1. Điểm mạnh
- Nguồn nhân lực dồi dào
Tính đến ngày 1/4/2009 thì dân số Việt Nam là 86 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Một trong những lợi thế quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam là có nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ, lao động lại cần cù chăm chỉ, do đó chi phí cho sản xuất sản phẩm thấp tạo ưu thế về giá cho các sản phẩm công nghiệp. Đó cũng là nhân tố thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
1. Điểm mạnh
- Nguồn nhân lực dồi dào
Tính đến ngày 1/4/2009 thì dân số Việt Nam là 86 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Một trong những lợi thế quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam là có nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ, lao động lại cần cù chăm chỉ, do đó chi phí cho sản xuất sản phẩm thấp tạo ưu thế về giá cho các sản phẩm công nghiệp. Đó cũng là nhân tố thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam.
- các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng lợi thế về văn hóa
Xin trích dẫn nhận xét của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú như sau:
Điều mà các doanh nghiệp Việt Nam nhưng doanh nghiệp nước ngoài không làm được là tìm hiểu kỹ nhu cầu của người Việt Nam, văn hoá Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đó, văn hoá đó thì chúng ta sẽ thắng trên sân nhà.
Sự hiểu biết tường tận về văn hoá Việt là "vũ khí" của họ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi chúng ta không thể dựng hàng rào với tất cả các doanh nghiệp nước ngoài mà không có hàng rào quanh ta, chúng ta không thể cạnh tranh với người nước ngoài bằng vốn liếng, công nghệ, kinh nghiệm quản lý...nhưng chúng ta có thể cạnh tranh bằng Văn hoá . Văn hoá là một thứ không dễ học, là rào cản rất lớn với bất cứ người nước ngoài nào, kể cả người nước ngoài sống nhiều năm ở một nước. Đơn cử như gà rán KFC không bao giờ có thể thắng được phở Việt Nam...
Cái yếu của doanh nghiệp Việt Nam là kinh nghiệm quản lý, kinh doanh còn mỏng; cơ sở vật chất của doanh nghiệp; công nghệ yếu kém, nhân lực hạn chế...Sản phẩm cũng vậy: chủng loại còn ít, mẫu mã chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, chất lượng hàng hoá của chúng ta còn kém, bao bì, thương hiệu chưa xây đựng được. Đương nhiên giá cả ở sản xuất quy mô nhỏ, mẫu mã ít...thì sẽ cao hơn với sản xuất quy mô lớn.
Chính phủ và các Bộ ngành hiện đang đẩy mạnh kêu gọi "Người Việt dùng hàng Việt” tạo điều kiện để hàng Việt Nam đến được với người tiêu dùng Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam có thể dùng hàng Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, trong khi nhà sản xuất không thể quan tâm nhiều tới xuất khẩu nữa, buộc phải quan tâm nhiều tới thị trường nội địa
Ngoài ra phải khắc phục tâm lý tiêu dùng: đừng coi tiêu dùng sản phẩm chỉ để thoả mãn nhu cầu của mình, mà còn đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước, và từ đó lại quay lại đóng góp cho sự phát triển của chính mình - đặc biệt là giới trẻ.
- Môi trường đầu tư, các chính sách, biện pháp quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước
Vai trò của doanh nhân Việt thực sự mới được nhìn nhận lại trong những năm gần đây khi mà năm 1999 Luật Doanh nghiệp ra đời không chỉ thừa nhận mà còn khuyến khích phát triển kinh doanh đã kéo theo sự gia tăng đột phá của lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân cả về lượng và chất. Năm 2005, quyết định của Chính phủ lấy ngày 13/10 hàng năm làm ngày Doanh nhân Việt Nam cho thấy nghề kinh doanh không những được thừa nhận, khuyến khích mà còn được tôn vinh. Đặc biệt, nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 10 (2006) cho phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân đã khẳng định một cách mạnh mẽ và toàn diện về vai trò của nghề kinh doanh, của đội ngũ doanh nhân đối với sự phát triển chung của xã hội.
Luật đầu tư 2005 ra đời có hiệu lực vào tháng 7/2006 là dấu hiệu tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động đầu tư đặc biệt là trong ngành công nghiệp Việt Nam. Các chính sách bảo đảm đầu tư chung, khuyến khích đầu tư hấp dẫn thể hiện thái độ cởi mở của nhà nước trong hoạt động đầu tư. Tất cả tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Gần đây nhà nước đề ra nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, cụ thể là nghiên cứu phát triển các thành tựu khoa học công nghệ và ứng dụng chúng vào hoạt động doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh.
- Doanh nghiệp Việt Nam luôn rất năng động
Giáo sư Koenraad Tommissen là giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn, làm tư vấn cho nhiều doanh nghiệp châu Âu và giảng viên của nhiều trường đại học có chuyên ngành quản trị kinh doanh. Ông chia sẻ góc nhìn của mình về kinh doanh ở Việt Nam: Đề cập đến các điểm mạnh: Doanh nghiệp Việt Nam luôn rất năng động, họ có thể làm việc nhiều hơn các đồng nghiệp ở những nước khác rất nhiều và trên hết chính là sự tự giác sáng tạo, đổi mới. Họ tò mò và ham thích học hỏi. Tuy nhiên, họ có thể trao đổi thêm kinh nghiệm và kiến thức với những đồng nghiệp trong nước. Điểm mạnh của doanh nhân Việt là rất cần cù chịu khó, không ngại gian khổ, khó khăn, sức làm việc tốt, khả năng chịu áp lực cao.
Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ là trên 95%, làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lý thuyết).
2. Điểm yếu
- Nguồn nhân lực chất lượng thấp
Lực lượng lao động chủ yếu vẫn là lao động giản đơn, khi có đến 65,3 % lao động không qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào (2011). Xét trên bình diện chung, giá lao động của Việt Nam hiện ở mức thấp so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan
Đánh giá về chất lượng lao động Việt Nam thông qua năng suất lao động, TS. Hồ Đức Hùng (Đại học Kinh tế TPHCM) so sánh: năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, và Nhật Bản tới 135 lần! Ông cũng bày tỏ quan điểm: “Nếu coi lao động giá rẻ (chất lượng thấp) như một lợi thế thì sai lầm, bởi yếu tố quyết định đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất lao động”. Dựa trên chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2009-2010, Việt Nam xếp thứ 75/133 quốc gia về năng suất lao động, trong khi đó vị trí của Singapore là 3, Malaysia 24, Thái Lan 36
Khuyến cáo của TS. Christian H.M. Ketels, cố vấn đặc biệt Học viện Chiến lược và Cạnh tranh Harvard: “Việt Nam sẽ bị mắc ở mức phát triển hiện nay nếu không có giải pháp thay đổi nguồn nhân lực”.
- Do hoàn cảnh đất nước mới mở cửa và hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không được đào tạo đầy đủ, cơ bản kiến thức về kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập toàn cầu
Tính đến năm 2010 Việt Nam mở cửa nền kinh tế được 20 năm và Hội nhập WTO được 3 năm. Phần lớn doanh nhân Việt có xuất phát điểm rất thấp về nhiều điều kiện để kinh doanh, gìờ đây buộc phải cạnh tranh trong môi trường Hội nhập, họ đang phải nỗ lực rất nhiều.
Tuy nhiên quá trình mở cửa nền kinh tế chậm cũng là một trong những điểm mạnh, vì có thời gian để quan sát và học hỏi từ những nền kinh tế đi trước.
Năm 2009 là năm khó khăn đối với xuất khẩu Việt Nam, giữ kỷ lục về số lượng các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam với 42 vụ kiện.
Điển hình nhất là ngày 22/12/2009, liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu chính thức thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũi da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc thêm 15 tháng. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam.
Doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin để có sự chuẩn bị đối phó kịp thời trước mọi diễn biến của thị trường.
- Doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm quản lý, nhất là quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, phạm vi hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia, trong đó, một số lại tự ti hoặc tự thỏa mãn với những kết quả hiện tại.
Nhiều doanh nghiệp vẫn coi nhẹ nhân tố quản lý mà chỉ đề cao đến vốn và thị trường. Đặc biệt, trong các tổ chức kinh tế có quy mô lớn và thuộc sở hữu nước thì vấn đề cải thiện chất lượng quản lý diễn ra rất chậm. Thời gian qua chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp song tốc độ còn chậm, chưa đạt được mục tiêu. Cổ phần hoá chỉ diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp, bộ máy quản lý sau cổ phần hoá không thay đổi, một bộ phận cổ đông chưa hiểu hết quyền lợi và nghĩa vụ nên vai trò giám sát cũng như trách nhiệm còn hạn chế. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp là tự tổ chức đào tạo (chiếm 85,06%), ít đào tạo qua hệ thống các cơ sở chuyên đào tạo về quản lý.
- Tầm nhìn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp, rõ rang; marketing còn yếu kém
Giáo sư Koenraad Tommissen cũng nêu ý kiến: vấn đề quan trọng, đồng thời cũng dễ hiểu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là họ muốn thu được lợi nhuận tức thì. Ai ai cũng nhắm vào khoản lợi trước mắt. Họ không hề hiểu rằng việc đầu tư vào tương lai là rất quan trọng. Cùng với những thói quen lạc hậu là vấn đề về sự hành xử chưa đúng đắn trong phạm trù đạo đức kinh doanh.
Thiếu chiến lược kinh doanh rõ ràng
- Chưa làm rõ vị trí và hướng kinh doanh cho doanh nghiệp trên thị trường, mặc dù đã có doanh thu
- Đánh giá thị trường: cơ hội và thách thức kinh doanh, công nghệ, khách hàng và các đối thủ chính yếu; nhiều khi thị trường đã thay đổi lớn mà doanh nghiệp vẫn bình chân như vại
- Nội lực doanh nghiệp - điểm mạnh và điểm yếu: chưa thường xuyên tự đánh giá lại doanh nghiệp để biết nội lực trong quá trình phát triển
- Thiếu hoặc hoàn toàn không có chiến lược sản xuất, kinh doanh qua từng thời kỳ
- Chưa có sự chia sẻ tầm nhìn giữa bộ máy lãnh đạo và thực thi
Sản xuất, dịch vụ vẫn chưa hướng tới khách hàng
- Chưa thiết lập được hệ thống quản lý hiệu quả, chi phí, giảm thiểu tối đa những chi phí không tạo ra giá trị gia tăng
- Chưa thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng, liên tục cải tiến chất lượng; thiếu kiểm soát chất lượng nên không đồng đều, giảm sút chu đáo và mất dần khách hàng
- Chưa tạo được môi trường thúc đẩy sản xuất và sáng tạo
- Không đánh giá được sự thỏa mãn khách hàng, đặc thù doanh nghiệp nên ngộ nhận về sự thành công
Marketing còn yếu kém
- Thiếu hoạch định chiến lược marketing, định vị sản phẩm (đối tượng khách hàng và sự khác biệt)
- Xem việc phát triển thương hiệu là sự quảng cáo mà không coi phát triển thương hiệu như phát triển một con người hoàn thiện
- Không thiết lập được hệ thống phân phối
- Khả năng liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp kém, thậm chí không có
Trên thế giới, việc liên kết để tạo thành các tập đoàn khổng lồ có sức mạnh chi phối thị trường đã được tiến hành từ rất lâu. Thế nhưng ở Việt Nam, điều này dường như vẫn không được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Câu tục ngữ xưa: "Buôn có bạn, bán có phường" dường như ngày nay không được nhiều doanh nghiệp coi trọng bởi lối tư duy ngắn hạn. Hậu quả là rất nhiều cơ hội lớn đã bị bỏ qua do đối tác nước ngoài đặt hàng lớn nhưng doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng, trong khi lại không chịu liên kết với doanh nghiệp khác cùng làm.
Việc các doanh nghiệp không chịu liên kết với nhau có nhiều lý do, như sợ lộ thị trường, mất khách hàng, lộ thông tin và chỉ liên kết khi khó khăn. Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam chia sẻ: "Trước đây, trong thời điểm thuận lợi, nhu cầu liên kết của các doanh nghiệp trong ngành dệt may không rõ ràng; trong khó khăn, sự liên kết trở thành một xu thế tất yếu để giảm bớt rủi ro và chia sẻ kinh nghiệm". Đại diện Hiệp hội chè cũng từng cho biết, bình thường, các doanh nghiệp thuộc hiệp hội không có khái niệm liên kết với nhau, thậm chí còn dè chừng, cảnh giác nhau; nhưng khi bị đối tác nước ngoài điều tra kiện bán phá giá, các doanh nghiệp bỗng “thân” nhau lạ, liên kết, chia sẻ với nhau một cách tự nhiên.
Nhìn chung, các điểm yếu này không phải là quá trầm trọng, những rõ ràng nếu không được khắc phục có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng xấu và ngày càng lớn đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cải tạo môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp như: cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, các chính sách chế độ liên quan; hệ thống thông tin quốc gia;... Có chính sách, chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, nhất quán, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hợp lý, linh hoạt. Chính phủ cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, doanh nhân vươn ra thế giới; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào Việt Nam.
Các điểm mạnh và điểm yếu trên đã khiến toàn cầu hóa tác động đến hoạt động của doanh nghiệp với những cơ hội và thách thức sau
3. Cơ hội
- Thị trường rộng lớn
Cơ hội thị trường quốc tế sẽ ngày càng rộng mở cho các doanh nghiệp cùng với tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định kể cả trên thị trường thế giới và trong nước. Các nguyên tắc, quy định của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế đều bảo đảm cho các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu, đầu tư và sản xuất, kinh doanh với các điều kiện ổn định, minh bạch và có khả năng dự đoán trước.
Đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. WTO mang lại một cơ hội toàn diện về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường vốn và thị trường lao động. Tham gia vào một không gian kinh tế lớn hơn rất nhiều, hệ thống chính sách luật pháp minh bạch, phân công lao động toàn cầu. Tự do hoá thương mại và đầu tư trong WTO tập trung vào việc tăng cường tiếp cận và mở rộng thị trường, cắt giảm và dần dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn các hàng rào thuế quan và phi thuế đối với thương mại và đầu tư. Các thành viên hợp tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các cam kết cải cách kinh tế và tiến tới thương mại, đầu tư an toàn, tự do và thông thoáng hơn. Các thành viên của WTO sẽ thực hiện lộ trình giảm thuế và xử lý các rào cản thương mại sau biên giới, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp trong khu vực và tạo điều kiện cho việc kinh doanh dễ dàng và chi phí rẻ hơn.
- Thu hút vốn đầu tư, các nguồn tài trợ từ nước ngoài
Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên đối mặt với khả năng tài chính hạn hẹp do tiềm lực vốn đất nước chưa đủ mạnh. Quá trình toàn cầu hóa với làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các chủ đầu tư nước ngoài, các nguồn tài trợ vốn từ các tổ chức lớn như Ngân hàng thế giới (WB),là cơ hội rõ ràng để các doanh nghiệp Việt giải tỏa cơn khát vốn bấy lâu.
Tham gia vào WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dòng vốn FDI di chuyển đến những nơi đầu tư có hiệu quả. Như vậy, các nước nếu biết khai thác tốt các lợi thế so sánh của đất nước mình sẽ có thể tăng cường thu hút vốn FDI phục vụ cho quá trình phát triển đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của các nước NIC, các con rồng châu Á, một số nước ASEAN, Trung Quốc... nhờ một phần quan trọng vào nguồn vốn FDI và các nguồn vốn bên ngoài khác. Thực tế cho thấy những nước đang phát triển bứt lên được về kinh tế trong hai ba thập kỷ vừa qua là những nước biết nắm bắt các cơ hội thuận lợi trong thương mại và đầu tư mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra. Đó là những nước đã thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong số các nước đang phát triển, đồng thời là những nước có chính sách kinh tế dựa trên nguyên tắc tự do hoá và hướng ngoại mạnh.
Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh trong thu hút FDI, cụ thể là:
Ổn định cao về chính trị, xã hội.
Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và liên tục.
Đạt được nhiều thành tựu đối ngoại: Từ chỗ bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh khủng hoảng đầy khó khăn của CNXH, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các nước trên khắp năm châu. Hiện Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 165 nước và có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước láng giềng ngày càng thêm gắn bó, quan hệ Việt Nam – EU được thắt chặt, Việt Nam đã nối lại quan hệ với Nga, gia nhập ASEAN, trở thành thành viên APEC, ASEM và WTO.
Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động: Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tuy đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất thế giới với tốc độ phát triển kinh tế cao hơn các khu vực khác.
Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ
Có lợi thế về một số loại chi phí đầu tư: chi phí thuê đất, chi phí viễn thông, giá nước
- Có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và trình độ quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực đến việc thay thế và đổi mới công nghệ, thông qua các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận, giúp cho các nước, nhất là các nước đi sau phát triển nhanh hơn, theo con đường đi ngắn hoặc rút ngắn, đón đầu. Đối với các nước đang phát triển thì thông qua hoạt động chuyển giao để thay thế, đổi mới công nghệ là chính, đặc biệt thông qua FDI. Ngoài ra còn học hỏi được những kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến của các nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh
- Cơ hội khẳng định được vị thế của doanh nghiệp
Trong tiến trình hội nhập, các hình thức hỗ trợ truyền thống rất phổ biến của Nhà nước cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế bao cấp như: trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu ưu đãi, thưởng xuất khẩu, độc quyền kinh doanh... sẽ phải giảm dần theo các cam kết quốc tế, làm gia tăng mạnh mẽ áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đây là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp tự vươn lên khẳng định mình. Bởi vì, việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường.
Và để cạnh tranh, trước tiên doanh nghiệp Việt phải xác định được vị thế của mình trên bản đồ kinh doanh toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất của UNDP về 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam thì chúng ta chưa có doanh nghiệp lớn tầm cỡ thế giới. Những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam chỉ mới tương đương với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát triển. Tuy vậy, đây chưa hẳn là một thực tế đáng buồn bởi khi nhìn lại quá trình lịch sử, nghề kinh doanh của Việt Nam chỉ vừa được khôi phục trong một thời gian không dài.
Trong thời gian gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trên thị trường toàn cầu (Phở 24, bưởi Năm Roi, )
Ví dụ: Năm 2009 Công ty cổ phần Trung Nguyên khai trương một nhà máy chế biến cà phê có công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới ở Việt Nam - một cấu phần của Dự án "Thủ phủ cà phê toàn cầu" do Trung Nguyên đề xướng và đang triển khai: Việc Trung Nguyên khai trương nhà máy chế biến cà phê có công nghệ hiện đại nhất thế giới, tuy là một sự kiện bình thường của hoạt động kinh doanh, lại chứa đựng một hàm ý rõ ràng: để thắng trong cạnh tranh quốc tế và khẳng định mình là không nhỏ, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng đạt tới đỉnh cao công nghệ của thế giới. Và các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đó. Dĩ nhiên, công nghệ cao chỉ là một phần, dù là phần rất quan trọng, của cuộc chơi chinh phục mà doanh nghiệp Việt Nam hướng tới.
- Cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi học hỏi với các doanh nghiệp khác trên thế giới
4. Thách thức
Thách thức bắt nguồn từ bản thân các doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn rất hạn chế
Các doanh nghiệp sẽ phải chịu gia tăng sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngay tại thị trường nội địa. Bởi vì, khi thị trường nội địa "mở cửa", các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ như doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, sự bảo hộ của Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng phải từng bước cắt giảm, xóa bỏ.
Hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm Việt Nam thấp, yếu tố vốn trong cơ cấu giá thành sản phẩm không cao, chủ yế