Phân công lao động và khác biệt giới trong gia đình

1. Hiện trạng vai trò của vợ - chồng trong hoạt động sản xuất 1.1. Vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất và đóng góp vào thu nhập gia đình Để tìm hiểu vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất có tương xứng với đóng góp của vợ chồng vào thu nhập gia đình không, nhóm sẽ triển khai các nôị dung chính sau: - vai trò của người vợ và người chồng trong hoạt động sản xuất của gia đình? - vai trò của người vợ và người chồng trong thu nhập của gia đình? - Có phải người nào hoạt động sản xuất nhiều cũng sẽ tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình? - Xu hướng bình đẳng hơn trong hoạt động sản xuất và tạo ra thu nhập giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay. Cụ thể như sau: Sự phân công lao động theo giới trong gia đình thể hiện rõ trong công việc sản xuất và tạo thu nhập cho gia đình, với những biến đổi khác so với vai trò giới theo quan niệm truyền thống. Phụ nữ Việt Nam hiện này trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế. Người vợ ý thức được tầm quan trọng về sự đóng góp thu nhập đối với gia đình. “Thu nhập là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đinh tạo ra” Trong gia đình, các thành viên luôn cố gắng đóng góp công sức lao động của mình để tạo ra thu nhập phục vụ cho cuộc sống gia đình. Trong gia đình có nhiều thành viên, nhiều thế hệ sinh sống thì nguồn thu nhập của gia đình có thể được đóng góp bởi ông bà, cha mẹ, hoặc con cái khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, nếu ta xét trong gia đình chỉ có vợ chồng và con cái, thì việc đóng góp vào thu nhập chủ yếu do vợ chồng tạo ra.

doc14 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 7350 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân công lao động và khác biệt giới trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG GIA ĐÌNH 1. Hiện trạng vai trò của vợ - chồng trong hoạt động sản xuất 1.1. Vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất và đóng góp vào thu nhập gia đình Để tìm hiểu vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất có tương xứng với đóng góp của vợ chồng vào thu nhập gia đình không, nhóm sẽ triển khai các nôị dung chính sau: vai trò của người vợ và người chồng trong hoạt động sản xuất của gia đình? vai trò của người vợ và người chồng trong thu nhập của gia đình? Có phải người nào hoạt động sản xuất nhiều cũng sẽ tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình? Xu hướng bình đẳng hơn trong hoạt động sản xuất và tạo ra thu nhập giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay. Cụ thể như sau: Sự phân công lao động theo giới trong gia đình thể hiện rõ trong công việc sản xuất và tạo thu nhập cho gia đình, với những biến đổi khác so với vai trò giới theo quan niệm truyền thống. Phụ nữ Việt Nam hiện này trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế. Người vợ ý thức được tầm quan trọng về sự đóng góp thu nhập đối với gia đình. “Thu nhập là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đinh tạo ra” Trong gia đình, các thành viên luôn cố gắng đóng góp công sức lao động của mình để tạo ra thu nhập phục vụ cho cuộc sống gia đình. Trong gia đình có nhiều thành viên, nhiều thế hệ sinh sống thì nguồn thu nhập của gia đình có thể được đóng góp bởi ông bà, cha mẹ, hoặc con cái khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, nếu ta xét trong gia đình chỉ có vợ chồng và con cái, thì việc đóng góp vào thu nhập chủ yếu do vợ chồng tạo ra. Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu được tạo ra từ 2 nguồn chính: bằng tiền và bằng hiện vật. Thu nhập bằng tiền: ( tiền lương, tiền thưởng, tiền bán sản phẩm, tiền lãi bán hàng,tiền làm ngoài giờ, tiền lãi tiết kiệm, tiền trợ cấp xã hội,tiền phúc lợi, tiền bảo hiểm, tiền hưu trí) ● Thu nhập bằng hiện vật: - Các sản phẩm tự sản xuất: rau quả, gạo, cao su, café, gia súc, gia cầm - Các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ : thêu ren, đồ gỗ, mây tre đan Tùy từng nơi, từng địa phương, vùng miền mà mỗi hình thức thu nhập dựa trên điều kiện khí hậu, tài nguyên tự nhiên, địa hình là khác nhau. Cũng như thu nhập ở thành phố khác với thu nhập ở nông thôn, thu nhập ở thành phố chủ yếu bằng tiền mặt, còn ở nông thôn thì thu nhập chủ yếu dựa trên hiện vật, một số sản phẩm trong gia đình tự sản xuất rồi tiêu dùng, 1 số sản phẩm tạo ra đem bán lấy tiền. Theo số liệu thu được, ta có : 88,3% số người vợ được hỏi cho rằng thu nhập của họ quan trọng đối với gia đình, và 44,5% người vợ có thu nhập cao hơn chồng trong khi chỉ có 34% người vợ nói chồng có thu nhập cao hơn vợ. Có được sự đóng góp thu nhập như vậy, nguyên nhân trước hết có thể thấy là: phụ nữ tham gia vào hầu hết các loại hình công việc sản xuất và tỷ lệ tham gia nhiều hơn so với nam giới. Bảng phân công lao động trong gia đình (%) Sản xuất Vợ Chồng Con Người khác Trồng trọt 63,5 29,7 2,4 4,4 Chăn nuôi 73,6 17,5 4,3 4,7 Nuôi cá 28,9 56,2 5,2 9,7 Nghề thủ công 3,9 16,5 3,4 6,3 Làm thuê 20,8 68,5 4,7 6,0 (Nguồn: CGFED, 1997) Trong các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi, chỉ có công việc nuôi cá là nam giới đảm nhận chính, còn các công việc khác phụ nữ tham gia nhiều gấp 2-3 lần so với nam giới. Có một điểm cần lưu ý rằng, ở việc làm thuê, tỷ lệ nam giới nhiều gấp 3 lần phụ nữ. Điều này nói lên sự di động xã hội (trong đó chủ yếu là người chồng) đi lao động tìm kiếm thu nhập với những hình thức khác nhau, nó giải thích vì sao tỷ lệ nam giới tham gia vào sản xuất giảm sút đáng kể. Và nó cũng cho thấy, khi nam giới rời gia đình đi nơi khác kiếm sống thì gánh nặng của những công việc gia đình sản xuất càng đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ. “Phân công lao động trong gia đình” là sự đảm nhiệm các công việc gia đình của vợ và chồng, và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng của gia đình trong chăm sóc sức khoẻ, giáo dụcđảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình. 1.2. Vai trò của vợ chồng trong các công việc gia đình Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì, người phụ nữ - người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ và nam giới - người chồng vẫn là người thực hiện chính công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình: Có thể nói ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, sự phân công lao động theo giới đã được hình thành. Khi ấy nam giới do khoẻ mạnh hơn thì vào rừng, xuống sông để săn bắn, hái lượm, tìm kiếm thức ăn, còn phụ nữ do yếu hơn, phần nữa phải bận bịu với công việc nuôi con nên ở nhà trông con cái và nấu nướng. Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động giữa nam và nữ ngày càng chịu sự chi phối của các lề thói và tập tục xã hội. Trong gia đình truyền thống người vợ đóng vai trò lo toan việc nhà, làm nội trợ, sinh đẻ và dạy dỗ con cái. Còn người chồng đóng vai trò ông chủ, có quyền sở hữu về đất đai tài sản, là người đảm bảo cho sự độc lập về kinh tế của gia đình. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất sức lao động cho các thành viên hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem như là một hình thức hoạt động diễn ra hằng ngày, là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống của mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn là gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt động này không diễn ra mà thay vào đó là sự chen lấn của các loại hình dịch vụ. Ngày nay việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, trong đó vai trò của người phụ nữ đặc biệt được đề cao. Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Tổng Nội trợ 6,5% 64.5% 14.8% 8.1% 6.0% 100% số liệu trên cho ta thấy một thực tế là hầu như không có thay đổi đáng kể ở sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong công việc nội trợ. Người vợ vẫn đảm nhận hết các công việc thuộc về nội trợ 64,5%. Sự tham gia của người chồng chiếm một tỉ lệ nhỏ, chỉ có 6,5% và cả hai vợ chồng cùng tham gia vào công việc nội trợ cũng chỉ ở mức 14,8%. Như vậy có thể thấy rằng trong các hoạt động thiết yếu của gia đình hiện nay thì dường như vẫn còn duy trì theo mô hình phân công truyền thống: công việc nội trợ của gia đình vẫn do người vợ đảm nhận. Ví dụ như việc nấu ăn, ở nhiều xã hội trong đó có Việt Nam thì coi rằng công việc này là của riêng phụ nữ - đó là một khả năng thiên bẩm về nấu ăn, và nam giới không có khả năng sinh học đó. Nếu phụ nữ không biết nấu ăn hoặc nấu ăn vụng thì sẽ bị phê phán thậm tệ. Do vậy, vị trí của phụ nữ là ở trong bếp hay Việt Nam có câu tục ngữ: “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếpphụ nữ là nội tướng trong nhà”, các món ăn nấu ra không phải là theo khẩu vị của riêng người vợ mà luôn chú ý tới khẩu vị của bố mẹ chồng hay chồng... Người đàn ông chỉ ở nhà làm công việc nấu nướng, lau dọn nhà cửa như phụ nữ thì lại bị coi là vô dụng, vô tích sựChính vì vậy, quan điểm từ xưa tới nay vẫn coi việc nấu nướng là công việc của phụ nữ, nếu nam giới có nhúng tay vào thì chỉ là trợ giúp, tạm thay . Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái Gia đình là một môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ con. Ngay từ khi lọt lòng cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy sự đùm bọc về vật chất, tinh thần và tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt. Vì một lí do nào đó, có lúc điều này đã bị hiểu sai lệch dẫn đến quan niệm cho rằng việc chăm sóc và giáo dục con cái thuộc về trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình. Liệu ngày nay quan niệm đó đã có sự thay đổi trong phân công lao động giữa vợ và chồng? Chăm sóc con cái có thể coi là một vấn đề quan trọng. Với những người cha, người mẹ, sự quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đó còn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha, làm mẹ. Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn nếu có sự chỉ bảo thường xuyên của cha mẹ. Kết quả nghiên cứu về mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục con cái của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên thu được những kết quả như sau: Trong công việc chăm sóc sức khoẻ cho con, tuy rằng người vợ vẫn là người thường xuyên làm công việc này (chiếm49,2%) hơn nam giới (chiếm 4,1%), tuy nhiên người chồng đã có sự tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái thể hiện qua 33,4% người đều cho rằng cả hai vợ chồng cùng tham gia ngang nhau vào công việc chăm sóc con cái. Trong công việc dạy học cho con, mức độ tham gia của người chồng là 14,3%, trong khi đó người vợ là 25,6%, và cả hai vợ chồng cùng tham gia như nhau chiếm tỉ lệ cao nhất là 32,1%. Giới tính NTL Chăm sóc sức khoẻ cho con Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Nam 5.5% 43.1% 38.4% 1.3% 2.3% 9.4% 100.0% Nữ 2.8% 54.7% 29.0% 2.3% 3.0% 8.2% 100.0% Dạy học cho con Nam 15.9% 21.4% 35.5% 4.4% 6.3% 16.4% 100.0% Nữ 12.9% 29.4% 29.0% 5.1% 5.4% 18.2% 100.0% àVới những người có giới tính là nam hay nữ thì đều cho rằng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con thì người vợ – người mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với khả năng sẵn có của người phụ nữ. Tuy nhiên đã có sự chia sẻ của người chồng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con. Trong việc dạy học cho con, tỉ lệ cả hai vợ chồng cùng tham gia dạy học cho con đều chiếm tỉ lệ cao nhất. Đó cũng là bằng chứng để chứng minh cả hai giới đều rất quan tâm đến việc học của con mình. 1.3. Vai trò của vợ chồng trong các hoạt động cộng đồng: thực trạng vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng trước đây: Trước đây vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng còn nhiều sự khác biệt, phân biệt. người chồng là chủ gia đình và là người tham gia các hoạt động cộng đồng là chủ yếu, còn người vợ còn bị phân biệt, e dè khi tham gia các hoạt động cộng đồng mà người chồng làm. Ví dụ: Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, nghe đài, xem TV, đọc sách báo... Còn phụ nữ đảm nhiệm các công việc đồng áng, chăn nuôi, làm nội trợ. Hàng ngày phụ nữ ít thời gian nghe đài, xem TV, đọc sách báo... do vậy, họ ít được tiếp cận các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết. Trong việc tham gia họp thôn, nam giới thưòng giành quyền đi họp nhiều hơn phụ nữ vì quan niệm người chồng là chủ hộ và họ có vai trò quan trọng hơn trong việc đại diện gia đình bàn bạc, tham gia ra quyết định công việc thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, sửa chữa đình, chùa. Trong quan hệ dòng tộc như họp dòng họ, xây mồ mả, nhà thờ họ, giỗ chạp vai trò và sự tham gia của phụ nữ thấp hơn nam giới vì những quan niệm trọng nam khinh nữ còn khá phổ biến. thực trạng vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng hiện nay: Hiện nay cùng với sự tiến bộ của xh trong quan niêm về giới, vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng ngày một bình đẳng hơn, vợ chồng không những san sẻ công việc gia đình mà còn san sẻ cả những công viêc cộng đồng, công việc ngoài xã hội. người vợ ngày một có vai trò trong các công việc mà trước đây gọi là to mà người chồng mới xứng đáng để làm. Cụ thể là vai trò của người phụ nữ trong sinh hoạt cộng đồng, giao tiếp với xã hội đã từng bước được mở rộng. Họ đã có thể tham gia sinh hoạt cộng đồng như tham gia các tổ chức xã hội, các phong trào xã hội, các lễ hội truyền thống, tham gia sinh hoạt văn hoá tại địa bàn sinh sống. Như vậy họ đã hoà nhập với cuộc sống bên ngoài chứ không còn bó hẹp trong bếp núc gia đình và chỉ biết có chồng con. Theo tổng cục thống kê năm 2009 cho biết: Số người vợ có tham gia sinh hoạt cộng đồng ở địa phương là 30%, không tham gia là 21% và thỉnh thoảng là 49%.. Điều này cho thấy người phụ nữ đã từng bước hoà nhập với xã hội bên ngoài, không còn bó hẹp mình trong vai trò nội trợ gia đình. ( Tham gia sinh hoạt động đồng tại địa phương sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu nhau hơn và có cơ họi giao tiếp lẫn nhau. Họ có thể tham gia vào hội phụ nữ, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề khúc mắc nhằm nâng cao hiểu biết của mình, mở rộng tầm nhìn mới. Ở một khía cạnh tham gia các hoạt động khác ta thấy : Bảng 8 - Tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội. Người tham gia Dự hiếu hỉ (%) Giao tiếp với đoàn thể chính quyền (%) Họp tổ dân phố (%) Tiếp khách (%) Vợ 37,0 18,0 47,0 9,0 Chồng 5,0 50,0 25,0 29,0 Cả hai 56,0 9,0 6,0 61,0 Người khác 2,0 23,0 22,0 1,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Người phụ nữ ngày càng có xu hướng tham gia vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt văn hoá tại địa phương, theo dõi các vấn đề xã hội để nâng cao kiến thức, nâng cao vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Người phụ nữ hiện đại không chỉ lo cơm nước, chăm sóc chồng con mà họ còn có thể hoạt động sản xuất, tham gia sinh hoạt địa phương, tham gia vào các cuộc thi, các cuộc hội thảo dành cho phụ nữ để khẳng định vị thế của mình trong gia đình và bên ngoài xã hội. Tuy nhiên với 56% cả vợ lẫn chồng tham gia dự hiếu hỉ lại cho thấy rằng đó là tầm quan trọng của một gia đình. Chẳng thế mà người ta hay ví “vợ chồng như đũa có đôi” đi đâu cũng phải cùng nhau. Nhưng không phải bất cứ công việc gì cũng đi cùng nhau được mà điều đó phải tuỳ vào từng công việc cụ thể. Việc cả hai vợ chồng cùng tham gia dự hiếu hỉ sẽ làm cho người vui càng vui hơn, còn người buồn được sẻ chia. Đó là hành vi ứng xử kịch sự trong thời đại ngày nay của đất nước. Việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền thì người phụ nữ lại chiếm một tỉ lệ ít với 18%, còn người chồng trung bình 50%, cả hai vợ chồng 9% và người khác 23%. Có những công việc chỉ dành riêng cho phụ nữ nên chỉ có 18% số người giao tiếp với đoàn thể chính quyền. Thường thường người ta nghĩ việc này nên dành cho nam giới hoặc những người lớn tuổi. Vì vậy tỉ lệ 50% người chồng và 23% người khác giao tiếp với đoàn thể chính quyền cũng dễ hiểu. Qua đây ta thấy rằng việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền chưa thu hút được sự quan tâm của người phụ nữ và nhất là cả hai vợ chồng cùng tham gia việc này chiếm một tỉ lệ nhỏ là 9%. Trái ngược với việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền thì việc họp tổ dân phố tỉ lệ người vợ 47% tham gia hội họp lại cao gần gấp đôi so với người nam 25%, còn cả hai vợ chồng thì lại rất ít 6%, người khác là 22%. Thông thường việc hội họp tổ dân phố thì trong gia đình ai đi cũng được và chỉ cần một người đại diện chứ không cần tới cả hai vợ chồng cùng tham gia. Việc người phụ nữ tích cực tham gia hội họp cho thấy người phụ nữ đã từng bước hoà nhập cùng xã hội, cộng đồng để nâng cao sự hiểu biết cũng như vai trò của mình trong gia đình. Việc tiếp khách trong gia đình là công việc chung của cả hai vợ chồng nên đã chiếm một tỉ lệ cao 61%, còn một mình người vợ tiếp khách chỉ có 9% người chồng là 29%, những người khác không đáng kể chỉ có 1%. Trong mỗi gia đình thì việc tiếp khách đa số do người chủ gia đình thực hiện, nhưng với xã hội hiện nay nhận thức của người phụ nữ đã được nâng cao thì vấn đề này không chỉ còn là riêng của nam giới nữa. Người phụ nữ đã có thể tham gia tiếp khách cùng với người chồng để thể hiện vai trò của mình trong gia đình. Cả hai vợ chồng cùng tiếp khách sẽ làm cho cuộc trò chuyện trở nên thân mật và cởi mở. Như thế người phụ nữ không còn cảm thấy tù túng trong gia đình. Khi chỉ biết có mỗi việc nội trợ. người vợ sẽ trở nên năng động khi tham gia mọi công việc của gia đình và xã hội để nâng cao vị trí của mình. Trong quan hệ xã hội, người vợ thường tích cực tham gia các công việc huy động của thôn xã như vệ sinh môi trường, giúp đỡ người nghèo, lao động xây dựng trường học, bệnh xá, đường xá, phòng chống dịch bệnh...họ thành lập các đoạn đường tự quản về vệ sinh môi trường, qua đó họ vận động gia đình và bà con lối xóm cùng giữ vệ sinh chung. Đó là một trong những ưu điểm lớn về khía cạnh xã hội của người vợ ở nông thôn và cả ở thành thị hiện nay. Nếu biết phát huy tốt khía cạnh xã hội của phụ nữ nói chung và người vợ nói riêng sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của chị em trong phát triển cộng đồng. 2. Quyền quyết định trong gia đình: Trong gia đình VN, có sự phân chia lĩnh vực ảnh hưởng của hai giới, người vợ quyết định những việc liên quan đến cuộc sống bình thường (chi tiêu hàng ngày: ăn uống, tiền sinh hoạt), còn nam giới thường có tiếng nói trong những điều được coi là lớn, hệ trọng (ví dụ mua sắm những vật dụng đắt tiền, đi du lịch, mu axe, mua nhà) Trong gia đình truyền thống thì quyền quyết định chủ yếu thuộc về người chồng, ngay từ việc giáo dục con cái ra sao, đi đâu làm gìngười phụ nữ lấy về chỉ để làm những công việc nội trợ, việc nhà, không được đóng góp ý kiến hay ra quyết định việc gì. Đối với xã hội hiện đại thì sự khác biệt giữa vợ và chồng trong việc quyết định đã có nhiều thay đổi, bình đẳng hơn giữa vợ và chồng. Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất Trong điều kiện sống của các gia đình hiện nay, người vợ – người phụ nữ đã thực sự trở thành người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đời sống kinh tế của gia đình. Họ cũng tạo ra thu nhập không thua kém gì nam giới, thậm chí ở không ít lĩnh vực hoạt động kinh tế họ là người tạo ra nguồn thu nhập chính. Chính từ thực tế này mà vị thế kinh tế của người phụ nữ trong các gia đình ngày càng được nâng cao, điều này được thể hiện rõ trong quyền ra quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Các hoạt động kinh doanh 22.2% 21.4% 20.9% 3.4% 3.3% 28.9% 100.0% Các hoạt động sản xuất 23.4% 17.0% 23.9% 2.5% 3.0% 30.1% 100.0% Bảng số liệu trên cho ta thấy, quyền quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất, giờ đây không chỉ dành riêng cho nam giới mà còn dành cho nữ giới (tỉ lệ người được hỏi trả lời quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh – sản xuất là do nam giới quyết định hay nữ giới quyết định chênh nhau không đáng kể). Tuy nhiên phụ nữ không phải ra quyết định các công việc này một mình mà có sự tham gia của nam giới. Xu hướng cả hai vợ chồng cùng quyết định trong hoạt động kinh doanh là 20,9%, trong các hoạt động sản xuất là 23,9%. Với việc tham gia vào quyền quyết định trong các lĩnh vực kinh tế như vậy đã nâng vị trí của người phụ nữ lên ngang tầm với nam giới khiến họ có vai trò quan trọng trong việc cùng chồng ra quyết định và thực hiện các chức năng kinh tế của gia đình. Tuy nhiên khi nói đến quyền quyết định giữa vợ và chồng trong các công việc kinh doanh, sản xuất thì yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là trình độ học vấn. Trình độ học vấn sẽ quyết định khá nhiều đến quyền ra quyết định các công việc kinh doanh – sản xuất, sự thành bại trong các công việc đó. Quyền ra quyết định chính trong việc định hướng nghề nghiệp và định hướng hôn nhân cho con cái Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Định hướng hôn nhân cho con cái 5.2% 6.8% 37.2% 15.8% .8% 34.2% 100.0% Định hướng nghề nghiệp cho con cái 8.5% 8.3% 38.5% 12.9% 1.0% 30.8% 100.0% Quyền quyết định chính trong việc sử dụng biện pháp tránh thai và số con Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Sử dụng biện pháp tránh thai 4.2% 27.9% 44.2% 1.3% 1.1% 21.3% 100.0% Số con 8.5% 12.3% 59.1% 1.0% 1.1% 18.1% 100.0% Trong các gia đình được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, đối với quyền quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai và số con đều do cả hai vợ chồng cùng quyết định. Khác với xã hội Việt Nam truyền thống, do sức ép của quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường nên quyền quyết định số con không phụ thuộc về phụ nữ mà thuộc về người chồng, thậm chí là thuộc về dòng họ. Ngày nay, quyền quyết định chính về số con là do cả hai vợ chồng cùng quyết định, chiếm tỉ lệ khá cao là 59,1% và quyền quyết định trong việc sử dụng biện pháp tránh thai cũng do cả hai vợ chồng quyết định chiếm tỉ lệ 44,2%. Đây là