Tóm tắt: Công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và
đào tạo theo nhu cầu xã hội muốn đạt kết quả tốt thì cần phải có các biện pháp thúc
đẩy liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Việc phối hợp, hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp là nhiệm vụ và quyền lợi của cả hai bên và phải được duy
trì thường xuyên. Trong bài viết này, tác giả phân tích và đề xuất các giải pháp hiện
hữu nhằm kết nối doanh nghiệp với nhà trường mang lại hiệu quả cao.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp kết nối doanh nghiệp với nhà trường giai đoạn 2015-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 59
GIẢI PHÁP KẾT NỐI DOANH NGHIỆP VỚI NHÀ TRƢỜNG
GIAI ĐOẠN 2015-2020
ThS. Đinh Gia Tuấn
Phòng Công tác Học sinh-sinh viên, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và
đào tạo theo nhu cầu xã hội muốn đạt kết quả tốt thì cần phải có các biện pháp thúc
đẩy liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Việc phối hợp, hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp là nhiệm vụ và quyền lợi của cả hai bên và phải được duy
trì thường xuyên. Trong bài viết này, tác giả phân tích và đề xuất các giải pháp hiện
hữu nhằm kết nối doanh nghiệp với nhà trường mang lại hiệu quả cao.
Từ khóa: Liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường.
Trong công tác đào tạo trong thời
gian qua, ngoài việc cung cấp kiến thức
chuyên môn và hướng nghiệp cho sinh
viên hiểu về môi trường làm việc, nhà
trường rất quan tâm đến công tác nghiệp
vụ nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu
sử dụng lao động của các doanh nghiệp
và xã hội.
Để thực hiện tốt công tác kết nối
doanh nghiệp với nhà trường cần phải
nhìn nhận sự cần thiết trong trong
hợp tác liên kết doanh nghiệp và phát
huy hơn nữa một số giải pháp cụ thể
như sau:
1. Sự cần thiết phải có sự hợp tác, liên
kết giữa doanh nghiệp và nhà trƣờng
Nhà trường là nơi đã và đang đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế, xã hội của một tỉnh,
một khu vực, một quốc gia hay công
đồng Quốc tế. Với sự phát triển của
mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng
như hiện nay thì nguồn nhân lực có trình
độ cao, có khao khát cống hiến không
thiếu nhưng lại không đáp ứng đủ nhu
cầu nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh trong lĩnh vực sản xuất,
các khu công nghiệp, các doanh nghiệp
nước ngoài có nhà máy tại Việt Nam. Vì
vậy việc liên kết chặt chẽ giữa nhà
trường và doanh nghiệp có ý nghĩa quan
trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nhà trường là nơi đào tạo và cung
cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của
thị trường lao động nói chung và cho các
doanh nghiệp nói riêng, việc nắm bắt
nhu cầu tuyển dụng của các doanh
nghiệp cũng như nhu cầu của nền kinh tế
sẽ giúp nhà trường có các định hướng
trong công tác đào tạo và các hoạt động
của nhà trường. Sự chủ động của nhà
trường trong công tác tiếp cận nhu cầu
tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu
của thị trường lao động sẽ tạo mối gắn
kết, hiểu biết và từ đó sản phẩm đào tạo
của nhà trường mới đáp ứng nhu cầu của
các doanh nghiệp, nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó để doanh nghiệp có
được đội ngũ lao động tốt để phục vụ tốt
cho chiến lược hoạt động của mình, đáp
nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh,
đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp có
thể cạnh tranh trên thị trường nhất là
trong giai đoạn hội nhập các nền kinh tế
của các nước như hiện nay. Doanh
nghiệp quảng bá, định hướng nghề
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 60
nghiệp, tìm kiếm lao động trên thị
trường lao động, tìm kiếm các nguồn lực
trẻ từ các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp từ đó có thể tìm ra ứng viên
tốt phù hợp với chiến lược hoạt động của
doanh nghiệp. Nếu cần doanh nghiệp có
thể đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực cho
nhà trường theo yêu cầu công việc của
doanh nghiệp từ đó có thể nâng cao hiệu
quả của nguồn lao động sau khi đào tạo.
Một trường Đại học có triển vọng
và phát triển mạnh khi tỷ lệ sinh viên
tốt nghiệp tìm được việc làm tại trường
đó ngày càng cao. Tại các trường Đại
học khi các doanh nghiệp đến tuyển
dụng và khi được hỏi đa số sinh viên
đều mong muốn được làm việc trong
một môi trường chuyên nghiệp, năng
động, lương cao Tuy nhiên có một
thực tế là sinh viên trong quá trình học
tập tại trường mới chỉ tiếp xúc với kiến
thức hàn lâm trong sách vở chưa có
điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế. Vì
vậy nên khi tuyển dụng yếu tố kinh
nghiệm cũng không phải là tiêu chí
quan trọng trong việc tuyển chọn nhân
tài của một số doanh nghiệp. Nhưng
điều mà doanh nghiệp băn khoăn nhất
khi tuyển dụng là đa số sinh viên dù có
nguyện vọng làm việc nhưng lại chưa
sẵn sàng bước chân vào môi trường
công việc, rất ít trong số đó quan tâm
đến cơ hội đào tạo tại doanh nghiệp mà
họ đang ứng tuyển hay triển vọng phát
triển của bản thân, các kế hoạch của
doanh nghiệp trong thời gian tới, mà
doanh nghiệp thường nhận được những
băn khăn, các câu hỏi về chế độ, lợi ích
của họ khi tham gia vào doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là do các sinh
viên không tự tin về khả năng giao
tiếp, khả năng chuyên môn, ngoại ngữ
và các khả năng khác của mình. Nhiều
sinh viên đã sắp sửa tốt nghiệp nhưng
vẫn chưa thể định hướng cho con
đường sự nghiệp của mình là mình ra
trường mình làm việc gì, sẽ tham gia
ứng tuyển vào doanh nghiệp nào, vị trí
ứng tuyển là gì?
2. Một số giải pháp để tạo mối liên kết
giữa Doanh nghiệp và Nhà trƣờng
Theo đề cập ở phần trên thì doanh
nghiệp và nhà trường cần thiết phải hỗ
trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo
nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường lao động
và của xã hội. Hiện nay vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu xã
hội được các nước tiên tiến trên thế
giới áp dụng từ rất lâu và đã mang lại
hiệu quả như Mỹ, Đức, Thụy Sỹ,
Singapore,
Ở Việt Nam công tác hướng
nghiệp thì công tác hướng nghiệp đã
được nhà nước quan tâm và cụ thể hóa
bằng các văn bản như quyết định
126/CP ngày 19/3/1981 của Thủ tướng
Chính phủ về công tác hướng nghiệp
cho học sinh phổ thông và sử dụng học
sinh các cấp THCS và THPT ra trường
qui định; Luật Giáo dục năm 2005;
Quyết định số 68/2008/QĐ-BGD&ĐT
ngày 09/12/2008 về việc ban hành Quy
định về công tác hướng nghiệp, tư vấn
việc làm trong các cơ sở GD ĐH và
TCCN; Quyết định số 955/QĐ-BGD
ĐT, ngày 17/2/2009 về việc tổ chức lại
Trung tâm Lao động – Hướng nghiệp
thành Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và
Cung ứng nhân lực ...
Từ năm 2008 các cơ sở giáo dục,
các doanh nghiệp đã thành lập Trung
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 61
tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân
lực, Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trung
tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh
nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ đào tạo, tổ
chức nghiên cứu, điều tra phân tích và
dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ cho
việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát
triển nguồn nhân lực của ngành, tăng
cường sự phối hợp với các cơ sở đào
tạo, với các đơn vị sử dụng lao động,
làm cầu nối liên kết giữa nhà trường -
doanh nghiệp - nhà nước, người dạy -
người học - người sử dụng lao động. Hỗ
trợ cung ứng và xuất khẩu nhân lực,
phối hợp với các cơ quan chức năng của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành,
địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá
chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu
của người lao động, tập hợp nhu cầu
nhân lực theo đặt hàng của các đơn vị sử
dụng lao động để tham mưu xây dựng kế
hoạch đào tạo và cung ứng nhân lực.
Hiện nay chỉ mới có một số trường ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã thành lập
các các đơn vị chức năng phụ trách
công tác tư vấn hướng nghiệp và việc
làm cho sinh viên; ở khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên thì có một số cơ
sở đào tạo đã và đang bắt đầu hoặc
chưa có động thái gì cho việc thực hiện
mối liên kết giữa nhà trường - doanh
nghiệp - nhà nước, người dạy - người
học - người sử dụng lao động. Đây là
điều đang còn nhiều bất cập hiện nay.
Để có được sự hợp tác giữa nhà trường
và doanh nghiệp chúng ta nên có những
định hướng cụ thể như sau:
2.1. Về phía nhà trƣờng
Nhà trường nên có khung đào tạo
chung hướng đến nhu cầu thực tế của
các doanh nghiệp. Thường xuyên điều
chỉnh chương trình đào tạo giúp sinh
viên cập nhật được xu hướng mới trong
khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu
của các doanh nghiệp và xã hội. Để làm
điều này cần có các cuộc hội thảo giữa
các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo,
các cuộc thăm dò ý kiến, các đợt điều tra
khảo sát ...
Hiện nay tại các cơ sở đào tạo Đại
học và Cao đẳng đã phân công cán bộ
phụ trách hay thành lập đơn vị chức
năng trực tiếp thực hiện công tác tư vấn
hướng nghiệp, việc làm. Đây là một hoạt
động tích cực cần được phát triển hơn
nữa trong thời gian sắp tới. Nhà trường
cần xác định việc hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp cần được tổ
chức lâu dài và thường niên, tránh làm
theo kiểu mùa vụ.
Trong các kỳ thực tập, nhà trường
và doanh nghiệp cần hợp tác để tăng
tính thực tế trong quá trình đào tạo và
phát huy được lợi ích của loại hình đào
tạo mà nhà trường đặt ra. Nhà trường
cần thông báo những yêu cầu, mục tiêu
chương trình đào tạo, mục tiêu thực tập
cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp
có thể điều chỉnh nội dung thực tập sao
cho phù hợp cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho sinh viên trong việc học
cũng như việc tiếp nhận kiến thức thực
tiễn của sinh viên, sinh viên sẽ cảm
nhận được sự khác biệt rõ ràng hơn
giữa môi trường học tập và làm việc,
tránh tình trạng bỡ ngỡ khi đi ứng tuyển
và khi làm việc, đồng thời các bạn sẽ có
thể phần nào nhận biết được thế mạnh
của mình, doanh nghiệp cũng có cơ hội
tiếp cận và lựa chọn nhân lực cho mình
được tốt hơn.
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 62
2.2. Về phía doanh nghiệp
Nhà trường có thể yêu cầu hỗ trợ
từ phía doanh nghiệp trong công tác đào
tạo của mình, chẳng hạn như việc yêu
cầu và mời doanh nghiệp chuẩn bị các
bài nói chuyện với sinh viên về chuyên
ngành mà các sinh viên đang theo học.
Ví dụ doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực
nguyên vật liệu xây dựng, lĩnh vực công
nghệ thi công thì phải nhắm đến đối
tượng là các sinh viên sẽ tốt nghiệp
chuyên ngành kỹ thuật công trình xây
dựng, cầu đường ... Qua buổi nói chuyện
này các sinh viên có đam mê, tìm hiểu
thêm từ đó phát triển những ý tưởng,
những nghiên cứu sau này; doanh
nghiệp cũng có cơ hội nói chuyện thân
thiện cởi mở hơn với các sinh viên và có
thể doanh nghiệp sẽ tài trợ kinh phí cho
những ý tưởng, những đề tài nghiên cứu
khoa học của sinh viên hay xa hơn là sẽ
tuyển chọn được một số bạn ứng viên
tiềm năng trong tương lai cho doanh
nghiệp mình.
Bên cạnh đó 2 bên có thể kết hợp
tổ chức buổi giới thiệu doanh nghiệp và
nhà trường, khoa chuyên ngành thông
qua đợt tham quan, thực tập. Doanh
nghiệp giới thiệu các vị trí doanh nghiệp
đang cần tuyển dụng, các sinh viên sẽ
cảm thấy mình được tiếp xúc sớm hơn
với môi trường doanh nghiệp, cảm thấy
có nhiều cơ hội việc làm cho mình hơn
sau khi ra trường từ đó nỗ lực, cố gắng
hơn trong học tập.
Hay một giải pháp mang tính lâu
dài là doanh nghiệp có thể ký hợp đồng
tuyển dụng với nhà trường, hợp đồng
đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp
và hàng năm hỗ trợ cho các sinh viên
nghiên cứu khoa học và trao học bổng
cho các sinh viên có thành tích xuất sắc.
Việc này càng làm cho các sinh viên có
động lực phấn đấu trong học tập và biết
được trong tương lai mình phải làm gì,
phải có những kiến thức, kỹ năng gì để
đáp ứng cho công việc đó nếu làm được
điều này thì mối quan hệ liên kết giữa
doanh nghiệp và nhà trường sẽ trở nên
bền vững và phù hợp với xu thế đào tạo
theo nhu cầu của doanh nghiệp và nhu
cầu của xã hội.
2.3. Khảo sát nhu cầu giữa hai bên
doanh nghiệp và nhà trƣờng để có giải
pháp và định hƣớng cụ thể
Nhà trường là nơi đã và đang đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu
phát triển của xã hội. Thực tế cho thấy
nguồn nhân lực có bằng cấp cao và có
khao khát cống hiến không thiếu nhưng
lại không đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân
lực cho các doanh nghiệp. Vậy nên việc
liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và
doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng
trong công tác đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Doanh nghiệp và nhà trường cần
thiết phải hỗ trợ lẫn nhau trong công tác
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của xã hội. Sau khi đào
tạo xong và đưa sản phẩm đào tạo ra thị
trường thì nhà trường tăng cường những
đợt khảo sát, đánh giá về mực độ hài
lòng của doanh nghiệp khi sử dụng sản
phẩm đào tạo của mình cũng như những
góp ý trực tiếp của doanh nghiệp đang
sử dụng sản phẩm đào tạo của mình để
có những đổi mới, cải cái trong đề
cương, chương trình đào tạo để ngày
càng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó nhà trường và doanh
nghiệp thường xuyên tổ chức các đợt hội
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 63
thảo, hội nghị để doanh nghiệp trao đổi
ý kiến, đề đạt yêu cầu của mình về tiêu
chuẩn, năng lực của các vị trí mình cần
tuyển dụng.
2.4. Thành lập cơ chế phối hợp theo
mô hình hợp tác giữa nhà trƣờng và
doanh nghiệp
Hợp tác giữa các trường đại học,
cao đẳng và doanh nghiệp đang được
xem là một trong những giải pháp hữu
hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo
trong nhà trường và đào tạo ra những
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
doanh nghiệp. Sự liên kết thành công
giữa doanh nghiệp và các viện, trung
tâm trực thuộc trường tạo ra sự đổi mới
trong nghiên cứu cũng như phát triển
của doanh nghiệp hiệu quả nhờ ứng
dụng các kết quả nghiên cứu của các
viện và đề tài nghiên cứu của giảng viên
và sinh viên để tạo ra các sản phẩm mới
cho doanh nghiệp.
2.5. Tổ chức các chƣơng trình giao
lƣu, kết nối với các doanh nghiệp
Hàng năm nhà trường nên tổ chức
các buổi tọa đàm, giao lưu, kết nối giữa
nhà trường và doanh nghiệp nhằm thúc
đẩy các chương trình hợp tác cũng như
lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp về
công tác tuyển dụng và sử dụng nguồn
sinh viên của nhà trường qua đó tìm
kiếm giải pháp để nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
xã hội.
Tổ chức các chương trình giao lưu
kết nối kết hợp với những sự kiện lớn
của doanh nghiệp và nhà trường, các
chương trình hội chợ việc làm, Trung
tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh
nghiệp là cầu nối quan trọng kết nối
doanh nghiệp và nhà trường, doanh
nghiệp và sinh viên.
Bên cạnh đó nhà trường luôn chú
trọng việc trang bị cho sinh viên
những kiến thức thực tế bằng việc bổ
sung vào chương trình đào tạo những
buổi nói truyện chuyên đề giữa đại
diện doanh nghiệp với các lớp sinh
viên; kết thúc các học phần lý thuyết
cần tổ chức giao lưu thăm quan thực tế
tại doanh nghiệp.
3. Kết luận
Công tác đào tạo của nhà trường
luôn gắn kết với doanh nghiệp là một
trong những yếu tố cấu thành chất lượng
và hiệu quả của công tác đào tạo nguồn
nhân lực, phù hợp với định hướng phát
triển giáo dục của Đảng và nhà nước,
phù hợp với xu thế hội nhập các nền
kinh tế trong tương lai và đặc biệt là phù
hợp với quan điểm, phương hướng lãnh
đạo của Đại hội đảng viên nhà trường
nhiệm kỳ 2015-2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Phạm Văn Sơn. Báo cáo: Hướng nghiệp, tư vấn việc làm phục vụ đào tạo theo
nhu cầu xã hội, Bộ GD và ĐT tháng 6 năm 2009.