Đông Nam Á là một khu vực trải ra từ khoảng 92
o
kinh Đông đến 140
o
kinh
Đông và từ khoảng 28
o
vĩ Bắc đến 15
o
vĩ Nam. Diện tích toàn khu vực ước khoảng
4 triệu km
2
, dân số hiện nay khoảng gần 490 triệu người
1
. Bản đồ hành chính của
khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 nước. Đông Nam Á lục địa gồm 6 nước là
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và Malaixia. Đông Nam Á hải đảo
gồm 5 nước là Inđônêxia, Brunei, Singapore, Philippin và Đông Timo.
Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương. Do điều kiện vị trí địa lí như vậy, lẽ ra Đông Nam Á có điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, nhưng Đông Nam Á lại là phần chủ yếu và tiêu biểu của khu vực
“Châu Á gió mùa”
2
nên đã giảm bớt những khắc nghiệtcủa khí hậu cận chí tuyến
và xích đới.
Gió mùa và khí hậu biển đã làm cho Đông Nam Á đáng lẽ khô cằn trở lên
xanh tốt và trù phú. Gió mùa đã tạo nên cho Đông Nam Á hai mùa tương đối rõ
rệt. Mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng, ẩm. Mùa mưa kéo dài từ tháng
tư đến tháng 11 với những cơn mưa nhiệt đới có quy luật đã cung cấp cho con người
đủ nước dùng trong đời sống và sản xuấttrong năm, đồng thời cũng tạo nên những
cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và muông thú. Tuy nhiên, gió mùa
cũng tạo nên sự thất thường với biên độ nhiệt không lớn lắm cho khí hậu trong khu
vực. Mưa nhiệt đới xen kẽ giữa rừng núi, bờ biển và đồng bằng tạo nên cảnh quan
đa dạng với độ ẩm khá cao. Vì vậy, Đông Nam Á thường thiếu những không gian
rộng cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên qui mô lớn và nhất là thiếu điều kiện tự
nhiên cho sự phát triển kỹ thuật tinh tế và phức tạp.
Mặc dù có những hạn chế đó, nhưng Đông Nam Á vẫn có những điều kiện
tự nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của con người. Đông Nam Á tỏ ra thích hợp
với sự sinh trưởng của các loại cây trồng và là quê hương của các loại cây gia vị,
hương liệu như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế đàn hương, trầm hương . và
cây lúa nước. Đông Nam Á còn là nơi qui tụ nhiều loại động vật phong phú như hổ,
1
Theo số liệu tổng điều tradân số năm 1996, nguồn “Các dân tộc ở Đông Nam Á”, [9]
2
“Châu Á gió mùa” do các nhà địalý gọiđể chỉ mộtkhu vực văn minh lúa nước từ thuở xa xưa.
Khu vực này bao gồm toàn bộ Đông Nam Á, miền Nam sông Trường Giang (Trung Quốc), Nam
NhậtBản, Đông Ấn Độ.
báo, tê giác, voi, bò rừng . Như vậy, Đông Nam Á đã làm thành một khu vực thực
vật dân tộc học và động vật dân tộc học tương đối riêng biệt.
123 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6136 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F 7 G
GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ ĐƠNG NAM Á
(Tái bản lần thứ nhất cĩ sửa chữa và bổ sung)
BÙI VĂN HÙNG
Lịch sử Đông Nam Á - 2 -
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á......................................................5
I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA ĐÔNG NAM Á ........................................................5
II. ĐỊA LIÙ KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM Á..........................................................6
III. ĐỊA LÍ VĂN HÓA CỦA ĐÔNG NAM Á .....................................................6
IV. DÂN CƯ ĐÔNG NAM Á................................................................................8
V. KHÁI LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CỦA ĐÔNG NAM Á ................9
1. TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP VÀ NHÀ
NƯỚC .................................................................................................................9
2. GIAI ĐOẠN XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN THỊNH ĐẠT CỦA CÁC
VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á ....................................................................11
3. GIAI ĐOẠN SUY THOÁI CỦA CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN
ĐÔNG NAM Á VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG ÁCH
THỐNG TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY ..................12
4. ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY ...............................................13
CHƯƠNG II. CAMPUCHIA...................................................................................15
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ...............................................................................15
1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.....................................................................................15
2. DÂN CƯ .......................................................................................................15
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CAMPUCHIA .................................................16
1. SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC GIA SƠ KỲ CAMPUCHIA..............................16
2. SỰ KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC
CAMPUCHIA (802 - 1181)..............................................................................18
3. SỰ THỊNH ĐẠT VÀ BƯỚC ĐẦU SUY THOÁI CỦA VƯƠNG
QUỐC CAMPUCHIA (1181-1434) .................................................................19
4. GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG, SUY VONG CỦA VƯƠNG QUỐC
CAMPUCHIA VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN CAMPUCHIA (1434 -
1945) .................................................................................................................23
5. CAMPUCHIA TỪ 1945 ĐẾN NAY............................................................28
CHƯƠNG III. LÀO ...............................................................................................34
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ...............................................................................34
1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.....................................................................................34
2. DÂN CƯ .......................................................................................................34
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ LÀO .................................................................35
1. LỊCH SỬ LÀO TRƯỚC KHI NHÀ NƯỚC LAN XẠNG RA ĐỜI ...........35
2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG BƯỚC THĂNG TRẦM CỦA NHÀ
NƯỚC LAN XẠNG .........................................................................................36
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử
Lịch sử Đông Nam Á - 3 -
3. THỜI KỲ SUY YẾU VÀ KHỦNG HOẢNG, ÁCH THỐNG TRỊ
CỦA XIÊM, PHÁP VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC
LẬP CỦA NHÂN DÂN LÀO (ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN 1945) ...............39
4. NƯỚC LÀO TỪ 1945 ĐẾN NAY...............................................................42
CHƯƠNG IV. THÁI LAN ......................................................................................48
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ...............................................................................48
1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.....................................................................................48
2. DÂN CƯ .......................................................................................................49
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CỦA THÁI LAN.............................................49
1. LỊCH SỬ THÁI LAN TRƯỚC KHI CÁC QUỐC GIA SƠ KỲ CỦA
NGƯỜI THÁI RA ĐỜI ....................................................................................49
2. CÁC QUỐC GIA SƠ KỲ CỦA NGƯỜI THÁI.........................................50
3. VƯƠNG QUỐC XIÊM TỪ 1767 ĐẾN 1945 ..............................................52
4. THÁI LAN TỪ 1945 ĐẾN NAY.................................................................56
CHƯƠNG V. MIANMA .........................................................................................59
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ...............................................................................59
1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.....................................................................................59
2. DÂN CƯ .......................................................................................................60
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CỦA MIANMA...............................................60
1. SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC QUỐC GIA SƠ KỲ Ở MIANMA .......................60
2. SỰ PHÁT TRIỂN THỊNH ĐẠT CỦA MIANMA( 1044 - 1752)...............62
3. SỰ SUY THOÁI CỦA VƯƠNG QUỐC MIANMA VÀ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG SỰ XÂM LƯỢC VÀ NÔ DỊCH CỦA
THỰC DÂN ANH (1752 – 1948) ...................................................................64
4. MIANMA TỪ NĂM 1948 ĐẾN NAY ........................................................68
CHƯƠNG VI : MALAIXIA....................................................................................71
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ...............................................................................71
1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.....................................................................................71
2. DÂN CƯ .......................................................................................................72
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ MALAIXIA .....................................................73
1. CÁC QUỐC GIA SƠ KỲ TRÊN BÁN ĐẢO .............................................73
2. GIAI ĐOẠN THỊNH ĐẠT CỦA MALAIXIA (1403 -1511) .....................74
3. MALAIXIA TỪ NĂM 1511 ĐẾN NĂM 1957 ...........................................75
4. MALAIXIA TỪ 1957 ĐẾN NAY................................................................79
Chương VII . SINGAPORE.....................................................................................81
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ...............................................................................81
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..............................................................................81
2. DÂN CƯ .......................................................................................................81
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ SINGAPORE...................................................82
1. SINGAPORE TRƯỚC NĂM 1819..............................................................82
2. SINGAPORE TỪ 1819 ĐẾÙN 1965..............................................................82
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử
Lịch sử Đông Nam Á - 4 -
3. SINGAPORE TỪ 1945 ĐẾN NAY .............................................................85
CHƯƠNG VIII. INĐÔNÊXIA................................................................................87
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ...............................................................................87
1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.....................................................................................87
2. DÂN CƯ .......................................................................................................87
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ INĐÔNÊXIA...................................................88
1. SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC GIA SƠ KỲ INĐÔNÊXIA...............................88
2. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA INĐÔNÊXIA (THẾ
KỶ VII-XVI) ....................................................................................................90
3. SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY VÀ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA NHÂN DÂN
INĐÔNÊXIA TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVI ĐẾN 1945........................................91
4. NƯỚC CỘNG HÒA INĐÔNÊXIA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY ..............98
CHƯƠNG IX. PHILIPPIN ....................................................................................102
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ.............................................................................102
1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN...................................................................................102
2. DÂN CƯ .....................................................................................................102
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CỦA PHILIPPIN...........................................103
1. LỊCH SỬ PHILIPPIN ĐẾN TRƯỚC NĂM 1521 .....................................103
2. SỰ XÂM LƯỢC VÀ THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN TÂY BAN
NHA ĐỐI VỚI PHILIPPIN (TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ
XIX ) ...............................................................................................................105
3. PHONG TRÀO DÂN TỘC TƯ SẢN PHILIPPIN CUỐI THẾ KỶ XIX
ĐẦU THẾ KỶ XX.........................................................................................109
4. PHILIPPIN TỪ NĂM 1951 ĐẾN NAY ....................................................116
CHƯƠNG X. BRUNÂY .......................................................................................118
I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ.............................................................................118
1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN...................................................................................118
2. DÂN CƯ .....................................................................................................119
II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ BRUNÂY ......................................................119
1. BRUNÂY TRƯỚC NĂM 1888 .................................................................119
2. BRUNÂY TỪ 1888 ĐẾN NAY.................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ........................................................................123
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử
Lịch sử Đông Nam Á - 5 -
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á
I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA ĐÔNG NAM Á
Đông Nam Á là một khu vực trải ra từ khoảng 92o kinh Đông đến 140o kinh
Đông và từ khoảng 28o vĩ Bắc đến 15o vĩ Nam. Diện tích toàn khu vực ước khoảng
4 triệu km2, dân số hiện nay khoảng gần 490 triệu người1. Bản đồ hành chính của
khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 nước. Đông Nam Á lục địa gồm 6 nước là
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và Malaixia. Đông Nam Á hải đảo
gồm 5 nước là Inđônêxia, Brunei, Singapore, Philippin và Đông Timo.
Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương. Do điều kiện vị trí địa lí như vậy, lẽ ra Đông Nam Á có điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, nhưng Đông Nam Á lại là phần chủ yếu và tiêu biểu của khu vực
“Châu Á gió mùa”2 nên đã giảm bớt những khắc nghiệt của khí hậu cận chí tuyến
và xích đới.
Gió mùa và khí hậu biển đã làm cho Đông Nam Á đáng lẽ khô cằn trở lên
xanh tốt và trù phú. Gió mùa đã tạo nên cho Đông Nam Á hai mùa tương đối rõ
rệt. Mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng, ẩm. Mùa mưa kéo dài từ tháng
tư đến tháng 11 với những cơn mưa nhiệt đới có quy luật đã cung cấp cho con người
đủ nước dùng trong đời sống và sản xuất trong năm, đồng thời cũng tạo nên những
cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và muông thú. Tuy nhiên, gió mùa
cũng tạo nên sự thất thường với biên độ nhiệt không lớn lắm cho khí hậu trong khu
vực. Mưa nhiệt đới xen kẽ giữa rừng núi, bờ biển và đồng bằng tạo nên cảnh quan
đa dạng với độ ẩm khá cao. Vì vậy, Đông Nam Á thường thiếu những không gian
rộng cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên qui mô lớn và nhất là thiếu điều kiện tự
nhiên cho sự phát triển kỹ thuật tinh tế và phức tạp.
Mặc dù có những hạn chế đó, nhưng Đông Nam Á vẫn có những điều kiện
tự nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của con người. Đông Nam Á tỏ ra thích hợp
với sự sinh trưởng của các loại cây trồng và là quê hương của các loại cây gia vị,
hương liệu như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế đàn hương, trầm hương ... và
cây lúa nước. Đông Nam Á còn là nơi qui tụ nhiều loại động vật phong phú như hổ,
1 Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1996, nguồn “Các dân tộc ở Đông Nam Á”, [9]
2 “Châu Á gió mùa” do các nhà địa lý gọi để chỉ một khu vực văn minh lúa nước từ thuở xa xưa.
Khu vực này bao gồm toàn bộ Đông Nam Á, miền Nam sông Trường Giang (Trung Quốc), Nam
Nhật Bản, Đông Ấn Độ.
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử
Lịch sử Đông Nam Á - 6 -
báo, tê giác, voi, bò rừng ... Như vậy, Đông Nam Á đã làm thành một khu vực thực
vật dân tộc học và động vật dân tộc học tương đối riêng biệt.
II. ĐỊA LIÙ KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM Á
Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng như thế, Đông
Nam Á từ lâu đã trở thành một khu vực kinh tế phát triển. Đông Nam Á là một
trong những cái nôi trồng trọt của loài người. Qua những kết quả khai quật khảo cổ
học thuộc văn hóa Hòa Bình, chứng tỏ cư dân Đông Nam Á cổ đã thuần hóa nhiều
giống lúa, các loại thực vật như cây cỏ, củ, bầu bí, họ đậu ven núi. Chủ nhân văn
hóa Hòa Bình là người đã biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới, niên đại có thể lên
đến 10.000 năm trước Công nguyên: “Đông Nam Á đã có một cuộc cách mạng
nông nghiệp sớm nhất thế giới”1. Bước sang thời đại đồ đồng, cư dân Đông Nam Á
đã biết trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở thung lũng hẹp ven chân núi và
dần dần chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cũng trong
quá trình đó, con người thuần dưỡng trâu bò để kéo và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Từ đó, nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành cội nguồn và mẫu số chung của
nền văn minh khu vực.
Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp đã thôi thúc cư dân Đông Nam Á
trong việc chế tác công cụ, làm nảy sinh và phát triển thủ công nghiệp từ gia đình
đến cộng đồng. Các loại đồ dùng bằng đá đến kim khí, đồ gốm với kỹ thuật ngày
càng tinh vi, thể hiện trình độ kỹ thuật ngày càng cao. Một trong những sản phẩm
mang tính đặc trưng của khu vực là trống đồng Đông Sơn phân bố rải rác khắp khu
vực.
Do điều kiện địa lí, Đông Nam Á qua các giai đoạn lịch sử của loài người
vẫn giữ vai trò quan trọng về giao lưu kinh tế tạo ra các quốc gia hưng thịnh về
kinh tế và phát triển văn hóa.
Trong thời kỳ gần đây, Đông Nam Á là một trong những khu vực có nền
kinh tế năng động nhất thế giới.
III. ĐỊA LÍ VĂN HÓA CỦA ĐÔNG NAM Á
Đông Nam Á là khu vực tiêu điểm của “Châu Á gió mùa”, nếu nói theo
nghĩa đó, vùng văn hóa chung của Đông Nam Á còn bao gồm cả Nam Trường
Giang, Nam Nhật Bản và Đông Ấn Độ. Trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa
và Ấn Độ, nền văn hóa truyền thống của khu vực mang đậm dấu ấn nông nghiệp
trồng lúa nước, rau củ. Trên cơ sở mẫu số chung của nền nông nghiệp lúa nước và
1 W.G Solheim: An earlier agricaltural Revolution. Scientific American, 1972, 226 P . 34-41.
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử
Lịch sử Đông Nam Á - 7 -
văn hóa xóm làng, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa
độc đáo.
Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, chiếc nhà sàn với qui mô khác nhau là một
biểu tượng văn hóa thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác
nhau. Về trang phục, của đàn ông thường chỉ là đóng khố cởi trần, đàn bà có váy
quấn, áo chui đầu. Chiếc khố hình chữ T là hình thức cổ xưa, duy nhất có ở Đông
Nam Á mà chất liệu thường thấy là vỏ cây, da thú hoặc vải thô. Áo ngắn tay với
nam giới và áo cánh đối với nữ giới cũng là một nét rất riêng của cư dân Đông
Nam Á. Chiếc mũ thường được làm từ lông chim hoặc trang trí bằng lông chim là
hình ảnh thường thấy trên các hoa văn của trống đồng Đông Sơn. Cư dân Đông
Nam Á có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mặt, xăm mình, ...
Cư dân nông nghiệp Đông Nam Á thường tắm mình trong nền văn hóa dân
gian tín ngưỡng, lễ hội, thờ cúng tổ tiên kết hợp với văn hóa văn nghệ dân gian
diễn ra theo chu kỳ nông nghiệp quanh năm. Trống đồng Đông Sơn có mặt ở hầu
khắp các nước Đông Nam Á là biểu tượng điển hình của nền văn hóa khu vực.
Ngoài ý nghĩa nghệ thuật và kỹ thuật cao, trống đồng còn phản ánh sinh động cuộc
sống muôn màu, muôn vẻ của cư dân Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Các truyền thuyết, truyện cổ về quả bầu khởi thủy các dân tộc, nạn hồng
thủy, tục thờ rồng, truyện trạng, ... xét về góc độ mô típ hình thức, kết cấu và thủ
pháp xây dựng, đều có mối quan hệ tương đồng và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Văn hóa nông nhiệp đã tạo ra một kết cấu xã hội từ gia đình đến làng xóm,
tạo ra một lối ứng xử “tình làng nghĩa xóm” riêng có mang tính truyền thống của
khu vực. Địa vị của người phụ nữ được coi trọng, nhất là trong gia đình đến cộng
đồng.
Vào những thế kỷ tiếp giáp Công nguyên, ảnh hưởng lan tỏa của nền văn
minh Trung Hoa và Ấn Độ đã tạo ra những thay đổi dễ nhận thấy trong nền văn
hóa bản địa của khu vực. Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, với cách ứng xử
không giống nhau qua quá trình giao tiếp với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ mà sau
này là văn hóa Âu, Mỹ, các dân tộc trong vùng đã xây dựng nên nền văn hóa quốc
gia, dân tộc độc đáo, đa dạng, phong phú nhưng vẫn có nét tương đồng khu vực.
Sau một quá trình tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng một
nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của nhân
loại những giá trị tinh thần độc đáo. Trên cơ sở chữ Phạn, từ thế kỷ thứ IV, thứ V,
người Chăm, người Khmer và người Môn đã xây dựng nên chữ viết riêng của mình.
Các công trình kiến trúc như BôrôBuđua (Borobudur) ở Inđônêxia, Ăngco Vat,
Ăngco Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, Tháp Chàm ở Việt Nam, Chùa
Vàng ở Mianma,... vừa mang dáng vấp của kiến trúc Ấn Độ, vừa có những nét độc
Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử
Lịch sử Đông Nam Á - 8 -
đáo riêng của từng dân tộc là những di tích lịch sử, công trình văn hóa nổi tiếng
không chỉ của Đông Nam Á mà còn của cả loài người.
IV. DÂN CƯ ĐÔNG NAM Á
Những phát hie