Đội thiếu niên tiền phong: Những mô hình hoạt động đội

Mô hình: TRƯỜNG EM XANH- SẠCH - ĐẸP I. MỤC ĐÍCH: - Nhằm nâng cao nhận thức của thiếu nhi trong việc giữ gìn môi trường, hiểu biết về những tác động nguy hại của việc ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. Từ đó tích cực tham gia những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm bảo vệ môi trường nhất là trong trường học. - Để tạo ra những thói quen, những hành vi ứng xử tốt đối với môi trường, tham gia chương trình xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” của mỗi đội viên, nhi đồng. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Thành lập ban chỉ đạo a. Nhà Trường: - Hiệu trưởng làm trưởng ban, chỉ đạo chung - Bí thư chi đoàn: Phó ban, chỉ đạo đoàn viên giáo viên thực hiện các kế hoạch đề ra. - Giáo viên - Tổng phụ trách: Phó ban, chịu trách nhiệm lên kế hoạch phân công cụ thể từng lớp, theo dõi đánh giá thi đua. - Tổ trưởng các tổ bộ môn làm ủy viên - có trách nhiệm phổ biến kế hoạch cho từng thành giáo viên trong tổ. b. Liên đội: - Thành lập đội sao đỏ: gồm từ 4 đến 6 em học sinh có trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lớp trong tuần, tháng. - Liên đội phó thi đua cùng với ủy viên, phụ trách lao động - kỷ luật có trách nhiệm truyền đạt những thông tin, công việc mà tổng phụ trách đề ra trong tuần cho BCH các chi đội và phụ trách Sao.

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đội thiếu niên tiền phong: Những mô hình hoạt động đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình: TRƯỜNG EM XANH- SẠCH - ĐẸP I. MỤC ĐÍCH: - Nhằm nâng cao nhận thức của thiếu nhi trong việc giữ gìn môi trường, hiểu biết về những tác động nguy hại của việc ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. Từ đó tích cực tham gia những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm bảo vệ môi trường nhất là trong trường học. - Để tạo ra những thói quen, những hành vi ứng xử tốt đối với môi trường, tham gia chương trình xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” của mỗi đội viên, nhi đồng. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Thành lập ban chỉ đạo a. Nhà Trường: - Hiệu trưởng làm trưởng ban, chỉ đạo chung - Bí thư chi đoàn: Phó ban, chỉ đạo đoàn viên giáo viên thực hiện các kế hoạch đề ra. - Giáo viên - Tổng phụ trách: Phó ban, chịu trách nhiệm lên kế hoạch phân công cụ thể từng lớp, theo dõi đánh giá thi đua. - Tổ trưởng các tổ bộ môn làm ủy viên - có trách nhiệm phổ biến kế hoạch cho từng thành giáo viên trong tổ. b. Liên đội: - Thành lập đội sao đỏ: gồm từ 4 đến 6 em học sinh có trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lớp trong tuần, tháng. - Liên đội phó thi đua cùng với ủy viên, phụ trách lao động - kỷ luật có trách nhiệm truyền đạt những thông tin, công việc mà tổng phụ trách đề ra trong tuần cho BCH các chi đội và phụ trách Sao. c. Chi đội: - BCH các liên đội, cán sự lớp, phụ trách Sao phân công công việc cụ thể cho từng tổ, lên lịch trực hàng ngày, hằng tuần cho các tổ. - Các tổ trưởng theo dõi việc thực hiện công việc của các thành viên trong tổ hằng ngày. Cuối tuần tổng kết, báo cáo và đánh giá trước tập thể lớp. - Giáo viên chủ nhiệm lớp hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Xây dựng chỉ tiêu thi đua của liên đội: BCH liên đội cùng với ban chấp hành Chi đoàn bàn bạc phối hợp với Ban giám hiệu đưa ra những biện pháp, chỉ tiêu thực hiện về cho từng khối, từng lớp coi đây là chỉ tiêu đánh giá xếp loại thi đua của từng lớp, từng khối trong từng giai đoạn. 3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền: - Đội tuyên truyền măng non, Đội phát thanh măng non, Bảng tin liên đội thường xuyên tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua tiểu phẩm vui, những bài viết về gương tốt, đọc thơ hoặc hát bài hát về chủ đề môi trường - Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua những giờ học trên lớp cũng như những buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao. - Tổ chức cho các em tham gia đi cổ động về vệ sinh môi trường. - Thường xuyên tổ chức tập huấn, học tập tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện về những kỹ năng bảo vệ môi trường cho BCH các chi đội, phụ trách Sao. 4. Tổ chức các hoạt động hổ trợ cho phong trào: - Thường xuyên tổ chức lao động don vệ sinh quanh trường và “Đoạn đường em chăm”. - Hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” - Phân chia “Đọan đường em chăm “hoặc “Vườn cây em chăm” cho các chi đội. - Các đội viên và các phụ trách Sao hướng dẫn cho các em nhi đồng cùng tham gia lao động. - Tổ chức tham quan, các công viên cây xanh, các vườn cam, trang trại. - Thành lập câu lạc bộ mỹ thuật - âm nhạc qua đó tổ chức các hội thi cải thiện vấn đề môi trường như: Thi vẽ tranh về môi trường, về ngôi trường mơ ước của em, Hạt mưa xanh - Tổ chức cho các chi đội đăng ký công trình măng non “ Xanh hóa lớp học” và cam kết thực hiện tốt phong trào “Ăn sạch, uống sạch ,ở sạch và chơi sạch”. - Các lớp học và phòng làm việc được trang trí đẹp, có góc thiên nhiên, có chậu cây cảnh và cây xanh treo tường được bố trí thích hợp. 5. Sơ kết, tổng kết và tuyên dương khen thưởng: - Cuối tuần, đội Sao đỏ tổng hợp thi đua của các lớp trong tuần và báo cáo những hoạt động đã làm được, những công việc chưa hoàn thành và đưa ra những kiến nghị để Tổng phụ trách cùng các thành viên trong đội tìm ra hướng giải quyết thích hợp. - Tổng phụ trách cùng với liên đội phó thi đua có trách nhiệm sơ kết thi đua, tuyên dương các lớp thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở các lớp chưa hoàn thành công việc trong tuần. - Vào giờ chào cờ đầu tuần, Tổng phụ trách nhận xét, tuyên dương các lớp thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở các lớp thực hiện chưa tốt cần nổ lực hơn. - Cuối tháng, cuối học kỳ nhà trường cùng với liên đội tổ chức tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể chi đội có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ nhà trường xanh - sạch - đẹp. Mô hình: TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT CHI ĐỘI ĐẦU TUẦN I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG: - Hổ trợ hoạt động học tập của học sinh, giúp các em hoàn thiện hơn những nội dung đã học, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng những tình cảm đạo đức trong sáng, tính tích cực, năng động trong các hoạt động, khả năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, đội viên. - Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, thông qua hoạt động các em có dịp chứng tỏ khả năng của mình thu hút các em đến với tiết sinh hoạt đầu tuần của chi đội góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. II. YÊU CẦU THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG: - Tất cả các hoạt động dù là lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. Đây là yêu cầu quan trọng nhất mà người thiết kế cần nắm vững. - Thiết kế hoạt động phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, dễ thực hiện tạo hiệu quả giáo dục, góp phần nâng cao kíên thức tự nhiên, xã hội mà các em đã học. - Thiết kế hoạt động phải dựa trên cơ sở điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, phương diện của đơn vị. - Thiết kế hoạt động phải đảm bảo về mặt thời gian trong 1 tiết: + 15 phút : Đánh giá thi đua trong tuần qua triển khai nội dung công việc của tuần mới. + 25 phút: Để tổ chức hoạt động trò chơi, cuộc thi, kể chuyện các anh hùng dân tộc, gương người tốt việc tốt, tiểu phẩm vuiMỗi phân đội phụ trách một tuần luân phiên. + 5 phút : Nhắc nhở, rút kinh nghiệm. - Thiết kế hoạt động phải thể hiện được “màu sắc”. Màu sắc ở đây chính là sự vui chơi lành mạnh “Học mà chơi”, “Chơi mà học” tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút , lôi cuốn các em. III. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN: - Khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung hình thức hoạt động. BCH chi đội báo cáo Tổng phụ trách. Sau khi được Tổng phụ trách duyệt chấp nhận, chi đội sẽ tiến hành phổ biến, thực hiện, phân công các thành viên trong BCH chi đội. Trong quá trình thực hiện, Tổng phụ trách chịu trách nhiệm hướng dẫn các chi đội đôn đốc kiểm tra đánh giá dể kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những thiếu xót của các em. Mô hình: CÂU LẠC BỘ BẠN GÁI I. MỤC ĐÍCH : - Giúp các em học sinh hiểu các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên; quyền trẻ em, phòng chống HIV/AIDS; những khúc mắc về tuổi dậy thì, thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính II. PHẠM VI ÁP DỤNG: - Cả 4 khối 6, 7, 8, 9 ( đặc biệt là học sinh nữ khối 8, 9) III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG : Học sinh nữ IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Sinh hoạt theo chủ đề. Đối với chi đội : 1 buổi/ tháng. Đối với liên đội : 1 buổi/ quý - Nội dung hoạt động : + Trao đổi theo nhóm. + Hái hoa dân chủ, sân khấu hóa + Tổ chức xem phim + Tổ chức tham quan, du lịch + Tổ chức trao đổi tọa đàm giữa khách mời (Là các nhà tâm lý, các giáo sư, bác sỹ về vấn đề giới tính. Mô hình: TỔ CHỨC NGÀY HỘI “ THẮP SÁNG ƯỚC MƠ THIẾU NHI VIỆT NAM” I. MỤC ĐÍCH : - Tạo môi trường giáo dục mang tính thực tiễn cao để định hướng cho thiếu nhi trong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình và cho xã hội. - Tôn vinh những tấm gương giàu ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống; hổ trợ, cổ vũ, tạo niềm tin và đồng hành cùng thiếu nhi trên con đường biến ước mơ thành hiện thực. II. QUY MÔ TỔ CHỨC : - Cấp liên đội. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ : - Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình ngày hội “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”. - Lên danh sách khách mời giao lưu. - Xây dựng kịch bản chương trình. - Báo cáo với BGH nhà trường. -Triệu tập lực lượng thiếu nhi và phụ trách. - Mời lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, khách mời giao lưu. - Xây dựng makét trang trí. - Làm tốt công tác truyền thông : Thông qua đội tuyên truyền măng non, phát thanh măng non. - Lựa chọn những tấm gương thiếu nhi tiêu biểu vượt khó vươn lên học tốt để tuyên dương trong ngày hội. IV. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, KHÁCH MỜI GIAO LƯU : 1. Đối tượng tham gia : - 100% học sinh và các thầy cô giáo của trường. - Ban thường vụ Đoàn, Hội đồng đội, Nhà thiếu nhi các cấp, lãnh đạo của các sở, ban, ngành. 2. Khách mời giao lưu : Mỗi chương trình mời 03 khách giao lưu trong các lĩnh vực sau : - Học sinh đạt giỏi, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. - Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. - Các tài năng trẻ, những tấm gương nỗ lực vươn lên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, doanh nhân, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ và các nghệ sỹ gắn bó với phong trào thiếu nhi. V. DIỄN BIẾN CHUƠNG TRÌNH : - Ổn định tổ chức, đón khách về dự chương trình. - Chương trình văn nghệ chào mừng. - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Phát biểu của BGH nhà trường hoặc cấp trên. - Phóng sự “Hành trình thắp sáng ước mơ thiếu nhi ( nếu có). - Giao lưu “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” + Các em thiếu nhi chia sẻ ước mơ của mình. + Các khách mời định hướng, tư vấn và giúp đỡ các em biến ước mơ của mình thành hiện thực. + Tôn vinh những điển hình tiên tiến của thiếu nhi trong các lĩnh vực. - Tặng sổ tiết kiệm, phương tiện đến trường cho thiếu nhi vượt khó học giỏi. - Cảm ơn kết thúc chương trình. VI. KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH: “NGÀY HỘI THẮP SÁNG ƯỚC MƠ THIẾU NHI VIỆT NAM” Màn hát múa chào mừng của thiếu nhi (3 bài) hoặc màn trống khai hội, màn múa lân, sư tử, rồng( tùy theo thực tế cơ sở). Xin kính chào quý vị đại biểu, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo. Chào mừng tất cả các em thiếu nhi đang theo dõi chương trình” Ngày hội thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” được tổ chức tại trường THCS................................. Qúy vị và các em vừa thưởng thức màn múa hát của đội văn nghệ Măng non liên đội trường THCS Chương trình cũng là lời chào mở đầu cho một cuọc gặp mặt vô cùng ý nghĩa của chúng ta ngày hôm nay - mọt hoạt động đang diễn ra trong niềm hân hoan, phấn khởi của thiếu nhi cả nước chào mừng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Quý vị và các em thân mến! Với mong muốn tiếp tục khơi dậy trong thiếu nhi tinh thần vượt khó vươn lên, đồng thời tạo môi trường giáo dục mang tính thực tiễn cao để định hướng cho các em trong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình và cho xã hội; vào giờ này ngày hôm nay, “Ngày hội thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” đang được diễn ra tại.. trường THCS trên địa bàn huyện. Thông qua các hoạt động, chương trình còn nhằm tôn vinh những tấm gương giàu ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống; hổ trợ, cổ vũ, tạo niềm tin và đồng hành cùng thiếu nhi trên con đường biến ước mơ thành hiện thực. Đến dự với chương trình của chúng ta hôm nay, xin trân trọng giới thiệu có các vị khách qúi :.. Một lần nữa, chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng các quý vị đại biểu, các anh chi phụ trách cùng toàn thể các bạn đã về dự chương trình của chúng ta. Kính thưa quý vị đại biểu ! Các em thân mến! Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí : chủ tịch Hội đồng đội huyện lên phát biểu khai mạc chương trình. Phát biểu.. Xin trân trọng cảm ơn Kính thưa quý vị đại biểu ! Các em thân mến! Từ nhiều năm nay, Hội đồng đội huyện đã tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Để thấy được ý nghĩa của chương trình, ngay sau đây xin mời quý vị và các em cùng xem một phóng sự ngắn tổng hợp lại các hoạt động của Hội đồng đội tỉnh đã thực hiện trong năm qua. Phát phóng sự: “Hành trình thắp sáng ươc mơ thiếu nhi Việt Nam” Quý vị và các em vừa xem một phóng sự ngắn phần nào cũng nói lên được những việc làm, những phong trào của thiếu nhi huyện mình trong những năm qua. Bằng tất cả tình cảm của mình, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức, chia sẻ với những khó khăn để các bạn có thêm điều kiện đến trường, thắp sáng niềm tin cho những ước mơ tươi đẹp. Văn nghệ Kính thưa quý vị đại biểu ! Các em thân mến! Đựơc sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, trực tiếp là Đoàn thanh niện cộng sản Hồ Chí Minh, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã thu hút được những kết quả tốt đẹp. Thông qua các phong trào của Đội đã xuất hiện nhiều gương mặt thiếu nhi tiêu biểu xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Với mong muốn “Thắp sáng ước mơ” cho tất cả thiếu nhi, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính thực tiễn để định hướng cho các em trong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình và cho xã hội, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuọc sống, từ đó có những giải pháp hổ trợ cụ thể, cổ vũ, tạo niềm tin và đồng hành cùng các em trên con đường biến ước mơ thành hiện thực, ngay sau đây xin trân trọng kính mời quý vị và các em sẽ cùng gặp gỡ, giao lưu với 03 vị khách mời của chương trình. Xin trân trọng kính mời: - Phần giao lưu Kết thúc giao lưu, MC mời thiếu nhi lên tặng hoa cho khách mời. Văn nghệ.. Kính thưa quý vị đại biểu ! Các em thân mến! Nhằm chia sẻ những khó khăn, biểu dương những thành tích và động viên thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục vượt khó vươn lên đạt kết quả xuất sắc trong học tập, rèn luyện và công tác Đội của các em thiếu nhi, Hội đồng đội huyện đã quyết định trao học bỗng cho.em thiếu nhi vượt khó học giỏi. Sau đây, xin mời các em có tên lên sân khấu để nhận học bỗng của chương trình:. Xin trân trọng kính mời:lên trao học bỗng cho các em. Trao học bỗng Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, Chúc mừng tất cả các em đã được nhận phần học bỗng của chương trình. Văn nghệ.. MC nói trên nền nhạc : Quý vị và các em thân mến! Chương trình “Ngày hôi thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” của chúng ta hôm nay chính là hoạt động đầy ý nghĩa hưởng ứng cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX. Chương trình của chúng ta sẽ tiếp tục diễn ra tại tất cả các liên đội từ nay đến hết năm 2012. Ngay từ bây giờ, chúng tôi xin kính mời quý vị và các em hãy bắt đầu tham gia và ủng hộ, cổ vũ cho chương trình thực sự bổ ích và ý nghĩa này. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn các vị khách quý, cảm ơn tất cả các em đã đến dự và cùng tham gia ngày hội. Xin chào và hẹn gặp lại! Mô hình: THI VIẾT GƯƠNG “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT” I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Giáo dục thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, thi đua làm “Nghìn việc tốt” để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. - Rèn luyện kỹ năng viết văn cho thiếu nhi, nhân rộng các guơng điển hình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. Xây dựng kế hoạch, thể lệ cuộc thi: Gồm các nội dung sau: - Chủ đề : Gương người tốt việc tốt. - Nội dung: Phản ánh những tấm gương thiếu nhi hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, biết vượt khó vươn lên; giúp bạn đến trường, dũng cảm cứu bạn, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; những tấm gương cán bộ Đội chăm ngoan, năng động, có nhiều sáng kiến - Hình thức: Thi viết, phản ánh trung thực, chính xác, cách viết truyền cảm, hấp dẫn, có tình tiết lý thú, xúc động; văn phong giản dị, dễ hiểu. 2. Tổ chức hoạt động và triểm khai cuộc thi tới các liên chi đội, vận động các em thiếu nhi tích cực tham gia. 3. Hướng dẫn cho các em thiếu nhi tham gia cuộc thi: gồm các bước: - Phương pháp khai thác tài liệu: + Khai thác trực tiếp: Phỏng vấn nhân vật. + Khai thác gián tiếp: Thông qua bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người xung quanh + Quan sát qua thực tế. - Xử lý tài liệu: + Xác định chủ đề bài viết. + Chon lọc chi tiết + Kiểm tra lại thông tin nếu còn nghi ngờ. + Viết bài. - Kết cấu bài viết: + Đầu đề: (tên bài): Nếu khái quát sự kiện, nhân vật; thể hiện được chủ đề hoặc tóm tắt cốt lõi của câu chuyện; cô đúc, ngắn gọn, có hình ảnh, hợp với bài. + Mở bài: Đi thẳng vào chuyện, đưa ra một hình ảnh, một chi tiết hay để hấp dẫn người đọc. Nên để nhân vật chính xuất hiện ngay từ đầu + Thân bài: Kể lại sự kiện bằng chi tiết cụ thể một hành động hay, một chi tiết có ý nghĩa hoặc lời nhận xét của người khác, một hình ảnh đẹp; bối cảnh nảy sinh sự kiện, miêu tả nhân vật... + Kết luận: Nêu vấn đề để người đọc tiếp tục suy nghĩ hoặc chốt lại vấn đề, có thể trích một câu nói hoặc đưa ra một nhận xét. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT: + Luôn lấy người tốt, nhân vật tốt làm trung tâm + Bút pháp: thuật, tả, đối thoại + Tránh chi tiết thừa, không có mục đích rõ ràng, sai sự thật, tản mạn, công thức, cầu kỳ, khó hiểu về ngôn ngữ 4. Thường xuyên tuyên truyền gương người tốt việc tổt trên cơ sơ các bài dự thi gửi về thông qua các buổi sinh hoạt, Đội tuyên truyền măng non, Phát thanh măng non, bảng tin hoạt động Đội, trên các phương tiện thông tin đại chúng... 5. Ban giám khảo tiến hành chấm bài thi, phân loại các bài viết đạt chất lượng cao để biên tập và xây dựng tập san “Người tốt việc tốt” 6. Tổng kết công bố và trao giải thưởng cho các bài dự thi đạt giải Mô hình: HỘI CHỢ TUỔI THƠ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy cho thiếu nhi; giúp các em bước đầu làm quen với việc trao đổi, chia sẻ, mua bán hàng hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế. - Tạo sân chơi bổ ích, giao lưu lành mạnh cho thiếu nhi, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; cùng nhau đoàn kết bảo vệ môi trường... II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. Công tác chuẩn bị - Xây dựng kế hoạch tổ chức hội chợ, tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường thành lập ban tổ chức và triển khai kế hoạch rộng rãi đến các chi đội và đội viên. - Phát động trong tòan đội viên làm các sản phẩm thủ công tái chế từ các phế liệu đã qua sử dụng. Bằng năng khiếu và sự sáng tạo của mình, các em tự làm các sản phẩm phục vụ cho đời sống, đồ dùng học tập đồ chơi. - Sưu tầm các sách báo truyện cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng - Chuẩn bị các dụng cụ dựng lều, làm gian hàng 2. Tiến hành hoạt động: - Mỗi lớp tiến hành làm một gian hàng trang trí bàn ghế thật đẹp và đầy ấn tượng. - Trưng bày các sản phẩm, đồ dùng tái chế, sách báo, truyện cũ mà lớp mình đã làm và sưu tầm được trong gian hàng của lớp mình. Giá các sản phẩm này được niêm iết và do ban tổ chức quyết định, tối thiểu là 500đ và tối đa là 5000đ. Mỗi gian hàng cử 3 đội viên trực tiếp giới thiệu và bán hàng. Sau khi các gian hàn đã hoàn tất việc trưng bày, BTC phát lệnh khai mạc hội chợ. BTC bán phiếu mua hàn cho các đội viên với mệnh giá 500- 3000đ Các chi đội và đội viên trong toàn liên dội tiến hành đi tham quan các gian hàng, trao đổi mua bán hàng hoá. Hội chợ được tổ chức 1 buổi sáng hoặc 1 buổi chiêu, lồng ghép các trò chơi dân gian để hội chợ thêm phong phú và hấp dẫn. BTC chọn ra một số sản phẩm tiêu biểu của các chi đội có chất lượng và mẫu mã đẹp để tiến hành cho toàn liên đội đấu giá sản phẩm đó. Tất cả số tiền thu được tại Hội chợi được góp vào quỹ “Vòng tay bè bạn” để giúp đỡ thiếu nhi học giỏi vượt khó Kết thúc Hội chợ có tổng kết, động viên khen thưởng các tập thể và cá nhân có đóng góp tích cực vào hoạt động. Mô hình: XÂY DỰNG LIÊN ĐỘI “3 TỐT”. I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của các chi đội, liên đội. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của chi hội, liên đội trong việc thu hút tập hợp thiếu niên nhi đồng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh. - Cuộc vận động xây dựng liên đội 3 tốt phải đựơc triển khai tới 100% liên, chi đội và từng đội viên, thiếu niên và nhi đồng bằng nhiều cách làm mới, sáng tạo, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, sát với tình hình thực tế của các cơ sở Đội, tránh hình thức. II. NỘI DƯNG XÂY DỰNG “LIÊN ĐỘI 3