Giáo trình xã hội chủ nghĩa

1. MỤC ĐÍCH - Làm rõ đối tư¬ợng của xã hội học, trong đó chủ yếu hư¬ớng vào trả lời câu hỏi xã hội học là gì? Từ đó phân biệt đ¬ược với các bộ môn khoa học xã hội khác. - Chỉ ra các đặc điểm tri thức và cơ cấu của bộ môn xã hội học. - Làm rõ đ¬ược chức năng, ý nghĩa của xã hội học, qua đó gợi ra sự cần thiết và khả năng vận dụng xã hội học vào lĩnh vực công tác. 2. YÊU CẦU - Ngư¬ời học hiểu đư¬ợc thế nào là xã hội học (đối t¬ượng, cơ cấu, đặc điểm tri thức và chức năng của xã hội học). - Ng¬ười học có cái nhìn chung, tổng quát về môn học, đồng thời hiểu được ý nghĩa thiết thực của việc học tập, nghiên cứu xã hội học cũng nh¬ư khả năng tiếp cận và vận dụng xã hội học vào lĩnh vực mình công tác. - Người học nắm bắt được các nguyên lý xây dựng tri thức xã hội học, đặc biệt là các nguyên lý quy tắc, nguyên lý chuẩn mực của xã hội học, từ đó vận dụng một cách nghiêm túc và có hiệu quả vào các hoạt động của ngành và lĩnh vực công tác của mình.

doc424 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC 1. MỤC ĐÍCH - Làm rõ đối tượng của xã hội học, trong đó chủ yếu hướng vào trả lời câu hỏi xã hội học là gì? Từ đó phân biệt được với các bộ môn khoa học xã hội khác. - Chỉ ra các đặc điểm tri thức và cơ cấu của bộ môn xã hội học. - Làm rõ được chức năng, ý nghĩa của xã hội học, qua đó gợi ra sự cần thiết và khả năng vận dụng xã hội học vào lĩnh vực công tác. 2. YÊU CẦU - Người học hiểu được thế nào là xã hội học (đối tượng, cơ cấu, đặc điểm tri thức và chức năng của xã hội học). - Người học có cái nhìn chung, tổng quát về môn học, đồng thời hiểu được ý nghĩa thiết thực của việc học tập, nghiên cứu xã hội học cũng như khả năng tiếp cận và vận dụng xã hội học vào lĩnh vực mình công tác. - Người học nắm bắt được các nguyên lý xây dựng tri thức xã hội học, đặc biệt là các nguyên lý quy tắc, nguyên lý chuẩn mực của xã hội học, từ đó vận dụng một cách nghiêm túc và có hiệu quả vào các hoạt động của ngành và lĩnh vực công tác của mình. 3. NỘI DUNG (gồm 4 phần) I. SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA XÃ HỘI HỌC 1. Bối cảnh ra đời của xã hội học Xã hội học có nguồn gốc hình thành từ rất lâu, nhưng nó chỉ trở thành một môn khoa học độc lập vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX. Vào thời kỳ đó, đã xuất hiện hàng loạt những phát minh vĩ đại trong khoa học tự nhiên. Đó là học thuyết về cấu trúc tế bào, quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tiến hóa Darwin về sự phát triển của các loài trong sinh học. Những thành tựu to lớn về lý thuyết cũng như thực nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã cho phép loài người hiểu được một bức tranh tổng quát về thế giới như là một chỉnh thể thống nhất, liên hệ phổ biến và vận động theo quy luật. Bên cạnh những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực khoa học tự nhiên là những thành tựu trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế và kỹ thuật công nghệ. Một loạt các máy móc công cụ đã được sáng chế và đưa vào sản xuất thay thế dần cho lao động thủ công, giúp con người tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động cao hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp cũng như quá trình công nghiệp hóa nông thôn đã mang lại những biến đổi đáng kể trong sản xuất, văn hóa xã hội, cũng như nhận thức của con người. Đáng tiếc là bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được trong lĩnh vực sản xuất, khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ thì lại có một sự lạc hậu tương đối trong lĩnh vực khoa học xã hội. Lối tư duy phiến diện, siêu hình, tự biện, thoát ly khỏi thực tế sinh động của cuộc sống trong các nhà khoa học xã hội vẫn còn khá phổ biến (đặc biệt là trong các nhà triết học tự biện lúc bấy giờ). Thực trạng này đã làm cho các nhà khoa học xã hội khó có thể đưa ra được những kiến giải có sức thuyết phục trước những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống hiện thực cũng như những nhu cầu mới của nhận thức đang đòi hỏi. 2. Sự ra đời của xã hội học và một số đại biểu chính ban đầu a. Xã hội học của Auguste Comte (1798-1857) Auguste Comte là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học, nhà triết học, nhà cải cách xã hội Pháp. Từ 1817-1824, ông là thư ký riêng của Saint Simon, là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng, là người đầu tiên (vào năm 1838) đã đưa thuật ngữ “xã hội học” vào hệ thống ngữ vựng của khoa học xã hội. Ông đã nhận thức được những hạn chế trong các khoa học xã hội lúc bấy giờ và là người có công “tách” tri thức xã hội học ra khỏi triết học, tạo tiền đề cho việc hình thành một khoa học mới - xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập. Tư tưởng chủ yếu trong xã hội học của Comte là sự đoạn tuyệt dứt khoát với lối tư duy tự biện thuần túy và đưa vào trong bản thân nó những tri thức thực chứng. Theo Comte, các nhà xã hội học cần phải tôn trọng các sự kiện, phải áp dụng các kiến thức chính xác do khoa học tự nhiên mang lại, đồng thời phải đặt sự nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với cái chỉnh thể. Comte cho rằng, cần phải đưa vào trong môn khoa học mới này những phương pháp nghiên cứu tương tự như những phương pháp của khoa học tự nhiên; từ đó mà có thể đo lường, lượng hóa được các hiện tượng xã hội dưới dạng các đại lượng, con số, chỉ báo. Bên cạnh những lập luận khoa học mới mẻ nói trên, Comte vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những hạn chế nhất định trong thời đại mình. Tuy nhiên, với những cống hiến của ông cho một ngành khoa học mới, các nhà khoa học sau này đã suy tôn Comte như là “ông tổ” đầu tiên của xã hội học. b. Xã hội học của Emile Durkheim (1858-1917) Khác với Comte là người sáng lập ra xã hội học trên cơ sở “tách” tri thức xã hội học ra khỏi triết học xã hội, Emile Durkheim cũng là một nhà khoa học người Pháp đã sáng lập ra xã hội học trên cơ sở “tách” tri thức xã hội học ra khỏi tâm lý học cá nhân. Xã hội học của Durkheim là sự tiếp tục một cách tự nhiên, song độc lập với xã hội học thực chứng của Comte. Trọng tâm trong lý thuyết xã hội học Durkheim là các sự kiện xã hội (Social facts) và những giải pháp về trật tự xã hội, cân bằng xã hội. Ông coi sự đoàn kết, nhất trí và đồng cảm về những giá trị, chuẩn mực văn hóa cũng như việc duy trì sự tồn tại của các thiết chế xã hội, những phong tục tập quán, những khuôn mẫu, quy tắc, tác phong chung của hành vi là những hiện tượng xã hội mang tính chức năng... chúng là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển có trật tự và ổn định của mọi xã hội. Điểm đáng chú ý trong xã hội của Durkheim là ở chỗ ông đã quá nhấn mạnh đến việc duy trì trật tự và ổn định xã hội đến mức dường như chỉ biết đến sự tiến hóa xã hội. Ông đã chủ trương không làm thay đổi hoặc gây xáo trộn quá mức các thiết chế và trật tự của các bộ phận trong xã hội. Vì theo ông, làm như vậy có thể dẫn đến sự rối loạn chức năng, thương tổn đến sự phát triển, cân bằng và ổn định của xã hội. c. Xã hội học của Herbert Spencer (1820-1903) Herbert Spencer là nhà triết học người Anh - người đã đưa ra quan niệm tiến hóa luận hay thuyết tiến hóa xã hội - một chi nhánh của xã hội học buổi đầu tiên trên cơ sở những gợi ý về mặt phương pháp luận của thuyết tiến hóa Darwin trong sinh học. Cùng với Kidd, H.Morgan, Tylor... Spencer đã dùng phép ngoại suy tương tự giữa xã hội loài người và cơ thể sinh học mà đưa vào lý thuyết xã hội học những khái niệm như di truyền, biến dị, chọn lọc tự nhiên, thích nghi, cơ cấu, chức năng, cạnh tranh. Ông coi “xã hội như là một cơ thể sống”, “cơ thể siêu hữu cơ” (super - organicbodies) và sự tiến hóa như là kết quả của sự tiến bộ xã hội từ thời đại mông muội đến văn minh thông qua chọn lọc tự nhiên. Sử dụng thuật ngữ xã hội học của Comte, song Spencer đã định nghĩa xã hội học là khoa học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức của xã hội. Ông coi nhiệm vụ của xã hội học là phải phát hiện ra các quy luật, những thuộc tính chung, phổ quát và những mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình của xã hội. Một trong những luận điểm trung tâm trong xã hội học của Spencer là quan điểm tiến hóa xã hội. Ông coi mọi sự phát triển của xã hội loài người đều phải tuân theo quy luật tiến hóa từ những xã hội nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến các xã hội có cơ cấu phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết ổn định, bền vững... Ông đánh giá cao khía cạnh hiệu quả, tích cực của tự do cạnh tranh trong xã hội tư bản. Điều đáng tiếc là lý thuyết này lúc bấy giờ đã bị người ta lạm dụng - coi nó là cơ sở lý luận biện hộ cho những cuộc cạnh tranh khốc liệt trong xã hội tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. d. Xã hội học của Karl Marx (1818-1883) Karl Marx là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử - cơ sở phương pháp luận cho mọi khoa học xã hội (trong đó có xã hội học). Ông đưa ra quyết định luận xã hội - lịch sử, rằng tồn tại xã hội là nhân tố quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất là yếu tố quyết định sự vận động và phát triển của xã hội nói chung... Một trong những luận điểm trọng tâm trong lý thuyết xã hội học của Marx là: cá nhân đóng vai trò vừa là chủ thể của xã hội vừa là khách thể (chịu sự chi phối của xã hội). Mặc dù Marx chưa bao giờ tự xem mình là nhà xã hội học, song lý thuyết của ông đã bao hàm một cách toàn diện các chiều cạnh của lý thuyết xã hội học cả khía cạnh cấu trúc xã hội và chức năng xã hội, cả khía cạnh hoạt động xã hội và lịch sử xã hội. Lý thuyết xã hội học của Marx không chỉ toàn diện, hệ thống mà còn biện chứng; nó cho phép khắc phục được khá nhiều những nhược điểm của các nhà xã hội học đương thời; họ chỉ chú ý đến cá nhân mà bỏ qua xã hội, chỉ nhấn mạnh đến xã hội mà coi nhẹ hành động cá nhân, hoặc các hạn chế khác như quá nhấn mạnh đến tiến hóa mà xem nhẹ cách mạng, quá coi trọng cân bằng, ổn định mà bỏ qua xung đột, đấu tranh. Với một lý thuyết bao quát rộng lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều trào lưu xã hội học đương thời như vậy, Marx đã được hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng: ông và Auguste Comte, Emile Durkheim, Herbert Spencer, Max Weber là những nhà khoa học tiêu biểu lớn, đại diện chính cho các trường phái xã hội học thế kỷ XIX và là người đặt nền móng cho sự phát triển của xã hội học hiện đại. Tuy nhiên, lý thuyết của ông cũng đem lại những tranh luận gay gắt, bởi vì nó không chỉ là lý thuyết xã hội học thuần túy mà còn là triết học, kinh tế học, là khoa học về con người và những cương lĩnh chính trị tạo cơ sở lý luận cho những biến đổi cách mạng trong xã hội. Trong điều kiện hiện nay (như lời di huấn từ trước của ông), lý thuyết xã hội học nói riêng, toàn bộ lý thuyết khoa học của ông nói chung cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu bức xúc của thực tiễn đang đòi hỏi. đ. Xã hội học của Max Weber (1864-1920) Xã hội học của nhà xã hội học người Đức - Max Weber cùng với xã hội học của Comte, Durkheim và Karl Marx đã hợp thành những hệ lý luận gốc, cơ bản cho mọi sự phát triển về sau của xã hội học. Bất kỳ một luận giải lý thuyết xã hội học nào cũng đều trực tiếp, gián tiếp đề cập hoặc liên hệ, đối chiếu với những hệ lý thuyết này. Trọng tâm lý thuyết xã hội học của Max Weber là phạm trù hành động xã hội với các khái niệm cơ bản khác như đạo đức tin lành, tinh thần chủ nghĩa tư bản, bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội, tổ chức xã hội, bộ máy nhiệm sở (Bureaucracy), văn hóa, cơ may thị trường... Theo ông đối tượng nghiên cứu đích thực của xã hội học là hành động xã hội, hiểu theo nghĩa là hành vi có ý thức chủ quan của con người hướng tới người khác, tính tới người khác. Max Weber đưa ra phạm trù “hiểu” hay “sự hiểu biết diễn giải” (Verstehen) để miêu tả, thông hiểu, phân tích và lý giải động cơ, ý nghĩa của các hành động xã hội mà các cá nhân, các nhóm xã hội tiến hành. Theo Weber, việc giải thích khoa học bao hàm cả việc sử dụng phạm trù “hiểu” một cách đúng đắn để thấy rõ động cơ đúng (những mẫu hình của hành động) là đối tượng cơ bản, đích thực của xã hội học. e. Sự phát triển của xã hội học từ đầu thế kỷ XX đến nay Sau Comte và Durkheim, Spencer, Marx, Weber, là sự phát triển nở rộ của xã hội học châu Âu cùng với những thành tựu liên tiếp đạt được trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Xã hội học đã ngày càng khẳng định mình như là một khoa học độc lập. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội học đã đóng một vai trò đáng kể trong việc điều hòa quan hệ giữa người và người trong sản xuất, trong việc nghiên cứu dư luận xã hội, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các quá trình quản lý. Tất nhiên, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, một số học giả tư sản đã cố gắng sử dụng công cụ xã hội học để dung hòa hoặc cố gắng loại trừ các mâu thuẫn, xung đột xã hội nhằm phục vụ và bảo vệ lợi ích cho nhà nước tư sản. Vào những năm 20 và 30 của thế kỷ này, việc nghiên cứu ứng dụng ngày càng chiếm một vị trí to lớn trong xã hội học. Đến giữa thế kỷ XX, có hai khuynh hướng phát triển của xã hội học: khuynh hướng châu Âu và Mỹ. Xã hội học châu Âu phát triển gắn liền với triết học xã hội, còn xã hội học Mỹ thì ngay từ đầu hình thành như một khoa học về hành vi con người. Những thành tựu chủ yếu của xã hội học Mỹ là hàng loạt lý luận cấp trung bình, đặc biệt là các lý luận về tổ chức, về cấu trúc xã hội, các nhóm nhỏ, hành vi tập thể, thông tin đại chúng... định hướng vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Điều đó hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ. Xã hội học Mỹ mở ra những lĩnh vực mới, mà trước đây hoàn toàn chưa được nhắc tới. Đến nay, người ta nhận thấy đang có sự “Mỹ hóa” xã hội học châu Âu. Bên cạnh sự phát triển của các trào lưu xã hội học phương Tây, các di sản phong phú trong xã hội học của Karl Marx đã được nghiên cứu, quán triệt và phát triển hơn nữa trong các tác phẩm của V. I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà xã hội học Liên Xô (trước đây) nay là Nga, các nhà xã hội học Đông Âu, Việt Nam... Người ta đã nhìn thấy những bước tiến đáng kể cũng như sự đa dạng, phong phú trong sự phát triển của xã hội học ở những nước này. Đặc biệt là đã xuất hiện một cách nhìn cởi mở, thông thoáng trong sự phê phán, đánh giá và kế thừa những hạt nhân hợp lý trong lý thuyết xã hội học của phương Tây. Chính việc xuất hiện những yếu tố mới mẻ này đã cổ vũ và khích lệ sự phát triển hơn nữa trong các nhà xã hội học và đáng hứa hẹn những thành tựu đầy hứng khởi ở phía trước. Cho tới nay, số lượng các lý thuyết xã hội học chung cũng như cấp độ lý luận chuyên biệt và cấp độ trung bình đã tăng lên rất nhiều. Có thể chỉ ra một số các lý thuyết sau đây: - Chủ nghĩa thực chứng (Positivism) mà đại diện là Augusste Comte. - Chủ nghĩa chức năng (Functionalism) - đại diện là Emile Durkheim. - Cấu trúc luận chức năng (Functional Structuralism) - đại diện là Davis, Merton. - Cấu trúc luận trao đổi (Exchange Structuralism) đại diện là Thibant, Kelley, Balau. - Cấu trúc luận mâu thuẫn (Conflict Structuralism) đại diện là Conser, Dahrendonf. - Tương tác biểu trưng (Symbolic interactionism) đại diện là Mead, Blumer. - Hành động xã hội (Social actionism) đại diện là Weber. - Quyết định luận chức năng (Funtional Imperativism) đại diện là Parsons, Smelser. - Lý thuyết hệ thống (Theory of System) đại diện là Parsons, Luhmann. - Lý thuyết phân tích lịch sử (Historical Analyse) đại diện là Karl Marx, Auguste Comte, Max Weber. - Sinh thái học người (Human Ecology) đại diện là Ducan, Schnore, Hawley... Cùng với sự phát triển về các cấp độ lý thuyết và sự hoàn thiện và tăng lên đáng kể về các phương pháp nghiên cứu, điều tra xã hội học. Trước hết là, sự thống nhất ba cấp độ phương pháp nghiên cứu xã hội học: Cấp độ phương pháp luận, cấp độ phương pháp nghiên cứu và cấp độ kỹ thuật nghiên cứu điều tra. Hai là, sự thống nhất giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, giữa cấp độ đại cương và những nghiên cứu chuyên biệt... Hiện nay xã hội học đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Oxtrâylia cũng như một số nước khác như Nga, Bungari, Tiệp Khắc, Ba Lan... Xã hội học bắt đầu được nghiên cứu ở nước ta từ những năm 70 của thế kỷ này, cho đến nay chúng ta đã có ba trung tâm lớn: Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác. Những trung tâm và các cơ sở nghiên cứu này đang từng bước trưởng thành và bước đầu đã có những đóng góp đáng khích lệ kể cả trên lĩnh vực đào tạo cũng như các lĩnh vực nghiên cứu xã hội khá phong phú và đa dạng khác. II. ĐỐI TƯỢNG CỦA XÃ HỘI HỌC VÀ VỊ TRÍ CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 1. Đối tượng của xã hội học Trên cơ sở tổng hợp, tuyển lựa kế thừa những kiến thức và những phương cách kiến giải đã được tích lũy, nhiều nhà khoa học hiện nay đã đi đến nhất trí cho rằng, xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu “mặt” xã hội, khía cạnh xã hội của thực tại xã hội nói chung. “Mặt” xã hội hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của thực tại xã hội. Nó hiện diện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế pháp luật, giáo dục, gia đình, phụ nữ, thanh niên... “Mặt” xã hội được biểu hiện trên bốn khía cạnh sau: Thứ nhất, những hình thức và mức độ biểu hiện của các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội (bao gồm cả các hành vi, hành động, khuôn mẫu, tác phong, các chuẩn mực, giá trị phong tục, tập quán, thiết chế xã hội... Có bao nhiêu hình thức biểu hiện của thực tại thì có bấy nhiêu vấn đề xã hội học hướng vào nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm khác biệt độc đáo giữa xã hội học và nhiều bộ môn khoa học xã hội khác còn thể hiện ở chỗ, nó không chỉ đi vào nhận diện các hình thức biểu hiện của các hiện tượng xã hội, quá trình xã hội mà còn đo lường mức độ của các hiện tượng đó. Đúng như Tony Bilton đã nhận định rằng, điểm khác biệt quan trọng nhất của xã hội học so với các khoa học xã hội khác không phải chỉ là chỗ nó nghiên cứu cái gì mà còn là nghiên cứu như thế nào, bằng những phương pháp nào. Là một khoa học xã hội non trẻ, xã hội học đã kế thừa được phương pháp và công cụ nghiên cứu của khoa học tự nhiên, đã cải biến và khéo léo sử dụng những phương pháp này vào việc tính toán, lượng hóa, đo lường các hiện tượng xã hội. Cũng nhờ vậy mà những hình thức và mức độ biểu hiện của những hiện tượng xã hội, những quá trình xã hội đã được xã hội học chỉ ra một cách độc đáo và có sức thuyết phục cao. Thứ hai, xã hội học nghiên cứu những nguyên nhân, động cơ của những hành động xã hội, những biến đổi xã hội Trong khi nhận diện hình thức, đo lường mức độ biểu hiện của các hiện tượng quá trình xã hội, xã hội học còn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu những nguyên nhân, động cơ của những hành động xã hội, những biến đổi xã hội. Nó cắt nghĩa và trả lời các câu hỏi: Vì sao mà một số người nào đó lại giàu có, thành đạt còn một số người khác lại rơi vào thất nghiệp, nghèo khổ; Vì sao một số người lại có hành vi tội phạm, số khác lại rơi vào nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, số đề; Vì sao một số người lại dẫn tới hành vi tham nhũng... Vì lý do nào mà một số người nào đó lại chuyển đổi sản xuất - kinh doanh hay có hành vi bạo loạn.v.v.. Trong khi trả lời các câu hỏi này, xã hội học cũng luôn cố gắng chỉ ra trật tự tác động của các nhóm nguyên nhân, những động cơ của các hành động xã hội, những biến đổi xã hội; từ đó có thể rút ra những kiến nghị xác đáng về các giải pháp nhằm tác động vào xã hội theo chiều hướng tích cực, hiệu quả. Thứ ba, chỉ ra đặc trưng xu hướng của những quá trình xã hội, từ đó đưa ra các dự báo xã hội Xã hội học có ưu thế trong việc nắm bắt thực trạng xã hội. Tuy vậy, chúng ta không nên quy xã hội học vào thực tại học. Trên cơ sở nhận diện đúng đắn thực trạng xã hội, xã hội học còn có khả năng vạch ra những đặc trưng, xu hướng, những triển vọng phát triển xa hơn nữa của những sự vật, hiện tượng, quá trình; nó có thể chỉ ra những dự báo xã hội về thất nghiệp, về sự gia tăng nhân khẩu, sự mở rộng ra hay thu hẹp lại khoảng cách phân hóa giàu nghèo, sự gia tăng của tệ nạn xã hội (tệ nghiện hút, mại dâm, số đề) hay những biến đổi của các thể chế chính trị nhất định nào đó... Nó cũng có thể đưa ra những dự báo về sự thành đạt hay đổ bể của một số doanh nghiệp... Những dự báo này thật có ý nghĩa đối với quá trình quản lý và kiểm soát xã hội. Thứ tư, chỉ ra những vấn đề mang tính quy luật của thực tại xã hội và hành vi của quần chúng Xã hội học không nghiên cứu những quy luật chung nhất của thực tại xã hội. Những quy luật này là đối tượng của triết học xã hội (chủ nghĩa duy vật lịch sử). Xã hội học cũng không nghiên cứu những quy luật đặc thù của xã hội. Những quy luật đặc thù của xã hội là đối tượng của những bộ môn khoa học cục bộ về xã hội nghiên cứu (quy luật kinh tế do khoa học kinh tế nghiên cứu, quy luật chính trị do chính trị học nghiên cứu, quy luật giáo dục do giáo dục học nghiên cứu, quy luật tội phạm do tội phạm học nghiên cứu...). Xã hội học chỉ hướng vào nghiên cứu những vấn đề mang tính quy luật thực tại xã hội mà thôi..., những vấn đề mang tính quy luật này không nằm “gọn”, hay nằm “trọn vẹn” trong một lĩnh vực nào đó của th