TÓM TẮT
Tuy không phải là một trường phái triết học hoàn toàn độc lập, nhưng do thế giới
quan triết học riêng biệt của mình nên chủ nghĩa hậu hiện đại có những cách nhìn nhận
khác biệt trên một số lãnh vực. Những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại tỏ ra nghi ngờ về
sự tồn tại của thế giới khách quan tuyệt đối trong nhận thức của con người. Họ cho rằng
ngôn ngữ và sự nhận thức của cộng đồng văn hóa đã sáng tạo ra thế giới và tạo nên cảm
giác về thế giới này. Đây cũng là sự biểu đạt của một thế giới quan duy tâm tồn tại trong
triết học phương Tây hiện đại.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số quan điểm về thế giới quan của chủ nghĩa hậu hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014
57
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ THẾ GIỚI QUAN
CỦA CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
PHẠM ĐÌNH NGHIỆM(*)
LÝ NGỌC YẾN NHI (**)
TÓM TẮT
Tuy không phải là một trường phái triết học hoàn toàn độc lập, nhưng do thế giới
quan triết học riêng biệt của mình nên chủ nghĩa hậu hiện đại có những cách nhìn nhận
khác biệt trên một số lãnh vực. Những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại tỏ ra nghi ngờ về
sự tồn tại của thế giới khách quan tuyệt đối trong nhận thức của con người. Họ cho rằng
ngôn ngữ và sự nhận thức của cộng đồng văn hóa đã sáng tạo ra thế giới và tạo nên cảm
giác về thế giới này. Đây cũng là sự biểu đạt của một thế giới quan duy tâm tồn tại trong
triết học phương Tây hiện đại.
Từ khóa: thế giới quan, chủ nghĩa hậu hiện đại, chân lý khách quan
SUMMARY
Although not entirely an independent philosophical schools but the post-modernism
viewpoints on different areas come from its particular philosophy worldview. The
postmodernists have expressed their doubts about the existence of a absolutely objectivity
world in human perception. They said that the language and consciousness of cultural
community created the world and made sense for it. It is also an expression of idealistic
worldview in modern western philosophy.
Keywords: worldview, postmodernism, objective truth
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * †
Những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với
sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, chủ nghĩa tư bản đã ngày càng len lỏi
sâu vào mọi ngõ ngách của thế giới. Bên
cạnh lợi nhuận khổng lồ thu được, sự bành
trướng của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi
toàn cầu cũng kéo theo đó những hệ lụy về
mặt chính trị, xã hội, văn hóa. Trong bối
cảnh ấy, tư tưởng hậu hiện đại với những
quan niệm phá cách trên nhiều lĩnh vực
như: nghệ thuật, triết học, tôn giáo, chính
(*) PGS. TS, Khoa Giáo dục Chính trị, Trường ĐH
Sài Gòn
(**) ThS. Trường ĐH Ngoại thương, Cơ sở II tại
Tp.HCM.
trị, ngôn ngữ đã gây được sự chú ý và
ngày càng lan rộng. Không chỉ là một
phong cách tư duy, chủ nghĩa hậu hiện đại
đã dần “thẩm thấu” vào nhiều lĩnh vực
khác của đời sống và rồi trở thành một trào
lưu văn hóa liên ngành có sức ảnh hưởng
bậc nhất ở Tây Âu và Bắc Mỹ vào những
thập niên cuối cùng của thế kỷ XX.
Có thể nói, con đường hình thành và
phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại là một
minh chứng cho mối quan hệ biện chứng
giữa hiện thực và tư tưởng theo hướng
“triết học hình thành từ văn hóa” – một xu
thế khá thịnh hành trong thời đại ngày nay.
Tư duy hậu hiện đại luôn thể hiện sự hoài
nghi, thậm chí là chống đối cái mà nó gọi là
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ THẾ GIỚI QUAN CỦA CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
58
nền tảng luận, chủ trương phi hệ thống, phi
trung tâm. Thế nhưng điều đó không có
nghĩa là lý luận có phần tản mác của trào
lưu này không được khởi đi từ những xuất
phát điểm nhất định. Dù không được xem
như một trường phái triết học độc lập, song
có thể thấy rằng những quan điểm của nó
về các lĩnh vực khác nhau bắt nguồn từ thế
giới quan triết học đặc thù. Đối với giới học
thuật, chủ nghĩa hậu hiện đại là một đề tài
không mới, tuy nhiên, không có nhiều
nghiên cứu khái quát những quan điểm của
nó ở tầm thế giới quan.
2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
Là một trào lưu văn hóa thịnh hành vào
thập niên 70-80 ở các nước phương Tây,
chủ nghĩa hậu hiện đại nhận được nhiều sự
quan tâm của giới học giả. Tuy có nhiều
quan điểm dựa trên các cách tiếp cận khác
nhau nhưng xem xét trên phương diện nào
thì thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại cũng
thể hiện mối tương quan ý nghĩa với chủ
nghĩa hiện đại. Theo quan điểm của một số
nhà nghiên cứu, chủ nghĩa hiện đại vừa là
nguồn gốc phát triển, đồng thời cũng là đối
tượng bị phủ nhận của chủ nghĩa hậu hiện
đại. Lyotard – người được xem như một
trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa hậu
hiện đại trong tác phẩm “Hoàn cảnh hậu
hiện đại” đã cho rằng: “Chủ nghĩa hậu hiện
đại là sự hoài nghi đối với các siêu tự sự”1,
hậu hiện đại không phải là chủ nghĩa hiện
đại đến chỗ đường cùng, mà là trạng thái
sống mới, một sự viết lại (rewrite) lại hiện
đại2. Theo đó, chủ nghĩa hậu hiện đại như
là một thời kì, trạng thái biểu hiện một
quan hệ khác với chủ nghĩa hiện đại chứ
không phải là một giai đoạn mới, hoàn toàn
xa lạ với chủ nghĩa hiện đại. Nhìn vào diễn
tiến quá trình hiện diện của cái gọi là “hậu
hiện đại” ở các nước phương Tây có thể
thấy: chủ nghĩa hậu hiện đại không chỉ bị
bó hẹp trong những lĩnh vực nào đấy của
xã hội mà hơn thế, nó đã thâm nhập và ảnh
hưởng mạnh mẽ trên nhiều phương diện: từ
triết học, nghệ thuật, lý thuyết phê phán,
văn học, kiến trúc, thiết kế, đến cả sự thể
hiện của lịch sử, văn hóa cũng như khoa
học và đời sống kể từ cuối thế kỉ XX.
Tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại
có đặc điểm là chủ trương sự đa dạng, khác
biệt, thể hiện sự hoài nghi đối với cái toàn
thể, cái tổ hợp. Đối với các lý thuyết, chủ
nghĩa hậu hiện đại phê phán kì vọng của
những tư tưởng muốn trở thành những lý
luận chung, nền tảng, bao quát hết thảy
mọi thứ. Trên lĩnh vực triết học, sự phản
ứng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với chủ
nghĩa hiện đại thể hiện qua những tư tưởng
muốn vượt qua những quan niệm truyền
thống, những “siêu diễn ngôn”3 như:
những khái niệm được ra đời từ thời đại
Khai sáng, “phép biện chứng của tinh thần,
giải minh học hay thông diễn học về ý
nghĩa, sự giải phóng chủ thể lý tính hay
chủ thể lao động, sự phát triển của cải”4,
thuyết tiến hóa của Darwin, phân tâm học
của Freud hay chủ nghĩa Marx Bởi thế,
đa số những nhà triết học chống truyền
thống danh tiếng nhất phương Tây từ giữa
thế kỉ XIX trở đi như: Soren Kierkegaard,
Friedrich Nietzsche, Martin Heidegger,
Wittgenstein đều được coi là những
người xây dựng nền móng cho chủ nghĩa
hậu hiện đại.
Trên phương diện nhận thức, chủ nghĩa
hậu hiện đại cho rằng không có chân lý
tuyệt đối, bất biến. Chân lý chỉ mang tính
nhất thời, nó sẽ liên tục thay đổi theo sự
thay đổi của thực tiễn. Đối với những
người theo chủ nghĩa hậu hiện đại, sự thật
và giả dối hoàn toàn có thể hoán đổi cho
nhau, không có chân lý khách quan tuyệt
PHẠM ĐÌNH NGHIỆM - LÝ NGỌC YẾN NHI
59
đối mà tất cả chỉ là tương đối, tạm thời,
phụ thuộc vào sự đồng thuận giữa cá nhân
và cộng đồng thông qua các siêu tự sự, đại
tự sự. “Công lý cũng như chân lý, đều liên
quan với đại tự sự”5. Do đó, mọi chân lý,
đối với những triết gia hậu hiện đại đều chỉ
là những chân lý tạm thời phản ánh mối
quan tâm của những người xây dựng nên
chúng. Cho nên nếu muốn sử dụng chân lý
mà ta có như một “vũ khí chiến đấu” thì
chúng ta phải nhớ rằng chúng là nhất thời
và mang tính tạo dựng6.
Do đó, xét về thực chất, chủ nghĩa hậu
hiện đại không phải là một trường phái độc
lập của triết học, chính trị học, nghệ thuật
học hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, mà nó là
một trào lưu tư tưởng liên ngành, bắt
nguồn từ trạng thái mới của lịch sử nhưng
luôn mang cảm thức vượt lên lịch sử.
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THẾ GIỚI
QUAN HẬU HIỆN ĐẠI
Tuy không được trình bày một cách hệ
thống và rõ ràng như thế giới quan của một
số trường phái triết học, song qua những
phát biểu mang tính tương đối nhất quán,
vẫn có thể nhận diện thế giới quan của chủ
nghĩa hậu hiện đại như một cách nhìn
nhận, đánh giá chung nhất về thực tại.
Xuất phát từ tư tưởng chống lại cái
toàn thể và hoài nghi về sự tồn tại của chân
lý khách quan, tuyệt đối, đồng thời chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học ngôn ngữ
và chủ nghĩa hậu cấu trúc, trong quá trình
đưa ra những quan điểm về thế giới, chủ
nghĩa hậu hiện đại thể hiện nghi vấn đối
với những niềm tin duy lý rằng có sự tồn
tại của một thế giới khách quan tuyệt đối
trong nhận thức con người. Theo đó, thế
giới như ta biết không còn là chính nó mà
phụ thuộc phần lớn vào ngôn ngữ và ý chí
của cộng đồng văn hóa.
3.1. Ngôn ngữ kiến tạo thế giới
Những nhà tư tưởng của chủ nghĩa hậu
hiện đại cho rằng thế giới mà chúng ta
nhận thức không phải là thế giới tự nó mà
chẳng qua chỉ là sản phẩm của tư duy ngôn
ngữ. Trong tác phẩm Bàn về ngữ pháp học,
Derrida đã khẳng định: “Không có gì khác
nằm ngoài văn bản”, hay “văn bản luôn
mang đến cho chúng ta một con số thặng
dư của khả năng nên chúng ta chưa thể
đứng ngoài văn bản trong sự cố gắng tìm ra
tính khách quan”7. Phát biểu khước từ mọi
sự tồn tại của những “cái khác” ngoài văn
bản này của Derrida không có nghĩa là chủ
nghĩa hậu hiện đại phủ nhận sự tồn tại của
thế giới khách quan trên thực tế mà là sự
nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong việc
xây dựng ý nghĩa cho thực tại được phản
ánh. Foucault lại đi xa hơn trong vấn đề
này khi cho rằng: “Lý thuyết không diễn
đạt, phiên dịch hay để áp dụng vào thực
tiễn: nó chính là thực tiễn. Nhưng lý thuyết
có tính cục bộ và khu vực Nó không
toàn thể hóa Lý thuyết không phải để
“thức tỉnh ý thức” rằng chúng ta đang đấu
tranh, mà là để kích thích năng lực Nó là
một hoạt động được tiến hành bên cạnh
những kẻ đấu tranh giành quyền lực, chứ
không phải là kẻ soi sáng (cho) họ từ một
khoảng cách an toàn”8. Có thể thấy, dưới
cái nhìn hậu hiện đại, ngôn ngữ không còn
giữ vai trò trung gian trung tính truyền tải
sự phản ánh chính xác thực tại để qua đó,
con người biết được về một hiện thực
khách quan ẩn giấu phía sau lời và chữ, mà
hơn thế, nó góp phần vẽ nên một thực tại
mới theo nhận thức và ý đồ của chủ thể. Về
vấn đề này, Richard Rorty cũng có quan
điểm: “Chúng ta cần phải có một sự phân
biệt giữa tuyên bố rằng thế giới này hiện
hữu với tuyên bố chân lý hiện hữu Cho
rằng chân lý không hiện hữu đơn giản là để
nói rằng ở đâu không có những câu chữ thì
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ THẾ GIỚI QUAN CỦA CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
60
ở đó không có chân lý, rằng những câu chữ
đó là những thành tố của ngôn ngữ con
người, và ngôn ngữ chính là những sáng
tạo của con ngườiThế giới thì không nói.
Chỉ có chúng ta làm điều đó”9. Chỉ có con
người đang sử dụng ngôn ngữ để mô tả về
hiện thực chứ bản thân hiện thực không tự
biểu hiện mình qua ngôn ngữ. Và cũng
chính bằng ngôn ngữ, con người xây dựng
những sự thật về hiện thực và luôn tin rằng
những cái mình đang xây dựng thực sự là
sự thật thuần túy về hiện thực đó.
Vì lẽ đó, đối với các nhà hậu hiện đại,
khát vọng nắm bắt thế giới thuần khiết như
nó vốn có chỉ là ảo tưởng10. Họ cho rằng,
giữa ngôn ngữ và thực tại không có sự
tương thích hoàn toàn mà luôn có một độ
“vênh” nhất định về mặt ý nghĩa. Ngôn ngữ
và hiện thực mà ngôn ngữ nhắm vào đó để
miêu tả là hai tồn tại khác nhau, một bên là
cái phản ánh, một bên là cái được phản ánh
và do đó chúng là bất khả so sánh.
Không chỉ chịu sự tác động của ý thức
người sử dụng ngôn ngữ, độ vênh ý nghĩa
giữa ngôn ngữ và thực tại (gốc) còn xuất
phát từ chính bản thân cấu trúc ngôn ngữ.
Ngôn ngữ không tồn tại một cách cô lập,
khép kín trong chính nó và trong mối quan
hệ với thực tại mà trái lại, bản thân các ký
hiệu ngôn ngữ luôn “va chạm” với nhau để
tạo ra những cấu trúc ngôn ngữ mang
những tầng nấc ý nghĩa mới11. Chúng ta
thường quan niệm ngôn ngữ là hệ thống ký
hiệu, tín hiệu vật chất giữ vai trò là phương
tiện biểu đạt những thông tin của ý thức,
còn nội dung của ý thức do hiện thực khách
quan quy định. Thế nhưng đối với các nhà
hậu hiện đại, nội dung của ý thức được tạo
lập bởi chính bản thân những yếu tố trong
cấu trúc ngôn ngữ. Do đó, không phải thực
tại làm nên ý nghĩa của ngôn ngữ mà trái
lại, ngôn ngữ đã khiến cho thực tại mang
nhiều ý nghĩa tùy vào sự tương tác của các
hệ thống ký hiệu, biểu tượng nơi các diễn
ngôn hay văn bản. Và vì thế, trong sự tương
tác, triển hạn không ngừng của văn bản, các
thực tại khác nhau sẽ được hình thành và
tác động đến nhận thức con người.
3.2. Hình ảnh thực tại phụ thuộc
ý chí cộng đồng văn hóa
Thực tại không chỉ là tác phẩm được
dựng nên bởi bản thân các thành phần trong
cấu trúc ngôn ngữ mà còn phụ thuộc vào
trường ý nghĩa của ngôn ngữ, cái góp phần
xác lập những hệ quy chiếu tạo cơ sở tồn tại
và biểu đạt cho mỗi phát ngôn. Chủ nghĩa
hậu hiện đại cho rằng chúng ta sẽ không
bao giờ dỡ bỏ được những quan điểm, đôi
khi là những định kiến đã được xác lập từ
trước đó khi tiếp cận thực tại để có được sự
thực khách quan, thuần khiết về nó. Những
yếu tố hoàn cảnh lịch sử, cấu trúc tri thức
và tâm lý xã hội đóng vai trò như những
yếu tố trong ngữ cảnh (tạm dịch từ
“situatedness12”) ngăn cản con người tiếp
nhận thế giới một cách khách quan để nhận
thức thực tại đúng như những gì nó vốn có.
Trong các nghiên cứu của mình về mối
quan hệ giữa quyền lực và tri thức/diễn
ngôn, Foucault thể hiện sự nghi ngờ về cái
gọi là khách quan, trung tính của tri thức.
Ông thấy rằng tri thức của con người biến
đổi theo thời gian, phụ thuộc vào hệ thống
diễn ngôn giữ vai trò thống trị ở thời đại đó.
Chính con người, qua các diễn ngôn tạo ra
ý nghĩa của thế giới, và lọc thế giới qua
ngôn ngữ13. Bởi thế, hình ảnh về thực tại
chẳng qua chỉ là sản phẩm của sự hợp thức
hóa cho những kỳ vọng và mong muốn của
con người trong những điều kiện xã hội
nhất định. Không bao giờ có những sự thật
về thực tế, chỉ có sự giải thích về thực tế đó
mà thôi14114. Vậy nên thế giới, trong đó có
văn hóa, không gì khác là sự phức hợp, đan
PHẠM ĐÌNH NGHIỆM - LÝ NGỌC YẾN NHI
61
cài giữa các văn bản, những câu chuyện/ tự
sự được kể lại bởi ý chí cộng đồng xã hội ở
mỗi thời đại khác nhau. Đó cũng chính là
kết quả của sự đồng thuận giữa tri thức và
nguyện vọng nơi số đông người trong xã
hội đó.
3.3. Đa thực tại và các tiểu tự sự
Có thể nói, trong quan niệm chung
nhất về thế giới, cái mà chúng ta cho là
hiện thực khách quan, là thực tế thì đối với
những nhà hậu hiện đại đó chỉ là một văn
bản, một diễn ngôn hay một câu chuyện/ tự
sự được tường thuật lại. Nói như
Heidegger (một trong những triết gia mà
học thuyết của ông giữ vai trò là tiền đề lý
luận của chủ nghĩa hậu hiện đại) thì: “Hình
ảnh thế giới không hề thay đổi từ thời tiền
trung cổ tới thời hiện đại, song chính sự
kiện thế giới trở thành hình ảnh mới là điều
làm bật lên tính thể của thời hiện đại”15.
Con người trước đây luôn đinh ninh rằng
hình ảnh ta có về thế giới là hiện thực trong
khi con người hiện đại lại xem thế giới
hiện thực chỉ là hình ảnh. Đó hai cảm nhận
khác biệt về thế giới ở từng thời đại bắt
nguồn từ quan niệm khác nhau về nhận
thức. Một đằng khẳng định khả năng phản
ánh một cách khách quan, đầy đủ, trung
thực của nhận thức và khả năng biểu đạt
chính xác những điều đó nơi ngôn ngữ.
Một đằng nhấn mạnh tính không tương
thích và bất khả so sánh giữa vật và lời.
Các nhà hậu hiện đại đồng tình và ra sức
chứng minh cho tính khả dĩ của khuynh
hướng thứ hai. “Rốt cuộc, hiện thực trực
tiếp duy nhất của chúng ta là biểu tượng
của chúng ta về hiện thực, và hiện thực duy
nhất có thể quan niệm được của chúng ta là
quan niệm về hiện thực của chúng ta.
Nhưng để quan niệm được biểu tượng,
quan niệm và tinh thần của mình, chúng ta
lại cần có ngôn ngữ để có thể tạo ra khái
niệm biểu tượng, quan niệm và tinh thần,
cũng như cần có một thực thể người sống
động và có tính xã hội, có một bộ não để
hiểu được ngôn ngữ”16.
Chính vì chịu sự tác động của ngữ
cảnh và ý chí chủ thể nên theo chủ nghĩa
hậu hiện đại, không có một thực tại bất
biến, tuyệt đối được biểu hiện qua ngôn
ngữ để từ đó làm nền tảng cho mọi nhận
thức con người mà trái lại, có nhiều hiện
thực đang cùng tồn tại đan xen. Và điều
đáng nói ở đây, sẽ không có một cơ sở nào
chắc chắn và xác tín cho phép ta khẳng
định rằng đâu mới là hình ảnh trung thực
nhất có khả năng đại diện cho hiện thực
nguyên bản hoặc trong những câu chuyện
được kể lại, câu chuyện nào mới là nguyên
thủy mà không phải là những dị bản. Cho
nên, theo chủ nghĩa hậu hiện đại, bất kỳ
một tuyên bố nào về thực tế cũng không
thể đại diện cho thực tế thực sự để trở
thành sự thật hoàn hảo nhất về thực tế. Một
kết luận tất yếu được rút ra: không có chân
lý tuyệt đối, chỉ có những sự thật. Những
sự thật này đều được thừa nhận giá trị vì
chúng hữu ích đối với cộng đồng đã xây
dựng nên nó và có sự khác biệt nơi chính
nội dung và hình thức của diễn ngôn đã lý
giải, miêu tả về nó bởi những phát ngôn đó
khởi sinh và hiện diện trong những trường
ngữ nghĩa khác nhau. Hay nói như
Foucault: “Mỗi xã hội đều có cơ chế chân
lý của nó, “chính trị học chung” về chân lý
của nó”17. Vì lẽ đó, trong cách nhìn nhận
của mình, chủ nghĩa hậu hiện đại đề cao
tính đa thể, phi trung tâm nơi các tự sự. Nó
thể hiện sự hoài nghi về những đại tự sự
hay siêu tự sự với tham vọng giải thích
được mọi tồn tại trong thế giới, ngay cả giả
định về sự tồn tại của một thế giới khách
quan nằm ngoài ý thức con người, là đối
tượng, mục đích của nhận thức. Trong
Hoàn cảnh hậu hiện đại (1979), Lyotard
cho rằng: “Đại tự sự mất đi tính đáng tin
của nó”18 Thế nên, Lyotard – và hầu hết
các nhà tư tưởng theo chủ nghĩa hậu hiện
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ THẾ GIỚI QUAN CỦA CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
62
đại đều khuyến khích những tiểu tự sự -
những câu chuyện gắn với những đối
tượng cụ thể trong một phạm vi xác định,
phù hợp với chuẩn tắc của một cộng đồng
văn hóa nhất định, nói khác hơn là chú
trọng vào tính hiệu quả và hữu ích thay vì
chỉ quan tâm tìm kiếm và chứng minh tính
đúng đắn của những giả định siêu hình học.
Chủ trương “tư duy toàn cầu, hành động
địa phương” (think globally, act locally)
xuất phát từ tư tưởng hậu hiện đại cũng thể
hiện rõ tinh thần này.
4. KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, dù được biến tướng
dưới những diễn đạt khác nhau về vai trò
của ngôn ngữ, cộng đồng văn hóa nhưng
xét đến cùng, chủ nghĩa hậu hiện đại đã
xuất phát từ thế giới quan duy tâm để đưa
ra các luận điểm của mình về các lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy. đỉnh cao suy lý -
bước kiện toàn của “tâm thức hậu hiện
đại”. Ở đó, ngôn ngữ, ý chí, nguyện vọng
của cộng đồng là những yếu tố chi phối
mạnh mẽ đến nhận thức của con người về
thế giới mà họ đang tồn tại trong nó. Tìm
hiểu thế giới quan của chủ nghĩa hậu hiện
đại do đó, góp phần lý giải căn nguyên của
những quan điểm về nghệ thuật, tôn giáo,
chính trị, xã hội đi ngược với tư duy
truyền thống từng một thời làm “khuynh
đảo” giới học giả phương Tây cũng như
một bộ phận giới văn nghệ sĩ Việt Nam
những thập niên gần đây.
Với sự phát triển không ngừng của xã
hội ngày nay, những vấn đề mới liên quan
đến con người và thế giới không ngừng
được nảy sinh và có những tác động mạnh
mẽ đến thế giới quan của những nhà hậu
hiện đại. Trong chính tư duy của họ bắt đầu
hiện diện một hướng đi mới đối với
phương pháp tiếp cận: Làm thế nào để vượt
qua chủ nghĩa hậu hiện đại? “Chúng ta
không còn cần thiết chỉ nói theo lối phủ
định” là một trong những ý kiến mà các
nhà triết học hậu hiện đại đưa ra trong Hội
thảo khoa học lần thứ nhất về chủ nghĩa
sau hậu hiện đại (After Post Modernism)
tại trường Đại học Chicago vào tháng 11
năm 199719. Họ cũng đồng thời thể hiện sự
nghi ngờ và thách thức quan điểm chủ
nghĩa tương đối, chủ nghĩa hư vô, khắc
phục tính cực đoan và phiến diện của các
nhà theo chủ nghĩa hậu hiện đại đương đại
để tìm kiếm một con đường phát triển
tương đối hợp lý và kiện toàn cho triết học
phương Tây. Nhận định sau đây của
Derrida trong Những bóng ma của Mác
được đúc kết ở giai đoạn mà tư tưởng hậu
hiện đại không còn đình đám trong giới trí
thức và cả ở các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Có vẻ nó như một sự cáo chung cho
lối phê phán một chiều của trào lưu tư
tưởng này đối với các đại tự sự mà chủ
nghĩa Marx là một đối tượng ưu tiên. “Tất
cả mọi người trên toàn trái đất này, dù họ