Giáo án Tuần 24 - Lớp 4

Môn: Tập đọc Tiết 47 BÀI: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN (Theo báo Đại đoàn kết) I. Mục tiêu - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui. - Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi trong SGK). KNS: Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân; Tuy duy sáng tạo; Đảm nhận trách nhiệm (Trải nghiệm; Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm). II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học

doc41 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 24 - Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Thứ hai, ngày 15 tháng 2 năm 2016 Môn: Mĩ thuật Tiết 24 (GVBM) ================================ Môn: Tập đọc Tiết 47 BÀI: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN (Theo báo Đại đoàn kết) I. Mục tiêu - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui. - Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi trong SGK). KNS: Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân; Tuy duy sáng tạo; Đảm nhận trách nhiệm (Trải nghiệm; Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm). II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Bài “Khúc hát ru những” + Em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”? * Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? - Nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài và luyện đọc HĐ1: Luyện đọc. - HD HS chia đoạn: 4 đoạn. - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó. - GV giải nghĩa một số từ khó. - GV đọc mẫu toàn bài. HĐ2: Tìm hiểu bài. + Chủ đề cuộc thi vẽ là gì? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? + Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? + Những nhận thức nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em? + Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì? HĐ3: Đọc diễn cảm. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc lại đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2. - Đọc mẫu đoạn văn. - Theo dõi, uốn nắn - Nhận xét. 4. Củng cố - Liên hệ giáo dục KNS. - Nêu ý nghĩa bài học? 5. Dặn dò, nhận xét - HS học bài và Chuẩn bị bài “Đoàn thuyền đánh cá” - Nhận xét tiết học. - Hát - báo cáo sĩ số. * Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường điệu con theo. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ. Vì vậy, có thể nói các em lớn trên lưng mẹ. * Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng. - HS lắng nghe. - HS đọc - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. - HS luyện đọc câu văn dài - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Đọc thầm đoạn 1, 2 để trả lời các câu hỏi: - Chủ đề cuộc thi là Em muốn sống an toàn. - Thiếu nhi cả nước hào hứng tham dự cuộc thi. Chỉ trong 4 tháng đã có 50.000 bức tranh của thiếu nhi cả nước gửi về Ban Tổ chức. - HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi. - Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú. Cụ thể tên một số tranh. + Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất. + Gia đình em được bảo vệ an toàn. + Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường. + Chở 3 người là không được. - Phòng tranh trưng bày là “phòng tranh đẹp: màu sắc bất ngờ”. - Có tác dụng gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. - Giúp người đọc nắm nhanh thông tin. - HS đọc toàn bài. - Luyện đọc theo nhóm đôi - Vài em thi đọc trước lớp. - Bình chọn người đọc đúng. Nội dung: Qua cuộc thi về đề tài cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông vàbiết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. ================================= Môn: Toán Tiết 116 BÀI: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. * Bài 1, bài 3 II. Đồ dùng dạy - học GV: Kế hoạch bài học – SGK HS: bài cũ – bài mới III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS lên bảng làm lại bài 2 - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn luyện tập HĐ1: Cả lớp. Bài 1: Tính (theo mẫu) - GV viết bài mẫu lên bảng và hướng dẫn HS 3 + = + = + = * Có thể viết gọn bài toán như sau: 3 + = + = - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV nhận xét bài làm của HS trên bảng. HĐ2: Cá nhân. Bài 3: - GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. 4. Củng cố - BT nâng cao: Tính + + + - GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò, nhận xét - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. - HS lắng nghe. - HS làm bài. - HS nghe giảng. - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 3 + - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc đề. - HS làm bài vào vở nộp giáo viên chấm. Bài giải Đáp số: m - HS cả lớp. ================================= Buổi chiều THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 tiết) I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng đoạn, bài tập đọc đã học trong tuần và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng tốc độ qui định. - Viết đoạn văn miêu tả cây cối. II. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài dạy a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. - Hỏi: Nội dung nói lên điều gì? * Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. * Viết chính tả - GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu. * Soát lỗi và nhận xét bài chính tả c) Tả cây bóng mát. - Tổ chức cho HS đọc đoạn văn đã viết. - Nhận xét, góp ý. 2. Củng cố, dặn dò, nhận xét - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học; Tìm đọc tham khảo một số bài văn mẫu. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - HS TLCH. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nghe GV đọc và viết bài. - HS dùng bút chì, đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - HS làm bài vào vở - HS đọc bài viết trước lớp - Trình bày kết quả - nhận xét - sửa chữa. =================================== Môn: Thể dục Tiết 47 (GVBM) =================================== THỰC HÀNH TOÁN (2 tiết) I. Mục tiêu Thực hành, vận dụng phép trừ phân số cùng MS và khác MS. II. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài dạy a) Giới thiệu bài b) Thực hành Bài 1: (Bài 369 - BT Toán cơ bản và nâng cao/ Trang 112) Bài 2: (Bài 370 - BT Toán cơ bản và nâng cao/ Trang 113) Bài 3: (Bài 371 - BT Toán cơ bản và nâng cao/ Trang 113) Bài 4: (Bài 373 - BT Toán cơ bản và nâng cao/ Trang 113) 2. Củng cố, dặn dò, nhận xét - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - Dặn HS xem lại cách QĐMS các phân số, so sánh phân số cùng mẫu số, trừ phân số cùng mẫu và khác mẫu số đã học. - Nhận xét tiết học. - HS tìm và nêu hướng làm bài. - HS làm bài tập vào vở. - Chữa bài. ================================== Thứ ba, ngày 16 tháng 2 năm 2016 Môn: Chính tả Tiết 24 BÀI: HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN PHÂN BIỆT tr / ch, DẤU HỎI / DẤU NGÃ I. Mục tiêu - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng bài CT văn xuôi. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn. * BT3 (đoán chữ). II. Đồ dùng dạy - học - Ba bốn tờ giấy khổ to viết nội dung BT 2a hoặc 2b. - 4 tờ giấy trắng để phát cho HS làm BT 3. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV đọc các từ ngữ sau: sản xuất, say sưa, sẵn sàng, lọ mực, bứt rứt, bút mực. - GV nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HĐ1: Cả lớp *Hướng dẫn chính tả. - GV đọc một lần bài chính tả và đọc chú giải, cho HS quan sát ảnh hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. + Đoạn văn nói điều gì? * Luyện viết từ khó: - GV đọc cho HS viết hoặc HS tìm và viết. * Viết chính tả: - GV đọc cho HS viết chính tả. - GV đọc cho HS soát bài. * Chấm, chữa bài. - GV chấm 5 đến 7 bài. - GV nhận xét và sửa một số lỗi cơ bản HS hay mắc phải. HĐ2: Nhóm. Bài 2: (GV chọn ý a hoặc b) a) Điền truyện hay chuyện vào ô trống. - Cho HS thi làm bài. GV dán lên bảng lớp 4 tờ giấy đã chuẩn bị trước đoạn văn. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Bài 3: Em đoán xem nay là những chữ gì ? + GV cho HS thảo luận tìm giải đáp câu đố. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại. 4. Củng cố - GV củng cố bài học 5. Dặn dò, nhận xét - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa luyện tập và HTL các câu đố. - GV nhận xét tiết học. - Hát - báo cáo sĩ số. - HS viết trên bảng lớp. - HS còn lại viết vào giấy nháp. - HS lắng nghe. 1. Nghe- viết: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân - HS quan sát tranh. * Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân. Ông là một nghệ sĩ tài hoa đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - HS luyện viết từ khó: hoả tuyến, nghệ sỹ, ngã xuống - HS viết chính tả. - HS đổi tập cho nhau để soát lỗi. - Ghi lỗi vào lề tập. - HS nộp bài viết. - HS sửa bài. 2. Bài tập: - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. - HS làm bài cá nhân. - 4 HS lên thi điền vào chỗ trống truyện hay chuyện. + Đáp án: Thứ tự từ cần điền: chuyện – truyện – chuyện – truyện – chuyện – truyện. - Lớp nhận xét. - 2 HS đọc nối tiếp. - HS thảo luận nhóm. - Báo cáo kết quả. a. Là chữ nho + Nho thêm dấu hỏi thành nhỏ. + Nho thêm dấu nặng thành nhọ. b) Là chữ chi + Chi thêm dấu huyền thành chì + Chi thêm dấu hỏi thành chỉ + Chi thêm dấu nặng thành chị ================================= Môn: Luyện từ và câu Tiết 47 BÀI: CÂU KỂ AI LÀ GÌ? I. Mục tiêu - Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III). * Viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2. II. Đồ dùng dạy - học - Một số tờ phiếu và bảng phụ. - Ảnh gia đình của mỗi HS. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HĐ1: Cả lớp * Phần nhận xét Bài tập 1+ 2+ 3+ 4: - GV giao việc: Các em đọc thầm đoạn văn, chú ý 3 câu văn in nghiêng. + Trong 3 câu in nghiêng vừa đọc, câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi? + Trong 3 câu in nghiêng, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)? * Kiểu câu Ai là gì? Khác 2 kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? Ở chỗ nào ? - GV nhận xét và chốt lại: Ai? Là gì? (là ai?) + Diệu Chi bạn mới + Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của + Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy. ** Ghi nhớ: c) Phần luyện tập HĐ2: Cá nhân Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT 1. - GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các câu kể Ai là gì? Sau đó nêu tác dụng của các câu kể vừa tìm được. - Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép trước ý a, b, c. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Bài tập 2: Dùng câu kể Ai là gì? Giới thiệu về các bạn * GV gợi ý HS có thể dựa vào bài giới thiệu bạn Diệu Chi để giới thiệu về mình hay bạn - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng và khen những HS giới thiệu hay. 4. Củng cố - GV củng cố bài học 5. Dặn dò, nhận xét - Yêu cầu cả lớp về nhà hoàn chỉnh đoạn giới thiệu, viết lại vào VBT. - GV nhận xét tiết học. - HS 1 đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ đã học ở tiết LTVC trước. - HS 2 nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ. - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của BT 1, 2, 3, 4. - HS đọc 3 câu in nghiêng, cả lớp đọc thầm 3 câu văn này. + Câu 1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi. + Câu 3: Nêu nhận định về bạn Diệu Chi. - HS trả lời. Câu 1: Đây Câu 2: Bạn Diệu Chi Câu 3: Bạn ấy + Ba kiểu câu này khác nhau ở bộ phận vị ngữ. + Bộ phận vị ngữ khác nhau là: + Kiểu câu Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi Làm gì? + Kiểu câu Ai thế nào? VN trả lời cho câu hỏi như thế nào? + Kiểu câu Ai làm gì? VN trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)? - HS đọc nội dung ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS làm bài. Báo cáo kết quả. a. Thì ra nó là một thứ máy cộng trừ mà Pa- xean đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo(Câu giới thiệu về thứ máy mới) Đó là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới hiện đại.(Câu nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên) ** b. Lá là lịch của cây - Nêu nhận định (chỉ mùa). Cây lại là lịch đất - Nêu nhận định (chỉ vụ hoặc chỉ năm). Trăng lặn rồi trang mọc - Nêu nhận định (chỉ ngày đêm). Là lịch của bầu trời - Nêu nhận định (chỉ ngày đêm). Mười ngón tay là lịch - Nêu nhận định (đếm ngày tháng). Lịch lại là trang sách- Nêu nhận định (năm học). c. Sầu riêng là loại trái cây quý hiếm của miền Nam. Chủ yếu nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng, bao hàm cả ý giới thiệu về loại trái cây đặc biệt của miền Nam. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. - HS làm bài cá nhân, ghi ra giấy nháp lời giải giới thiệu và kiểm tra các câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn. - Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe. - Đại diện các nhóm lên thi. - Lớp nhận xét. ================================= Môn: Toán Tiết 117 BÀI: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ I. Mục tiêu Biết trừ hai phân số cùng mẫu số. * Bài 1, bài 2 (a, b) II. Đồ dùng dạy - học - HS chuẩn bị 2 băng giấy hình chữ nhật kích thước 4cm x 12cm, kéo. - GV chuẩn bị 2 băng giấy hình chữ nhật kích thước 1dm x 6dm. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 1. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài b)Tìm hiểu bài HĐ1: Cả lớp 1. Hướng dẫn thực hiện với đồ dùng trực quan *GV nêu vấn đề: Từ băng giấy màu, lấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy? - Muốn biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta cùng hoạt động. - GV hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy. + GV yêu cầu HS nhận xét về 2 băng giấy đã chuẩn bị. + GV yêu cầu HS dùng thước và bút chia 2 băng giấy đã chuẩn bị mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau. + GV yêu cầu HS cắt lấy của một trong hai băng giấy. + Có băng giấy, lấy đi bao nhiêu để cắt chữ? + GV yêu cầu HS cắt lấy băng giấy. + băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ? + Vậy - =? 2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số - GV nêu lại vấn đề ở phần trên, sau đó hỏi HS: Để biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta phải làm phép tính gì ? * Theo em kết quả hoạt động với băng giấy thì - =? * Theo em làm thế nào để có - =? - GV nhận xét các ý kiến HS đưa ra sau đó nêu: Hai phân số và là hai phân số có cùng mẫu số. Muốn thực hiện phép trừ hai phân số này ta làm như sau: - = = * Dựa vào cách thực hiện phép trừ - , bạn nào có thể nêu cách trừ hai phân số có cùng mẫu số? c) Luyện tập – Thực hành HĐ2: Cá nhân Bài 1: Tính. - GV gọi HS lên bảng. - GV nhận xét. Bài 2: Rút gọn rồi tính. - GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. 4. Củng cố - BT nâng cao: Tìm x: (x - ) + = - GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép trừ các phân số có cùng mẫu số. 5. Dặn dò, nhận xét - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. - HS lắng nghe. - HS nghe và nêu lại vấn đề. - HS hoạt động theo hướng dẫn. + Hai băng giấy như nhau. + HS cắt lấy 5 phần bằng nhau của 1 băng giấy. + Lấy đi băng giấy. + HS cắt lấy 3 phần bằng nhau. + băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại băng giấy. - = - Chúng ta làm phép tính trừ: - - HS nêu: - = - HS cùng thảo luận và đưa ra ý kiến: Lấy 5 – 3 = 2 được tử số của hiệu, mẫu số giữ nguyên. - HS thực hiện theo GV. - Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số. - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - = = = 1 ... - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. a) - = - = = b) ... c) - = - = = = 1 d) ... ================================= Môn: Kể chuyện Tiết 24 BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu - Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia (hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. - Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. KNS: Giao tiếp; Thể hiện sự tự tin; Ra quyết định; Tư duy sáng tạo (Trải nghiệm; Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận cặp đôi – chia sẻ). GDMT: Qua đề tài: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đó (Gián tiếp nội dung bài). II. Đồ dùng dạy - học - Tranh ảnh thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS kể chuyện của tiết 24. - GV nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu bài HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu đề - GV viết đề bài lên bảng lớp và gạch chân những từ ngữ quan trọng. Đề: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đó. - Cho HS gợi ý. - GV gợi ý: Ngoài 3 gợi ý, các em có thể kể về một hoạt động khác xoay quanh chủ đề bảo vệ môi trường mà em đã chứng kiến hoặc tham gia; VD em kể về một buổi trực nhật HĐ2: HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện - GV mở bảng phụ đã viết vắn tắt dàn ý bài kể chuyện. - Cho HS kể chuyện. - GV nhận xét cách kể, nội dung câu chuyện, cách dùng từ, đặt câu, sự kết hợp lời kể với động tác 4. Củng cố - Gv củng cố bài học. - Lồng ghép GDMT, KNS. 5. Dặn dò, nhận xét - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vào vở và xem trước bài tiết sau. - GV nhận xét tiết học - HS kể lại câu chuyện em đã nghe, đọc ca ngợi cài hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. - HS đọc đề bài. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý. * Kể chuyện theo nhóm - HS đọc thầm lại dàn ý trên bảng. - HS kể chuyện theo cặp và nhận xét, góp ý cho nhau và thảo luận ý nghĩa câu chuyện. * Thi KC trước lớp. - Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể. - Lớp nhận xét. ================================= Môn: Kỹ thuật Tiết 24 CHĂM SÓC CÂY RAU, HOA (2 tiết ) I. Mục tiêu - HS biết mục đích ,tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa. II. Đồ dùng dạy - học - Vật liệu và dụng cụ: + Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước (hoặc cây trồng trong chậu, bầu đất). + Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục. + Dầm xới, hoặc cuốc. + Bình tưới nước. III. Hoạt động dạy - học Tiết 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài Chăm sóc cây rau, hoa và nêu mục tiêu bài học. b) Hướng dẫn cách làm * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành thao tác kỹ thuật chăm sóc cây. * Tưới nước cho cây: - GV hỏi: + Tại sao phải tưới nước cho cây? + Ở gia đình em thường tưới nước cho nhau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? Người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào? - GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát (để cho nước đỡ bay hơi) - GV làm mẫu cách tưới nước. * Tỉa cây: - GV hướng dẫn cách tỉa cây và chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu, - Hỏi: + Thế nào là tỉa cây? + Tỉa cây nhằm mục đích gì? - GV hướng dẫn HS quan sát H.2 và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2a, 2b. * Làm cỏ: - GV gợi ý để HS nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây.Làm cỏ là loại bỏ cỏ dại trên đất trồng rau, hoa Hỏi: + Em hãy nêu tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa? + Tại sao phải chọn những ngày nắng để làm cỏ? - GV kết luận: trên luống trồng rau hay có cỏ dại, cỏ dại hút tranh chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho rau và hoa. - GV hỏi :Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau và hoa bằng cách nào ? Làm cỏ bằng