH tự nguyện: 5.1. Chế độ hưu trí: 5.1.1. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau: a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (kể cả thời gian đã đóng BHXH bắt buộc được bảo lưu, nếu có). b) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu khi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi c) Nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi nếu trước đó thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007. d) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đang được bảo lưu đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (không kể tuổi đời). e) Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm mới đủ 20 năm, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Việc xác định điều kiện về thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu trí thì một năm phải tính đủ 12 tháng. 5.1.2. Mức lương hưu hàng tháng: a) Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Khi tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và tiền tuất một lần, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính là một năm. Trường hợp người hưởng lương hưu quy định tại trường hợp d thuộc các trường hợp có điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, tỷ lệ lương hưu được tính như nêu trên nhưng cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi theo quy định bị giảm đi 1% mức lương hưu (mốc tuổi nghỉ hưu làm căn cứ để tính giảm tỷ lệ lương hưu của từng đối tượng cụ thể theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007). b) Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính như sau: - Đối với trường hợp có toàn bộ thời gian tham gia BHXH hội tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tính như sau: Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (Mbqtn) = Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH/Tổng số tháng đóng BHXH Mức thu nhập tháng đóng BHXH từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. - Đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc (đang được bảo lưu) thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH hội tính như sau: Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (Mbqtl,tn) = [(Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc) + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc]/ (Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện) Trong đó: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH bắt buộc hiện hành. Mức tiền lương, tiền công đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện từng giai đoạn để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. c) Mức lương hưu hàng tháng: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH. Người tham gia BHXH mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, nếu mức lương hưu hàng tháng sau khi tính mà thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung. 5.1.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: Người đủ điều kiện hưởng lương hưu nêu tại điểm 5.1.1 khoản 5.1 trên, nếu đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). 5.1.4. Thời điểm hưởng lương hưu: Người tham gia BHXH tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính kể từ tháng liền kề sau tháng tổ chức BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người tham gia bảo BHXH tự nguyện. 5.1.5. Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng BHYT do quỹ BHXH tự nguyện bảo đảm. 5.1.6. Tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng: a) Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu hàng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo, hoặc khi xuất cảnh trái phép, hoặc khi bị Toà án tuyên bố là mất tích. Thời điểm tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng được tính từ tháng liền kề với tháng người hưởng lương hưu hàng tháng chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị toà án tuyên bố là mất tích. b) Lương hưu hàng tháng được tiếp tục thực hiện kể từ tháng liền kề khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được Toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Trường hợp nếu Toà án có kết luận bị oan thì được truy hoàn tiền lương hưu trong thời gian bị tạm dừng. 5.1.7. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu: a) Điều kiện hưởng: Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng BHXH. - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH. - Ra nước ngoài để định cư. - Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần (Trường hợp người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện thì có thêm điều kiện sau 12 tháng kể từ khi dừng đóng BHXH bắt buộc). b) Mức hưởng BHXH một lần: - Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). - Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nêu tại tiết b điểm 5.1.2 khoản 5.1 trên. 5.2. Chế độ tử tuất Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử như sau: 5.2.1. Trợ cấp mai táng: a. Đối tượng và điều kiện hưởng: Các đối tượng sau đây khi chết bị hoặc Toà án tuyên bố là đã chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: - Người tham gia BHXH tự nguyện có ít nhất 05 năm đóng BHXH tự nguyện; - Người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc; - Người đang hưởng lương hưu. b. Mức trợ cấp mai táng: Mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung tại tháng đối tượng nêu trên chết hoặc Tòa án có quyết định tuyên bố là đã chết. 5.2.2. Trợ cấp tuất một lần: a. Đối tượng: Các đối tượng sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần: - Người đang đóng BHXH tự nguyện; - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện; - Người đang hưởng lương hưu. b. Mức trợ cấp tuất một lần: * Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang đóng, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện: - Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện và thời gian đã đóng từ đủ 1 năm trở lên: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). - Trường hợp có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện nhưng thời gian đã đóng chưa đủ 1 năm: Mức trợ cấp tuất một lần được tính bằng số tiền đã đóng, nhưng mức tối đa chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. - Trường hợp vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện mà thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc từ đủ 15 năm trở lên mà không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (nếu có tháng lẻ thì làm tròn theo quy định). Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 3 tháng thì chưa thuộc diện được tính mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần). -Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu có toàn bộ thời gian đóng BHXH tự nguyện chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Trường hợp người đang hưởng lương hưu có thời gian đóng BHXH bắt buộc dưới 15 năm hoặc có từ đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì khi chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần với cách tính hưởng như nêu trên, nhưng mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết. 5.2.3. Trợ cấp tuất hàng tháng: a) Đối tượng: Người đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên (bao gồm người đang đóng BHXH tự nguyện; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu), khi chết thì thân nhân sau được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: - Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai); con chưa đủ 18 t