1. Đặt vấn đề
Theo Luật Giáo dục, Giáo dục Mần non (GDMN) có mục tiêu là hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ mầm non và chuẩn bị hành trang cho
trẻ bước vào vào lớp 1. Kết quả chăm sóc, giáo dục của trường Mầm non sẽ là cơ
sở cho Giáo dục Tiểu học (GDTH) tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhân cách trẻ.
Từ đó cho thấy giữa GDMN và GDTH có mối quan hệ liên thông với nhau và để
nâng cao hơn nữa kết quả chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào học lớp 1 thì
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là việc làm thiết yếu.
Do yêu cầu dạy học làm quen chữ viết cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non, nên đa số trẻ lứa tuổi này đã biết đọc và biết viết các chữ cái, con số, thậm
chí có trẻ đọc chữ khá trôi chảy vì trẻ đã được học thêm bên ngoài. Thêm vào đó,
hiện nay nhu cầu cho trẻ học thêm ngoại ngữ ở lứa tuổi mầm non ngày một tăng.
Trước thực trạng này không ít nhà giáo dục, không ít phụ huynh lo lắng nên cho
trẻ học thêm ngoại ngữ vào độ tuổi nào, thời lượng cũng như phương pháp như
thế nào là phù hợp với trẻ Nhưng cho đến thời điểm này (4/2009), ở Việt Nam.
Trong khi hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra kết quả chính thức
về việc dạy ngoại ngữ cho trẻ ở độ tuổi nào thì hiệu quả.
Ngôn ngữ cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và ngược lại trí tuệ cần thiết cho
sự phát triển ngôn ngữ. Do đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ không thể lĩnh hội ngôn ngữ
viết nếu trẻ không học nói, trẻ không thể viết tốt, viết đúng nếu không nói đúng,
phát âm đúng.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗi phát âm của trẻ 5 – 6 tuổi (Có học thêm ngoại ngữ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
25
LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI
(CÓ HỌC THÊM NGOẠI NGỮ)
Diệp Bảo Anh
Sinh viên năm 4, Khoa GDMN
GVHD: TS Nguyễn Thị Ly Kha
1. Đặt vấn đề
Theo Luật Giáo dục, Giáo dục Mần non (GDMN) có mục tiêu là hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ mầm non và chuẩn bị hành trang cho
trẻ bước vào vào lớp 1. Kết quả chăm sóc, giáo dục của trường Mầm non sẽ là cơ
sở cho Giáo dục Tiểu học (GDTH) tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhân cách trẻ.
Từ đó cho thấy giữa GDMN và GDTH có mối quan hệ liên thông với nhau và để
nâng cao hơn nữa kết quả chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào học lớp 1 thì
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là việc làm thiết yếu.
Do yêu cầu dạy học làm quen chữ viết cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non, nên đa số trẻ lứa tuổi này đã biết đọc và biết viết các chữ cái, con số, thậm
chí có trẻ đọc chữ khá trôi chảy vì trẻ đã được học thêm bên ngoài. Thêm vào đó,
hiện nay nhu cầu cho trẻ học thêm ngoại ngữ ở lứa tuổi mầm non ngày một tăng.
Trước thực trạng này không ít nhà giáo dục, không ít phụ huynh lo lắng nên cho
trẻ học thêm ngoại ngữ vào độ tuổi nào, thời lượng cũng như phương pháp như
thế nào là phù hợp với trẻ Nhưng cho đến thời điểm này (4/2009), ở Việt Nam.
Trong khi hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra kết quả chính thức
về việc dạy ngoại ngữ cho trẻ ở độ tuổi nào thì hiệu quả.
Ngôn ngữ cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và ngược lại trí tuệ cần thiết cho
sự phát triển ngôn ngữ. Do đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ không thể lĩnh hội ngôn ngữ
viết nếu trẻ không học nói, trẻ không thể viết tốt, viết đúng nếu không nói đúng,
phát âm đúng.
Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển
tâm lý của trẻ mầm non. Ngôn ngữ của trẻ mầm non phát triển rất mạnh. Sự phát
triển này được thực hiện dần từ thấp đến cao theo một số qui luật chung. Trong
từng giai đoạn phát triển nó lại có những đặc điểm riêng. Có thể nói trẻ mẫu giáo
lớn 5 – 6 tuổi đã nắm được toàn bộ hệ thống ngữ âm tiếng Việt, vốn từ phát triển
và cấu trúc ngữ pháp đã phong phú và đa dạng hơn lứa tuổi trước đó. Tuy nhiên,
Năm học 2008 – 2009
26
mức độ phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ là khác nhau và những nhược điểm về
ngôn ngữ cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hiện nay đã có các bài viết, các sách với tiêu đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một đề cập tới việc chuẩn bị cho trẻ tâm thế vào học lớp một như: chuẩn bị về
mặt thể lực, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kĩ năng cần thiết cho
hoạt động học tập. Có khá nhiều công trình nghiên cứu bàn về lỗi phát âm của trẻ
5 – 6 tuổi nhưng hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu và thống kê
một cách hệ thống về lỗi phát âm của trẻ 5 – 6 tuổi có học thêm ngoại ngữ.
Qua đó chúng tôi nhận thấy cần thiết phải chú ý tìm hiểu thêm về khả năng
ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi có học thêm ngoại ngữ và nguyên nhân cũng như các
tác động sư phạm nhằm khắc phục những nhược điểm về ngôn ngữ của trẻ, từ đó
giúp cho giáo viên và các bậc phụ huynh hiểu được đặc điểm phát triển ngôn ngữ
trong độ tuổi và của từng cá nhân trẻ để từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục phù
hợp cho trẻ.
Tìm hiểu lỗi phát âm của trẻ 5 – 6 tuổi có học thêm ngoại ngữ, người thực
hiện nghiên cứu này nhằm mục đích có thêm cứ liệu xác đáng giúp cho việc tìm
giải pháp và đề xuất phù hợp với thực trạng và chủ trương cho trẻ học thêm ngoại
ngữ ở lứa tuổi mầm non và ở lớp 1.
Để tìm hiểu lỗi phát âm của trẻ 5 – 6 tuổi có học tiếng nước ngoài, chúng
tôi tìm hiểu khả năng phát âm 51 trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Tuổi Thơ 7 Quận
3 (trẻ không học ngoại ngữ), và 20 trẻ 5 – 6 tuổi trường Mần non Bé yêu (trẻ có
học thêm ngoại ngữ). Chúng tôi tiến hành: 1 - Thống kê và phân loại lỗi phát âm
của trẻ 5 - 6 tuổi có học thêm ngoại ngữ và trẻ không học thêm ngoại ngữ; 2- Xác
lập thực trạng lỗi phát âm của trẻ 5 – 6 tuổi; 3-Tìm nguyên nhân, biện pháp khắc
phục và cách phòng tránh.
Để đạt mục đích và thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên chúng tôi nghiên
cứu lý luận để tìm hiểu về khả năng ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi; về lỗi phát âm;
phương pháp chữa lỗi phát âm cho trẻ 5 – 6 tuổi; điều tra, phỏng vấn (giáo viên,
phụ huynh học sinh, chuyên gia); thống kê, phân loại, phân tích, xử lý số liệu
thống kê về lỗi phát âm của trẻ 5 – 6 tuổi (những trẻ có học thêm ngoại ngữ so
sánh với những trẻ không học ngoại ngữ); quan sát thực tế: dự giờ tiết học làm
quen với chữ cái, ghi âm tiết học, thu sản phẩm của trẻ.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
27
Giả thuyết khoa học của chúng tôi là trẻ 5 – 6 tuổi nếu học ngoại ngữ với
nội dung, thời lượng và phương pháp không đúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc
sử dụng tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt, nhất là trên bình diện phát âm.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, công trình Lỗi phát âm của trẻ 5 - 6 tuổi
(có học thêm ngoại ngữ) có những phần chính sau: Chương 1 trình bày cơ sở lí
luận, chương 2 trình bày thực trạng lỗi phát âm của trẻ 5 - 6 tuổi . Ngoài ra công
trình còn có thêm phần phụ lục bao gồm: các file ghi âm trong quá trình khảo sát,
phiếu phỏng vấn phụ huynh, bảng hỏi ý kiến giáo viên, sản phẩm hoạt động của
trẻ.
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Cơ sở ngôn ngữ
2.1.1. Âm tiết, hệ thống âm vị tiếng Việt hiện đại
Chúng tôi chọn quan niệm được nhiều nhà Việt ngữ học chấp nhận về âm
tiết, hệ thống âm vị thuộc về cấu tạo âm tiết như sau:
Âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc do 5 thành tố tạo thành: âm đầu, âm đệm,
âm chính, âm cuối và thanh điệu.
Bảng: Miêu tả và hệ thống hoá phụ âm đầu tiếng Việt
Đầu lưỡi Định vị
Phương thức
Môi
Bẹt Quặt
Mặt
lưỡi
Gốc
lưỡi
Thanh
hầu
Bật hơi ť
Vô thanh t ʈ c k
Ồn Không
bật hơi Hữu thanh b d
Tắc
Vang ( mũi ) m n ɲ ŋ
Vô thanh f s ʂ X h Ồn
Hữu thanh v z ʐ ɣ
Xát
Vang ( bên ) l
Âm đệm là bán nguyên âm /w/ có đặc điểm cấu âm âm học giống nguyên
âm /u/ (hàng sau, cao hẹp, tròn môi, trầm).
Năm học 2008 – 2009
28
Hình thang nguyên âm tiếng Việt.
Bán âm cuối
Phụ âm cuối
Vị trí cấu âm
Phương thức
phát âm - Thanh tính
Môi
Đầu
lưỡi
Gốc
lưỡi
Tắc - vô thanh
Tắc - vang mũi
Thanh điệu
Trắc Âm điệu
Âm vực
Bằng
gãy không gãy
Cao ngang /1/ ngã /3/ sắc /5/
Thấp huyền /2/ hỏi /4/ nặng /6/
Âm chính và thanh điệu là 2 thành tố không thể vắng mặt trong cấu tạo âm
tiết tiếng Việt.
2.2.2. Biến thể phương ngữ và lỗi phát âm
Những trường hợp phát âm /tr/ thành /ch/, /s/ thành /x/, /v/ thành /d, gi/, /l/
thành /n/, như tranh chanh, sinh xinh, vào dào, lo no, hoa ha,
hươu hưu, lan lang, khát khác... được xem là biến thể phương ngữ.
Những trường hợp phát âm /th/ /h/, /kh/ /h/,..., như thạch hạch,
khang hang... được xem là lỗi phát âm.
Vị trí của lưỡi
Độ mở
Trước Sau, tròn môi
Hẹp
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
29
Tuy nhiên, do chúng tôi nghiên cứu trên cơ sở đọc cho trẻ nghe và yêu cầu
trẻ lắp lại, mặt khác, do chúng tôi đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là lỗi
phát âm của trẻ có học thêm ngoại ngữ nên những trường hợp nào không theo
đặc điểm cấu âm - âm học của các âm như đã miêu tả trong các bảng trên sẽ bị
xem là lỗi. Chẳng hạn, nếu cô giáo đọc xình xịch, đoàn người, trẻ nhắc lại thành
xừng xực, đàn người/đòn người/ đoàn ngừi, thì cũng bị xem là lỗi.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Về khả năng phát âm của trẻ
Nhiều nghiên cứu về đặc điểm phát âm của trẻ từ 5 – 6 tuổi đã chỉ ra rằng
trẻ đã có khả năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng
với sự phát âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp, và đặc biệt là nắm được hệ thống ngữ pháp tương đối phức tạp.
Trẻ đã phát âm đúng hầu hết các hình thức âm thanh của ngôn ngữ tiếng mẹ
đẻ và phát âm đúng cả 6 thanh điệu. Giọng của trẻ đã gọn hơn, bước đầu biết sử
dụng các phương tiện biểu cảm đơn giản của giọng như cao độ, cường độ, trường
độ. Một số từ có hai, ba âm tiết, âm tiết khó và ít gặp có thể trẻ vẫn phát âm sai
như: “ thuyền buồm – thuyền bờm”, hươu – hiêu” Sang năm thứ 6, khả năng
phát âm của trẻ đã có bước tiến dài. Cơ bản trẻ đã có khả năng phát âm đúng, ổn
định các âm vị, kể cả những âm khó.
2.2.2. Về dạy học trẻ phát âm
Hiện nay, người ta thường sử dụng 2 nhóm phương pháp: phương pháp tái
tạo: là những phương pháp được dùng để trẻ luyện nói dựa trên những chất liệu
ngôn ngữ đã có sẵn, thường được dùng để luyện phát âm, nói đúng mẫu câu, nói
mạch lạc (quan sát tranh, đọc thơ, truyện, học thuộc thơ, kể lại truyện, trò chơi
học tập). Phương pháp sáng tạo là những phương pháp mà trong đó hoạt động
ngôn ngữ của trẻ có tính sáng tạo như đàm thoại, tự kể truyện, kể lại truyện sáng
tạo
3. Lỗi phát âm của trẻ 5 - 6 tuổi
3.1. Thực trạng lỗi phát âm
3.1.1. Lỗi phát âm âm đầu
Trẻ không có học thêm ngoại ngữ: gần 40% trẻ mắc lỗi các phụ âm tr →
ch. Vd:Anh M, Bảo.C, Minh.K, Tấn.L, Phượng.N phát âm từ trắng → chắng,
trường → chường. 35,3% mắc lỗi phát âm gi → d; v → d. Vd: giúp → dúp,
Năm học 2008 – 2009
30
vườn → dườn, vai → dai, về → dề; 1 trường hợp mắc lỗi phát âm ng → n. Vd:
ngồi → nồi, người → nười; 1 trường hợp mắc lỗi âm x → ch. Vd: Tuấn. K đọc
thơ: xình xịch qua cầu → chình chịch qua cầu.
Trẻ có học thêm ngoại ngữ cũng mắc những lỗi phát âm tương tự như trẻ
không học ngoại ngữ tuy nhiên với tỉ lệ cao hơn. Vd: Linh Đ: trèo → chèo; Anh
T: đi vô → đi dô; Gia B: khách → hách, khen → hen; Hữu K: bên phải → bên
tải, giao thông → dao thông, vắng nhà → dắng nhà, hội Việt Mỹ → hôi Diệt Mỹ.
3.1.2. Lỗi phát âm âm đệm
Trẻ không học thêm ngoại ngữ: 11,7% (Tuấn K: đoàn người → đàn người
hoặc đòn người; xòe tay → xè tay) có những trường hợp trẻ vừa phát âm sai âm
đệm vừa phát âm sai phụ âm đầu. Vd: Quốc.N trong khi trò chuyện: hoài →hài,
khuyên → khiên, huyền→hiền).
Trẻ có học thêm ngoại ngữ: tỉ lệ cao hơn trẻ không học ngoại ngữ.
Vd:Khánh V: xoài → xài, đoàn người → đàn người hoặc đòn người, khuyên →
khiên, quả → cả)
3.1.3. Lỗi phát âm âm chính
Trẻ không học thêm ngoại ngữ: âm ê → ơ, i. Vd: Minh.P: “tàu xe chạy bên"
→ tàu xe chạy bơn ; Bảo.C: “Con bị bệnh → bịnh”. Có 4 trường hợp mắc lỗi
phát âm âm chính chiếm 7,8 %
Trẻ có học thêm ngoại ngữ: tỉ lệ cao hơn ở trẻ không học ngoại ngữ. Vd:
Quốc L: xình xịch → xừng xực, cầu mới dựng lên → cầu mới dựng lơn; chân
đạp hăm hở → chưng đạp hăm hở.
3.1.4. Lỗi phát âm âm cuối
Các phụ âm cuối như: n, t được phát âm thành ng, c (vườn → vường, mặt→
mặc, cây bút → cây búc, chim cánh cụt → chim cánh cục)
Lỗi phát âm âm cuối của trẻ không học thêm ngoại ngữ và trẻ có học thêm
ngoại ngữ có tỉ lệ xấp xỉ nhau. Có trẻ phát âm n → nh . Vd: Thanh P: bên →
bênh, trên dòng sông → trênh dòng sông, dựng lên →dựng lênh
3.1.5. Lỗi phát âm thanh điệu
Không có trường hợp lỗi phát âm thanh điệu.
3.2. Nguyên nhân lỗi phát âm
3.2.1. Ảnh hưởng từ môi trường sống
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
31
- Phương ngữ: trẻ ảnh hưởng cách phát âm của nơi trẻ sống
- Trẻ không có nhiều cơ hội nghe cha mẹ nói rõ với văn phạm chính xác và
từ vựng phong phú. Trường hợp của Bé Minh Q gặp nhiều lỗi phát âm hơn các
bạn cùng tuổi (phát âm gi → d, x → s, ng → n, bên → bơn). Theo lời của giáo
viên đứng lớp thì bé sống với ông bà từ nhỏ nên việc phát triển ngôn ngữ của trẻ
đã không được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, người lớn (giáo viên) vẫn có thể
chữa lỗi phát âm cho trẻ bằng những bài tập luyện phát âm như cho trẻ chơi đọc
các bài đồng giao.
3.2.2. Yếu tố sức khỏe:
Qua phiếu phỏng vấn phụ huynh, thông tin của giáo viên cung cấp và quan
sát thì chúng tôi được biết không có trẻ nào mắc các chứng bệnh liên quan đến tai
như: viêm tai hay có kết cấu và cơ bắp miệng không bình thường. Vì vậy chúng
tôi không tính đến nguyên nhân do thính giác cũng như nguyên nhân do kết cấu
cấu và cơ bắp miệng không bình thường
3.2.3. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi:
Do khả năng phân tiết, cấu tạo, cũng như khả năng phối hợp vận động của
các cơ quan phát âm chưa tốt, vì vậy trẻ không thể phát âm đúng ngay tất cả các
âm thanh ngôn ngữ. Những nhược điểm ngôn ngữ sẽ được khắc phục dần khi trẻ
lớn hơn.
Trường hợp phát âm sai âm đầu: tr, v , gi, của những trẻ: Bảo V, Ngọc Q,
Gia K, Tuấn K, Duy P, Quốc T, Bảo C, Phượng N, Tấn L, Minh K, Mỹ Q, Thanh
N có thể khắc phục vì những lỗi phát âm này do trẻ bị ảnh hưởng tập quán địa
phương. Những lỗi phát âm này có thể chữa nếu như người lớn phát âm chuẩn và
có ý thức uốn nắn cho trẻ
3.3. Nhận xét thực trạng
Sau khi khảo sát, thống kê và phân tích khả năng phát âm của trẻ 5 - 6 tuổi
có học thêm ngoại ngữ và trẻ không học thêm ngoại ngữ, chúng tôi có những
nhận xét sau:
- Trẻ 5 – 6 tuổi học thêm và không học thêm ngoại đều phạm những lỗi
phát âm âm đầu tương tự nhau, thường gặp nhất là các trường hợp: tr → ch
(trường → chường); v → d, qu (vườn → dường; Vũng Tàu → Dũng Tàu); gi →
d (giúp → dúp). Số trẻ mắc lỗi phát âm âm ng → n (người → nười); x → ch
Năm học 2008 – 2009
32
(xình xịch → chình chịch) ít hơn nhiều. Tuy nhiên, số trẻ có học thêm ngoại ngữ
thường phát âm sai nhiều hơn.
- Lỗi phát âm âm đệm: thường gặp ở dạng trẻ bỏ âm đệm khi phát âm (quả,
khuyên, luyến, hoa → cả, khiên, liến, hoa).
- Lỗi phát âm âm chính như ươ → ư, iêm → im,... chiếm tỉ lệ thấp hơn, và
cũng thường gặp ở đối tượng trẻ có học thêm ngoại ngữ.
- Lỗi phát âm âm cuối có nhưng không nhiều như lỗi phát âm âm đầu.
Những lỗi phát âm này có nguyên nhân ảnh hưởng từ tập quán địa phương (trẻ
sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc khu vực miền Nam).
- Không có trường hợp lỗi phát âm thanh điệu.
- Trẻ có học thêm ngoại ngữ có tỉ lệ lỗi phát âm phụ âm đầu, âm đệm, âm
chính và âm cuối đều ở mức cao hơn trẻ không học thêm ngoại ngữ.
4. Một số đề xuất
Để dạy ngoại ngữ ở lứa tuổi mầm non, đòi hỏi người giáo viên phải có trình
độ chuyên môn lẫn phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải viết các chương trình
làm quen với tiếng Anh thật nhẹ nhàng, với các bài hát tiếng Anh sinh động vui
tươi nhằm giúp trẻ phát triển năng khiếu, trẻ vừa học mà vừa chơi. Việc học
ngoại ngữ không đúng cách, giáo viên phát âm không chuẩn thì sẽ gây hậu quả
rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Học ngoại ngữ chỉ khi nào trẻ đã thông thạo tiếng Việt và cảm thấy thích
thú môn học. Phát âm sai trong tiếng Việt sẽ dẫn đến việc hình thành trong đầu
các em một chuẩn mực sai về cách phát âm tiếng nước ngoài. Nếu người lớn coi
thường điều này sẽ rất có hại cho việc học ngoại ngữ sau này của trẻ.
Tuổi mẫu giáo các cháu nên được học với hình thức làm quen với ngoại
ngữ và nên dạy theo những gì gắn với thực tế cuộc sống của trẻ và theo một chủ
đề nhất định. Trong quá trình dạy trẻ, người giáo viên cần thiết phải sử dụng trò
chơi, âm nhạc, hình ảnh minh họa.
Xét cho cùng trẻ ở độ tuổi nào học ngoại ngữ tốt đến nay giới học thuật vẫn
chưa luận định. Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất nên cho trẻ bắt đầu học ngoại ngữ ở
lớp 2, khi trẻ đã nắm vững được hệ thống tiếng Việt. Đối với những trẻ thực sự
có năng khiếu, học ngoại ngữ có thể sớm hơn (lớp 1).
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Kim Anh (2006), Tài liệu học phần chuẩn bị cho trẻ đến
trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại họ Sư phạm TPHCM.
[2]. Nguyễn Huy Cẩn (2001), Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3]. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2002), Giáo dục
học mầm non, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4]. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng (1994), Ngữ âm tiếng Việt, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội I.
[5]. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6]. Nguyễn Thị Phương Nga (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục.
[7]. Nguyễn Thị Phương Nga (2005), Tuyển tập trò chơi phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục.
[8]. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nôi.
[9]. Đoàn Thiện Thuật (2002), Ngữ âm tiếng Việt, Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[10]. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa (1999), Tâm lý
học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi), Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.