Tóm tắt. Giáo dục kĩ năng sống cho mỗi con người có nhiều con đường khác nhau. Trong
nhà trường việc giáo dục kĩ năng sống cần phải được chứa đựng trong tất cả các môn khoa
học, thông qua nhấn mạnh mối quan hệ giữa học tập và các hoạt động sống hàng ngày.
Hóa học trung học phổ thông gắn kết nhiều hiện tượng thực tế cuộc sống. Do đó, giáo viên
cần tiếp cận dạy cho học sinh như thế nào để giải quyết các vấn đề về: Ứng dụng hóa học
để phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe con người và xử lí ô nhiễm môi trường, đó chính
là những kĩ năng sống cần thiết trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa học với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0010
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 82-87
This paper is available online at
HÓA HỌC VỚI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trần Thị Hồng Dung, Nguyễn Thị Thu Hương
Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Hai Bà Trưng, Vĩnh Phúc
Tóm tắt. Giáo dục kĩ năng sống cho mỗi con người có nhiều con đường khác nhau. Trong
nhà trường việc giáo dục kĩ năng sống cần phải được chứa đựng trong tất cả các môn khoa
học, thông qua nhấn mạnh mối quan hệ giữa học tập và các hoạt động sống hàng ngày...
Hóa học trung học phổ thông gắn kết nhiều hiện tượng thực tế cuộc sống. Do đó, giáo viên
cần tiếp cận dạy cho học sinh như thế nào để giải quyết các vấn đề về: Ứng dụng hóa học
để phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe con người và xử lí ô nhiễm môi trường, đó chính
là những kĩ năng sống cần thiết trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ khóa: Kĩ năng sống, Hoá học trong cuộc sống.
1. Mở đầu
Đất nước ta sau hơn 25 năm đổi mới, mục tiêu của Đảng ta trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay là: “. . . phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc;
phát triển kinh tế nhanh, bền vững. . . ; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại” [7;320]. Đặc điểm quan trọng nhất của thời kì này là chúng ta
phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để có thế hệ Thanh niên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi
mỗi nhà trường trung học phổ thông phải giáo dục học sinh phát triển toàn diện, học sinh ứng dụng
được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng theo 4 trụ cột học trong thế kỉ XXI: “Học
để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình”. Đó chính là kĩ năng sống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có nhiều hình thức: Thông qua các tổ chức đoàn thể,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục qua các môn học. . . Môn hóa học trong chương trình phổ
thông có ứng dụng rất lớn để phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và đặc biệt là xử lí môi trường
trong thời kì phát triển nền kinh tế công nghiệp. Là một cán bộ quản lí, cùng với giáo viên trực
tiếp giảng dạy môn hóa học, chúng tôi nhận thức rõ tiềm năng đặc biệt của việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh ở môn hóa học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì công nghiệp hóa
Kĩ năng sống: Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo
những cách khác nhau.
Ngày nhận bài: 10/12/2014. Ngày nhận đăng: 20/01/2015.
Liên hệ: Trần Thị Hồng Dung, e-mail: dungtthhbt@gmail.com.
82
Hóa học với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông
Theo từ điển tiếng Việt: “Kĩ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”
[6;843], “Sống còn là tồn tại và phát triển” [6;756].
Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn
với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như:
Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo; Học để làm (Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công
việc như: Kĩ năng tự đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm; Học để sống với người khác (Learning
to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng, tự khẳng
định; Học để tồn tại (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: Ứng phó với căng thẳng, kiểm
soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,. . . [2;7-8].
Trong tài liệu hướng dẫn giáo viên về giáo dục kĩ năng sống: “Kĩ năng sống là khả năng
làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội,
khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống” [2;8].
Giáo dục kĩ năng sống: “Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp” [1;32].
Giáo dục kĩ năng sống cho mỗi người có nhiều con đường khác nhau, theo PGS. TS Nguyễn
Thanh Bình: “ Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trước hết trong quá trình giáo dục ở nhà
trường... Dạy kĩ năng sống còn cần phải chứa đựng trong tất cả các môn khoa học thông qua nhấn
mạnh mối quan hệ giữa học tập và các hoạt động sống hàng ngày” [1;38-39].
Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Từ quan niệm về kĩ năng sống ta thấy kĩ năng sống có vai trò đặc biệt quan trọng, người có
kĩ năng sống là người có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội, đối với các vấn đề của cuộc sống. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, thực
tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc
đã có hành vi đúng, kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối
với thế hệ trẻ, vì các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết
định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không
thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. Đặc biệt với yêu cầu của đất
nước trong giai đoạn phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế đòi hỏi những thế hệ học sinh trung học phổ thông phải được chăm lo, bồi dưỡng, giáo
dục phát triển nhân cách toàn diện. Làm tốt vấn đề này, cũng chính là thực hiện tốt chủ trương của
Đảng đối với công tác thanh niên: “Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung
thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. . . ” [7;243].
2.2. Hóa học với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông
Mỗi ngành học đặc trưng với mỗi một lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Môn hoá học là một
ngành khoa học mà lĩnh vực nghiên cứu của nó khá rộng từ tầm vi mô cho đến vĩ mô. Hoá học
nghiên cứu các quá trình phản ứng giữa các chất trong tự nhiên, trong cơ thể con người... Một môn
học gắn kết với rất nhiều hiện tượng thực tế trong cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình học hoá
học ở phổ thông, học sinh không được chú trọng những vận dụng, giải thích các kĩ năng trong cuộc
sống. Do đó trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong mỗi một
bài học, để học sinh áp dụng trong thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ sức khoẻ
và xử lí môi trường.
Sau đây chúng ta sẽ xét những bài học cụ thể trong chương trình phổ thông về các vấn đề này.
83
Trần Thị Hồng Dung, Nguyễn Thị Thu Hương
2.2.1. Hoá học với quá trình sản xuất để phát triển kinh tế
Bài toán 1. Cần bón bao nhiêu kg phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 cho 10,0 hecta
khoai tây, biết rằng 1,00 hecta khoai tây cần 60,0 kg nitơ [4;62].
Chứng minh. Cứ 1,00 hecta khoai tây cần 60,0 kg nitơ, suy ra 10,0 hecta khoai tây cần 600,0 kg
nitơ. Cứ 1,00 kg nitơ cần
1× 80
28
= 2, 86 kg NH4NO3, suy ra 600,0 kg nitơ cần 1716 kg NH4NO3
Suy ra, khối lượng phân đạm cần bón cho 10 hecta khoai tây là:
1716 × 100
97, 5
= 1760 (kg)
Qua bài toán trên ta thấy chỉ cần 1760 kg phân đạm bón tương ứng 10 hecta là đủ. Cây trồng
hấp thụ nitơ dưới hai dạng là NH+4 và NO
−
3 .
Câu hỏi giúp học sinh vận dụng vào sản xuất:
- Nếu bón nhiều hơn 1760 (kg) phân đạm cho 10 hecta khoai tây thì ảnh hưởng như thế nào
đến năng suất, chất lượng của khoai tây? Nếu bón ít hơn thì sao?
- Bón nhiều phân đạm có ảnh hưởng gì đến chất lượng đất? Tại sao bón nhiều phân đạm lại
không tốt cho đất?
- Cách xử lí môi trường đất đã bón nhiều phân đạm? Tại sao sau một thời gian bón phân đất
luôn có xu hướng bị chua hoá?
- Nếu em là các bộ kĩ thuật trong một hợp tác xã nông nghiệp em chỉ đạo người trồng cây
chăm sóc bón đạm cho cây trồng như thế nào cho phù hợp?
Bài toán 2. Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6 kg trong oxi thu
được 1,06 m3 (đktc) khí CO2. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than
đá trên [4;70].
Chứng minh.
C + O2 → CO2
12 kg 22,4 m3
0,568 kg ← 1,06 m3
mC trong mẫu than đá bằng 0,568 kg suy ra % mC trong mẫu than đá:
0, 568
0, 600
.100% = 94, 64%
Học sinh trả lời các tình huống sau:
- Biết 1 mol cacbon khi đốt cháy tỏa ra một lượng nhiệt là 393,296 KJ. Khi đốt cháy lượng
than đá trên thì lượng nhiệt tỏa ra là bao nhiêu?
- Trong cuộc sống có nhiều người dân dùng than để đun nấu, em hãy so sánh với việc sử
dụng các loại nguyên liệu khác trong đun nấu của gia đình?
- Thực tế cuộc sống nhiều xí nghiệp gạch, vôi, gang thép. . . vẫn sử dụng than đá để sản xuất,
khí thải tại các xí nghiệp này ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
- Nếu là chủ của xí nghiệp đó em sẽ sử dụng nguyên liệu như thế nào để giảm chi phí sản
xuất và làm giảm ảnh hưởng tối đa đến môi trường ?
Quá trình nghiên cứu như trên: Học sinh vận dụng trong sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp... (học để biết, học để làm - vận dụng để phát triển kinh tế)
84
Hóa học với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông
2.2.2. Học Hoá học để biết bảo vệ sức khoẻ con người
Bài toán 3. Một dung dịch nước có pH = 9,0. Tính [OH−] và [H+] trong dung dịch. Hãy cho biết
màu của phenolphtalein trong dung dịch này? [4;22].
Chứng minh. pH = 9,0 suy ra [H+] = 1.10−9(M) suy ra [OH−] =
1.10−14
1.10−9
= 1.10−5(M)
[OH−] >> [H+] suy ra môi trường nước trên có pH = 9,0 là môi trường bazơ.
Phenolphtalein chuyển màu khi pH ≥ 8 suy ra phenolphtalein trong dung dịch chuyển từ
không màu sang màu hồng. Phenolphtalein là một trong các chất chỉ thị để xác định pH của môi
trường. Có rất nhiều yếu tố để xác định nước sạch như quan sát về màu sắc, độ trong của nước và
đo pH của nước. Biết pH của nước sạch để sinh hoạt từ 6,0 - 8,5 và của nước uống là 6,5 - 8,5.
Vận dụng bài toán trên em hãy cho biết:
- Nước uống, nước sinh hoạt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ con người?
- Bài toán trên em đánh giá môi trường nước phân tích có sạch không? Môi trường đó có
thể bị nhiễm những chất hóa học nào?
- Trong thực tế chúng ta thường gặp môi trường pH < 7 hay nước có nhiều váng... Giải thích
vì sao? Chúng ta uống nước tinh khiết có pH=7 có tốt không?
- Giải thích tại sao phèn chua lại có khả năng làm sạch nước?
Bài toán 4. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể cần được cung cấp 1,5.10−4g
nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI cần dùng cho một người trong một ngày là bao
nhiêu? [3;145]
Chứng minh. Cứ 127 g I thì cần dùng 166 g KI, nên 1,5.10−4 g I thì cần dùng a g KI. Suy ra
a =
166.1, 5.10−4
127
= 1, 96.10−4 (g).
Vậy lượng KI cần cung cấp cho cơ thể: 1,96.10−4g.
Với kết quả bài toán trên chúng ta biết được muối là một trong những gia vị không thể thiếu
trong thức ăn hàng ngày. Khi thiếu muối thì trong cơ thể chúng ta sẽ mất đi chất điện giải làm mất
đi cân bằng trong sự vận chuyển chất trong cơ thể.
Vận dụng bài toán trên em hãy cho biết:
- Thiếu iot ảnh hưởng gì đến cơ thể?
- Tại sao trong thực tế phải dùng muối iot?
- Cách sử dụng muối iốt ra sao?
Qua ví dụ trên, học sinh biết được tác hại, lợi ích của các chất hoá học, sẽ biết sử dụng một
cách hợp lí, tối đa lợi ích mà chúng đem lại đồng thời cũng biết tránh các tác hại của các chất hóa
học khi sử dụng không hợp lí. Ta thấy học sinh nắm được kiến thức hoá học sẽ có khả năng bảo vệ
sức khoẻ cho chính bản thân, cho mọi người trong gia đình và cộng đồng xã hội (học để biết bảo
vệ sức khỏe).
2.2.3. Học hoá học để biết bảo vệ môi trường
Bài toán 5. Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi
trường, quan trọng nhất là gây mưa axit. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá
30.10−6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một
thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không? [5;205]
85
Trần Thị Hồng Dung, Nguyễn Thị Thu Hương
Chứng minh. 0,012 mg = 0,0012.10−3 (g)
nSO2 =
0, 0012.10−3
64
= 1, 875.10−8 (mol); Vkhông khí = 50 lít = 50 dm3 = 0, 05 m3
Suy ra, hàm lượng SO2 trong không khí là:
nSO2 (mol)
Vkhngkh (m3)
=
1, 875.10−8
0, 05
= 3, 75.10−7 mol/m3
Ta thấy hàm lượng SO2 trong không khí: 3,75.10−7 mol/m3 < 30.10-6 mol/m3. Do đó không khí
thành phố đó không bị ô nhiễm.
Vận dụng bài toán trên em hãy cho biết:
- Ô nhiễm không khí được xác định bởi yếu tố nào?
- Tại sao SO2 lại gây nên mưa axit?
- Cách phòng chống ô nhiễm của SO2 bằng cách nào?
- Ở các khu công nghiệp có rất nhiều nhà máy thải ra khí SO2 vào môi trường, hệ thống xử
lí khí thải như thế nào là hợp lí?
Vấn đề bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Các nhà trường cần giáo dục
cho học sinh vận dụng kiến thức như thế nào vào cuộc sống, điều đó chính là góp phần chung tay
bảo vệ môi trường (học để biết bảo vệ môi trường).
2.3. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
Hai Bà Trưng, tỉnh Vĩnh Phúc.
Hình thức thực nghiệm: Giáo viên dạy thực nghiệm trên hai lớp 11A1, 11A3 với 70 học
sinh; lớp đối chứng 11A2, 11A4 với 68 học sinh; sau khi giảng dạy tiến hành hội thảo. Các tiêu
chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên và kết quả học tập của học sinh ở lớp
thực nghiệm và đối chứng là tương đương. Tiết dạy thực nghiệm là Tiết 24- Hợp chất của cacbon
Thời gian tiến hành từ ngày 27/10/2014 đến ngày 7/11/2014 phương pháp giảng dạy theo
hướng tăng cường ứng dụng thực tế để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong sản xuất, bảo vệ
sức khỏe và xử lí môi trường. Thành phần tham dự gồm Ban Giám hiệu, giáo viên dạy Hóa - Sinh
- Công nghệ, Tổ trưởng các tổ bộ môn (30 giáo viên). Sau giảng dạy kết hợp hội thảo, chúng tôi
đưa ra các bài toán tình huống thực tế, quan sát học sinh thực hành, thực hiện bảng hỏi với giáo
viên về những kĩ năng sống học sinh nhận thức qua bài học; cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh thông qua môn hóa học để học sinh có khả năng ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Kết quả thu được
Bảng 1. Những kĩ năng học sinh nhận thức được sau bài học
Stt Các kĩ năng
Nhận thức của học sinh
Các lớp thực nghiệm Các lớp đối chứng
Số lượng % Số lượng %
1 Kĩ năng tính toán 63 90,0 59 86,8
2 Kĩ năng giải quyết vấn đề 65 92,9 32 47,1
3 Xử lí môi trường 70 100 33 48,5
4 Bảo vệ sức khỏe 70 100 36 52,9
5 Kĩ năng ra quyết định 62 88,6 30 44,1
86
Hóa học với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông
Bảng 2. Mức độ cần thiết của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn hóa học
Rất cần Cần Không cần
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
27 90 03 10 0 0
Từ kết quả trên ta thấy ở lớp thực nghiệm với phương pháp giáo dục học sinh là tăng cường
ứng dụng hóa học vào thực tiễn cuộc sống hiện nay là rất cần thiết. Ở các lớp thực nghiệm những
kĩ năng học sinh có thể bảo vệ sức khỏe cao hơn 47,1%, kĩ năng xử lí môi trường cao hơn 51,5%...
so với lớp đối chứng. Hơn nữa 100% giáo viên đều đánh giá rất cần và cần tăng cường giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh trong môn hóa học.
3. Kết luận
Với đặc điểm môn hóa học là môn học gắn kết rất nhiều vấn đề trong thực tế cuộc sống, từ
cách phân tích các bài toán cụ thể, cùng với quá trình thực nghiệm ta thấy cần giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh trong môn hóa học để học sinh có kĩ năng ứng dụng phát triển kinh tế, bảo vệ
sức khỏe và xử lí môi trường trong điều kiện nền kinh tế công nghiệp hóa phát triển mạnh ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình, 2011. Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[2] Lê Minh Châu và cộng sự, 2010. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường Trung
học phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Mậu Quyền , Từ Ngọc Ánh, Pham Quang
Thái, 2007. Hóa học 10, Ban trình nâng cao. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[4] Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê Chí
Kiên, 2007. Hóa học 11, Ban cơ bản. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[5] Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ
Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn, 2007. Hóa học 12, Ban cơ bản. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[6] Từ điển Tiếng Việt, 2005. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011. Nxb chính trị quốc gia.
ABSTRACT
Chemistry and social skill education for students in high schools
There are many ways to teach social skills. In every high school, social skill education
should be a part of every lesson and every subject with a focus on the relationship between learning
and daily activities. High school chemistry is closely related to reality but chemistry teachers need
to provide students with vital soft skills that will enable them to apply chemistry in economic
development, improving health care services and reducing environmental pollution. These skills
are essential in the age of industrialization and modernization.
Keywords: Life skills, Chemistry for life.
87