1. Mở đầu
Trong xu hướng đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay, con người dễ dàng tiếp cận tri thức thông qua nhiều phương
tiện bởi giáo dục đã thay đổi từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Một trong những giải pháp
giáo dục hiện đại nhằm định hướng và phát triển năng lực người học đó là tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN)
trong dạy học, thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành”. Thông qua các HĐTN, học sinh (HS) có nền tảng tư duy
độc lập, chủ động tìm lời giải cho các vấn đề của môn học và các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt, vai trò lớn nhất
của các HĐTN chính là mang lại sự yêu thích môn học cho người học - một yếu tố quan trọng trong học tập.
Ở tiểu học, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, HĐTN là hoạt động giáo dục bắt buộc và được thực hiện
xuyên suốt ở tất cả các môn học. Đối với môn Toán, HĐTN đã được hướng dẫn theo từng lớp học. Tuy nhiên, việc
tổ chức các HĐTN như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Toán ở tiểu học luôn là vấn đề mà giáo
viên (GV) chú trọng, bởi đây là môn học đòi hỏi HS phải chủ động phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát
hóa cao hơn so với các môn học khác.
Bài viết đề cập việc tổ chức một số HĐTN Toán học cho HS tiểu học. Hi vọng thông qua các HĐTN toán học
gắn liền với thực tiễn sẽ giúp HS thấy được sự gần gũi cũng như tính ứng dụng của toán học, kích thích các em tư
duy sáng tạo khi gặp bất cứ tình huống toán học nào trong thực tế.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 55-60 ISSN: 2354-0753
55
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Đặng Thị Thúy Hồng
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
Email: danghong.tthn@gmail.com
Article History ABSTRACT
Received: 05/5/2020
Accepted: 22/5/2020
Published: 25/5/2020
At primary schools, under the new general education program,
experiential activities are compulsory education activities and are
implemented throughout all subjects. The paper proposed the process of
organizing experience activities in teaching mathematics at primary
schools, some forms and methods of organizing experience activities in
teaching mathematics at primary schools, organizing a number of
activities related to specific experience in teaching Maths. Learning
through experience is important in connecting theory and practice,
helping students be more interested in learning. Based on the content of
each lesson, each topic, teachers can design experiential activities,
thereby contributing to improving the effectiveness of teaching Maths.
Keywords
experiential activities,
students, teaching Maths,
primary schools.
1. Mở đầu
Trong xu hướng đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay, con người dễ dàng tiếp cận tri thức thông qua nhiều phương
tiện bởi giáo dục đã thay đổi từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Một trong những giải pháp
giáo dục hiện đại nhằm định hướng và phát triển năng lực người học đó là tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN)
trong dạy học, thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành”. Thông qua các HĐTN, học sinh (HS) có nền tảng tư duy
độc lập, chủ động tìm lời giải cho các vấn đề của môn học và các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt, vai trò lớn nhất
của các HĐTN chính là mang lại sự yêu thích môn học cho người học - một yếu tố quan trọng trong học tập.
Ở tiểu học, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, HĐTN là hoạt động giáo dục bắt buộc và được thực hiện
xuyên suốt ở tất cả các môn học. Đối với môn Toán, HĐTN đã được hướng dẫn theo từng lớp học. Tuy nhiên, việc
tổ chức các HĐTN như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Toán ở tiểu học luôn là vấn đề mà giáo
viên (GV) chú trọng, bởi đây là môn học đòi hỏi HS phải chủ động phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát
hóa cao hơn so với các môn học khác.
Bài viết đề cập việc tổ chức một số HĐTN Toán học cho HS tiểu học. Hi vọng thông qua các HĐTN toán học
gắn liền với thực tiễn sẽ giúp HS thấy được sự gần gũi cũng như tính ứng dụng của toán học, kích thích các em tư
duy sáng tạo khi gặp bất cứ tình huống toán học nào trong thực tế.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Một số quan niệm về hoạt động trải nghiệm
Theo Phạm Quang Tiệp (2017): HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó HS dựa trên sự tổng hợp kiến thức của
nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kĩ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn và tham gia các hoạt động cộng đồng
dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một
số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này.
Theo Bộ GD-ĐT (2018b): HĐTN ở tiểu học và HĐTN, hướng nghiệp ở THCS và THPT (sau đây gọi chung là
HĐTN) là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó HS dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều
lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng
đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung
và một số năng lực thành phần đặc thù (như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề
nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống,...).
Theo Nguyễn Hữu Tuyến (2018): Học tập môn Toán thông qua HĐTN là quá trình người học được tiếp cận hoặc
làm việc trực tiếp trên đối tượng học tập môn Toán; huy động những kinh nghiệm của bản thân để có được kinh
nghiệm mới nhằm nâng cao nhận thức, giá trị sống của bản thân về thế giới khách quan.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 55-60 ISSN: 2354-0753
56
Theo chúng tôi, HĐTN là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó HS huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ
năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động
phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù, nâng cao nhận thức về thế giới khách quan.
2.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở tiểu học
Theo Bộ GD-ĐT (2018b), các nội dung của HĐTN ở tiểu học nằm ở giai đoạn giáo dục cơ bản, cụ thể: Tập trung
vào các hoạt động khám phá, rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân
trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với HS cũng được tổ chức thực hiện
với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.
Mặt khác, ở trường tiểu học hiện nay, việc tổ chức các HĐTN phụ thuộc vào sự chủ động, tự giác của đội ngũ
GV của nhà trường. Do đó, khi tổ chức một HĐTN trong dạy học môn Toán ở tiểu học, GV cần thực hiện theo một
quy trình nhất định để các HĐTN tích hợp vào trong các hoạt động học tập một cách hợp lí, mang lại hiệu quả học
tập tích cực đối với HS.
Trên cơ sở lí thuyết về HĐTN của David A. Kolb (2015), quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn Toán ở
tiểu học được đề xuất gồm 4 bước sau:
Bước 1: Giới thiệu HĐTN. Trước khi tiến hành tổ chức hoạt động, GV cần giới thiệu cho HS về hoạt động mà
các em sẽ tham gia như: tên hoạt động, mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động. HS khối lớp 1 và lớp 2 chủ yếu sử
dụng biểu tượng để ghi nhớ. Do vậy, GV có thể giới thiệu HĐTN thông qua tranh ảnh, mô hình, biểu tượng sinh
động. Đối với HS khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5, có sự phát triển cao hơn về tư duy logic, GV có thể sử dụng các giáo cụ
tổng hợp (bao gồm cả trực giác và thính giác) như máy chiếu để kể một câu chuyện, đặt ra một tình huống dẫn dắt,
đưa HS vào tâm thế sẵn sàng và chủ động, hứng thú với việc học tập.
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ trải nghiệm cho HS. GV sẽ truyền đạt một cách rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ nội
dung, nhiệm vụ, thời gian, yêu cầu, thứ tự thực hiện, cách đánh giá kết quả. Sau đó, GV sẽ lắng nghe ý kiến phản hồi
và giải đáp những thắc mắc từ HS. Trong giai đoạn này, GV có thể nhắc nhở, ghi chú cho HS các yếu tố như: đối
tượng thực hiện, thời gian, nhiệm vụ từng nhóm, từng cá nhân.
Bước 3: Tổ chức HĐTN.
- Trải nghiệm cụ thể. Tổ chức cho HS tham gia các trải nghiệm cụ thể thông qua một câu hỏi động não, một trò
chơi, hoặc tổ chức tham quan dã ngoại liên quan đến nội dung học tập, qua đó ôn tập, đánh giá được kiến thức, kĩ
năng đã có của HS trước khi vào vấn đề mới. Tùy theo nhiệm vụ cụ thể, HS huy động những kiến thức, kinh nghiệm
đã có của mình liên quan đến việc giải quyết nhiệm vụ, tình huống học tập đó.
- Quan sát, đối chiếu, phản hồi. Sau khi trải nghiệm cụ thể, HS sẽ suy nghĩ, có các ý tưởng, nhận định về sự vật,
hiện tượng. GV cần bao quát, kịp thời điều chỉnh, hướng HS vào các HĐTN; tạo điều kiện cho các nhóm (hoặc cá
nhân) đều được tham gia trải nghiệm; ghi nhận những kết quả, ý tưởng mà HS tạo ra; sử dụng những câu hỏi gợi mở,
hỗ trợ HS trong quá trình trải nghiệm và xử lí kết quả trải nghiệm.
- Hình thành tri thức mới. Thông qua việc giải quyết các vấn đề ở trên, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, mỗi
nhóm, cá nhân sẽ trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, từ đó GV lựa chọn những phán đoán, cách giải quyết
vấn đề phù hợp để hình thành kiến thức mới cho HS.
- Vận dụng tri thức mới. HS vận dụng những kết quả trải nghiệm ở giai đoạn 3 vào giải quyết nhiệm vụ hoặc vấn
đề học tập gắn liền với thực tiễn, từ đó khắc sâu thêm kiến thức mới vừa được lĩnh hội.
Bước 4: Đánh giá HĐTN. Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất của hoạt động, GV đánh giá lại toàn bộ quá
trình HĐTN, các mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của từng HS, giúp các em có cơ hội nhìn nhận, chiêm
nghiệm lại những hoạt động mình đã trải qua, những gì làm được, chưa làm được, cần cố gắng ở kiến thức, kĩ năng
nào. Đối với HS tiểu học, cần hướng đến những cảm xúc của HS bởi sẽ có một số em gặp khó khăn trong học tập.
Những cảm xúc tiêu cực đó cần được GV và các bạn hỗ trợ để vượt qua, tiếp tục thực hiện hoạt động. Bên cạnh đó,
GV sẽ hướng đến cảm xúc tích cực của các em khi tham gia như: rất vui khi được tham gia, rất ngạc nhiên với kiến
thức thu nhận được, rất tự hào khi giải quyết được các nhiệm vụ. Việc các em tự hào về hành động của bản thân, sự
thay đổi của bản thân sẽ dẫn đến các hành động được lặp đi lặp lại, trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen của các em
chứ không còn là bài tập, nhiệm vụ được giao.
2.3. Một số hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở tiểu học
Theo Bộ GD-ĐT (2018a), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ở tiểu học đã dành thời lượng nhất định
để tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho HS (105 tiết/năm học). Về hình thức tổ chức các HĐTN,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 55-60 ISSN: 2354-0753
57
có rất nhiều gợi ý cho việc thực hiện tại các nhà trường, chẳng hạn: - Tiến hành các đề tài, dự án học tập, đặc biệt là
các đề tài và dự án về ứng dụng toán học vào thực tiễn; - Tổ chức các trò chơi học tập mới sẽ ra mắt trong một ngày
không xa; - Tổ chức câu lạc bộ toán học; - Tổ chức diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về toán học; - Ra báo tường (hoặc
nội san) về toán học; - Tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học, giao lưu với HS có khả năng và yêu
thích môn Toán,...
Để tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Toán ở tiểu học, có thể sử dụng các hình thức và phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan: là một phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức, hướng dẫn cho HS trực tiếp hoạt
động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp các em hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn
Toán (Vũ Quốc Chung, 2005).
- Phương pháp tổ chức nhóm học tập tương tác: (còn được gọi bằng các tên gọi khác như: Dạy học hợp tác, Dạy
học theo nhóm nhỏ), trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn,
mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của
nhóm được trình bày và đánh giá trước toàn lớp (Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, 2005).
- Phương pháp dạy học dự án: Là phương pháp dạy học mà GV xây dựng các tình huống có vấn đề từ thực tiễn
cuộc sống xung quanh liên quan đến nội dung học tập, từ đó đặt HS vào nhiệm vụ phải tự tìm ra giải pháp khả thi để
giải quyết tình huống. Thông qua quá trình tìm giải pháp, HS sẽ chiếm lĩnh được các nội dung học tập cùng các kĩ
năng mềm cho bản thân (Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, 2005).
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: Là phương pháp dạy học, trong đó GV tạo ra các tình huống có
vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, qua đó
chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục tiêu học tập.
- Phương pháp dạy học theo lí thuyết kiến tạo: Là phương pháp dạy học, trong đó HS là chủ thể kiến tạo kiến
thức cho bản thân chứ không phải chỉ thu nhận một cách thụ động. Điều quan trọng nhất là trong quá trình xây dựng
kiến thức, HS cần dựa trên những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước.
- Phương pháp tổ chức trò chơi học tập: Là phương pháp GV thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan
đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, tạo hứng thú học tập cho HS. Thông qua trò chơi
học tập, HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời các em phát huy được tính tự giác.
Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó tùy vào nội dung trải nghiệm, GV cần có sự lựa
chọn, phối hợp linh hoạt.
2.4. Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở tiểu học
Các HĐTN trong dạy học môn Toán là rất phong phú và đa dạng, nó phụ thuộc vào sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi
GV đối với những kiến thức toán học lựa chọn để khai thác. Dưới đây là một số ví dụ minh họa HĐTN ở tiểu học
có thể áp dụng từ lớp 1 đến lớp 5. Tùy vào từng lớp học, đối tượng mà mức độ khó của hoạt động và cách tiến hành
có thể thay đổi sao cho phù hợp.
2.4.1. Hoạt động trải nghiệm với bài toán “Lát mặt phẳng”
Bài toán “Lát mặt phẳng” dựa trên nguyên lí: Hoàn toàn có thể lát kín mặt phẳng bởi các hình đa giác, với cơ sở
là hình vuông, hình tam giác đều, hình lục giác đều. Cắt hình đa giác cơ sở, sau đó sử dụng các phép dời hình dịch
chuyển và lắp ghép các mảnh cắt lại với nhau tạo thành hình mới, gọi là hình đơn vị. Với một hình đơn vị hoàn toàn
có thể lát kín mặt phẳng bằng các phép dời hình. Từ những hình đa giác cơ sở đến các hình đơn vị là sự sáng tạo
không giới hạn, phụ thuộc vào trí tưởng tượng và kinh nghiệm của người thiết kế (xem hình 1).
a) Các bước tạo hình đơn vị từ một hình lục giác đều
b) Hình đơn vị được hoàn thiện
và có thể lát kín mặt phẳng
Hình 1. Cách thiết kế một hình đơn vị
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 55-60 ISSN: 2354-0753
58
GV có thể tổ chức HĐTN theo chủ đề “Sự giao thoa giữa toán học và nghệ thuật” với các bước sau:
Bước 1. Giới thiệu về HĐTN. GV cho HS quan sát các hình ảnh trong thực tế về kiến trúc, mĩ thuật, thời trang,
nhận diện những biểu tượng toán học trong bức tranh, từ đó gợi cho HS hứng thú về HĐTN (xem hình 2).
a) Tessellation trong tự nhiên
b) Lát vỉa hè bằng hình đơn vị
ghép bởi 3 lục giác đều
c) Tác phẩm “Horseman”
của họa sĩ thiên tài MC Escher
Hình 2. Một số hình ảnh liên quan đến HĐTN
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ trải nghiệm cho HS với trò chơi “Mảnh ghép sắp màu”.
Mục đích: Củng cố cho HS những kiến thức hình học cơ bản về hình tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật,
hình lục giác đều. Đồng thời, giúp HS phát triển tư duy sáng tạo, nhận biết được vẻ đẹp và ứng dụng của toán học
trong nghệ thuật và trong cuộc sống hàng ngày.
Thời gian: 45 phút.
Chuẩn bị: Giấy màu, bút màu, kéo, các hình đơn vị (xem hình 3), nam châm để treo bảng và 4 tờ giấy khổ A0.
Hình 3. Một số hình minh họa bài toán “Lát mặt phẳng”
Số người chơi: Cả lớp chia làm 04 nhóm, mỗi nhóm có 01 nhóm trưởng.
Nội dung hoạt động: - HS sử dụng hình của tổ mình bốc thăm được, lát kín tờ giấy A0, sao cho các hình không
chồng lên nhau và không có kẽ hở; - Sử dụng bút màu trang trí các mảnh ghép bằng sự sáng tạo theo nhiều cách (thời
gian hoàn thành của mỗi nhóm là 45 phút); - Khi hoàn thành sản phẩm, đại diện các nhóm sẽ thuyết trình về sản
phẩm của nhóm mình, ý tưởng sáng tạo trong bức tranh và bài học được rút ra sau phần thi.
Bước 3: Tổ chức HĐTN.
Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể. HS tham gia trò chơi một cách tự nhiên, dựa vào kĩ năng, kinh nghiệm đã có để
đưa ra các phương án. GV quan sát, điều khiển trò chơi, chuẩn bị một số phương án, tình huống hỗ trợ khi HS gặp
khó khăn.
Giai đoạn 2: Quan sát, đối chiếu, phản hồi. GV hướng dẫn HS quan sát, đối chiếu, so sánh về kích thước, vị trí
giữa các hình đơn vị với nhau và với mặt phẳng lát, từ đó biết cách loại bỏ những phương án không phù hợp.
Giai đoạn 3: Hình thành tri thức mới. Các nhóm trình bày sản phẩm, nêu cách thực hiện. Thông qua trải nghiệm cụ
thể cũng như quan sát các kết quả, HS dễ dàng thấy một quy tắc chi phối đó là tính đối xứng. Từ một hình đơn vị có thể
xoay, lật, hoặc trượt để sang vị trí hình khác. Từ đó, HS có thể sáng tạo thêm các hình đơn vị khác nhau.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 55-60 ISSN: 2354-0753
59
Giai đoạn 4: Vận dụng tri thức mới. HS vận dụng kết quả có được cùng với kiến thức hình học đã có để sáng tạo,
thiết kế các hình đơn vị, trang trí các sản phẩm.
Bước 4. Đánh giá HĐTN. Kết quả được các nhóm và GV đánh giá theo bảng tiêu chí sau:
Tiêu chí Tốt (8-10 điểm) Khá (7-8 điểm)
Trung bình
(5-6 điểm)
Đánh
giá
Tốc độ Nhanh nhất Nhanh thứ hai
Chất lượng
Đảm bảo chính xác nguyên
tắc lát mặt phẳng.
Đảm bảo tương đối 02
nguyên tắc lát mặt phẳng.
Chưa đảm bảo 02
nguyên tắc.
Thẩm mĩ
Phối hợp màu sắc hợp lí. Sản
phẩm có tính thẩm mĩ cao.
Phối hợp màu sắc hài hòa,
nhưng chưa có sự tương phản.
Chưa có sự phối
hợp màu sắc.
Tổng
Đội thắng là đội có tổng điểm cao nhất. Quà cho đội chiến thắng có thể là bánh kẹo hoặc bút, thước. Sản phẩm
sáng tạo của các nhóm sẽ được trưng bày tại lớp học.
2.4.2. Hoạt động trải nghiệm đối với trò chơi “Bốc sỏi”
Bốc sỏi (hay còn gọi là NIM) là một trò chơi trải nghiệm toán học thú vị cho hai người chơi. Người ta có thể chơi
trò chơi với bất kì vật dụng nào: viên sỏi, các mảnh giấy, đồng xu, miếng gỗ,... Trò chơi này bắt đầu du nhập vào
châu Âu từ thế kỉ XV. Đến năm 1901, Charles Bouton, một giáo sư toán học tại Đại học Havard đã công bố một
chiến lược chơi để người chơi trước/sau luôn giành chiến thắng dựa trên lí thuyết về số học.
Trò chơi này có thể tổ chức với nhiều phiên bản khác nhau. Với HS ở tiểu học, chúng ta có thể sử dụng phiên
bản gốc: Có A viên sỏi, mỗi lượt chơi, một người chơi lần lượt bốc sỏi, tối thiểu là 01 viên, tối đa x viên. Ai bốc được
viên sỏi cuối cùng là người thắng cuộc/thua cuộc.
Với cách hướng dẫn luật chơi bên dưới, người quản trò được hiểu là người dẫn dắt trò chơi sao cho đạt được hiệu
quả hấp dẫn người chơi nhất. Ban đầu, GV cần làm người quản trò, khi HS đã chiếm lĩnh được luật chiến thắng trò
chơi, HS có thể đóng vai quản trò để chơi với các bạn khác.
Bước 1: Giới thiệu về HĐTN. GV đưa ra thử thách: “Bịt mắt đoán đồ vật” để HS đoán đúng tên đồ vật được
chuẩn bị trong hộp kín (có thể các viên sỏi, đồng xu, kẹo), thu hút sự chú ý của HS.
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ.
Mục đích: Giúp HS ôn tập kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm, vận dụng thành thạo lí thuyết về phép chia hết và phép
chia có dư vào giải quyết các vấn đề tương tự một cách linh hoạt, qua đó phát triển tư duy thuật toán cho HS.
Thời gian: 30 phút.
Số người chơi: Cả lớp.
Chuẩn bị: Sỏi trắng hoặc hạt đậu, sơ đồ các trận đấu.
Nội dung hoạt động: - Mỗi cặp được phát 29 viên sỏi, mỗi lượt, một người chơi lần lượt bốc sỏi trong đống, tối
thiểu 01 viên, tối đa 04 viên. Ai là người bốc viên cuối sẽ chiến thắng; - Đấu theo cặp trong nhóm (mỗi cặp 1 lượt)
theo sơ đồ để tìm ra người xuất sắc nhất tham gia các trận đấu vòng trong. GV điều hành và làm cố vấn cung cấp
thông tin về kiến thức chơi trò chơi.
Bước 3: Tổ chức HĐTN.
Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể. Tất cả HS đều được tham gia trò chơi. HS bị loại có thể tiếp tục quan sát vòng
tiếp theo.
Giai đoạn 2: Quan sát, đối chiếu, phản hồi. Thông qua các kết quả được lưu lại, HS sẽ rút ra những kinh nghiệm
riêng cho bản thân.
Giai đoạn 3: Hình thành tri thức mới. HS bắt đầu đoán được thuật toán: Nếu ai bốc được viên sỏi thứ 24 thì người
đó chắc chắn sẽ bốc được viên cuối cùng. Nếu bốc được viên thứ 19 thì chắc chắn bốc được viên thứ 24. Vậy nếu
biết luật, người đi trước sẽ luôn là người chiến thắng. Vì chỉ cần bốc các viên sỏi thứ 4; 9; 14; 19; 24 sẽ bốc được
viên thứ 29. Ở lớp 3 trở đi, HS đã được học phép chia hết và phép chia có dư, do đó GV có thể liên hệ kiến thức giúp
HS hiểu rõ hơn.
Giai đoạn 4: Vận dụng tri thức mới. HS vận dụng kết quả thu được cùng với kĩ năng tính toán để mở rộng trò
chơi với mức độ khó hơn như thay đổi số lượng sỏi, Tuy nhiên, trong quá trình chơi trực tiếp, việc tính ra được
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 55-60 ISSN: 2354-0753
60
kết quả trong luật chơi là không dễ dàng. Vì thế, trong quá trình chơi trực tiếp, ai nhanh trí hơn sẽ là người chiến
thắng. Đây chính là điểm thú vị mang đến cho người chơi.
2.5. Một số kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Toán cho họ