Sự khác biệt cơ bản giữa học theo niên chế và học theo tín chỉ

Đặt vấn đề: Cho đến nay hình thức đào tạo theo tín chỉ đã được triển khai và áp dụng trong gần 50 trường trong cả nước. Vào thời điểm này việc dạy và học theo hình thức đào tạo tín tín chỉ là gần như bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng trên cả nước theo nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục và Quy chế số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Mặc dù việc học theo hình thức đào tạo tín chỉ ở Việt Nam được thực hiện lần đầu tiên ở trường Đại học Bách khoa Tp.HCM vào năm học 1993-1994 và thực hiện rộng rãi ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước sau Quy chế 43 của Bộ Giáo dục và đào tạo vào năm 2007 nhưng cho đến nay việc áp dụng hình thức học tập này vẫn còn nhiều lung túng tại các trường và nhiều sinh viên vẫn chưa thật sự nắm bắt ý nghĩa của nó so với hình thức đào tạo theo niên chế dẫn đến chưa vận dụng hết những ưu điểm mà hình thức học theo tín chỉ mang lại.

pdf9 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3594 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt cơ bản giữa học theo niên chế và học theo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA HỌC THEO NIÊN CHẾ VÀ HỌC THEO TÍN CHỈ ThS. Phạm Xuân Thu 1. Đặt vấn đề: Cho đến nay hình thức đào tạo theo tín chỉ đã được triển khai và áp dụng trong gần 50 trường trong cả nước. Vào thời điểm này việc dạy và học theo hình thức đào tạo tín tín chỉ là gần như bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng trên cả nước theo nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục và Quy chế số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Mặc dù việc học theo hình thức đào tạo tín chỉ ở Việt Nam được thực hiện lần đầu tiên ở trường Đại học Bách khoa Tp.HCM vào năm học 1993-1994 và thực hiện rộng rãi ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước sau Quy chế 43 của Bộ Giáo dục và đào tạo vào năm 2007 nhưng cho đến nay việc áp dụng hình thức học tập này vẫn còn nhiều lung túng tại các trường và nhiều sinh viên vẫn chưa thật sự nắm bắt ý nghĩa của nó so với hình thức đào tạo theo niên chế dẫn đến chưa vận dụng hết những ưu điểm mà hình thức học theo tín chỉ mang lại. Tại Trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, hình thức học tập tín chỉ đã được áp dụng đầu tiên tại Khoa Tài chánh kế toán từ năm 2009 nhưng vẫn có có một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong khuôn khổ nội dung của bài viết này sẽ cố gắng trình bày sự khác nhau giữa hai hình thức học tập theo tín chỉ và học theo niên chế nhằm giúp cho sinh viên và giảng viên nắm bắt nhanh nhất và tạo cơ sở cho việc áp dụng hình thức học tập theo tín chỉ cho tất cả các khoa tại trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại trong thời gian sắp tới. 2. Các khái niệm: Trước hết cần phải nắm rõ các khái niệm của việc học và đào tạo theo hai hình thức niên chế và tín chỉ làm cơ sở cho việc phân biệt các chương trình và nội dung của hai hình thức này. Trong bài viết chỉ mong muốn trình bày ngắn gon nhất các khái niệm giữa hai hình thức giúp phân biệt những điểm khác biệt cơ bản. Học theo niên chế: là học theo đơn vị là năm học, mỗi chương trình học của một ngành học được quy định học trong một số năm nhất định. Sinh viên phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm học đó, các khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị đo là đơn vị học trình. Ví dụ chương trình học trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường thời gian tham gia học tập trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ chương trình trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Học theo tín chỉ: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm (1) thời gian lên lớp; (2) thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài...;. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Với các khái niệm cơ bản trên, có thể thấy rằng sự khác nhau cơ bản giữ hai hình thức học tập tập trung các nội dung sau: (1) Tôn chỉ/ tiêu chí học tập; (2) Chương trình học; (3) Phương pháp đánh giá kết quả học tập; (4) Phương pháp học. Dựa vào việc phân tích các nội dung này sẽ giúp sinh viên, giảng viên thấy rõ sự khác biệt nhờ đó sẽ có phương pháp học tập và giảng dạy thích hợp khi triển khai đào tạo tín chỉ toàn trường trong năm học tới. 3. Sự khác biệt cơ bản giữa hai hình thức học tập: Nội dung của phần này sẽ tập trung vào với so sánh hai hình thức học tập theo niên chế và học theo tín chỉ dựa trên các nội dung đã nêu ở phần 2. Sử dụng phương pháp lập bảng so sánh có phân tích sự nhằm làm rõ khác biệt giữa hai hình thức học tập. Niên chế Tín chỉ 3.1 Tôn chỉ/tiêu chí: - Người dạy học là trung tâm, người học xoay quanh quỹ đạo của người dạy; Chương trình học, thời gian, tiến độ và nội dung thường được ấn định sẳn, sinh viên thường bị động;  Sinh viên tham gia với vai trò bị động;  Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt; Khuyến khích tự học nhưng không phải là một phần bắt buộc theo quy định; - Người học là trung tâm của quá trình đào tạo; Chương trình học linh hoạt hơn, sinh viên có thể chủ động trong việc sắp thời gian, tự đăng ký lịch học và số môn học cho một kỳ;  Sinh viên chủ động tham gia vào môi trường cộng tác dạy - học;  Sinh viên phải chủ động nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp  Tự học là một thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên; 3.2 Chương trình học: - Tổ chức theo năm học; - Một năm học có 2 học kỳ; - Chương trình học được thiết kế theo năm học và ít biến động; - Sinh viên phải hoàn thành nội dung học đã được ấn định theo năm học; - Tổ chức theo học kỳ; - Một năm học có thể 2 hoặc 3 học kỳ; - Cấu trúc mô đun, thành những học phần; lịch trình thực hiện chính xác; - Sinh viên tích lũy kiến thức theo học phần, tích lũy số tín chỉ theo học kỳ; Niên chế Tín chỉ - Sinh viên rất khó được xét để học trước kỳ hạn dù điều kiện và năng lực tốt; - Đơn vị đo lường khối lượng học tập của sinh viên là đơn vị học trình (đvht) tương đương với 15 tiết học lý thuyết ở trên lớp, 30 giờ thực hành thí nghiệm; - Một tiết học được tính bằng 45 phút; - Mỗi năm sinh viên cao đẳng, đại học phải tích lũy khoảng 50 (đvht); - Chương trình đại học thực hiện trong 4 năm tương đương với 200 (đvht); chương trình cao đẳng tương đương 150 (đvht); - Chương trình học trên lớp dài hơn so với học theo tín chỉ; - Liên thông theo ngành học, chuyên ngành; khó liên thông ngành khác, trường khác; - Khuyến khích tự học nhưng không bắt buộc (về mặt quy chế); - Sinh viên phải học theo từng năm và được công nhận theo từng năm theo chương trình quy định. - Cho phép sinh viên đăng ký học vượt số tín chỉ của một học kỳ nếu có khả năng; - Đơn vị đo lường khối lượng học tập là tín chỉ (TC), 1 tín chỉ tương đương với 15 tiết giảng lý thuyết, 30 giờ thực hành thí nghiệm - Một tiết học được tính bằng 50 phút; - Mỗi học kỳ sinh viên phải tích lũy tương đương 15 tín chỉ; - Chương trình đại học thực hiện trong 4 năm tương đương 120 tín chỉ; chương trình cao đẳng tương đương 90 tín chỉ; - Chương trình học trên lớp được rút ngắn khoảng 1/3 so với niên chế; - Dễ liên thông và chuyển đổi trường, ngành khác nhau từ tín chỉ đã tích lũy; - Việc tự học tại nhà là bắt buộc theo chương trình; - Việc công nhận năm học sinh viên theo:  SV măm I: tích lũy dưới 30 TC;  SV năm II: từ 30 đến dưới 60 TC;  SV năm II: từ 60 đến dưới 90 TC;  SV năm II: từ 90 đến dưới 120 TC; Niên chế Tín chỉ 3.3 Phương pháp đánh giá kết quả học tập: - Kết quả được đánh giá theo năm học với số đơn vị học trình được quy định sẳn; - Có ít môn tự chọn; - Hoàn thành số đơn vị học trình (Di) bắt buộc cho từng ngành học: đại học tương đương với 200 (đvht); chương trình cao đẳng tương đương 150 (đvht); - Thang điểm đánh giá: 10; - Cách đánh giá từng môn (Pi):  Theo thang điểm 10; Điểm không đạt: < 5 điểm; Điểm đạt: ≥ 5 điểm; - Cách dánh giá tổng kết:  Theo kỳ/năm học: Điểm TB chung học kỳ/năm học; ĐTBHK(ĐTBNH)= (Di x Pi)/Di [1]; Tính cả điểm không đạt (Pi<4); Sử dụng xếp hạng theo học kỳ, năm học, liên quan đến việc tính học bổng, được học tiếp, ngừng học để cải thiện điểm; Điểm tổng kết các năm học và cuối khóa: - Kết quả học tập được đánh giá theo học kỳ và theo số tín chỉ được tích lũy; - Có nhiều môn tự chọn; - Hoàn thành số tín chỉ (Ci) tích lũy tối thiểu quy định cho từng học kỳ (tối thiểu 10 TC); SV đại học tích lũy đủ khoảng 120 TC và cao đẳng khoảng 90 TC; - Thang điểm đánh giá: 4; - Cách đánh giá từng môn (Pi): Quy đổi thang 4 từ thang điểm 10: F (dưới 4,0); D (4,0 - 5,4); C (5,5 - 6,9): B (7,0 - 8,4); (8,5 - 10): Giỏi. Điểm không đạt: F; Điểm đạt: < D, C, B và A; - Cách đánh giá tổng kết:  Theo học kỳ: Điểm TB chung học kỳ ; ĐTBCHK = (Ci x Pi)/Ci [3]; Tính cả điểm không đạt (Pi = F=0); Sử dụng xếp hạng theo học kỳ, tính điểm học bổng trong kỳ; Điểm tổng kết theo số kỳ: Niên chế Tín chỉ Điểm trung bình chung; ĐTBC = = (Di x Pi)/Di [2] Điểm tổng kết các năm tính cả điểm không đạt; điểm tổng kết cuối khóa thì tất cả các môn phải đạt. Được sử dụng để xét học tiếp, ngừng học, xét cho thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp; - Phân hạng, xếp loại:  Theo học kỳ/năm học (tính [1]): Điểm dưới 4:Kém  Không đạt Từ 4 đến cận 5:Yếu không đạt Từ 5 đến cận 6:Trung bình; Từ 6 đến cận 7:Trung bình khá Từ 7 đến cận 8:Khá Từ 8 đến cận 9:Giỏi Từ 9 đến 10: Xuất sắc  Tổng kết chương trình học (tính [2]): Xếp hạng tương tự như trên; - Điều kiện học tiếp năm sau: Đạt cả hai: Điểm trung bình chung tích lũy; ĐTBCTL = (Di x Pi)/Di [4]; Không tính: điểm không đạt và điểm của môn tự chọn vượt quá số môn quy định ; Được sử dụng tính điểm tổng kết các kỳ liên quan đến việc được học, được đăng ký học phần hay bị ngưng học; - Phân hạng, xếp loại :  Theo kỳ học (tính [3]): Từ 1,0 dưới 2,00: Yếu Từ 2,00 đến 2,49: Trung bình; Từ 2,50 đến 3,19: Khá: Từ 3,20 đến 3,5:: Giỏi: Từ 3,60 đến 4,00: Xuất sắc: Điểm tổng kết theo số kỳ (tính [4]): Xếp hạng tương tự như trên; Giảm một mức nếu tổng lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ; - Điều kiện học tiếp: Đạt các yêu cầu sau: ĐTBCHK< 2: chỉ được đăng ký 14 tín Niên chế Tín chỉ ĐTBC của năm học từ 5,00 trở lên; Và có khối lượng các học phần bị điểm dưới 5 tính từ đầu khoá học không quá 25 đơn vị học trình; - Buộc thôi học (Theo ĐTBC [2]): ĐTBC của năm học dưới 3,50; ĐTBC tính từ đầu khoá học dưới 4,00 sau hai năm học; dưới 4,50 sau 3 năm học và dưới 4,80 sau từ 4 năm học; chỉ cho mỗi học kỳ; Và không bị buộc thôi học theo điều kiện Buộc thôi học; - Buộc thôi học (Theo [3] và [4]): ĐTBCHK < 0,80 với học kỳ đầu của khóa; < 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc < 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp; ĐTBCTL< 1,20 với SV năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá; 3.4 Phương pháp học tập: - Sinh cần chấp hành tốt các quy định đã đề ra từ đầu chương trình, các yêu cầu của trường, khoa, giảng viên; tuân thủ đúng cá quy định về lên lớp và giờ giảng; - Tham khảo giảng viên chủ nhiệm lớp tại các buổi hợp lớp hàng tháng. Tuy niên, vai trò chủ nhiệm thường không rõ nét; - Sinh viên phải chủ động nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp - Sinh viên nên tham khảo kỹ càng các buổi hướng dẫn về quy định, quy chế, cách thức bố trí các môn học cũng như cần thường xuyên gặp gỡ cố vấn học Niên chế Tín chỉ - Khả năng tự học chịu ảnh hưởng trực tiếp của chương trình, khoa và giảng viên giảng dạy trên lớp; - Theo chương trình quy định khung có sẳn của trường, khoa, của bộ môn từ đầu năm học về chuyên ngành học; - Thường phải hoàn thành chương trình học theo số năm quy định, có thể kéo dài nhưng rất khó rút ngắn; - Do số môn tự chọn ít và thướng theo quy định thuận tiện cho quản lý của khoa, trường nên khó chọn lựa môn học theo thực tế của nhà tuyển dụng; - Sinh viên cùng một lớp học có chung thời khóa biểu, được quy định cụ thể.v.v.; - Tổ chức lớp học chặt chẽ, sinh viên có thể vận dụng vào sự sắp xếp của cán sự lớp về thời gian học, cách học các môn; tập; - Tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học; - Tự chọn chương trình học theo khối kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành của trường; - Có thể hoàn thành chương trình bằng cách tích lũy tín để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe, v.v.) của cá nhân; - Có thể lựa chọn các môn tự chọn theo khuynh hướng nhà tuyển dụng. - Mỗi sinh viên đều có thời khóa biểu riêng, không theo một quy luật nào cả v.v - Tổ chức lớp học bị phá vỡ và sinh viên hoàn toàn chủ động trong cách học cũng như thời gian học; Kết luận Qua phân tích sự khác biệt cơ bản giữa hai hình thức học theo niên chế và học theo tín chỉ cho thấy việc đào tạo theo tín chỉ là xu hướng bắt buộc, do đó để học tốt theo hình thức tín chỉ, sinh viên cần đảm bảo thực hiện: - Tham gia đấy đủ các buổi hướng dẫn và tập huấn về hình thức học theo tín chỉ; - Nghiên cứu kỹ và nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; - Nghiên cứu kỹ các khác biệt trong đánh giá giữa học theo tín chỉ và học theo niên chế để tránh chủ quan dẫn đến việc ngừng học; - Xem việc học là việc quan trọng của cá nhân, cần chủ động trong việc theo dõi thời khóa biểu các học phần, chủ động chọn và thiết kế thời lượng, số môn học trong kỳ học dưới sự tư vấn và hướng dẫn của các tư vấn viên học tập; - Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi nghe giảng, dự giờ). Muốn tự học trên lớp có hiệu quả sinh viên phải tự đọc tài liệu trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc tài liệu có liên quan, không phải đọc cả quyển tài liệu mà chỉ đọc những vấn đề trực tiếp liên quan đến bài giảng. Các vấn đề liên quan đều phải được đánh dấu lại, ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõ ràng để khi cần lập tức có thể tra cứu được ngay. - Sinh viên học ở trên lớp phải chịu khó ghi chép, hăng hái phát biểu, tích cực tìm hiểu, phấn khởi khi được giảng viên kiểm tra, vấn đề gì chưa rõ phải hỏi giảng viên cho rõ, nếu vẫn chưa hiểu thì trao đổi lại với nhóm học tập (thảo luận nhóm). Thảo luận nhóm là hình thức rất quan trọng, qua thảo luận nhóm sinh viên phát hiện những vấn đề mình còn thiếu hụt để tự bổ sung. Những vấn đề đã nắm bắt được qua thảo luận nhóm cũng được khẳng định.
Tài liệu liên quan