Ứng dụng một số bài tập luyện phát âm cho trẻ down 1-3 tuổi

1.1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp con người phát triển trong cộng đồng, phát triển tư duy, nhận thức, lĩnh hội những kiến thức bên ngoài một cách dễ dàng. Chính vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ một cách bình thường ở mỗi đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra là vô cùng quan trọng. Trong thực tế, với trẻ Down thì phải đến khoảng 4 - 5 tuổi trẻ mới nói được nhưng hạn chế về vốn từ, phát âm khó khăn. Điều đó làm cho trẻ Down kém phát triển trong nhận thức và học tập, khó hòa nhập các bạn cùng độ tuổi. Để hỗ trợ trẻ Down trong việc phát triển ngôn ngữ thì giáo viên, phụ huynh cần xây dựng cho trẻ một chương trình can thiệp sớm với những bài tập phát triển ngôn ngữ phù hợp, hạn chế những khiếm khuyết về ngôn ngữ giúp trẻ tự tin hòa nhập cộng đồng.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng một số bài tập luyện phát âm cho trẻ down 1-3 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 24 ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ DOWN 1-3 TUỔI Đỗ Biên (SV năm 3, Khoa GD Đặc biệt) GVHD: TS Nguyễn Thị Kim Anh 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp con người phát triển trong cộng đồng, phát triển tư duy, nhận thức, lĩnh hội những kiến thức bên ngoài một cách dễ dàng. Chính vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ một cách bình thường ở mỗi đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra là vô cùng quan trọng. Trong thực tế, với trẻ Down thì phải đến khoảng 4 - 5 tuổi trẻ mới nói được nhưng hạn chế về vốn từ, phát âm khó khăn. Điều đó làm cho trẻ Down kém phát triển trong nhận thức và học tập, khó hòa nhập các bạn cùng độ tuổi. Để hỗ trợ trẻ Down trong việc phát triển ngôn ngữ thì giáo viên, phụ huynh cần xây dựng cho trẻ một chương trình can thiệp sớm với những bài tập phát triển ngôn ngữ phù hợp, hạn chế những khiếm khuyết về ngôn ngữ giúp trẻ tự tin hòa nhập cộng đồng. 1.2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng các bài tập luyện phát âm cho trẻ Down từ 1-3 tuổi. 1.3. Khách thể nghiên cứu Ngôn ngữ của trẻ Down. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Các bài tập luyện phát âm cho trẻ Down từ 1-3 tuổi. 1.5. Giả thuyết khoa học Trẻ Down sẽ học nói và phát âm tốt hơn nếu được can thiệp sớm với những bài tập luyện phát âm phù hợp. 2. Phần nội dung 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề chung về hội chứng Down Khái niệm về Hội chứng Down Năm học 2009– 2010 25 Hội chứng Down là một khiếm khuyết về di truyền thường gặp nhất, liên quan đến chậm phát triển trí tuệ. Trẻ mắc Hội chứng Down có 3 nhiễm sắc thể 21 thay vì có 2 như trẻ bình thường. Nguyên nhân gây nên Hội chứng Down - Do đột biến nhiễm sắc thể. Trẻ Hội chứng Down có 3 nhiễm sắc thể 21 chứ không phải 2 nhiễm sắc thể 21 như bình thường. - Do di truyền cùng huyết thống. - Do bà mẹ lớn tuổi. 2.1.2. Những khó khăn về ngôn ngữ của trẻ hội chứng Down Cơ quan phát âm: Môi: không tròn môi, cơ môi yếu, môi trễ. Miệng: khoang miệng hẹp và nhỏ. Lưỡi: thường ngắn hay quá dài và dày so với miệng. Răng: mọc răng chậm, răng thường bị mẻ răng cưa, răng sún, sâu răng. Phát âm: Phát âm không tròn môi, số từ trẻ phát âm rất hạn chế chủ yếu là các nguyên âm và từ đơn. Giọng nói của trẻ bị ngọng nên rất khó trong việc phát âm đúng các từ. Nói: Sự khác biệt về cấu tạo của mặt và bắp thịt như: cơ mềm, hốc miệng nhỏ so với kích thước của lưỡi, thở bằng miệng làm giọng nói của trẻ khó nghe. Khó khăn khi nhớ cái đã nghe, câu chữ đã nói hay khó khăn trong việc sắp xếp lại các câu chữ để biểu đạt ngôn ngữ. Khả năng tổng quát hóa, suy nghĩ trừu tượng, hiểu khái niệm, nguyên tắc kém phát triển làm trẻ không nắm được hết ý trong lời nói. Trẻ Hội chứng Down bị hạn chế kỹ năng căn bản về cảm quan và nhận thức để phát triển kỹ năng nói và sử dụng ngôn ngữ. 2.2. Xây dựng các bài tập và thực nghiệm trên hai trường hợp điển hình 2.2.1. Cơ sở khoa học để xây dựng các bài tập Đặc điểm của trẻ Down. Kết quả đánh giá khả năng ngôn ngữ hiện tại của trẻ. Dựa trên các bài tập phát triển ngôn ngữ của trẻ 1-3 tuổi. 2.2.2. Nội dung các bài tập luyện phát âm Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 26 Nhóm 1: Các bài tâp phát triển cơ môi miệng * Bài tập 1: Mèo liếm sữa - Mục đích: Luyện tập sự mềm dẻo, linh hoạt của môi và lưỡi qua các động tác thè lưỡi, liếm môi, mím môi lại - Chuẩn bị: Kẹo mút, kem, sữa. - Phương pháp: Bước 1: Giáo viên ngồi đối diện với trẻ, giới thiệu trò chơi và yêu cầu trẻ tập trung. Bước 2: Giáo viên làm mẫu, đồng thời cho trẻ làm theo. Giáo viên bôi kem, hoặc sữa lên môi trẻ, sau đó bảo trẻ thè lưỡi ra để liếm kem, sữa trên môi. Bước 3: Cho trẻ thực hiện lại nhiều lần. * Lưu ý: Giáo viên có thể sử dụng tấm gương lớn khi dạy . * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập cho trẻ ở nhà có thể thay thế kem, sữa bằng một số loại thức ăn lỏng. Bài tập 2: Cái lưỡi dễ thương - Mục đích: Luyện tập sự mềm dẻo, linh hoạt của môi và lưỡi qua các động tác thè lưỡi, liếm môi - Chuẩn bị: Gương soi. - Phương pháp : Bước 1: Giáo viên ngồi đối diện với trẻ, giới thiệu bài tập. Bước 2: Giáo viên làm mẫu, đồng thời cho trẻ làm theo. Giáo viên và trẻ cùng ngồi trước gương, giáo viên và trẻ cùng thè lưỡi ra và bắt đầu đưa lên trên, xuống dưới, qua trái, qua phải. Bước 3: Cho trẻ thực hiện lại nhiều lần. * Lưu ý: Khi trẻ đã làm được thì bắt đầu cho trẻ làm nhanh hơn. * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập cho trẻ nhiều lần, ghi nhận việc trẻ thực hiện. Bài tập 3: Hãy làm theo thầy/ cô - Mục đích: Luyện tập sự mềm dẻo, linh hoạt của môi và lưỡi. - Chuẩn bị: Gương soi, phần thưởng cho trẻ. - Phương pháp: Bước 1: Giáo viên ngồi đối diện với trẻ, giới thiệu bài tập và yêu cầu trẻ tập trung. Năm học 2009– 2010 27 Bước 2: Giáo viên nói: Hãy nhìn và làm theo cô, giáo viên lần lượt hướng dẫn trẻ làm các động tác, bập môi, chu miệng, súc miệng, đá lưỡi...vv Bước 3: Cho trẻ thực hiện lại nhiều lần. Giáo viên khen ngợi trẻ khi trẻ làm tốt. * Lưu ý: Khi trẻ đã làm được thì bắt đầu cho trẻ làm nhanh hơn, nên thực hiện trước tấm gương lớn cho trẻ dễ quan sát. * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập cho trẻ nhiều lần, phụ huynh ghi nhận lại việc trẻ thực hiện. Bài tập 4: Gọi gà - Mục đích: Luyện cơ môi, hàm dưới và phát âm. - Phương pháp: Trò chơi. Cô: "Gà mẹ rất lo lắng vì gà con đi chơi từ sáng chưa chịu về. Bây giờ chúng mình cùng nhau giúp gà mẹ tìm gà con nha”. Cô làm mẫu những tiếng: pập...pập, chíp...chíp... v.v. Sau đó cho trẻ làm theo. * Lưu ý: Khi dạy nên kết hợp với tranh minh họa. * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập lại cho trẻ. Nhóm 2: Các bài tập phát triển luồng hơi Bài tập 1: Hút, thổi nước trong chai - Mục đích: Phát triển luồng hơi. - Chuẩn bị: Chai nhựa có nước, hoặc sữa, ống hút. - Phương pháp: + Bước 1: Giáo viên làm mẫu. Giáo viên ngồi đối diện với trẻ và làm mẫu động tác hút và thổi nước trong chai. Giáo viên hướng dẫn trẻ cách thổi và hút nước: miệng ngậm ống hút, phồng má thổi luồng hơi ra tạo thành bong bóng nước kêu sục sục. + Bước 2: Bé tập làm. Giáo viên thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, làm mẫu lại nếu trẻ làm sai. * Những lưu ý: - Ngồi ở vị trí thích hợp để trẻ dễ quan sát miệng giáo viên. - Giáo viên hướng dẫn chậm từng bước cho trẻ. - Động viên khuyến khích trẻ. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 28 * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập nhiều lần cho trẻ ở nhà, dạy mọi lúc mọi nơi, tạo tình huống dạy trẻ. Bài tập 2: Thổi bong bóng xà phòng - Mục đích: Phát triển luồng hơi. - Chuẩn bị: Đồ chơi thổi bong bóng. - Phương pháp: + Bước 1: Giáo viên làm mẫu. Giáo viên ngồi đối diện với trẻ và làm mẫu động tác thổi bong bóng xà phòng. Giáo viên hướng dẫn trẻ: Tay cầm que thổi nhúng vào chai. Sau đó, hóp má và chu miệng ra thổi vào đầu que thổi có chứa nước xà phòng. + Bước 2: Bé tập làm. Giáo viên thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, làm mẫu lại nếu trẻ làm sai. * Những lưu ý: - Giáo viên làm mẫu nhiều lần cho trẻ xem. - Động viên khuyến khích trẻ. * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập nhiều lần cho trẻ ở nhà, dạy mọi lúc mọi nơi, tạo tình huống dạy trẻ. Bài tập 3: Thổi nến - Mục đích: Phát triển luồng hơi. - Chuẩn bị: Nến, bánh kem giả hay thật, gấu bông. - Phương pháp: + Bước 1: Giáo viên làm mẫu. Giáo viên ngồi đối diện với trẻ và nói: “Hôm nay cô và con tổ chức sinh nhật cho bạn gấu nhé”. Giáo viên lấy bánh kem để lên bàn, sau đó thắp nến cắm lên bánh và nói: “Bây giờ mình cùng thổi nến nhé”. Giáo viên làm mẫu động tác thổi và cho trẻ làm theo. + Bước 2: Bé tập làm. Giáo viên thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, làm mẫu lại nếu trẻ làm sai. * Những lưu ý: Năm học 2009– 2010 29 - Ngồi ở vị trí đối diện để trẻ quan sát miệng giáo viên. - Lúc đầu nên chỉ cho trẻ thổi 1 cây nến, khi trẻ thổi được thì tăng số lượng nến. * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập nhiều lần cho trẻ ở nhà, dạy mọi lúc mọi nơi, tạo tình huống dạy trẻ. Bài tập 4: Thổi kèn tây - Mục đích: Phát triển luồng hơi. - Chuẩn bị: Cây kèn hoặc còi. - Phương pháp: + Bước 1: Giáo viên làm mẫu. Giáo viên ngồi đối diện với trẻ và nói “Thầy/cô và con cùng tập làm ban nhạc nhé”. Giáo viên hát: “Te tò te đây là ban kèn hơi....” Giáo viên hướng dẫn trẻ cách thổi. + Bước 2: Bé tập làm Giáo viên thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, làm mẫu lại nếu trẻ làm sai. * Những lưu ý: - Giáo viên hướng dẫn chậm từng bước cho trẻ. - Làm mẫu nhiều lần. * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập nhiều lần cho trẻ ở nhà, dạy mọi lúc mọi nơi, tạo tình huống dạy trẻ. Bài tập 5: Hôn gió Mục đích hỗ trợ: Phát triển luồng hơi và cơ môi miệng. -Chuẩn bị: Búp bê, phần thưởng cho trẻ - Phương pháp: + Bước 1: Ngồi đối diện với trẻ và nói “Hôn gió thầy/cô nào”. Giáo viên làm mẫu cho trẻ làm theo. + Bước 2: Cho trẻ luyện tập. * Những lưu ý khi dạy: - Ngồi đối diện trẻ sao cho trẻ có thể quan sát được miệng giáo viên. - Sử dụng những tình huống giao tiếp hàng ngày để dạy trẻ. * Kết hợp với phụ huynh: Tập lại nhiều lần cho trẻ, dạy cho trẻ cách tạm biệt người khác bằng việc hôn gió. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 30 Nhóm 3: Các bài tập luyện phát âm qua việc bắt chước Bài tập 1: Bài tập với bóng - Mục đích: + Dạy trẻ bắt chước phát âm đơn giản: à a, á a, á à, á a á a à, ờ ơ ớ ơ ờ, ồ ô ố ô ồ, ma ma ma ma, pa pa pa pa, da da da da, v.v... -Chuẩn bị: Bóng to. - Phương pháp: + Bước 1: Ngồi đối diện và cùng chơi bóng với trẻ. Cho trẻ nằm trên quả bóng, giáo viên giữ trẻ và cho trẻ nhún, đồng thời phát ra các âm cần cho trẻ bắt chước theo nhịp nhún. + Bước 2: Cùng chơi với trẻ như bước một, giáo viên phát ra các âm cho trẻ bắt chước, khi thấy trẻ bắt chước theo thì giáo viên thôi không phát nữa cho trẻ tự phát âm. + Bước 3: Cho trẻ luyện tập nhiều lần. * Những lưu ý khi dạy: - Ngồi đối diện trẻ sao cho trẻ có thể quan sát được miệng giáo viên. - Thay đổi âm điệu khi trẻ đã phát âm được. - Khen ngợi và động viên trẻ. * Kết hợp với phụ huynh: Phụ huynh về tập lại nhiều lần cho trẻ, nên lựa chọn những lúc trẻ vui vẻ, hợp tác. Bài tập 2: Tập làm ca sĩ Mục đích : Luyện giọng và luyện phát âm đơn giản. - Chuẩn bị: Phần thưởng cho trẻ. - Phương pháp: + Bước 1: Ngồi đối diện trẻ và nói “Con hãy làm giống thầy/cô nhé”: Giáo viên phát các tiếng: à a á a à; ờ ơ ớ ơ ờ; là la lá la là, mà ma má ma mà; bà ba bá ba bà, v.v... + Bước 2: Cho trẻ luyện tập nhiều lần. * Những lưu ý khi dạy: - Ngồi đối diện trẻ sao cho trẻ có thể quan sát được miệng giáo viên. - Thay đổi âm điệu khi trẻ đã phát âm được. - Nếu trẻ không làm được, giáo viên tập cho trẻ phát ra các âm ngắn trước. Năm học 2009– 2010 31 * Kết hợp với phụ huynh: Phụ huynh về tập lại nhiều lần cho trẻ, nên lựa chọn những lúc trẻ vui vẻ, hợp tác. Bài tập 3: Bắt chước tiếng kêu của các con vật nuôi trong nhà Mục đích: Trẻ luyện phát âm tiếng kêu của các con vật nuôi. - Chuẩn bị: Tranh của các con vật, phần thưởng cho trẻ. - Phương pháp tổ chức: + Bước 1: Ngồi đối diện với trẻ, giáo viên cho trẻ xem hình từng con vật sau đó làm mẫu động tác và tiếng kêu của con vật đó. Con gà: Xòe 2 tay trước miệng và phát âm “ò ó o...” Con vịt: Úp 2 tay trước miệng làm giả mỏ vịt và phát âm “cạc cạc...” + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn lại và cùng trẻ luyện tập lại nhiều lần. * Những lưu ý khi dạy: - Ngồi đối diện trẻ sao cho trẻ có thể quan sát được miệng giáo viên. - Khuyến khích trẻ bắt chước lại các động tác của cô. - Khen ngợi và động viên trẻ. * Kết hợp với phụ huynh: Phụ huynh về tập lại nhiều lần. Bài tập 4: Xem tranh gọi tên Mục đích: Phát triển một số từ quen thuộc: ba, má, bà, má, ông, anh, chị, cô, v.v - Chuẩn bị: Tranh ảnh các thành viên trong gia đình trẻ, phần thưởng cho trẻ. - Phương pháp tổ chức: + Bước 1: Ngồi đối diện với trẻ, giáo viên cho trẻ xem hình những người thân của trẻ và dạy trẻ cách phát âm. Giáo viên yêu cầu trẻ nhìn miệng mình và phát âm chậm cho trẻ bắt chước. + Bước 2: Giáo viên cho trẻ luyện tập lại nhiều lần. * Những lưu ý khi dạy: - Ngồi đối diện trẻ sao cho trẻ có thể quan sát được miệng giáo viên. - Sửa lại nhiều lần những âm mà trẻ phát âm sai. - Khen ngợi và động viên trẻ. * Kết hợp với phụ huynh: Luyện tập cho trẻ bằng cách dạy trẻ chỉ vào những người mà trẻ gọi tên, thường xuyên tạo tình huống để hỏi trẻ “Ai đây?” . Bài tập 5: Đi bậc thang Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 32 Mục đích: Phát triển vận động thô, bắt chước các tiếng: bịch bịch, binh binh. - Chuẩn bị: Phần thưởng cho trẻ. - Phương pháp tổ chức: + Bước 1: Giáo viên nói với trẻ “Thầy/cô và con cùng đi bậc thang nhé”. Giáo viên dắt tay trẻ đi bậc thang vừa đi vừa phát ra các âm bịch...bịch, binh ...binh, bình... bình, bum... bum, v.v... và cho trẻ bắt chước phát âm theo. + Bước 2: Giáo viên cùng trẻ luyện tập lại nhiều lần mỗi khi tới lớp và khi đi về. * Những lưu ý khi dạy: - Tạo tình huống tự nhiên để trẻ phát âm. - Khi bước lên giáo viên dậm mạnh chân gây tiếng động tạo sự thích thú cho trẻ. - Khen ngợi và cho trẻ phần thưởng. * Kết hợp với phụ huynh: Phụ huynh về tập lại cho trẻ mỗi khi đi bộ hoặc lên cầu thang. 2.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm trên hai trường hợp điển hình Mục đích - Phát triển luồng hơi cho trẻ. - Luyện tập sự linh hoạt và mềm dẻo của các cơ môi, miệng, mặt cho trẻ. - Dạy trẻ phát âm các nguyên âm và âm tiết cơ bản thông qua việc bắt chước. Đối tượng nghiên cứu Một số bài tập luyện phát âm cho trẻ Down từ 1 – 3 tuổi. Kết quả thực nghiệm Stt Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Bé Quân: Cơ môi, miệng yếu. Bập được môi, há to miệng, thè lưỡi. 1 Luyện cơ môi, miệng. Bé Duy: Cơ môi miệng yếu, bé nhai khó, không biết bập môi, lưỡi thè yếu ớt. Bập môi tốt, biết đá lưỡi nhưng còn yếu, biết thè dài lưỡi và đưa lên trên, xuống dưới. 2 Luyện luồng hơi Bé Quân: Không sử dụng được luồng hơi trong các bài tập. Thổi được kèn, không thổi được nước và nến. Năm học 2009– 2010 33 Bé Duy: Không biết hút sữa bằng ống hút, thổi không ra hơi. Không biết chơi thổi kèn, thổi nước trong chai hay bong bóng xà phòng. - Bắt đầu biết hút sữa nhưng yếu. - Thổi được còi, thổi được nước trong chai. - Chưa thổi được bong bóng xà phòng. Bé Quân: Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và tiếng ea trong giao tiếp. - Nói được các âm: cô, chị, ba, v.v Phát âm các từ đơn theo cô. - Hát: Cả nhà thương nhau, rửa mặt như mèo. 3 Luyện phát âm Bé Duy: Chỉ biết ea và dùng cử chỉ, khả năng bắt chước hạn chế. - Phát âm được các tiếng: a..a..a, mama, ba, bà, bưm bưm, binh...binh. - Bắt chước các động tác của cô. Nhận xét của giáo viên * Ưu điểm: - Những bài tập đưa ra phù hợp với trẻ. - Giúp luyện tập và can thiệp ngay những khó khăn về ngôn ngữ của trẻ. - Bước đầu đã có những kết quả khả quan: + Trẻ hợp tác với giáo viên. + Trẻ đã bắt chước theo những hoạt động của giáo viên. + Trẻ đã sử dụng nhiều hơn những tiếng ê, a và cử chỉ điệu bộ trong việc giao tiếp với giáo viên và những người xung quanh. + Bắt chước phát được một số âm như: ba ba ba, bà bà bà, băm băm băm, pa pa pa, ma ma ma, a a a a * Hạn chế. - Do tuổi còn nhỏ nên thời gian tập trung ngắn chỉ khoảng 2 phút. - Khả năng bắt chước cũng hạn chế, phụ thuộc vào hứng thú và sự hợp tác của trẻ. - Luồng hơi của bé yếu nên những bài tập về phát triển luồng hơi bé thực hiện rất khó khăn. - Thời gian can thiệp ngắn. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 34 Một số bài tập luyện phát âm cho bé Duy và bé Quân được xây dựng phù hợp với khả năng và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, dựa trên những sở thích, những đồ chơi và hoạt động trẻ thích. Các bài tập nhằm giải quyết những khó khăn về ngôn ngữ của trẻ. 3.2. Kiến nghị - Giáo viên phải hiểu trẻ thì việc hỗ trợ trẻ mới đạt kết quả tốt nhất. - Các bài tập phải phù hợp với trẻ. - Giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện các bài tập. - Giáo viên phải linh hoạt, thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức tạo hứng thú cho trẻ. - Cần kiên trì trong việc can thiệp trẻ, tránh sự nóng vội. - Luôn động viên và khen ngợi trẻ. - Quá trình can thiệp, luyện tập nên theo nguyên tắc: từng bước nhỏ, tích hợp và thực tế cuộc sống là ví dụ sinh động. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Bảo Châu, Bài giảng môn Chiến lược dạy trẻ Down. [2] Lê Thị Ánh Tuyết, Hồ Lam Hồng, Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục. [3] www.Me&be.com [4] Moira Pieterse and Robin Treloar with Sue Cairns, Diana Uther and Erica Brar – Đại học Macquarie, Sydney, Từng bước nhỏ một. Tài liệu của chương trình can thiệp sớm – Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật TP HCM. Từ 11-1998 đến 4-2001. [5] Phan Thiệu Xuân Giang, Bài giảng môn Phương pháp dạy trẻ Down. [6] Phan Thiệu Xuân Giang, Bài giảng môn Tâm bệnh học.